Tài liệu Khảo sát khả năng rửa giải và xử lý ddt trong đất bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 119
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG RỬA GIẢI VÀ XỬ LÝ DDT TRONG ĐẤT
BẰNG DUNG DỊCH CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
Phạm Thị Mai Phương1*, Nguyễn Đình Hưng1, Nguyễn Cao Tuấn1, Đỗ Bình Minh1
Nguyễn Văn Hoàng1, Nguyễn Bằng Ninh2, Tô Văn Thiệp1
Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả khảo sát khả năng rửa giải và xử lý
DDT trong đất bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt. Kết quả cho thấy dung dịch
chất hoạt động bề mặt không ion Tween 80 ở nồng độ 0,02M có khả năng rửa giải
DDT trong đất là tối ưu. Đất sau xử lý đạt QCVN 54:2013/BTNMT (nhóm 4). Bằng
phương pháp hấp phụ trên than hoạt tính, dung dịch sau quá trình rửa giải DDT
trong đất được xử lý và có khả năng tái sử dụng.
Từ khóa: DDT, Chất hoạt động bề mặt, Tween 80.
1. MỞ ĐẦU
Sự phá hoại của sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất
lượng của nền nông nghiệp không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước nông nghiệp
khác trê...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát khả năng rửa giải và xử lý ddt trong đất bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 119
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG RỬA GIẢI VÀ XỬ LÝ DDT TRONG ĐẤT
BẰNG DUNG DỊCH CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
Phạm Thị Mai Phương1*, Nguyễn Đình Hưng1, Nguyễn Cao Tuấn1, Đỗ Bình Minh1
Nguyễn Văn Hoàng1, Nguyễn Bằng Ninh2, Tô Văn Thiệp1
Tóm tắt: Bài báo này trình bày các kết quả khảo sát khả năng rửa giải và xử lý
DDT trong đất bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt. Kết quả cho thấy dung dịch
chất hoạt động bề mặt không ion Tween 80 ở nồng độ 0,02M có khả năng rửa giải
DDT trong đất là tối ưu. Đất sau xử lý đạt QCVN 54:2013/BTNMT (nhóm 4). Bằng
phương pháp hấp phụ trên than hoạt tính, dung dịch sau quá trình rửa giải DDT
trong đất được xử lý và có khả năng tái sử dụng.
Từ khóa: DDT, Chất hoạt động bề mặt, Tween 80.
1. MỞ ĐẦU
Sự phá hoại của sâu bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất, chất
lượng của nền nông nghiệp không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước nông nghiệp
khác trên thế giới. Hiện nay, phương pháp dùng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là
một phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng
HCBVTV một cách lạm dụng đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và sức khỏe
con người. Hiện nay, ước tính trên thế giới có trên 5000 loại HCBVTV khác nhau, trong
đó khoảng 200 loại HCBVTV ảnh hưởng mạnh tới sức khoẻ con người và độc hại với môi
trường, trong số đó có nhiều chất có khả năng gây ung thư, đặc biệt là Dichlo Diphenyl
Trichloetan - DDT[1].
Để khắc phục, hạn chế ảnh hưởng của dư lượng các loại thuốc trừ sâu trong đất đến
môi trường và sức khỏe con người, đã có rất nhiều các giải pháp được đưa ra như: phương
pháp nhiệt, chôn lấp, phân hủy sinh học,...[2]. Tuy nhiên, các phương pháp này đều tồn tại
một số nhược điểm như tính khả thi chưa cao hoặc giá thành lớn. Chất hoạt động bề mặt
(HĐBM) được coi là một trong những nhân tố quan trọng trong công nghệ hóa học xanh,
chúng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tẩy rửa, tổng hợp hữu
cơ, hóa dược, mỹ phẩm, ...[3,4,5]. Những năm gần đây, chất HĐBM còn được sử dụng
trong xử lý ô nhiễm môi trường. Trong đó, vai trò của chúng là tạo thành các mixen (tập
hợp của 50-100 phân tử chất HĐBM) để hòa tan hoặc hấp phụ các chất ô nhiễm, đặc biệt
là các chất ô nhiễm hữu cơ ít tan trong nước như dầu mỏ, các hợp chất hữu cơ
bền...[6,7,9,10]. Đây là giải pháp mới trong ứng dụng chất HĐBM để hỗ trợ xử lý các chất
hữu cơ bền trong môi trường đất, giảm chi phí, nâng cao khả năng phục hồi các vùng đất
bị ô nhiễm chất hữu cơ bền[8].
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
- DDT: độ tinh khiết 99,95%; dạng bột; xuất xứ hãng Supelco: Rửa sạch bình định mức
loại 100ml, sấy khô. Tráng bình 2 lần bằng dung môi metanol. Cân 0,2g (200 mg) DDT
cho vào bình định mức. Cho thêm khoảng 70ml metanol lắc cho tan hết. Thêm tiếp
metanol đến vạch định mức, lắc đều, được dung dịch DDT hàm lượng 2000mg/l.
- Các chất hoạt động bề mặt: Cetyl trimetylamoni brommit (CTAB), độ tinh khiết >
99% (Sigma), Natri dodecylsunfat (SDS), độ tinh khiết 98,5% (Trung Quốc), Tween 80,
độ tinh khiết 98,5% (Trung Quốc).
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
P.T.M. Phương, N.Đ. Hưng, , “Khảo sát khả năng rửa giải chất hoạt động bề mặt.” 120
- Dung môi axetonitril có độ tinh khiết dùng cho phân tích sắc ký (Merck).
- H2O2 (Trung Quốc) có độ sạch 99,5%, nồng độ dung dịch gốc 30% (w/v).
- FeSO4.7H2O (Trung Quốc) loại có độ sạch 99%. Dung dịch gốc được duy trì ở nồng
độ 90mmol/l trong H2SO4 0,1M.
- Than hoạt tính TQ dạng bột mịn (Trung Quốc): pH = 5,65; hàm lượng tổng các nhóm
chức axit bề mặt là 656,414 đlg/g, diện tích bề mặt: 675 m2/g. Thể tích các loại mao
quản: Vtổng : 1,059 (cm
3/g); Vnhỏ : 0,271 (cm
3/g); Vtrung : 0,123 (cm
3/g); Vlớn: 0,665 (cm
3/g).
- Mẫu đất giả lập (98% cát thạch anh và 2% bentonit): Nung cát thạch anh ở nhiệt độ
4500C trong 2h. Để nguội, rửa 2 lần với nước nóng 60-700C và nước nguội để loại bỏ hết
phần tro trong cát. Sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong vòng 24h. Sấy khô bentonit ở nhiệt độ
1050C trong vòng 24h.
+ Cân 196g cát và 4 g bentonit, trộn đều thu được 200g mẫu đất giả lập. Cho toàn bộ
đất giả lập ở trên vào cốc thủy tinh 1000ml. Pha loãng 20ml dung dịch DDT (2000mg/l)
đã chuẩn bị ở trên trong 100ml nước cất, rồi từ từ cho vào cốc đất ở trên, trộn đều cho đến
khi hết dung dịch. Sấy khô mẫu đất giả lập đã nhiễm DDT trong thời gian 24h để loại bỏ
hết dung môi. Thu được 200g đất giả lập nhiễm DDT hàm lượng 200 mg/kg đất khô.
- Đất nông nghiệp: pH = 6,8; dung trọng(D) = 1,1 (g/cm3); tỉ trọng (d) = 2,53; độ
xốp(P) = 45%
+ Đất nông nghiệp được gây nhiễm DDT ở nồng độ 200mg/kg đất: Sau khi làm tơi đất
và phơi khô tự nhiên 3-5 ngày, loại bỏ sỏi, rễ cây...đất được nghiền qua máy nghiền đất
Ika, kích thước lỗ rây 0,5mm, trộn đều và chuyển vào tủ sấy ở nhiệt độ 1050C, trong thời
gian 24h liên tục. Sau đó lấy ra trộn đều và cân khoảng 200g. Trộn đều dung dịch DDT
với tỉ lệ và phương pháp như đã thực hiện đối với đất giả lập, thu được đất nông nghiệp
nhiễm DDT với hàm lượng 200 mg/kg đất khô.
2.2. Thiết bị phân tích
Hệ thống thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Model HP 1100, sử dụng detector
chuỗi (DAD) do hãng Aligent (Mỹ) sản xuất.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phân tích xác định hàm lượng DDT trong các mẫu thí nghiệm
Nồng độ của DDT trong các mẫu thí nghiệm được xác định bằng phương pháp HPLC:
Cột Zobox C18, tỷ lệ pha động metanol: H2O = 70: 30 (V/V), thời gian lưu 15 phút, bước
sóng 227nm,tốc độ dòng: 0,5 ml/phút. Chạy từng mẫu có hàm lượng khác nhau trên máy
sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC tại tín hiệu đo tương ứng đã có sẽ dựng được đồ thị ngoại
chuẩn dùng để xác định hàm lượng DDT trong mẫu thí nghiệm.
2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chất HĐBM đến khả năng hòa tan
của DDT
Tiến hành thí nghiệm hòa tan DDT đến trạng thái bão hòa trong các dung dịch chất
HĐBM với nồng độ khác nhau và xây dựng đồ thị sự phụ thuộc của nồng độ DDT bão hòa
vào nồng độ chất HĐBM trong dung dịch ở nhiệt độ 25oC.
Thí nghiệm được tiến hành với 3 chất HĐBM thuộc 3 nhóm khác nhau: chất HĐBM
anion (SDS), chất HĐBM cation (CTAB), chất HĐBM không ion (Tween 80).
2.3.3. Lựa chọn loại dung dịch chất HĐBM có khả năng tách chiết tốt nhất
Thí nghiệm tiến hành song song ở đất giả lập và đất nông nghiệp nhiễm DDT với các
dung dịch chất HĐBM có nồng độ 0,01M.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 121
2.3.4. Xác định hàm lượng chất hoạt động bề mặt tối ưu để tách chiết
Sau khi lựa chọn được chất HĐBM phù hợp, tiến hành thí nghiệm để xác định nồng độ
tối ưu. Quá trình tách chiết bằng dung dịch chất HĐBM được tiến hành các nồng độ 0,01 -
0,02 - 0,05 - 0,1M.
2.3.5. Xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM
Tiến hành xử lý bằng 2 phương pháp: oxy hóa nâng cao (Fenton) và hấp phụ bằng than
hoạt tính. So sánh hiệu quả xử lý giữa phương pháp xử lý bằng hấp phụ với phương pháp
xử lý bằng oxy hóa nâng cao. Lựa chọn phương pháp xử lý tối ưu nhất.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá khả năng hòa tan của DDT trong các dung dịch chất HĐBM có hàm
lượng khác nhau
Tiến hành khảo sát sự hòa tan của DDT trong các dung dịch chất hoạt động bề mặt với
các nồng độ khác nhau ở nhiệt độ 25oC (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Độ hòa tan của DDT trong các dung dịch chất HĐBM ở nhiệt độ 25oC.
STT
Nồng độ dd
chất HĐBM
(M)
Nồng độ DDT bão hòa
Trong dung dịch
CTAB (mM)
Trong dung dịch
SDS (mM)
Trong dung dịch
Tween 80 (mM)
1 0,000 < 0,004 < 0,004 < 0,004
2 0,005 0,606 0,831 0,887
3 0,010 0,896 1,121 1,296
4 0,020 1,324 1,606 1,887
5 0,050 2,580 3,425 4,214
6 0,100 4,856 6,715 7,899
7 0,200 9,082 12,744 14,997
Từ số liệu thực nghiệm về sự hòa tan của DDT trong các dung dịch chất hoạt động bề
mặt ở các nồng độ khác nhau đã xây dựng được đồ thị và phương trình mô tả mối quan hệ
giữa nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt và chất tan DDT (hình 3.1).
Hệ CTAB-DDT: y1 = 44,193x1 + 0,3263
Hệ SDS-DDT: y2 = 62,334x2 + 0,3462
Hệ Tween 80-DDT: y3 = 73,537x3 + 0,4031
Ghi chú:
y1: Nồng độ DDT bão hòa trong dung dịch CTAB; x1: Nồng độ CTAB;
y2: Nồng độ DDT bão hòa trong dung dịch SDS; x2: Nồng độ SDS;
y3: Nồng độ DDT bão hòa trong dung dịch Tween 80; x3: Nồng độ Tween 80.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, khi có mặt các chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
đã làm tăng khả năng hòa tan DDT trong dung dịch, hàm lượng các chất hoạt động bề mặt
càng cao thì khả năng hòa tan DDT càng lớn. Hàm lượng chất HĐBM tăng đồng nghĩa với
khả năng hòa tan DDT tăng.
Trong số 03 chất HĐBM ở trên, dung dịch Tween 80 có khả năng hòa tan tốt nhất, điều
này cho thấy các chất HĐBM không ion sẽ hòa tan tốt các chất hữu cơ ít phân cực như
DDT.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
P.T.M. Phương, N.Đ. Hưng, , “Khảo sát khả năng rửa giải chất hoạt động bề mặt.” 122
0
2
4
6
8
10
12
14
16
0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25
Nồng độ chất HĐBM (M)
N
ồn
g
độ
D
D
T
bã
o
hò
a
(m
M
)
CTAB-DDT
SDS-DDT
Tween80-DDT
Hình 3.1. Sự phụ thuộc nồng độ DDT bão hòa vào hàm lượng dung dịch HĐBM.
3.2. Lựa chọn loại dung dịch chất HĐBM có khả năng rửa giải tốt nhất
Để lựa chọn loại dung dịch chất HĐBM có khả năng rửa giải (tách chiết) DDT trong
đất cao nhất, sử dụng các dung dịch chất HĐBM có hàm lượng 0,01M với tỉ lệ dung dịch
chất HĐBM/ đất nhiễm DDT là 2ml:1gam hay 30ml/15 gam đất. Thời gian tách chiết
trong 1 giờ, đất còn lại sau khi chiết được đem đi phân tích xác định hàm lượng DDT. Các
thí nghiệm được thực hiện song song trên mẫu đất giả lập và mẫu đất nông nghiệp.
3.2.1. Khả năng rửa giải DDT trong đất bằng dung dịch chất HĐBM
Trong thí nghiệm đã sử dụng dung dịch các chất hoạt động bề mặt thuộc nhóm cation
(CTAB), nhóm anion (SDS) và không ion (Tween 80) để rửa giải DDT trong đất giả lập
và đất nông nghiệp. Kết quả được thể hiện tại Bảng 3.2, 3.3 và Hình 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Khả năng rửa giải DDT trong đất giả lập bằng dung dịch chất HĐBM.
STT Ký hiệu mẫu
Hàm lượng DDT
(mg/kg)
Hiệu suất xử lý
(%)
1 GL-0 201,5 -
2 GL-SDS 54,7 72,85
3 GL-CTAB 65,6 67,44
4 GL-Tween 80 22,1 89,03
Ghi chú:
GL-0: Mẫu đất giả lập nhiễm DDT trước rửa giải
GL-SDS: Mẫu đất giả lập nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd SDS 0,01M
GL-CTAB: Mẫu đất giả lập nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd CTAB 0,01M
GL-Tween 80: Mẫu đất giả lập nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd Tween 80 0,01M
Bảng 3.3. Khả năng rửa giải DDT trong đất nông nghiệp bằng dung dịch chất HĐBM.
STT Ký hiệu mẫu
Hàm lượng DDT
(mg/kg)
Hiệu suất (%)
1 Đ-0 199,6 -
2 Đ-SDS 142,2 28,76
3 Đ-CTAB 179,1 10,27
4 Đ-Tween 80 43,7 78,11
5 QCVN 54:2013/
BTNMT (nhóm 4)
50
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 123
Ghi chú:
Đ-0: Mẫu đất nông nghiệp nhiễm DDT trước rửa giải
Đ-SDS: Mẫu đất nông nghiệp nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd SDS 0,01M
Đ-CTAB: Mẫu đất nông nghiệp nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd CTAB 0,01M
Đ-Tween 80: Mẫu đất nông nghiệp nhiễm DDT sau rửa giải bằng dd Tween 80 0,01M
QCVN 54:2013/ BTNMT (nhóm 4): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng xử lý
hóa chất BVTV hữu cơ khó phân hủy tồn lưu theo mục đích sử dụng đất.
0,00
10,00
20,00
30,00
40,00
50,00
60,00
70,00
80,00
90,00
100,00
SDS (0,01M) CTAB (0,01M) Tween 80 (0,01M)
H
iệ
u
su
ất
tá
ch
c
hi
ết
(%
)
Đất giả lập
Đất nông nghiệp
Hình 3.2. So sánh hiệu suất rửa giải DDT trong đất bằng các chất HĐBM.
Trong môi trường đất giả lập (thành phần gồm cát thạch anh và bentonit tỉ lệ khối
lượng 49:1), dung dịch các chất HĐBM có khả năng tách chiết DDT tốt hơn đối với trong
môi trường đất nông nghiệp, hiệu suất đạt 67-89% so với 10-78%. Điều này có thể được lý
giải do các hệ keo trong đất nông nghiệp đã tác động và làm cản trở quá trình hòa tan cũng
như lôi kéo DDT từ pha rắn (đất) vào trong pha lỏng (dung dịch chất HĐBM). Như vậy
trong điều kiện thực tế, các thành phần trong môi trường đất đã ảnh hưởng đến quá trình
hòa tan và rửa giải DDT trong đất bằng các dung dịch chất HĐBM.
Trong các dung dịch chất HĐBM, dung dịch Tween 80 (0,01M) có hiệu suất rửa giải
cao nhất, đạt 78-89%, CTAB có hiệu suất rửa giải thấp nhất, 10-67%. Như vậy, chất hoạt
động bề mặt không ion (Tween 80) cho hiệu suất rửa giải DDT cao hơn so với 2 nhóm
chất còn lại. Chất hoạt động bề mặt cation (CTAB) có hiệu suất rửa giải thấp nhất.
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch chất HĐBM đến hiệu suất chiết DDT ra khỏi môi
trường đất
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12
Hàm lượng chất HĐBM (M)
H
iệ
u
s
u
ất
tá
ch
c
hi
ết
D
D
T
(%
)
Đất giả lập
Đất nông nghiệp
Hình 3.3. Hiệu suất tách chiết DDT trong đất bằng dung dịch chất HĐBM
có nồng độ khác nhau.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
P.T.M. Phương, N.Đ. Hưng, , “Khảo sát khả năng rửa giải chất hoạt động bề mặt.” 124
Thí nghiệm được tiến hành với mẫu đất nhiễm DDT có hàm lượng 200mg/1kg đất.
Ngâm chiết đất nhiễm bẩn trong thời gian 60 phút với dung dịch chất HĐBM Tween 80 ở
các nồng độ 0,005; 0,01; 0,02; 0,05; 0,1 M theo tỉ lệ 30ml dung dịch: 15 g đất. Dịch chiết
được lọc trên giấy lọc sau đó xác định nồng độ DDT trong dung dịch để tính toán hiệu suất
tách chiết. Kết quả được thể hiện như trong hình 3.3.
Căn cứ vào đồ thị 3.3 cho ta thấy hiệu suất tách chiết tối ưu khi sử dụng dung dịch chất
HĐBM ở nồng độ 0,02M. Khi nồng độ dung dịch chất HĐBM Tween 80 tăng (>0,02M)
thì khả năng tách chiết DDT cũng tăng nhưng không đáng kể. Vì vậy lựa chọn dung dịch
chất HĐBM Tween 80 ở nồng độ 0,02M đạt hiệu quả cao nhất.
3.3. Lựa chọn phương pháp xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM
Sau khi tách chiết DDT ra khỏi môi trường đất, cần nghiên cứu xử lý chúng trong dung
dịch chất HĐBM. Hai giải pháp được đề xuất thử nghiệm ở đây là sử dụng than hoạt tính
để hấp phụ và sử dụng phản ứng oxy hóa nâng cao bằng hệ Fenton để xử lý.
a. Xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM bằng than hoạt tính
Tiến hành thử nghiệm khả năng hấp phụ của than hoạt tính TQ đối với DDT trong môi
trường dung dịch chất HĐBM, kết quả cho thấy hiệu suất xử lý đạt 97-99% khi sử dụng
20-30mg than/ 50ml dung dịch, tương đương 0,4 - 0,6g/l. Kết quả cụ thể được dẫn ra tại
bảng 3.4:
Bảng 3.4. Hiệu suất xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM bằng than hoạt tính.
STT
Khối lượng
than
Nồng độ DDT, mg/l
Hiệu suất, %
Dung lượng
hấp phụ, mg/g Trước xử lý Sau xử lý
1 10 mg 100,5 46,9 53,33 268,00
2 20 mg 100,5 1,9 98,11 246,50
3 30 mg 100,5 0,3 99,70 167,00
Dung lượng hấp phụ có xu hướng giảm theo lượng than sử dụng, có nghĩa là với cùng
một loại than, dung lượng hấp phụ giảm dần khi tăng khối lượng than (giữ nguyên thể tích
dung dịch).
Từ kết quả ở bảng 3.4 cho phép lựa chọn khối lượng than hoạt tính sử dụng từ 0,4 – 0,6
g/l dung dịch.
b. Xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM bằng oxy hóa nâng cao (Fenton)
Lựa chọn tỉ lệ mol Fe2+/ H2O2 lần lượt là 1:5, 1:10 và 1:15 để làm thí nghiệm. Đồng
thời dung dịch trước khi tiến hành oxy hóa được điều chỉnh pH từ 3-3,5 bằng H2SO4 10%
để tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa nâng cao diễn ra.
Thực hiện phản ứng oxi hóa bằng quá trình Fenton trong vòng 2 giờ, tiến hành trung
hòa các mẫu bằng dung dịch NaOH để quá trình oxi hóa nâng cao dừng lại. Tiến hành lọc
mẫu và đem đi phân tích, xác định hiệu xuất xử lý.
Bảng 3.5. Hiệu suất xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM bằng fenton.
STT
Tỉ lệ mol Fe2+/
H2O2
Nồng độ DDT, mg/l
Hiệu suất, %
Trước xử lý Sau xử lý
1 1:5 100,5 3,1 96,92
2 1:10 100,5 6,3 93,73
3 1:15 100,5 29,5 70,65
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 125
Căn cứ vào kết quả thí nghiệm dẫn ra trên bảng 3.5 ta thấy hiệu suất xử lý DDT trong
dung dịch Tween 80 (0,02M) đạt hiệu quả cao nhất ở tỉ lệ mol Fe2+/ H2O2 là 1:5. Tuy
nhiên bản chất của quá trình oxi hóa nâng cao là tạo ra các phản ứng hóa học nhằm bẻ gãy
mạch của các hợp chất hữu cơ một cách không chọn lọc. Do vậy sản phẩm sau phản ứng
có thể tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp. Mặt khác, bản thân Tween 80 cũng là một chất hữu
cơ cao phân tử với mạch các bon rất dài do vậy Tween 80 cũng sẽ bị tác nhân oxi hóa bẻ
gẫy mạch.
3.4. Đánh giá khả năng tái sử dụng dung dịch chất HĐBM sau khi xử lý
Trong thí nghiệm này dùng dung dịch chất HĐBM thu được sau khi đã xử lý bằng than
hoạt tính và oxy hóa nâng cao (quá trình Fenton) để chiết tách đất nông nghiệp nhiễm
DDT. Thời gian tách chiết trong 1 giờ. Kết quả được thể hiện ở Bảng 3.6:
Bảng 3.6. Hiệu quả tái sử dụng dung dịch chất HĐBM sau xử lý.
Mẫu đất (g)
Sử dụng than hoạt tính Sử dụng Fenton
Hàm lượng
(mg/kg)
Hiệu suất
(%)
Hàm lượng
(mg/kg)
Hiệu suất
(%)
DDT- đất
nông
nghiệp
Ban đầu 199,6
75,90
199,6
10,92
Sau chiết 48,1 177,8
Từ kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy hiệu suất tách chiết DDT bằng dung dịch tái sử dụng
sau khi xử lý bằng than hoạt tính có thể đạt 76%, trong khi đó nếu sử dụng phương pháp
oxi hóa nâng cao (Fenton) thì hiệu suất chiết tách ở giá trị thấp hơn nhiều, 11%.
3.5. So sánh hiệu quả sử dụng than hoạt tính và Fenton để xử lý DDT trong dung
dịch chất HĐBM
Bảng 3.7. So sánh hiệu quả xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM bằng than hoạt tính
và oxi hóa nâng cao (Fenton).
STT Nội dung so sánh
Sử dụng than hoạt tính
(than TQ)
Sử dụng oxi hóa nâng cao
(Fenton)
1 Hiệu suất 98-99% 85-97%
2 Tiêu hao hóa chất
0,6kg than/ 1m3 – Ước
tính khoảng 24.000 đồng/
1m3.
278g FeSO4 và 570ml
H2O2/ 1m
3 – Ước tính
khoảng 92.000 đồng/ 1m3.
3 Phương pháp thực hiện Đơn giản hơn Phức tạp hơn
4
Khả năng tái sử dụng
dung dịch chất HĐBM
Tốt
Rất thấp, do phản ứng oxi
hóa không chọn lọc phá
hủy cấu trúc chất HĐBM.
5
Sản sinh chất ô nhiễm
thứ cấp
Than hoạt tính nhiễm
DDT (dạng CTR)
Một số chất sau phản ứng
fenton, Fe3+ kết tủa (dạng
lỏng và bùn thải)
6 An toàn Phản ứng êm dịu
Phản ứng mãnh liệt, sinh
nhiệt và tạo bọt lớn
Trên cơ sở so sánh tại Bảng 3.7 lựa chọn than hoạt tính để xử lý dung dịch thu được
sau rửa giải đất nhiễm hóa chất BVTV là hiệu quả nhất.
Hóa học & Kỹ thuật môi trường
P.T.M. Phương, N.Đ. Hưng, , “Khảo sát khả năng rửa giải chất hoạt động bề mặt.” 126
4. KẾT LUẬN
Các chất hoạt động bề mặt có khả năng rửa giải chất BVTV cơ clo ra khỏi môi trường
đất. Trong các nhóm chất hoạt động bề mặt (cation, anion và không ion) thì nhóm không
ion có khả năng hòa tan và rửa giải tốt nhất, điển hình là Tween 80.
Dung dịch chất hoạt bề mặt Tween 80 ở hàm lượng 0,02M có thể tách chiết 82-90%
DDT trong môi trường đất với tỉ lệ sử dụng 2ml dung dịch: 1 gam đất nhiễm bẩn. Đất thu
được sau rửa giải có hàm lượng DDT nhỏ hơn 50mg/kg, đạt QCVN 54: 2013/ BTNMT
(nhóm 4).
Đã thử nghiệm khả năng sử dụng than hoạt tính và phản ứng oxy hóa nâng cao
(Fenton) để xử lý DDT trong dung dịch chất HĐBM, kết quả cho thấy sử dụng than hoạt
tính cho hiệu quả cao hơn và an toàn hơn nhiều lần so với sử dụng Fenton. Dung lượng
hấp phụ của than hoạt tính TQ đối với DDT trong dung dịch chất hoạt động bề mặt là 167
– 268 mg/kg.
Dung dịch thu được sau khi xử lý bằng hấp phụ trên than hoạt tính có thể tái sử dụng để
tách chiết DDT trong đất bị ô nhiễm do nồng độ chất HĐBM vẫn đảm bảo.
Lời cảm ơn: Công trình này được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài nghiên cứu định
hướng cho cán bộ trẻ năm 2014: “Nghiên cứu khả năng rửa giải và xử lý một số hợp chất hữu cơ
bền (POPs) trong đất bằng dung dịch chất hoạt động bề mặt”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Phương Anh (2007), “Giáo trình độc học môi trường”, Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
[2]. Đào Thị Ngọc Ánh (2009), “Nghiên cứu phân loại khả năng phân hủy DDT và sinh
Laccase của chủng nấm sợi phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu”, Luận
văn thạc sỹ khoa học, Đại học Thái Nguyên.
[3]. Trần Mạnh Lục (2012), “Hóa học hệ phân tán keo”, Trường Đại học sư phạm Đà
Nẵng.
[4]. Đinh Thị Ngọ (2005), Nghiên cứu chế tạo chất tẩy rửa để xử lý cặn dầu trong các
thiết bị tồn chứa và phương tiện vận chuyển. “Báo cáo khoa học đề tài độc lập cấp
nhà nước”. Đại học Bách khoa Hà Nội (cơ quan chủ trì).
[5]. Ahn, C. K., Kim, Y. M., Woo, S. H., and Park, J. M. 2008. “Soil washing using
various nonionic surfactants and their recovery by selective adsorption with activated
carbon”. Journal of Hazardous Materials 154, 153-160.
[6]. Alexander D. Ryabov, Vasily N. Goral (1997), “Steady-state kinetics, micellar effects,
and the mechanism of peroxidase- catalyzed oxidation of nalkylferrocences by
hydrogen peroxide”, JBic, Vol. 2, pp. 182-19.
[7]. Arnold Kweku Mensah-Brown, “Pesticides in Aqueous Solutions Using Polymer-
Coated SH-SAW Devices”, Marquette University.
[8]. Guanyu Zheng, Jonathan W.C. Wong, Hong Kong, “Application of Microemulsion to
remediate Organochlorine Pesticides Contaminated Soils”, Baptist University.
[9]. Richard J. Farn, “Chemistry and technology of surfactants”, Consultant and former
Director of the British Association for Chemical Specialities.
[10]. Tomasz Witula (2007), “Organic Reactions in Organised media”, Thesis of Ph.D,
Chalmers University of Technology.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 127
ABSTRACT
THE SURVEY RESULTS ABILITIES ELUTION AND TREATMENT DDT IN SOIL
BY SURFACTANT LIQUID
This article presents the survey results of separated DDT abilities and treatment
DDT in soil by surfactants liquid. The results show Tween 80 surfactant liquid (non-
ion) 0,02M can separated DDT from soil, which is optimal. Soil is treated
compatibly with QCVN 54: 2013/BTNMT (group 4). By activated carbon
adsorption, eluted DDT solution is treated and can be reused.
Keywords: DDT, Surfactant, Tween 80.
Nhận bài ngày 09 tháng 11 năm 2015
Hoàn thiện ngày 18 tháng 01 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016
Địa chỉ: 1Viện Công nghệ mới/Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;
2 H57/ Bộ Công an;
*Email: ptmphuong88@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_phuong_6323_2150021.pdf