Tài liệu Khảo sát kết quả đo âm ốc tai méo tiếng trong bệnh điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nguyễn Trãi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 178
KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐO ÂM ỐC TAI MÉO TIẾNG
TRONG BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
TP HỒ CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
Nguyễn Văn Gấm*, Phạm Ngọc Chất **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi các thông số của âm ốc tai méo tiếng (DPOAE) trong tiến trình điều trị điếc
đột ngột vô căn (ĐĐN).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016. Gồm
459 BN với 505 tai bị điếc đột ngột vô căn, trải qua đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp và đo
DPOAE trước, trong và sau điều trị. Các thay đổi của những thông số trước, trong và sau điều trị được so sánh
với nhau.
Kết quả: Lúc nhập viện, đo DPOAE của BN bị ĐĐN: Ở tần số âm trung và có xuất hiện DPOAE (gọi là
PASS) tỷ lệ hồi phục sức nghe (nghe bình thường) sau 10 ngày điều trị 60,0%; không có xuất hiện DPOAE (gọi
là REFER) tỷ lệ hồi phục sức nghe 1...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát kết quả đo âm ốc tai méo tiếng trong bệnh điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nguyễn Trãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 178
KHẢO SÁT KẾT QUẢ ĐO ÂM ỐC TAI MÉO TIẾNG
TRONG BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
TP HỒ CHÍ MINH VÀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
Nguyễn Văn Gấm*, Phạm Ngọc Chất **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi các thông số của âm ốc tai méo tiếng (DPOAE) trong tiến trình điều trị điếc
đột ngột vô căn (ĐĐN).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016. Gồm
459 BN với 505 tai bị điếc đột ngột vô căn, trải qua đo thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp và đo
DPOAE trước, trong và sau điều trị. Các thay đổi của những thông số trước, trong và sau điều trị được so sánh
với nhau.
Kết quả: Lúc nhập viện, đo DPOAE của BN bị ĐĐN: Ở tần số âm trung và có xuất hiện DPOAE (gọi là
PASS) tỷ lệ hồi phục sức nghe (nghe bình thường) sau 10 ngày điều trị 60,0%; không có xuất hiện DPOAE (gọi
là REFER) tỷ lệ hồi phục sức nghe 16,6% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001). Ở tần số âm trầm,
DPOAE là PASS tỷ lệ hồi phục sức nghe sau 10 ngày điều trị 50,0%; là REFER tỷ lệ hồi sức nghe 20,5% sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001). Ở tần số âm cao, DPOAE là PASS tỷ lệ hồi phục sức nghe sau 10 ngày
điều trị 44,6%; là REFER tỷ lệ hồi sức nghe 15,6% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0001).
Kết luận: Tương quan có ý nghĩa hồi phục nghe và DPOAE đo trước, trong và sau điều trị chỉ rõ DPOAE
là phương tiện hữu ích cho tiên lượng nghe trong điều trị điếc đột ngột.
Từ khóa: Âm ốc tai, âm ốc tai méo tiếng, âm ốc tai kích gợi thoáng qua, điếc đột ngột vô căn.
ABSTRACT
SURVEY THE RESULTS DISTORTION PRODUCTS OTOACOUSTIC EMISSIONS IN SUDDEN
SENSORNEURAL HEARING LOSS AT ENT HOSPITAL HCM CITY AND NGUYỄN TRÃI HOSPITAL
Nguyen Van Gam, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 178 - 186
Objectives: To identify changes in DPOAE parameters in treatment course of idiopathic sudden
sensorineural hearing loss (ISSNHL).
Study method: In a prospective study from January 2015 to November 2016. Include, 459 patients, with
505 ears ISSNHL, underwent conventional audiometry, tympanometry, acoustic reflex and DPOAE before, in
and after the completion of standard drug therapy. The changes in pre- and post-treatment parameters were
compared with each other.
Results: At admission, DPOAE of idiopathic sudden sensor neural hearing loss (ISSNHL) patient. At
midrange frequency, DPOAE (called PASS) was restored to normal hearing after 10 days of 60.0%; DPOAE
(called REFER) did not appear, REFER rate is normal hearing recovered 16.6% difference was statistically
significant (p<0.001). Among the bass, DPOAE was the PASS hearing recovery rate after 10 days of treatment of
Khoa Tai Mũi Họng BV. Nguyễn Trãi. ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn văn Gấm ĐT: 0913.98862. Email: gam181@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 179
50.0%; REFER rate is normal hearing resuscitation 20.5% difference was statistically significant (p<0.001).
Among highs, DPOAE was the PASS hearing recovery rate after 10 days of treatment of 44.6%; REFER rate is
normal hearing resuscitation 15.6% difference was statistically significant (p<0.001).
Conclusion: The significant correlation between hearing recovery and DPOAEs measured before and after
treatment indicates that DPOAEs are a potentially useful means of predicting hearing prognosis in ISSNHL.
Key words: otoacoustic emissions, Distortion Product Otoacoustic Emissions, Transient Evoked
Otoacoustic Emissions, Idiopathic Sudden Sensorineural Hearing Loss.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điếc đột ngột (ĐĐN) là bệnh điếc thể tiếp
nhận hay điếc tai trong. Bệnh biểu hiện giảm
thính lực ≥ 30dB, ≥3 tần số liên tiếp, bệnh cảnh
xảy ra đột ngột trong vòng vài giờ đến < 3
ngày(2,4). Mất sức nghe cấp tính gây tổn thất nặng
nề, ảnh hưởng sinh hoạt, lao động, học tập, giao
tiếp, gánh nặng cho gia đình và làm tăng chi phí
điều trị xã hội. Bệnh vẫn còn là thách thức đối
với thầy thuốc.
Cho đến nay, 90% ĐĐN không rõ căn
nguyên, gọi là ĐĐN vô căn(8). Có nhiều phác đồ
điều trị khác nhau: Truyền dãn mạch, chích
Corticoid toàn thân hay xuyên nhĩ, liệu pháp
Oxy cao áp. Ghi nhận tỷ lệ hồi phục với những
đáp ứng khác nhau ở những BN có cùng phác
đồ điều trị; vì thế, khó nghiên cứu những chỉ
định và lợi ích của những phác đồ được kiến
nghị. Điều này cho thấy cần phải có những tiêu
chuẩn tiên lượng sớm. Xác định được những yếu
tố tiên lượng ngay lúc khám có thể giúp dự báo
khả năng hồi phục cũng như nguy cơ bị mất
nghe vĩnh viễn hay nặng dần cần được điều trị
tối đa và theo dõi lâu dài. Một vài yếu tố đã được
đề xuất trước đó để tiên lượng bệnh điếc đột
ngột gồm tuổi, giới, hình thể thính lực đồ, mức
độ nghe kém lúc nhập viện, phản xạ cơ bàn đạp.
Tuy nhiên, không tìm thấy tương quan ổn định
giữa những biến số trên với tiên lượng của điếc
đột ngột.
Âm ốc tai là xét nghiệm thăm dò chức năng
thính giác khách quan, không xâm lấn, dễ thực
hiện và nhạy với việc đánh giá chức năng tế bào
lông ngoài ở ốc tai(5). Chức năng này liên quan
trực tiếp với độ nhạy ngưỡng nghe là một yếu tố
tiên lượng điếc đột ngột(7). DPOAE được Brown
và Kemp báo cáo đầu tiên và rất thuận lợi trong
nghiên cứu thính giác và sử dụng lâm sàng nhờ
có độ chuyên tần số, dãy băng rộng và tầm
chuyển động rộng hơn những OAE khác(1). Hiện
nay chỉ có một vài báo cáo về giá trị tiên lượng
của DPOAE trong tiên lượng nghe đối với bệnh
điếc đột ngột, nhưng cỡ mẫu nghiên cứu ít,
không nhất quán trong chọn lựa đối tượng
nghiên cứu. Để hiểu rõ vai trò, giá trị của
DPOAE trong dự báo tiên lượng bệnh điếc đột
ngột, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát
kết quả đo âm ốc tai méo tiếng trong bệnh điếc
đột ngột tại bệnh viện Nguyễn Trãi và bệnh viện
Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh năm
2016” với các mục tiêu chuyên biệt như sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh nhân
điếc đột ngột.
2. Đánh giá kết quả thính lực đồ, phản xạ cơ
bàn đạp và DPOAE của bệnh điếc đột ngột trước
và sau điều trị.
3. Khảo sát tương quan giữa DPOAE với
thính lực đồ và phản xạ cơ bàn đạp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng NC
Tất cả BN ≥ 16 tuổi, được chẩn đoán và điều
trị điếc đột ngột tại khoa Tai Đầu Mặt Cổ BV Tai
Mũi Họng Tp Hồ Chí Minh và khoa Tai Mũi
Họng BV Nguyễn Trãi, từ tháng 01 năm 2015
đến tháng 7 năm 2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
- BN được chẩn đoán điếc đột ngột.
- BN được đo thính lực đồ, phản xạ cơ bàn
đạp và DPOAE trước khi điều trị.
- BN có kết quả đo nhĩ lượng đồ và điện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 180
thính giác thân não bình thường. Những trường
hợp điện thính giác thân não chưa loại trừ tổn
thương sau ốc tai phải được loại trừ bằng chụp
MRI não.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- BN có bệnh lý về tai như viêm nhiễm ở tai
ngoài, tai giữa hay các bất thường bẩm sinh ở tai.
- Bệnh nhân bị chấn thương tai hay có phẫu
thuật tai trước đó; bị điếc nghề nghiệp, xốp xơ
tai.
- Có tổn thương sau ốc tai.
- Bệnh nhân không đo đủ 3 đợt các xét
nghiệm thính lực đồ, phản xạ cơ bàn
đạp và DPOAE.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả tiến cứu.
Cỡ mẫu
Tính bằng công thức:
2
1 / 2 2
p 1 p
n Z
d
Với: Z: trị số từ phân phối chuẩn (Z = 1,96), :
xác suất sai lầm loại 1 ( = 0,05), p: trị số mong
muốn tỷ lệ. (p=0,5). Theo công thức tính, cỡ mẫu
nghiên cứu ít nhất là 384 bệnh nhân. Mẫu nghiên
cứu của chúng tôi là 459 bệnh nhân, với 505 tai bị
bệnh điếc đột ngột.
Phương tiện nghiên cứu
- Thiết bị đo OAE, Titan DPOAE440 Clinical,
nhà sản xuất Interacoustics, xuất xứ Hà Lan.
- Dãy tần số khảo sát là từ 500Hz, 1000Hz,
2000Hz, 3000Hz, 4000Hz, 6000Hz, 8000Hz.
- Cường độ kích thích L1 =65dBSPL;
L2=55dBSPL.
- Thiết bị đo tự phân tích và cho kết quả ở
mỗi tần số khảo sát với các chỉ số sau:
+ DP level: Biên độ DPOAE
+ Noise: Biên độ âm ồn nền
+ Signal – to noise ratio (SNR): Tỷ lệ giữa
DP level trừ cho Noise
+ Detected: Có đáp ứng hay không đáp ứng
của DPOAE.
Nếu SNR ≥ 6 thì cho kết quả là PASS (có đáp
ứng DPOAE hay có xuất hiện DPOAE).
Nếu SNR < 6 thì cho kết quả là REFER
(không đáp ứng hay không có xuất hiện
DPOAE).
Định nghĩa 5 mức độ nghe theo WHO
Ngưỡng nghe bình thường: 0 – 25 dB
Nghe kém nhẹ: 26 – 40 dB
Nghe kém trung bình: 41 – 55 dB
Nghe kém trung bình nặng: 56 – 70 dB
Nghe kém nặng: 71 – 90 dB
Điếc đặc > 90 dB.
Phác đồ điều trị
- Nootropil 12g/60ml, 1 chai 1 ngày truyền
TMC XXXg/ph x 10 ngày.
- Dùng Corticoid trong 10 ngày như sau:
Solumedrol 40mg/1ml TMC 5 ngày: 2 ngày
đầu mỗi ngày chích 3 ống; ngày thứ 3 chích 2
ống; ngày thứ 4, 5 mỗi ngày chích 1 ống.
Prednisolone 5mg uống 5 ngày tiếp theo: Ngày
thứ 6, 7 mỗi ngày uống 8 viên chia 2 lần; ngày
thứ 8 uống 4 viên; ngày thứ 9, 10 mỗi ngày uống
2 viên.
Phương pháp thống kê
Số liệu thu thập được lưu trữ và được xử lý
bằng phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm của nhóm nghiên cứu được
trình bày trong bảng 1.
Đặc điểm lâm sàng và kết quả thăm dò chức
năng thính giác
Triệu chứng cơ năng lúc nhập viện, sau điều trị
5 ngày và lúc xuất viện
Hơn phân nửa số tai có cải thiện sức nghe
trên lâm sàng lúc xuất viện (Bảng 2). Hơn 1/5 số
tai không cải thiện ù tai, tiếng kêu trong tai cảm
giác đầy tai.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 181
Các triệu chứng sức nghe, ù tai, tiếng kêu
trong tai, cảm giác đầy tai được đánh giá:
- Cải thiện khi có hồi phục hoàn toàn, không
hoàn toàn hoặc hết, giảm so với lúc nhập viện.
- Không cải thiện khi triệu chứng cơ năng
trên không thay đổi so với lúc nhập viện.
Ngưỡng nghe trung bình đường khí, đường
xương tai bệnh lúc nhập viện (Bảng 3).
Ngưỡng nghe trung bình đường khí và
đường xương có xu hướng tăng dần từ tần số
thấp đến tần số cao, từ âm trầm đến âm cao.
- Ngưỡng nghe trung bình đường
khí/xương ở âm trầm là trung bình cộng của
ngưỡng nghe đường khí/xương ở tần số 250
Hz và 500 Hz chia 2.
Bảng 1. Phân bố đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Nhóm tuổi
Tổng
N %
Tuổi
< 40 182 39,7
≥ 40 277 60,3
Tổng 459 100,0
Tuổi nhỏ nhất
Tuổi lớn nhất
Tuổi trung bình
16
89
44,9 ± 14,6
Thời gian từ
khởi bệnh
đến khi
nhập viện
≤ N7 275 59,9
N8 – N14 104 22,7
≥ N15 80 17,4
Tổng 459 100,0
Thời gian trung
bình
8,8 ± 7,5
Bảng 2. Phân bố triệu chứng cơ năng tại tai lúc nhập viện, sau điều trị 5 ngày, lúc xuất viện
Triệu chứng
Lúc NV
Sau điều trị 5 ngày Lúc xuất viện
Cải thiện Ko cải thiện Cải thiện Ko cải thiện
N % N % N % N % N %
Sức nghe 505 100,0 196 38,8 309 61,2 262 51,9 243 48,1
Ù tai 408 80,8 262 64,2 146 35,8 319 78,2 89 21,8
Tiếng kêu trong tai 334 66,1 190 56,9 144 43,1 254 76,0 80 24,0
Cảm giác đầy 300 59,4 182 60,7 118 39,3 245 81,7 55 18,3
Bảng 3. Ngưỡng nghe TrB đường khí, đường xương
tai bệnh lúc nhập viện*
Tần số Đường khí Đường xương
250 56,3±24,9 54,3±25,4
500 63,7±25,8 62,7±26,2
1000 68,0±26,4 66,8±26,6
2000 67,3±28,8 66,3±28,9
4000 69,0±30,7 67,7±30,8
8000 76,1±30,6
Trb tổng 66,8±28,6 63,6±28,1
Âm trầm 60,0±25,7 58,5±26,1
Âm trung 67,7±27,7 66,6±27,8
Âm cao 72,6±30,9 67,7±30,8
* Phép kiểm T test: p >0,05
- Ngưỡng nghe trung bình đường
khí/xương ở âm trung là trung bình cộng của
ngưỡng nghe đường khí/xương ở tần số 1000
Hz và 2000 Hz chia 2.
- Ngưỡng nghe trung bình đường khí ở âm
cao là trung bình cộng của ngưỡng nghe đường
khí ở tần số 4000 Hz và 8000 Hz chia 2.
- Ngưỡng nghe trung bình đường xương ở
âm cao là ngưỡng nghe trung bình đường xương
ở tần số 4000 Hz.
Mối liên quan giữa âm ốc tai với mức độ
nghe kém lúc nhập viện
DPOAE không có hiện diện khi nghe kém ở
mức độ nặng và điếc đặc (Bảng 4). Có ít trường
hợp DPOAE hiện diện ở mức nghe kém trung
bình nặng. Mức độ giảm sức nghe dựa vào
ngưỡng nghe trung bình (PTA) là trung bình
cộng của ngưỡng nghe đường khí ở 3 tần số 500
Hz, 1000 Hz, 2000 Hz.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 182
Bảng 4. Mối liên quan giữa tỷ lệ hiện diện âm ốc tai với mức độ nghe kém lúc nhập viện
Âm trầm*
Mức nghe
DPOAE
Nhẹ Tr bình TrB nặng Nặng Điếc đặc Tổng
N % N % N % N % N % N %
PASS 18 18,8 9 9,1 9 8,3 0 0 36 7,1
REFER 78 81,3 90 90,9 99 91,7 107 100 95 100 469 92,9
Tổng 96 100 99 100 108 100 107 100 95 100 505 100
Âm trung*
Mức nghe
DPOAE
Nhẹ Tr bình TrB nặng Nặng Điếc đặc Tổng
N % N % N % N % N % N %
PASS 44 45,8 16 16,2 10 9,3 0 0 70 13,9
REFER 52 54,2 83 83,8 98 90,7 107 100 95 100 435 86,1
Tổng 96 100 99 100 108 100 107 100 95 100 505 100
Âm cao*
Mức nghe
DPOAE
Nhẹ Tr bình TrB nặng Nặng Điếc đặc Tổng
N % N % N % N % N % N %
PASS 53 55,2 39 39,4 29 26,9 0 0 121 24,0
REFER 43 44,8 60 60,6 79 73,1 107 100 95 100 384 76,0
Tổng 96 100 99 100 108 100 107 100 95 100 505 100
* Phép kiểm Chi-Square, p < 0,001
Sự thay đổi tỷ lệ hiện diện DPOAE lúc nhập
viện và lúc xuất viện
Tần suất chuyển PASS ở âm cao, âm trung
nhiều gấp đôi ở âm trầm (Bảng 5). Sự thay đổi
tần suất chuyển PASS lúc nhập viện và lúc xuất
viện có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001).
Tính tần suất PASS, REFER của từng tai
bệnh ở âm trầm, âm trung, âm cao.
- SNR là tỷ lệ giữa DP level trừ Noise (máy
tự trả lời kết quả này).
- SNR trung bình của âm trầm = SNR trung
bình ở 500.
- SNR trung bình của âm trung = (SNR trung
bình ở 1000 + SNR trung bình ở 2000)/2.
- SNR trung bình của âm cao = (SNR trung
bình ở 4000 + SNR trung bình ở 8000)/2.
Nếu SNR trung bình ≥ 6 thì trả lời là PASS.
Nếu < 6 thì trả lời là REFER.
Bảng 5. Sự thay đổi tỷ lệ hiện diện DPOAE lúc nhập viện và lúc xuất viện
DPOAE
Lúc nhập viện Lúc xuất viện
P PASS REFER
REFER
→PASS
PASS
→REFER
PASS
→PASS
REFER
→REFER
N % N % N % N % N % N %
500 36 7,1 469 92,9 51 10,1 21 4,2 15 3,0 418 82,8 <0,001
1000 71 14,1 434 85,9 74 14,7 19 3,8 52 10,3 360 71,3 <0,001
2000 97 19,2 408 80,8 64 12,7 18 3,6 79 15,6 344 68,1 <0,001
3000 106 21,0 399 79,0 55 10,9 22 4,4 84 16,6 344 68,1 <0,001
4000 136 26,9 369 73,1 64 12,7 31 6,1 105 20,8 305 60,4 <0,001
6000 84 16,6 421 83,4 44 8,7 25 5,0 59 11,7 377 74,7 <0,001
8000 116 23,0 389 77,0 83 16,4 48 9,5 68 13,5 306 60,6 <0,001
Âm trầm 36 7,1 469 92,9 51 10,1 21 4,2 15 3,0 418 82,8 <0,001
Âm trung 70 13,9 435 86,1 99 19,6 18 3,6 52 10,3 336 66,5 <0,001
Âm cao 121 24,0 384 76,0 100 19,8 39 7,7 82 16,2 284 56,2 <0,001
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 183
Tương quan giữa ngưỡng nghe trung bình
đường khí với thay đổi của DPOAE
Ngưỡng nghe trung bình đường khí cải
thiện cao nhất ở nhóm có DPOAE chuyển từ
REFER sang PASS ở cả ba nhóm âm trầm, âm
trung, âm cao (Bảng 6). DPOAE lúc nhập viện là
REFER chuyển sang PASS lúc xuất viện ở âm
trung và âm cao tương đương nhau, nhưng
ngưỡng nghe cải thiện ở âm trung lớn hơn.
Bảng 6. Sự thay đổi ngưỡng nghe trung bình đường khí theo sự thay đổi của DPOAE
Âm trầm Ngưỡng nghe trb đường khí Cải thiện
trung bình*
P
Lúc nhập viện Lúc xuất viện N Lúc nhập viện Lúc xuất viện
REFER PASS 51 57,8±16,8 34,2±19,7 23,6±18,3 <0,001
PASS REFER 21 39,3±16,6 32,6±18,8 6,7±4,0 <0,001
PASS PASS 15 42,0±17,6 25,3±20,3 16,7±13,4 0,029
REFER REFER 418 66,5±26,3 52,7±29,3 13,8±6,4 <0,001
Tổng 505 60,0±25,7 48,6±29,2 15,1±9,8 <0,001
Âm trung Ngưỡng nghe trb đường khí Cải thiện
rung bình*
P
Lúc nhập viện Lúc xuất viện N Lúc nhập viện Lúc xuất viện
REFER PASS 99 58,6±16,9 28,7±16,1 29,9±14,7 0,037
PASS REFER 18 42,1±14,9 31,1±14,9 11,0±8,9 0,001
PASS PASS 52 37,1±13,3 21,7±12,4 15,4±12,8 <0,001
REFER REFER 336 76,5±26,1 66,9±28,3 9,6±2,9 <0,001
Tổng 505 67,7±26,9 53,5±31,1 14,2±4,9 <0,001
Âm cao Ngưỡng nghe trb đường khí Cải thiện
trung bình*
P
Lúc nhập viện Lúc xuất viện N Lúc nhập viện Lúc xuất viện
REFER PASS 100 63,5±21,1 42,6±24,7 20,9±18,9 <0,001
PASS REFER 39 62,9±21,8 58,5±23,6 4,4±2,3 <0,001
PASS PASS 82 40,5±24,4 28,5±23,6 12,0±10,1 <0,001
REFER REFER 284 86,3±25,5 78,6±27,9 7,7±2,9 <0,001
Tổng 505 72,6±29,7 61,8±33,2 10,8±7,8 <0,001
*Cải thiện trung bình (âm trầm, âm trung, âm cao) là ngưỡng nghe trung bình đường khí (âm trầm, âm trung, âm cao)
cải thiện bằng ngưỡng nghe trung bình đường khí (âm trầm, âm trung, âm cao) lúc xuất viện trừ ngưỡng nghe trung
bình đường khí (âm trầm, âm trung, âm cao) lúc nhập viện.
Mối liên quan giữa nhóm sức nghe hồi phục
bình thường lúc xuất viện và DPOAE lúc nhập
viện
DPOAE lúc nhập viện PASS
Ở âm trầm thì lúc xuất viện sức nghe hồi
phục bình thường là 50,0% (18/36); ở âm trung
sức nghe hồi phục bình thường là 60% (42/70); ở
âm cao sức nghe hồi phục bình thường là 44,6%
(54/121); cao hơn nhóm DPOAE lúc nhập viện
REFER. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001) (Bảng 7).
Bảng 7. Liên quan giữa nhóm sức nghe hồi phục bình thường lúc xuất viện và DPOAE lúc nhập viện*
DPOAE đo lúc nhập viện
Tần suất hồi phục sức nghe lúc xuất viện
Tổng
Bình thường Mức nghe khác
Âm trầm
PASS 18 18 36
REFER 96 373 469
Tổng 114 391 505
DPOAE đo lúc nhập viện
Tần suất hồi phục sức nghe lúc xuất viện
Tổng
Bình thường Mức nghe khác
Âm trung
PASS 42 28 70
REFER 72 363 435
Tổng 114 381 505
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 184
DPOAE đo lúc nhập viện
Tần suất hồi phục sức nghe lúc xuất viện
Tổng
Bình thường Mức nghe khác
DPOAE đo lúc nhập viện
Tần suất hồi phục sức nghe lúc xuất viện
Tổng
Bình thường Mức nghe khác
Âm cao
PASS 54 67 121
REFER 60 324 384
Tổng 114 391 505
* Tất cả p <0,001. Hồi phục sức nghe bình thường là sau điều trị đo thính lực đồ có ngưỡng nghe trung bình trong giới hạn
bình thường (PTA = 0 – 25 dB).
BÀN LUẬN
Về DPOAE của tai bệnh lúc nhập viện
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy
rằng tỷ lệ DPOAE, PASS thấp nhất ở tần số 500
Hz, cao nhất ở tần số 4000 Hz và 8000 Hz. Tương
tự, tỷ lệ PASS ở âm cao nhiều hơn âm trung và
thấp nhất là ở âm trầm.
Biên độ DPOAE lúc nhập viện có xu hướng
giảm từ tần số 500 Hz đến 8000 Hz. Điều này cho
thấy, trong bệnh điếc đột ngột tần số cao bị tổn
nhiều hơn tần số thấp.
So với thính lực đồ (bảng 4), tần số cao bị tổn
thương nhiều hơn tần số thấp.
Sự thay đổi của DPOAE trước và sau điều trị
Nhóm REFER→PASS (Nhóm hồi phục sau
điều trị)
- Sau 5 ngày điều trị, tỷ lệ chuyển PASS cao
nhất ở âm cao (14,5%). Kế đến là âm trung
(11,3%). Vậy, trong 5 ngày đầu có sự hồi phục ở
tần số cao trước(4).
- Lúc xuất viện, tỷ lệ chuyển PASS cao nhất ở
âm cao (19,8%); âm trung (19,6%). Vậy, lúc xuất
viện có sự hồi phục ở âm trung và âm cao tương
đương nhau.
Nhóm PASS→REFER (Nhóm tiến triển nặng
hơn)
- Sau điều trị 5 ngày cũng nhau lúc xuất viện,
chúng tôi nhận thấy, nhóm này chiếm tỷ lệ cao
nhất là ở âm cao chiếm 7,7% lúc xuất viện; thấp
nhất ở âm trung chiếm 3,6% lúc xuất viện.
Những trường hợp này, theo chúng tôi có thể
do, tình trạng vùng đỉnh ốc tai vẫn còn tiếp tục
tổn thương. Tuy nhiên, tốc độ tổn thương chậm
và ít hơn so với sau điều trị 5 ngày.
Mối liên quan giữa DPOAE và thính lực đồ
trước và sau điều trị
Về sự thay đổi cường độ trung bình đường
khí theo sự thay đổi của DPOAE lúc nhập
viện, sau điều trị 5 ngày, lúc xuất viện ở âm
trầm, âm trung, âm cao
Nhóm có cải thiện tức có DPOAE hồi phục
(lúc nhập viện là REFER sau điều trị chuyển
sang PASS) sau điều trị 5 ngày và lúc xuất viện,
đều có ngưỡng nghe trb cải thiện đường khí cao
nhất là ở âm trung, kế đến là âm trầm và thấp
nhất là âm cao. Lúc xuất viện, ngưỡng nghe trb
đường khí cải thiện cao nhất ở âm trung với mức
cải thiện trung bình là 29,9±14,7 dB; kế đến ở âm
trầm với mức cải thiện trung bình là 23,6±18,3dB;
thấp nhất ở âm cao với mức cải thiện trb là
20,9±18,9dB.
Mặc dù, như trên đã phân tích DPOAE hồi
phục mạnh nhất ở âm cao tương đương ở âm
trung và nhiều hơn so với hồi phục ở âm trầm.
Điều này cho chúng ta thấy, ở âm cao DPOAE
hồi phục trước khi có sự thay đổi ngưỡng nghe
trên thính lực đồ(6).
Về mối liên quan giữa nhóm hồi phục sức
nghe về bình thường lúc xuất viện và
DPOAE ở nhóm âm trầm lúc nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Lúc nhập
viện đo DPOAE ở âm trầm có 36 tai PASS, thì
khả năng hồi phục sức nghe hoàn toàn bình
thường lúc xuất viện là 50% (18/36); cao hơn so
với DPOAE là REFER lúc nhập viện, thì khả
năng hồi phục sức nghe hoàn toàn bình thường
là 20,5% (96/469) với OR=3,89. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 185
Về mối liên quan giữa nhóm hồi phục sức
nghe về bình thường lúc xuất viện và
DPOAE ở nhóm âm trung lúc nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Lúc nhập
viện đo DPOAE ở âm trung có 70 tai PASS, thì
khả năng hồi phục sức nghe hoàn toàn bình
thường lúc xuất viện là 60% (42/70); cao hơn so
với DPOAE là REFER lúc nhập viện thì khả năng
hồi phục sức nghe hoàn toàn bình thường là
16,6% (72/435) với OR=7,56. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê (p<0,001).
Avi Shupak và cộng sự (2014), BN có
DPOAE lúc đánh giá theo dõi lần 1 có cải thiện
nghe trung bình 71±37%, BN không đáp ứng
chỉ cải thiện nghe 10±14% (P <0.001)(6). Tương
đồng với nghiên cứu của chúng tôi khi khảo
sát ở âm trung.
Về mối liên quan giữa nhóm hồi phục sức
nghe về bình thường lúc xuất viện và
DPOAE ở nhóm âm cao lúc nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Lúc nhập
viện đo DPOAE ở âm cao có 121 tai PASS, thì
khả năng hồi phục sức nghe hoàn toàn bình
thường lúc xuất viện là 44,6% (54/121); cao hơn
so với DPOAE là REFER lúc nhập viện thì khả
năng hồi phục sức nghe hoàn toàn bình thường
là 15,6% (60/384) với OR=4,35. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê (p<0,001)(3).
KẾT LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng bệnh nhân điếc đột
ngột: Tuổi mắc bệnh trb trong nghiên cứu là
44,9±14,6 tuổi. Tỷ lệ nam, nữ tương đương nhau.
Lý do nhập viện thường gặp nhất là ù tai. Lúc
xuất viện, hơn phân nửa trường hợp có cải thiện
sức nghe trên lâm sàng.
Kết quả thính lực đồ – DPOAE của bệnh điếc
đột ngột trước và sau điều trị:
- PTA trb đường khí 66,7±28,6dB; đường
xương 63,6±28,1dB lúc nhập viện.
- Tỷ lệ PASS của DPOAE có xu hướng tăng
dần từ âm trầm đến âm cao.
Mối tương quan giữa DPOAE với thính lực
và phản xạ cơ bàn đạp:
- DPOAE lúc nhập viện PASS ở âm trầm
khả năng hồi phục sức nghe sau điều trị 10
ngày là 50%; REFER khả năng hồi phục sức
nghe là 20,5%.
- DPOAE lúc nhập viện PASS ở âm trung
khả năng hồi phục sức nghe sau điều trị 10 ngày
là 60%; REFER khả năng hồi phục sức nghe là
16,6%.
- DPOAE lúc nhập viện PASS ở âm cao
khả năng hồi phục sức nghe sau điều trị 10
ngày là 44,6%; REFER khả năng hồi phục sức
nghe là 15,6%.
DPOAE là phương tiện hữu ích cho tiên
lượng nghe trong điều trị điếc đột ngột.
KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu sâu hơn nữa về DPOAE
trong bệnh lý điếc đột ngột như phân tích sâu
hơn biên độ DPOAE đo được. Cần nghiên cứu
sâu hơn nữa các chức năng của DPOAE trong
chẩn đoán các bệnh lý khác của tai gây nghe kém
trong ốc tai và sau ốc tai. Như ngộ độc tai do
thuốc, hóa chất, tiếng ồn; lão thính; u dây thần
kinh số VIII; rối loạn thần kinh thính giác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Belal A. (1980). “Pathology of vascular sensorineural hearing
impairment”. Laryngoscope, 90(l):pp.1831-1839.
2. Bess FH, Humes LE (2008). “Audiology the fundamentals”, 4th
ed. Lippincott Williams & Wilkins, Philadelpha PA.
3. Chao TK, Chen TH (2006). “Distortion product otoacoustic
emissions as a prognostic factor for idiopathic sudden
sensorineural hearing loss”. Audiol Neurotol, 11:pp.331-8.
4. Hoth S (2015). “On a possible prognostic value of otoacoustic
emissions: a study on patients with sudden hearing loss”. Eur
Arch Otorhinolaryngol, 262(3):pp.217-24.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 186
5. Nguyễn Đình Bảng (1992). “Điện thính giác thân não”, “Âm
ốc tai”. Bài giảng Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh, pp.97-112.
6. Shupak A, Zeidan R, Shemesh R (2014). “Otoacoustic
Emissions in the Prediction of Sudden Sensorineural Hearing
Loss Outcome”. Otol Neurotol, 35(10):pp.1691-7.
7. Stach BA (2010). “Clinical Audiology: An Introduction”, 2nd
ed. Delma Cengae Learning, Clifton Park NY.
8. Suckfull M, Hearing Loss Study Group (2002). “Fibrinogen
and LDL Apheresis in treatment of sudden hearing loss: a
rndomized multicentre trial”. Lancet, 360(9348):pp.1811-7.
Ngày nhận bài báo: 27/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/01/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_ket_qua_do_am_oc_tai_meo_tieng_trong_benh_diec_dot.pdf