Tài liệu Khảo sát khả năng gắn kết in silico của các chất trên virus variola: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 551
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GẮN KẾT IN SILICO
CỦA CÁC CHẤT TRÊN VIRUS VARIOLA
Lưu Vĩnh Phong*, Đinh Thị Oanh*, Nguyễn Thụy Việt Phương*
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Đậu mùa là bệnh truyền nhiễm trên người, do virus Variola gây ra. Trong
những năm gần đây, đậu mùa xuất hiện trở lại và đã được xem như một vũ khí sinh học nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus và phải phụ thuộc vào vaccin đậu mùa. Nghiên
cứu này khảo sát khả năng gắn kết in silico của các chất trên các đích tác động của virus Variola nhằm
hướng đến việc tìm ra thuốc mới có tiềm năng ức chế virus Variola.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đích tác động là protein H1 phosphatase và thymidylate
kinase (VarTMK) của virus Variola. Ligand khảo sát là các thuốc kháng virus được lấy từ cơ sở dữ liệu
thuốc. Cấu trúc của H1 phosphatase (PDB id: 2P4D) được tải từ ngân hàng dữ liệu protein. Cấu tr...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát khả năng gắn kết in silico của các chất trên virus variola, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 551
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GẮN KẾT IN SILICO
CỦA CÁC CHẤT TRÊN VIRUS VARIOLA
Lưu Vĩnh Phong*, Đinh Thị Oanh*, Nguyễn Thụy Việt Phương*
TÓM TẮT
Mở đầu và mục tiêu: Đậu mùa là bệnh truyền nhiễm trên người, do virus Variola gây ra. Trong
những năm gần đây, đậu mùa xuất hiện trở lại và đã được xem như một vũ khí sinh học nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus và phải phụ thuộc vào vaccin đậu mùa. Nghiên
cứu này khảo sát khả năng gắn kết in silico của các chất trên các đích tác động của virus Variola nhằm
hướng đến việc tìm ra thuốc mới có tiềm năng ức chế virus Variola.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đích tác động là protein H1 phosphatase và thymidylate
kinase (VarTMK) của virus Variola. Ligand khảo sát là các thuốc kháng virus được lấy từ cơ sở dữ liệu
thuốc. Cấu trúc của H1 phosphatase (PDB id: 2P4D) được tải từ ngân hàng dữ liệu protein. Cấu trúc của
VarTMK chưa có nên được xây dựng mô hình tương đồng với protein mẫu là thymidylat kinase của virus
Vaccinia sử dụng Swiss-Model. Tất cả các ligand được khảo sát khả năng gắn kết thông qua docking trên 2
protein mục tiêu bằng phần mềm Autodock Vina.
Kết quả: Các chất khảo sát đều gắn tốt trên protein mục tiêu, với năng lượng gắn kết khoảng -2,5 đến -
8,8 kcal.mol-1 (protein H1 phosphatase) và -3,5 đến -10,6 kcal.mol-1 (VarTMK với mô hình tương đồng được
xây dựng đạt). Kết hợp phân tích tương tác giữa ligand và protein đích chọn ra được thuốc kháng virus
Variola tiềm năng là Raltegravir (-10,6 kcal.mol-1).
Kết luận: Nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho khám phá thuốc mới điều trị bệnh đậu mùa.
Từ khóa: bệnh đậu mùa, virus Variola, molecular docking, H1 phosphatase, thymidylate kinase.
ABSTRACT
IN SILICO LIGAND BINDING AFFINITY AS INHIBITORS FOR VARIOLA VIRUS
Luu Vinh Phong, Dinh Thi Oanh, Nguyen Thuy Viet Phuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 551 – 559
Background and Objectives: Smallpox is a contagious disease in humans, caused by Variola virus. In
recent years, smallpox is re-emerged and considered as the most serious bioterrorist threat. However, there
is currently no specific drug available for the treatment of this virus, and medication only depends on
the vaccine. This study was conducted to investigate in silico ligand binding affinity as potential
inhibitors for Variola virus from existing therapeutic drugs.
Method: Target proteins were the H1 phosphatase protein (2P4D) and thymidylate kinase protein
(VarTMK). Ligands included tested compounds for Variola antiviral activity and other antiviral drugs,
were downloaded from the PubChem and the Drugbank databases. The structure of protein H1 phosphatase
(PDB id: 2P4D) was retrieved from the protein data bank. The structure of VarTMK was unknown, so
homology model of VarTMK was constructed from the vacTMK by Swiss-Model workspace. Molecular
docking on these 2 target proteins for all the compounds was analyzed in terms of their affinity and the
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thụy Việt Phương ĐT: 0919 52 0708 Email: ntvphuong@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 552
protein-ligand interactions by using Autodock Vina.
Results: All of the ligands fitted well into the binding sites of 2 target proteins with the binding
energies from -2.5 to -8.8 kcal.mol-1for H1 phosphatase and -3.5 to -10.6 kcal.mol-1 for VarTMK. According
to docking scores and interaction analsysis, the best compound is Raltegravir with a docking score of -10.6
kcal.mol-1 for VarTMK.
Conclusion: This study provided helpful information to considerably assist in drug discovery of
antiviral agents for Variola virus.
Key words: smallpox, Variola virus, molecular docking, H1 phosphatase, thymidylate kinase.
MỞ ĐẦU
Virus Variola là tác nhân gây ra bệnh đậu
mùa và thành viên nguy hiểm nhất trong họ
Orthopoxvirus(15). Virus Variola có hai dạng:
Variola major gây tử vong gần 30% bệnh nhân
và Variola minor gây tử vong với tần số ít
hơn(15). Virus Variola là virus ADN, có dạng
hình khối chữ nhật, kích thước khoảng 280 -
320 nm x 200 - 250 nm với sợi ADN thẳng, kép
chứa khoảng 190 kbps và một vòng kẹp tóc ở
mỗi đầu tận(2). Những năm gần đây, bệnh đậu
mùa xuất hiện trở lại và được xem như một vũ
khí sinh học(13,14). Trong nước và trên thế giới
hiện nay có rất ít bài báo nghiên cứu về virus
Variola và phần lớn đánh giá thấp khả năng
quay trở lại của nó(1,2,4,6-8,11,18). Hiện tại, bệnh
đậu mùa vẫn chưa có thuốc đặc hiệu cho điều
trị, phần lớn bệnh đã được ngăn ngừa nhờ vào
vaccine đậu mùa(14).
Gần đây, chỉ duy nhất cidofovir [CDV; (S)-1-
(3-hydroxy-2-phosphonylmethoxypropyl)cytosin
Vistide], một thuốc được chứng nhận trong
điều trị viêm võng mạc do cytomegalovirus
ở bệnh nhân AIDS, được phép sử dụng để
điều trị khẩn cấp trong trường hợp bùng
phát bệnh đậu mùa(1,4,18). Trong các thử
nghiệm trong phòng thí nghiệm,
Tecovirimat đã được chứng minh là có hiệu
quả chống lại virus gây bệnh đậu mùa và an
toàn trên người(2). Tecovirimat ức chế
protein p37, một protein có tính bảo tồn cao
ở các loài orthopoxvirus, với liều hiệu quả
EC50 trong khoảng 0,010 đến 0,068 µM/l (2).
Cidofovir ức chế ADN polymerase của virus
dẫn đến ức chế quá trình nhân đôi của
virus, với giá trị IC50 là 5,5 ± 0,95 µg/ml
trong thử nghiệm hấp thu màu đỏ trung
tính (1). Cidofovir không độc trên tế bào,
nhưng điều trị chủ yếu là tiêm tĩnh mạch, có
thể gây tích lũy thuốc nhanh gây độc trên
thận(4). Nỗ lực thực hiện hướng đến biến đổi
cidofovir thành thuốc uống hay chuyển
dạng phân phối thuốc(4).
Hướng mới trong nghiên cứu và phát
triển thuốc ngày nay là lựa chọn giữa các
phân tử thuốc được FDA chấp thuận sử
dụng và khảo sát thuốc đối với đích tác
động mới(19). Việc tìm ra các tác dụng mới
cho các loại thuốc đã được sử dụng trên lâm
sàng đã giúp giảm chi phí và rút ngắn thời
gian phát triển thuốc vì hầu hết các hợp chất
được phê duyệt đã biết sinh khả dụng và hồ
sơ an toàn, có thể đi vào các giai đoạn lâm
sàng nhanh hơn(19). Cùng với việc lựa chọn
các protein, lựa chọn các hợp chất có tiềm
năng gắn kết tốt với protein mục tiêu cũng
là việc cần thiết. Do đó, mục tiêu của nghiên
cứu là khám phá các thuốc có khả năng
kháng virus Variola thông qua docking để
khảo sát khả năng gắn kết in silico của các
thuốc trên hai đích tác động là protein H1
phosphatase và thymidylat kinase của virus
Variola (VarTMK). Thymidylat kinase là
enzym xúc tác cho phản ứng phosphoryl
hóa trong cơ thể sống của mọi sinh vật, và
đồng thời là một trong những enzym quan
trọng trong quá trình tổng hợp ADN (6,7);
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 553
trong khi đó H1 phosphatase rất cần thiết
cho việc sản xuất các hạt virus trưởng
thành(8,11,16).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai
protein được chọn làm đích tác động: protein
H1 phosphatase và protein VarTMK cùng với
những ligand là các chất thuộc nhóm thuốc
đang thử nghiệm kháng virus Variola và
nhóm các thuốc kháng virus khác lấy từ cơ sở
dữ liệu DrugBank.
Đề tài chọn ra 65 ligand để tiến hành khảo
sát trên các protein đích, 65 ligand này bao
gồm Nhóm 1 là 3 thuốc đang được thử
nghiệm kháng virus Variola (Hình 1), trong đó
có Cidofovir(4), Imatinib(12) hiện đang ở giai
đoạn thử nghiệm in vitro và Tecovirimat đang
ở giai đoạn thử nghiệm pha 1(2) và nhóm 2 là
62 thuốc kháng virus khác lấy từ ngân hàng
dữ liệu DrugBank, đã được chứng minh có
khả năng kháng nhiều loại virus như herpes,
influenza, HIV, ...(9).
Hình 1: Công thức cấu tạo của các thuốc (Cidofovir, Imatinib và Tecovirimat) đang được thử
nghiệm kháng virus Variola.
Phần mềm máy tính
AutoDock Vina 1.5.7rc1: Cho phép thực
hiện quá trình gắn kết phân tử (molecular
docking)(17).
BIOVIA Discovery Studio 4.5: Phần mềm
cho phép quan sát protein, ligand trong không
gian ba chiều, phân tích tương tác giữa protein
với ligand và dự đoán vị trí gắn kết trên
protein (tải về từ trang web
OpenBabel 2.4.1: Phần mềm cho phép tìm
kiếm, chuyển đổi, phân tích hoặc lưu trữ dữ
liệu từ mô hình phân tử, hóa học, sinh học
hoặc các lĩnh vực liên quan (tải về từ
SWISS-MODEL workspace: Với một
protein mục tiêu được cung cấp, một thư viện
các cấu trúc protein thực nghiệm được tìm
kiếm để xác định các protein mẫu thích hợp
(https://swissmodel.expasy.org)(3).
Cơ sở dữ liệu
Cấu trúc không gian ba chiều của các
protein đích của virus Variola được tải xuống
từ ngân hàng cơ sở dữ liệu protein (Protein
Data Bank: Cấu trúc
protein H1 phosphatase (PDB id: 2P4D) với độ
phân giải là 1,8 Å được lựa chọn làm protein
đích. VarTMK chưa có cấu trúc nên đề tài thực
hiện xây dựng mô hình tương đồng VarTMK
dựa trên cấu trúc protein thymidylate kinase
của virus Vaccinia (VacTMK) – một virus cùng
thuộc họ Orthopoxvirus (PDB id: 2V54, độ
phân giải là 2,4 Å).
Dữ liệu các ligand bao gồm hai nhóm:
nhóm các thuốc đang được thử nghiệm kháng
virus Variola và nhóm các thuốc kháng vius
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 554
khác được lấy từ cơ sở dữ liệu DrugBank.
Tổng cộng 65 ligand được chuẩn bị, các ligand
được tải về từ cơ sở dữ liệu PubChem
(https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov).
Xây dựng mô hình tương đồng
Các giai đoạn xây dựng mô hình tương đồng
Đầu tiên chuỗi đơn của VarTMK được tải
xuống từ Expasy (https://www.expasy.org) sử
dụng cơ sở dữ liệu UniProtKB
( Sau đó, tìm kiếm
protein mẫu dưới dạng cấu trúc ba chiều bằng
công cụ BLAST (Basic Local Alignment Search
Tool). VacTMK là protein xuất hiện có độ
tương hợp cao nhất với VarTMK, do đó
VacTMK được chọn là protein mẫu để xây
dựng mô hình tương đồng cho VarTMK.
Chuỗi đơn của VarTMK dưới dạng FASTA
(*.fa) cùng với mô hình của VacTMK dưới
dạng *.PDB được gửi lên máy chủ SWISS-
MODEL workspace để bắt đầu quá trình mô
hình hóa với chức năng User Template Model.
Đánh giá chất lượng mô hình thu được qua
các giá trị Clash Score, biểu đồ Ramachandran
dựa trên các residues.
Gắn kết phân tử cho protein và các ligand
Các giai đoạn chuẩn bị protein, chuẩn bị
ligand và docking, sau đó là đánh giá kết quả.
Cấu trúc của protein được tải về từ ngân hàng
dữ liệu protein, thêm hydro bằng AutoDock
Tools và loại bỏ nước bằng BIOVA Discovery
Studio và được lưu dưới dạng đuôi *.pdbqt.
Các ligand cho docking: dùng AutoDock Tools
thêm hydro và lưu dưới dạng đuôi *.pdbqt để
phục vụ cho quá trình docking (để thuận tiện
cho quá trình khảo sát vị trí gắn, các torsion hay
còn gọi là các liên kết xoay được giữ cố định).
Quá trình docking được thực hiện vào vị
trí gắn kết của protein, vị trí gắn kết của
protein VarTMK cũng chính là vị trí của
ligand đồng kết tinh thymidine-5’-
diphosphate (TDP) gắn vào, và protein H1
phosphatase thực hiện docking mù – nghĩa là
phạm vi docking bao phủ toàn bộ protein để
cho ligand lựa chọn vị trí gắn kết tốt nhất trên
toàn bộ protein. Sau khi cài đặt các thông số về
tọa độ và phạm vi cho hộp lưới (Grid box) sao
cho đảm bảo bao phủ hoàn toàn vị trí gắn kết
và phải cách các acid amin xung quanh ligand
một khoảng 5 Å. Thông số tọa độ vị trí gắn kết
với từng protein được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1: Thông số tọa độ và phạm vi vùng gắn kết
cho protein H1 phosphatase và VarTMK.
Thông số Tọa độ (Å)
H1 phosphatase VarTMK
center_x 71,636 8,224
center_y -0,083 22,592
center_z 27,665 0,352
size_x 20 40
size_y 20 40
size_z 20 40
Spacing 1,00 1,00
Đánh giá kết quả docking bao gồm các cấu
dạng gắn kết của ligand với protein đích và ái
lực gắn kết (kcal.mol-1) của từng cấu dạng với
protein. Chọn ra cấu dạng có ái lực gắn kết tốt
nhất để tiếp tục phân tích tương tác giữa
ligand và các acid amin của protein đích.
KẾT QUẢ
Mô hình tương đồng cho cấu trúc VarTMK
Vì cấu trúc của VarTMK chưa có nên đề tài
thực hiện xây dựng mô hình tương đồng
VarTMK dựa trên cấu trúc protein thymidylate
kinase của virus Vaccinia (VacTMK) – một virus
cùng thuộc họ Orthopoxvirus (PDB id: 2V54,
phân giải là 2,4 Å, với 204 acid amin). Sự chồng
thẳng hàng hai chuỗi protein của VarTMK và
VacTMK lên nhau cho thấy hai protein này đồng
nhất với nhau về acid amin đến 98,5% (Hình 2).
Protein VarTMK có số acid amin là 204, vùng
gắn kết được tạo thành từ các acid amin Asp13,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 555
Lys17, Thr18, Asn37, Phe38, Pro39, Arg41,
Leu53, Phe68, Arg72, Asp92, Gly98, Tyr101,
Glu142, Tyr144. Sự khác biệt nhỏ giữa 2 cấu trúc
là 4 acid amin (Thr30, Thr103, Ala148, Glu165) ở
chuỗi của protein VarTMK là khác với VacTMK
và không có acid amin nào trong đó thuộc vùng
gắn kết. Như vậy so với mô hình mẫu, mô hình
tương đồng VarTMK thu được đạt độ tin cậy
cao, có thể sử dụng như một đích tác động trong
việc thiết kế thuốc cũng như tìm ra chất ức chế
tiềm năng lên protein này. Về đánh giá chất
lượng mô hình thu được, so sánh kết quả giữa
mô hình trình bày trong bảng 2.
Hình 2: Sự chồng lên hai chuỗi protein của VarTMK và VacTMK (Acid amin không phù hợp 1 giữa 2
chuỗi được tô màu xám nhạt).
Bảng 2: So sánh kết quả giữa mô hình tương đồng xây dựng được và protein mẫu của VacTMK
Cấu trúc Số lượng residues trong vùng
quan tâm (%)
Số lượng residues ngoài vùng
(%)
Clash Score
Mô hình xây dựng 97,78 0,48 0,91
Protein mẫu (template, 2V54) 93,05 1,49 12,1
Nhóm các thuốc đang thử nghiệm kháng
virus Variola (nhóm 1)
Với protein H1 phosphatase, năng lượng
gắn kết của ba chất trong nhóm dao động từ
-4,3 đến -6,5 kcal.mol-1: Cidofovir (-4,3
kcal.mol-1), Imatinib (-7,7 kcal.mol-1), và
Tecovirimat (-6,5 kcal.mol-1). Với protein
VarTMK, năng lượng gắn kết trong nhóm
dao động tốt hơn từ -6,2 đến -9,4 kcal.mol-1
là Cidofovir (-6,2 kcal.mol-1), Imatinib (-7,7
kcal.mol-1), và Tecovirimat (-9,4 kcal.mol-1).
Dựa vào kết quả, chất có khả năng gắn kết
tốt nhất với protein H1 phosphatase là
Imatinib (-7,7 kcal.mol-1). Phân tích cho thấy
mặc dù Imatinib không thực sự nằm trong
khoang gắn kết nhưng tạo liên kết hydro với
acid amin Arg13, hình thành tương tác vòng
thơm - với Lys8, Tyr9 và tương tác kỵ
nước với Leu6, Lys8, Tyr9, Leu12. Chất có
khả năng gắn kết tốt nhất với protein
VarTMK là Tecovirimat (-9,4 kcal.mol-1).
Tecovirimat nằm gần như trọn vào khoang
gắn kết, và tạo liên kết hydro với Lys17,
Arg41, Arg93, hình thành tương tác vòng
thơm - với Phe68, Tyr101 và tương tác kỵ
nước với Phe68, Tyr101.
Nhóm các thuốc kháng virus khác (nhóm 2)
Với protein H1 phosphatase điểm số
docking của các chất dao động từ -2,5 đến -
8,8 kcal.mol-1, và với protein VarTMK điểm
số từ -3,5 đến -10,6 kcal.mol-1. Bảng phân
loại các vùng với năng lượng gắn kết và số
chất trong vùng được trình bày: ở protein
H1 phosphatase (Bảng 3) và VarTMK (Bảng 4).
Bảng 3: Bảng phân loại các vùng theo năng lượng
gắn kết của các chất và số chất trong từng vùng ở
protein H1 phosphatase.
Năng lượng gắn kết) Số chất
-2,5 đến -4,9 kcal.mol
-1
24
-5,0 đến -6,9 kcal.mol
-1
34
< -7,0 kcal.mol
-1
4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 556
Bảng 4: Bảng phân loại các vùng theo năng lượng
gắn kết của các chất và số chất trong vùng ở
protein VarTMK.
Năng lượng gắn kết Số chất
-3,5 đến -6,9 kcal.mol
-1
33
-7,0 đến -9,3 kcal.mol
-1
26
< -9,4 kcal.mol
-1
3
Bảng 3 cho thấy điểm số docking của các
chất tập trung ở vùng từ -5,0 đến -6,9 kcal.mol-1
nhiều hơn. Điểm số docking của các chất ở
vùng này thuộc mức độ trung bình. Vùng từ -
2,5 đến -4,9 kcal.mol-1 gồm những chất phân
tử nhỏ nên không tạo được nhiều liên kết với
protein mục tiêu do đó sự tương tác cũng ít.
Ngoài ra, mặc dù đa số các chất thuộc vùng -
5,0 đến -6,9 kcal.mol-1 có cấu trúc phân tử
phức tạp hơn, tuy nhiên lại tận dụng không
tốt sự tương tác với protein mục tiêu. Các chất
nằm rải rác khắp bề mặt protein mục tiêu
chứng tỏ protein không có vị trí gắn nào là tối
ưu cho các chất này. Những chất thuộc vùng
có điểm số docking tốt (< -7,0 kcal.mol-1) tận
dụng rất tốt mô hình của protein cũng như
tương tác tốt với protein này. Chất có điểm số
docking tốt nhất trong nhóm các thuốc kháng
virus ở Hypericin (-8,8 kcal.mol-1). Hypericin
có tương tác vòng thơm - với Tyr9 của H1
phosphatase và tương tác kỵ nước với Leu6,
Tyr9, Leu148 của H1 phosphatse. Ngoài ra
trong nhóm các thuốc kháng virus khác còn có
3 chất có điểm số docking được đánh giá là tốt
(< -7,0 kcal.mol-1) là Etravirin, Maraviroc,
Tipranivir. Các liên kết hydro, tương tác vòng
thơm - , tương tác kỵ nước, của 3 chất này
với H1 phosphatase. Quan sát nhận thấy các
chất Etravirin, Hypericin, Tipranavir đều tập
trung ở cùng một vị trí gắn kết. Hypericin cho
điểm số docking tốt nhất, có thể là do cấu trúc
đa vòng thơm của Hypericin tạo đến 6 liên kết
tương tác vòng thơm - với Tyr9 và 4 liên kết
kỵ nước với các acid amin của H1
phosphatase.
Ở Bảng 4, nhìn chung các chất ở 3 vùng
năng lượng gắn kết đều thể hiện khả năng gắn
với protein mục tiêu ở vị trí gắn kết cố định (vị
trí của ligand đồng kết tinh), nên so với
phương pháp docking mù ở protein H1
phosphatase thì với VarTMK các chất cho
điểm số docking tốt hơn. Bảng 4 cho thấy sự
tập trung ở vùng -3,5 đến -6,9 kcal.mol-1 nhiều
hơn, và lý giải là vì các chất là những phân tử
nhỏ nên tương tác ít cũng như tạo được ít liên
kết với protein mục tiêu nên điểm số docking
thuộc mức độ thấp. Các chất ở vùng -7,0 đến -
9,3 kcal.mol-1, tuy là phân tử lớn nhưng tương
tác không tốt với protein mục tiêu hoặc chỉ tận
dụng được một vài điểm lồi lõm của protein
hoặc không tương tác với acid amin quan
trọng. Do đó, điểm số docking của các chất ở
vùng này thuộc mức độ trung bình. Những
chất thuộc vùng < -9,4 kcal.mol-1 có điểm số
docking tốt và tương tác tốt với protein này.
Xét những chất thuộc vùng này: chất có điểm
số docking tốt nhất trong nhóm các thuốc
kháng virus khác là Raltegravir (-10,6
kcal.mol-1). Raltegravir tạo liên kết hydro với
Lys14, Lys17, Thr18, Asn37, Phe38, Arg72 của
VarTMK và có tương tác vòng thơm - với
Phe68 của VarTMK, tương tác kỵ nước với
Lys17của VarTMK được thể hiện ở Hình 3.
Quan sát cho thấy hầu như phân tử
Raltegravir khớp với các chỗ lồi lõm ở khoang
gắn kết của VarTMK. Như vậy, cả 2 nhóm, các
chất có điểm số docking tốt được trình bày
trong Bảng 5, với Raltegravir là chất tốt nhất
được chọn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 557
Hình 3: Vị trí - tương tác của Raltegravir trên protein VarTMK.
Bảng 5: Các chất có điểm số docking tốt trên protein VarTMK và H1 phosphatase
TT Tên thuốc Cấu trúc
Điểm số docking
(kcal.mol-1)
1 Dolutegravir
-9,5
2 Raltegravir
-10,6
3 Rilpivirin
-9,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 558
BÀN LUẬN
Kết quả của mô hình tương đồng xây dựng
đạt độ tin cậy với sự tương đồng về trình tự
các acid amin cao, do đó mô hình cấu trúc của
Variola thymidylat kinase đạt chất lượng cao.
Như vậy, vị trí gắn kết của cấu trúc VarTMK
được xác định nhờ vào vị trí đồng kết tinh của
ligand trong cấu trúc của VacTMK. Quá trình
docking được thực hiện trên 2 đích tác động
cho 65 ligand trong đó, Cidofovir là thuốc đã
được sử dụng trong điều trị làm đối chiếu. Kết
quả cho thấy trên cả hai protein cấu trúc, các
thuốc khác đều có khả năng gắn kết vào 2 cấu
trúc so với Cidofovir. Tuy nhiên, tương tác
vòng thơm - với Tyr9 của H1 phosphatase
và tương tác kỵ nước với Leu6, Tyr9, Leu148
của H1 phosphatse hay với VarTMK, tương
tác vòng thơm - với Phe68, Tyr101 và tương
tác kỵ nước cũng với Phe68, Tyr101 đóng vai
trò quan trọng. Do đó so với Cidofovir, các
chất như Imatinib và Tecovirimat cho điểm số
docking cao, tạo được sự gắn kết tốt hơn, nên
được xem như các chất tiềm năng. Điều này
phù hợp với thực tế là các thuốc này đã được
thử nghiệm tác dụng kháng virus Variola cho
giá trị IC50 của Imatinib là 10 µM(10) và
Tecovirimat với EC50 là 0,01 µM(18). Ngoài ra,
nghiên cứu cũng đề xuất thử nghiệm ức chế
virus Variola cho các thuốc tiềm năng là
Raltegravir, Dolutegravir và Rilpivirin.
KẾT LUẬN
Đề tài đã xác định được các protein là đích
tác động cho quá trình khám phá thuốc kháng
virus Variola dựa trên vai trò quan trọng của
những protein này trong quá trình bệnh sinh
của virus. Các protein này là protein H1
phosphatase (PDB id: 2P4D) và protein
thymidylat kinase của virus Variola (VarTMK)
đã thu được nhờ xây dựng thành công mô
hình tương đồng từ protein thymidylat kinase
của virus Vaccinia (VacTMK). 65 chất thuộc 2
nhóm: nhóm các thuốc đang thử nghiệm
kháng virus Variola và nhóm các thuốc kháng
virus khác đã sử dụng cho quá trình docking
trên cả 2 protein mục tiêu. Với H1
phosphatase, Hypericin cho năng lượng gắn
kết thấp nhất (-8.8 kcal/mol) và ở VarTMK,
Raltegravir cho năng lượng gắn kết thấp nhất
(-10.6 kcal/mol). Hai chất này đều thuộc nhóm
các thuốc kháng virus khác, tuy nhiên ở nhóm
các thuốc đang thử nghiệm kháng virus, đối
với mỗi loại protein mục tiêu, đều có một
thuốc cho kết quả khá tốt đó là Imatinib (-7.7
kcal/mol) đối với H1 phosphatase và
Tecovirimat (-9.4 kcal/mol) đối với VarTMK.
Ngoài ra ở nhóm các thuốc kháng virus khác
còn có một số thuốc có kết quả được đánh giá
là tốt. Từ kết quả trên, đề tài khẳng định việc
dùng các thuốc hiện có để làm cơ sở dữ liệu
các ligand từ đó khảo sát khám phá chất ức
chế tiềm năng trên các đích tác động hướng
đến là một hướng nghiên cứu nên được quan
tâm; và cũng đề nghị tiến hành khảo sát sâu
thêm về sự gắn kết của Hypericin và
Raltegravir trên H1 phosphatase và VarTMK,
và hướng tới mục tiêu đưa hai thuốc này thử
nghiệm kháng virus Variola.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baker RO, Bray M, Huggins JW, (2003). Potential antiviral
therapeutics for smallpox, monkey pox and other
orthopoxvirus infections. Antiviral Research, 57(1-2): pp.13-23.
2. Bolken TC, Hruby DE (2010). Tecovirimat for smallpox
infections, Drugs Today, 46 (2): pp.109
3. Bordoli L, Kiefer F, Arnold K, Benkert P, Battey J, and
Schwede T, (2009). Protein structure homology modeling
using SWISS-MODEL workspace. Nature Protocols, 4(1):
pp.1-13.
4. Bray M, Roy CJ, (2004). Antiviral prophylaxis of smallpox.
Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 54(1): pp.1-5.
5. Esposito JJ, Sammons SA, Frace AM, Osborne JD, Olsen-
Rasmussen M, Zhang M, Govil D, Damon I K, Kline R,
Laker M, Li Y, Smith G L, Meyer H, Leduc JW, Wohlhueter
RM, (2006). Genome sequence diversity and clues to the
evolution of variola (smallpox) virus. Science, 313(5788):
pp.807-812.
6. Guimaraes AP, Ramalho TC and Fransa TCC (2014).
Preventing the return of smallpox: molecular modeling
studies on thymidylate kinase from Variola virus. Journal of
Biomolecular Structure and Dynamics, 32 (10): pp.1601-12.
7. Guimaraes AP, Souza FR de, Oliveira AA, Gonsalves AS,
Alencastro RB de, Ramalho TC, Fransa TCC (2015). Design
of inhibitors of thymidylate kinase from Variola virus as
new selective drugs against smallpox. European Journal of
Medicinal Chemistry, 91: pp.72-90.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 559
8. Harrison SC, Alberts Bruce, Ehrenfeld E, Enquist L,
Fineberg H, McKnight SL, Moss B, O’Donnell M, Ploegh H,
Schmid S L, Wlater KP and Theriot J (2004). Discovery of
antivirals against smallpox. Proceedings of the National
Academy of Sciences of the United States of America, 101 (31):
pp.11178-11192.
9. https://www.drugbank.ca/categories/DBCAT000066#drugs
10. Patrick MR, Smith SK, Victoria AO, Steve HT, et al. (2011).
Varioa and monkeypox viruses utilize conserved
mechanisms of virion motility and release that depend on
Abl and Src family tyrosine kinases. Journal of Virology,
85(1): pp.21-31.
11. Phan J, Tropea JE and Waugh DS (2007). Structure-assisted
discovery of Variola major H1 phosphatase inhibitors. Acta
Crystallographica Section D: Biological Crystallography, 63(6):
pp.698-704.
12. Reeves PM, Bommarius B, Lebeis S, McNulty S,
Christensen J, Swimm A, Chahroudi A, Chavan R,
Feinberg MB, Veach D, Bornmann W, Sherman M, and
Kalman D (2005). Disabling poxvirus pathogenesis by
inhibition of Abl-family tyrosine kinases. Nature medicine,
11(7): pp.731-739.
13. Sergei NS (2011). Emergence and reemergence of smallpox:
The need for development of a new generation smallpox
vaccine. Vaccine, 29: pp. D49-D53.
14. Sharon M, Tomer I, Nir P (2018). Challenges and
achievements in prevention and treatment of smallpox.
Vaccines, 6(8): pp.1-20.
15. Theves C, Biagini P, Crubnezy, (2014). The rediscovery of
smallpox. Clinical Microbiology and Infection, 20(3): pp.210-218.
16. Tropea JE, Phan J, Waugh DS (2006). Overproduction,
purification and biochemical characterization of the dual
specificity H1 protein phosphatase encoded by variola
major virus. Protein Expression and Purification, 50: pp.31-36.
17. Trott O, Olson AJ (2010). AutoDock Vina: improving the
speed and accuracy of docking with a new scoring
function, efficient optimization and multithreading. Journal
of Computational Chemistry, 31(2): pp.455–461.
18. Yang G, Dniel CP, Marc HD, Marc SC, Bailey T, et al.
(2005). An orally bioavailable antipoxvirus compound (ST-
246) inhibits extracellular virus formation and protects
mice from lethal Orthopoxvirus challenge. Journal of
Virology, 79(20): pp.13139-13149.
19. Yella JK, Yaddanapudi S, Wang Y and Jegga AG, (2018).
Changing trends in computational drug repositioning.
Pharmaceuticals, 11 (57): pp.1-21.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_kha_nang_gan_ket_in_silico_cua_cac_chat_tren_virus.pdf