Khảo sát kết quả thi kỹ thuật điều dưỡng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh Giai đoạn 2015-2018

Tài liệu Khảo sát kết quả thi kỹ thuật điều dưỡng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh Giai đoạn 2015-2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 79 KHẢO SÁT KẾT QUẢ THI KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 Vũ Thị Đào*, Trần Thị Hồng Phương**, Lê Văn Biên** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát những thiếu sót hoặc những sai sót của sinh viên khi thực hiện các bước của quy trình kỹ thuật điều dưỡng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích trên bảng kiểm quy trình kỹ thuật điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh. Kết quả: Trong 12 quy trình kỹ thuật trong môn học điều dưỡng cơ sở 1, 2 đã xác định trong chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ cao đẳng. Sự thiếu sót xuất hiện ở các tất cả các quy trình tiêm thuốc, truyền dịch, cấp cứu ngưng tim ngưng thở, thay băng rửa vết thương. Kết luận: Khi hướng dẫn thực hiện bước kỹ thuật cho sinh viên cần tạo điểm nhấn để gây chú ý cho người học. Hình thành thói quen khi thực tập trên mô hình cũng...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kết quả thi kỹ thuật điều dưỡng của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh Giai đoạn 2015-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 79 KHẢO SÁT KẾT QUẢ THI KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 Vũ Thị Đào*, Trần Thị Hồng Phương**, Lê Văn Biên** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát những thiếu sót hoặc những sai sót của sinh viên khi thực hiện các bước của quy trình kỹ thuật điều dưỡng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, phân tích trên bảng kiểm quy trình kỹ thuật điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh. Kết quả: Trong 12 quy trình kỹ thuật trong môn học điều dưỡng cơ sở 1, 2 đã xác định trong chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ cao đẳng. Sự thiếu sót xuất hiện ở các tất cả các quy trình tiêm thuốc, truyền dịch, cấp cứu ngưng tim ngưng thở, thay băng rửa vết thương. Kết luận: Khi hướng dẫn thực hiện bước kỹ thuật cho sinh viên cần tạo điểm nhấn để gây chú ý cho người học. Hình thành thói quen khi thực tập trên mô hình cũng giống như đang làm trên người bệnh thực tế để nâng cao ý thức tôn trọng, cẩn thận, chính xác khi làm kỹ thuật Từ khóa : sự thiếu sót, kỹ thuật điều dưỡng ABSTRACT EXAM RESULT ABOUT NURSING SKILLS AND TECHNIQUES OF STUDENTS AT TRA VINH MEDICAL COLLEGE 2015-2018 Vu Thi Dao, Tran Thi Hong Phuong, Le Van Bien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 79 – 83 Objective: To the determine of errors and omission of standard nursing practice amongstudents. Methods: A retrospective study at Tra Vinh medical college. Results: Among 12 nursing procedure; the omission shown in injection procedure, CPR procedure and sterile dressing change procedure. Conclusions: Teachers should emphasizes what students should learn. Promoting self-awareness in students to improve nursing practice. . Keywords: errors, nursing procedure ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hành trong đào tạo y học nói chung và điều dưỡng nói riêng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển những kỹ năng và thái độ nghề nghiệp của sinh viên. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoan về “đánh giá thực trạng thực hành quy trình thay băng vết thương sau mổ của Điều dưỡng khoa ngoại và hộ sinh khoa phụ sản bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng từ 03/5/2017 đến 31/7/2017” có 25% kỹ thuật thực hành thay băng chuẩn bị dụng cụ chứa dung dịch khử khuẩn không đúng. Nghiên cứu của Lê Thị Bình về “khảo sát về kỹ thuật thực hành của điều dưỡng viên khi chăm sóc bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng”(4) thì khi thực hiện kỹ thuật trên người bệnh có 9,1% được đánh giá *Trường Đại học Trà Vinh **Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh Tác giả liên lạc: ThS.ĐD. Vũ Thị Đào ĐT: 0984446879 Email: vtdao@tvu.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 80 là kém, có 84% được đánh giá khá. Nghiên cứu của Barker KN et al về “quan sát một số lỗi trong sử dụng thuốc tại 36 cơ sở chăm sóc sức khỏe” có 43% là sai thời gian, 17% sai liều(1). Đánh giá về kỹ thuật điều dưỡng tại phòng kỹ thuật như thế nào thì còn rất hạn chế và đặc biệt là tại trường cao đẳng y tế Trà Vinh chưa có khảo sát, đánh giá tổng hợp nào. Trong qúa trình thực hiện kỹ thuật có những bước thiếu sót, sai sót như rửa tay, sát trùng, vô trùng, đuổi khí, quan sát sắc diện người bệnh trên từng bảng kiểm riêng lẻ, đó là trên quan sát và chưa có thống kê cụ thể để xem tỷ lệ là bao nhiêu và mức độ như thế nào Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát những thiếu sót hoặc những sai sót của sinh viên khi thực hiện các bước của quy trình kỹ thuật điều dưỡng trong quá trình thực hành kỹ thuật điều dưỡng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu trên bảng kiểm quy trình kỹ thuật điều dưỡng theo chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn Bảng kiểm quy trình kỹ thuật Điều dưỡng môn học điều dưỡng cơ bản 1, 2 trong chương trình đào tạo ngành Điều dưỡng trình độ cao đẳng đã được chấm bởi giảng viên chấm thi thực hành kết thúc môn học có ký tên từ năm 2015 đến năm 2018. Tiêu chuẩn loại trừ Bảng kiểm quy trình kỹ thuật bị rách, mất chữ, nhìn, đọc không được và không thuộc giai đoạn 2015 - 2018. Thu thập và xử lý dữ liệu Trong bảng kiểm chuẩn có mức độ đạt cho các bước quy trình kỹ thuật có 03 mức điểm là 0; 1; 2: + Thực hiện bước quy trình đúng hoàn toàn và an toàn là 2 điểm. + Thực hiện bước đúng nhưng chưa an toàn là 1 điểm. + Không thực hiện bước là 0 điểm. - Cách cho điểm những thiếu sót khi thực hiện bước quy trình kỹ thuật như sau + Cho 1 điểm nếu thực hiện bước quy trình nhưng chưa an toàn. + Cho 2 điểm nếu không thực hiện bước quy trình. KẾT QUẢ Nghiên cứu trên 333 bảng kiểm của 12 quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ sở 1,2(1,2,6,7) Thiếu sót khi thực hiện quy trình kỹ thuật Bảng 1. Quy trình kỹ thuật lấy dấu hiệu sinh tồn (với 17 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 37 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 1 Túi đựng đồ dơ hoặc bồn hạt đậu 13/34 38,24% 17 Chọn vị trí bắt mạch 10/34 29,41% 21 Đặt một tay ĐD cầm tay người bệnh như đang đếm mạch và để tay người bệnh lên ngang bụng 11/34 32,35% 29 Mở ốc vít từ từ và lắng nghe tiếng đập đầu tiên đó là huyết áp tâm thu và tiếp tục xả hơi đến khi không còn nghe tiếng đập nữa hoặc thay đổi âm sắc đó là huyết áp tâm trương 10/34 29,41% Tỉ lệ thiếu sót ở các bước 1, 17, 21, 29 lần lượt là 38,24%; 29,41%; 32,35% và 29,41% (Bảng 1). Bảng 2. Quy trình kỹ thuật tiêm bắp (với 35 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 26 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 15 Rút thuốc 19/70 27,14% 17 Để bệnh nhân nằm tư thế thuận tiện, bộc lộ vùng tiêm 23/70 32,86% 19 Sát khuẩn tay điều dưỡng, sát khuẩn vị trí tiêm từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc để da khô 17/70 24,29% 22 Rút nòng bơm tiêm nếu không có máu từ từ bơm thuốc và luôn quan sát sắc mặt bệnh nhân, khi hết thuốc rút kim nhanh, sát khuẩn lại vị trí tiêm 23/70 32,86% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 81 Sự thiếu sót khi để BN nằm tư thế thuận tiện chiếm 32,86% và cũng là tỉ lệ thiếu sót khi không rút nòng bơm tiêm nếu không có máu từ từ bơm thuốc (Bảng 2). Bảng 3. Quy trình kỹ thuật truyền dịch (với 54 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 31 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 19 Treo chai dịch lên trụ treo, cho dịch chảy 1/2– 2/3 bầu đếm giọt, tiến hành đuổi hết khí trong dây truyền vào bồn hạt đậu, khoá lại, để kim an toàn 40/108 37,08% 23 Tay căng da dưới vùng truyền, tay cầm kim luồn kim vào tĩnh mạch, đâm kim chếch 30 o – 40 o so với mặt da vào tĩnh mạch 38/108 35,19% 26 Cố định đốc kim, che gạc vô khuẩn vào vùng truyền, bỏ gối, dây garô, tháo găng tay 35/108 32,41% 29 Khi còn 10 ml dịch thì ngừng truyền, rút kim, đặt gòn cồn băng lại 35/108 32,41% Thống kê bảng kiểm cho thấy có đến 37,08% thiếu sót ở bước 10 và 32,41% sự thiếu sót trong bước cố định đốc kim, che gạc vô khuẩn vào vùng truyền (Bảng 3). Bảng 4. Quy trình kỹ thuật thay băng rửa vết thương thường (với 60 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 33 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 20 Mang găng hoặc kìm sạch tháo băng dơ 43/120 35,83% 24 Dùng kìm vô khuẩn rửa vết thương đúng kỹ thuật 53/120 44,17% 28 Bỏ kìm sau khi rửa vào thau chứa dung dịch sát khuẩn 31/120 25,83% 31 Giúp bệnh nhân tiện nghi 35/120 29,17% Tỷ lệ thiếu sót ở bước dùng kìm vô khuẩn rửa vết thương là 44,17% (Bảng 4). Bảng 5. Quy trình kỹ thuật cấp cứu ngưng tim - ngưng thở (với 30 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 16 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 4 Xác định nạn nhân ngưng thở ngưng tim 16/60 26,67% 8 Quỳ ngang đầu nạn nhân để thồi ngạt 19/60 31,67% 9 Quỳ ngang ngực nạn nhân để ép tim 17/60 28,33% Sự thiếu sót trong các bước xác định nạn nhân ngưng thở ngưng tim trong quá trình thống kê trên bảng kiểm là 26,67% (Bảng 5). Bảng 6. Quy trình kỹ thuật sơ cứu gãy xương đùi (với 24 bảng kiểm và mỗi bảng kiểm có 22 bước) Bước Nội dung Số điểm thiếu sót Tỷ lệ 8 Băng sơ cứu vết thương 12/48 23,81% 14 Cột dây trên ổ gãy 14/48 29,17% 16 Cột dây ngang ngực, ngang hông, dưới gối, dưới cẳng chân 20/48 41,67% 17 Băng cố định ở cổ chân bằng băng 16/48 38,09% Thống kê cho thấy ở các bước 14 tỷ lệ thiếu sót là 29,17%; 23,81% cho thấy sự thiếu sót xảy ra ở bước băng sơ cứu vết thương (Bảng 6). Sai sót thi thực hiện quy trình kỹ thuật Bảng 7. Quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch Bước Nội dung Số điểm sai sót Tỷ lệ 20 Để bơm tiêm thẳng đứng đổi khí ra khỏi bơm tiêm 18/54 33,33% 22 Rút nòng bơm tiêm nếu không có máu từ từ bơm thuốc và luôn quan sát sắc mặt người bệnh 18/54 33,33% Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sai sót trong kỹ thuật tiêm tĩnh mạch xảy ra ở bước 22 – rút nòng bơm tiêm nếu không có máu từ từ bơm thuốc và luôn quan sát sắc mặt người bệnh với tỷ lệ 33,33% (Bảng 7). Bảng 8. Quy trình kỹ thuật băng tách ngón tay và gãy xương đùi Bước Nội dung Số điểm sai sót Tỷ lệ 10 Kiểm tra tuần hoàn ở đầu chi sau khi băng 6/54 11,11% 7 Phòng chống sốc cho người bệnh(gãy xương đùi) 8/72 11,11% BÀN LUẬN Thiếu sót khi thực hiện quy trình kỹ thuật Chọn vị trí bắt mạch không đúng. Đây là tỷ lệ cao vì vị trí bắt mạch quyết định đến độ chính xác về kết quả. Xả khí và xác định huyết áp tối đa và tối thiểu làm chưa tốt đây là do kỹ năng từng sinh viên. Khi xác định huyết áp khi thực hiện kỹ thuật xả hơi nhanh quá hay chậm quá cũng làm cho kết quả không chính xác. Xả khí Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 82 phải liên tục và đều thì mới cho kết quả đúng. Thao tác đếm nhịp thở cầm tay người bệnh như đang bắt mạch là để làm cho người bệnh không biết đang đếm nhịp thở vì nếu làm không tốt người bệnh có thể biết và điều tiết nhịp thở của họ làm sai kết quả mong muốn của người đấm nhịp thở (32,35%). Bước rút thuốc phải đảm bảo an toàn, vô trùng chiếm 44,44% một tỷ lệ thấp hơn kết quả của Nguyễn Thị Như Tú(5) đã nghiên cứu tỷ lệ tiêm an toàn ở tỉnh Bình Định về tiếp xúc phơi nhiễm khi tiêm là 52,4% trên lâm sàng. Nghiên cứu của Nurcan Uysal về tiêm bắp trong những năm 2007 – 2009 lần lượt là 21,3%, 18,9% và 45,3%(5). Vô trùng khi thay băng rửa vết thương là rất quan trọng vì nếu đảm bảo công tác vô trùng vết thương nhanh khỏi và không để lại sẹo xấu và giảm được chi phí điều trị cho người bệnh nhưng kết quả khảo sát cho thấy có đến 35,83% mang găng hoặc dùng kìm tháo băng dơ không làm tốt khâu vô trùng. Gãy xương đùi là một chấn thương lớn có thể gây sốc và tử vong nếu sơ cứu không kịp thời và đúng cách. Việc sơ cứu vết thương nếu có gãy hở là rất quan trọng tránh mất máu và nhiễm trùng vết thương của người bệnh. Bước còn thiếu sót sơ cứu vết thương trước khi cố định bằng nẹp là 23,81%. Cố định đầu xương gãy để tránh tổn thương mạch máu, dây thần kinh, dây chằng, cơ và các tổ chức xung quanh nơi tổn thương thì cần phải làm thật chính xác nhưng thiếu sót chiếm tới 41,67% trong việc cột dây cố định nẹp. Ngưng tim – ngưng thở là tình trạng cơ thể chết lâm sàng về mặt dấu hiệu sống như tim tạm thời ngưng, không còn lưu thông khí, cơ thể mất hoàn toàn liên hệ với môi trường sống. Về xác định nạn nhân có đúng là ngưng tim – ngưng thở hay không thì mới tiến hành nhưng bước xác định ngưng tim – ngưng thở còn thiếu sót chiếm 26,67% thực hiện chưa tốt. Tư thế ép tim còn thiếu sót 31,67%. Sai sót khi thực hiện quy trình kỹ thuật Trong tuyền dịch còn một bước quan trọng nữa là quá trình theo dõi khi truyền dịch để phòng chống tai biến cho người bệnh như sốc, phù mạch, không để khí vào lòng mạch khi hết dịch. Nhưng kết quả khảo sát cho thấy sai sót chiếm 39,51% một tỷ lệ cao. Nếu trên người bệnh thì những sai sót trên sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Với sai sót khi khảo sát chiếm đến 11,11% trong quy trình băng tách ngón ở bước kiểm tra tuần hoàn chi sau khi băng là vô cùng quan trọng vì nếu băng chặt quá hoặc bị chèn ép do trong quá trình băng không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử ngón chi và nếu xảy ra thì khó hồi phục hoặc phải cất bỏ chi hoại tử. Qua kết quả khảo sát sai sót về phòng chống sốc trong khi sơ cứu gãy xương đùi là 11,11% vì gãy xương đùi là một chấn thương lớn gây mất nhiều máu và đặc biệt có thể sốc dẫn đến tử vong nếu phòng chống sốc cho nạn nhân không tốt. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu sót hoặc sai sót có thể là do sinh viên chưa xem phòng thực hành tại trường như ở bệnh viện và trên mô hình không phải là bệnh nhân. Vì vậy, khi hướng dẫn thực hiện bước kỹ thuật cho sinh viên cần tạo điểm nhấn để gây chú ý cho người học bằng cách nhấn mạnh bước đó. Kết thúc mỗi kỹ thuật nhắc lại những bước quan trọng trong quy trình kỹ thuật đó mà sinh viên hay thiếu sót hoặc sai sót để sinh viên ghi nhớ. Hình thành thói quen khi thực tập trên mô hình cũng giống như đang làm trên người bệnh thực tế thì mới có ý thức tôn trọng, cẩn thận, chính xác khi làm kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barker KN, Flynn EA, Pepper GA, Bates DW, Mikeal RL (2002). “Medication errors observed in 36 health care facilities”. Arch Intern Med, 162(16):1897 – 903. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 83 2. Bộ Y tế (2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, pp.58 – 80; 111 – 124; 200 – 249; 321 – 339; 351 - 372. 3. Bộ Y tế(2010). Hướng dẫn thực hành 55 kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, pp.79 – 86; 116 - 136; 301 - 313. 4. Lê Thị Bình (2013). “Khảo sát về kỹ thuật thực hành của Điều dưỡng viên khi chăm sóc bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng”. Tạp chí Y học Thực hành, 10:123 - 128. 5. Nguyễn Thị Như Tú (2001). “Tần suất tiêm an toàn và hiệu quả tác động của tiêm an toàn tại Bình Định”. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất, pp.42 – 46. 6. Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh (2011). Chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng chính quy tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh. Tài liệu đào tạo nội bộ, pp.61 - 65. 7. Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh (2016). Chương trình đào tạo cao đẳng điều dưỡng chính quy tại trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh. Tài liệu đào tạo nội bộ, pp.65 - 68. 8. Uysal N (2016). “Improvement of nursing students' learning outcomes through scenario-based skills training”. Rev Lat Am Enfermagem, 24:e2790. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ket_qua_thi_ky_thuat_dieu_duong_cua_sinh_vien_truon.pdf
Tài liệu liên quan