Tài liệu Khảo sát hướng nghiên cứu của sinh viên trong lĩnh vực quản lý dược tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 431
KHẢO SÁT HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ DƯỢC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008-2018
Hoàng Thy Nhạc Vũ*, Phan Thị Thanh Nhàn*, Phạm Đình Luyến*
TÓM TẮT
Mở đầu: Để nhà trường có những định hướng phù hợp, đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Dược đạt hiệu quả cao nhất, những thông tin tổng quan về hoạt động này của sinh viên Dược là
thật sự cần thiết.
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý
Dược của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu
liên quan đến tất cả đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên Dược thuộc đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. Tiêu chí nghiên cứu bao gồm bậc đào tạo, ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hướng nghiên cứu của sinh viên trong lĩnh vực quản lý dược tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 431
KHẢO SÁT HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ DƯỢC TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2008-2018
Hoàng Thy Nhạc Vũ*, Phan Thị Thanh Nhàn*, Phạm Đình Luyến*
TÓM TẮT
Mở đầu: Để nhà trường có những định hướng phù hợp, đảm bảo hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Dược đạt hiệu quả cao nhất, những thông tin tổng quan về hoạt động này của sinh viên Dược là
thật sự cần thiết.
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện nhằm khảo sát tình hình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý
Dược của sinh viên tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện thông qua hồi cứu dữ liệu
liên quan đến tất cả đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược của sinh viên Dược thuộc đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. Tiêu chí nghiên cứu bao gồm bậc đào tạo, năm
thực hiện, nơi thực hiện, đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu. Các tiêu chí nghiên cứu được mô tả
thông qua số lượng và tỉ lệ phần trăm các đề tài đã thực hiện.
Kết quả: Trong giai đoạn 2008-2018, có 531 đề tài tốt nghiệp đã được sinh viên Dược thực hiện trong
lĩnh vực Quản lý Dược, với số lượng đề tài trung bình mỗi năm là 48 đề tài. Trong đó, 36,2% là đề tài tốt
nghiệp Dược sĩ đại học và 63,8% là đề tài tốt nghiệp của Dược sĩ chuyên khoa. Nội dung nghiên cứu nhiều
nhất là Dược bệnh viện và Kinh tế Dược, chiếm tỉ lệ lần lượt là 33,1% và 26,9%. Đề tài được thực hiện tại
nhiều đơn vị Dược khác nhau, trong đó 59,1% đề tài được thực hiện tại cơ sở y tế, 14,7% đề tài thực hiện
tại công ty Dược.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đã cung cấp thông tin tổng quan về các đề tài tốt nghiệp trong lĩnh vực
Quản lý Dược mà sinh viên đã thực hiện trong giai đoạn 11 năm. Đây là cơ sở khoa học giúp cho Bộ môn
Quản lý Dược nói riêng và Khoa Dược nói chung có những đánh giá chính xác về hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Dược.
Từ khóa: Quản lý Dược, đề tài tốt nghiệp, sinh viên, khoa Dược.
ABSTRACT
A SURVEY ON SCIENTIFIC RESEARCH ACTIVITIES IN THE FIELD OF
DRUG ADMINISTRATION AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
AT HO CHI MINH CITY FOR THE PERIOD OF 2008-2018
Hoang Thy Nhac Vu, Phan Thi Thanh Nhan, Pham Dinh Luyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 430 – 435
Background: In order to aid the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City
(UPHCM) in providing better training orientation, an overview information about scientific research
activities is necessary.
Objectives: To investigate the scientific research situation of Pharmacy students in the field of Drug
Administration at UPHCM from 2008 to 2018.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 432
Methods: The descriptive cross-sectional study was conducted through retrospective data of all
graduate theses in the field of Drug Administration at UPHCM from 2008 to 2018. The included criteria
were as follows: education level, year of study, place of study, study subjects and study topic. These criteria
were described by the number and the percentage of the graduate theses.
Results: In the 2008-2018 period, there were 531 drug administration graduate theses conducted by
Pharmacy students, with an average of 48 studies each year. 36.2% was conducted by undergraduate
students and 63.8% was conducted by postgraduate students. The common study topics were Hospital
Pharmacy (33.1%) and Pharmacoeconomics (26.9%). There were 59.1% of studies related to activities of
healthcare facilities and 14.7% related to activities of pharmaceutical companies.
Conclusion: The study provided an overview of the graduation thesis in the field of Drug
Administration conducted by pharmacy students in the period of 11 years. This information is the scientific
base which will help the Pharmaceutical Management Department in particular and the Pharmacy Faculty
at UPHCM in general to assess accurately student’s research activities.
Keywords: Drug Administration, graduate thesis, student, Faculty of Pharmacy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thông tư 19/2012/TT-BGDĐT(1) ban
hành quy định về hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại
học, sinh viên có trách nhiệm thực hiện các đề
tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch hoạt
động khoa học của trường đại học; đồng thời
giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trách nhiệm
tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung của đề
tài được phân công hướng dẫn. Trong giai
đoạn 2008-2018, Khoa Dược – Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
cơ sở đào tạo nhân lực Dược chủ chốt của
miền Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng. Đây được xem là một trung
tâm đào tạo nhân lực, nghiên cứu khoa học,
phát triển và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến
trong lĩnh vực y tế. Trong đó, hoạt động
nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt
động quan trọng, được giảng viên và sinh viên
Dược thực hiện hàng năm.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và Việt
Nam là thành viên của WTO, công tác quản lý
Dược ngày càng quan trọng đối với thị trường
thuốc đa dạng và phức tạp. Đồng thời nhu cầu
công tác trong mọi lĩnh vực hành nghề Dược
từ sản xuất, xuất nhập khẩu, Dược bệnh viện
và quản lý nhà nước đều sử dụng các kiến
thức và kỹ năng về tổ chức, quản lý cũng như
kinh tế Dược.
Những nghiên cứu trong lĩnh vực Quản lý
Dược không chỉ cung cấp những thông tin
phục vụ cho công tác giảng dạy – học tập của
giảng viên, sinh viên mà còn mang đến những
ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp việc nhìn
nhận, đánh giá các khía cạnh thực tế trong các
hoạt động liên quan đến tình hình phân phối,
cung ứng và sử dụng thuốc ở các bệnh viện,
công ty dược, nhà thuốc và việc tuân thủ các
quy định liên quan đến hành nghề Dược được
chính xác và khách quan. Trong quá trình hoạt
động của Khoa Dược – Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, cùng với giảng viên, hàng
năm sinh viên đã tham gia thực hiện được
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nói chung
và trong lĩnh vực Quản lý Dược nói riêng.
Trong đó, các đề tài thuộc lĩnh vực Quản lý
Dược liên quan đến nhiều hướng như Pháp
chế dược, Dược xã hội, Dược bệnh viện, Kinh
doanh thuốc, Quản lý chất lượng, Sức khoẻ
cộng đồng, Dịch tễ dược.
Nhằm cung cấp những thông tin tổng
quan về tình hình nghiên cứu khoa học của
sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát hướng
nghiên cứu của sinh viên trong lĩnh vực Quản
lý dược tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn 2008-2018.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 433
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện
thông qua việc hồi cứu dữ liệu liên quan đến đề
tài tốt nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược của
sinh viên Dược thuộc Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. Dữ
liệu thu thập cho nghiên cứu được cung cấp bởi
bộ phận phụ trách nghiên cứu khoa học của Bộ
môn Quản lý Dược - Đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh.
Thu thập và xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu
toàn bộ, tất cả các đề tài tốt nghiệp thuộc lĩnh
vực Quản lý Dược của sinh viên đại học, chuyên
khoa cấp 1 và chuyên khoa cấp 2 đã thực hiện
trong giai đoạn 2008-2018 đều được thu thập cho
nghiên cứu. Các thông tin thu thập cho mỗi đề
tài tốt nghiệp bao gồm tên đề tài, bậc đào tạo,
năm thực hiện. Từ tên đề tài, nghiên cứu tiến
hành phân loại đề tài theo nơi thực hiện, đối
tượng nghiên cứu, và nội dung nghiên cứu. Dữ
liệu được tổng hợp và xử lý bằng Excel, đặc
điểm các đề tài tốt nghiệp sẽ được mô tả thông
qua số lượng và tỉ lệ phần trăm các đề tài đã thực
hiện theo từng tiêu chí nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong giai đoạn 2008-2018, có 531 đề tài tốt
nghiệp thuộc lĩnh vực Quản lý Dược đã được sinh
viên Dược thuộc Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện, với số lượng đề tài trung
bình mỗi năm là 48 đề tài. 36,2% là đề tài tốt
nghiệp Dược sĩ đại học, và 54,8% là đề tài tốt
nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 1, 9,0% là đề tài tốt
nghiệp Dược sĩ chuyên khoa 2. Đối tượng chính
của các nghiên cứu là quy trình Quản lý Dược,
(26,4%), việc sử dụng thuốc trong điều trị (22,2%),
tình hình sức khỏe của người bệnh (20,0%), kiến
thức và kỹ năng của cán bộ y tế, và hoạt động
kinh doanh của công ty Dược. Nguồn dữ liệu
phục vụ cho các nghiên cứu trong lĩnh vực Quản
lý được được thu thập từ bốn nơi chính, bao gồm
cơ sở y tế (59,1%), công ty Dược (14,7%), cơ sở đào
tạo (13,4%), cơ sở bán lẻ (12,8%).
Trong năm nội dung nghiên cứu chính
được ghi nhận từ các đề tài tốt nghiệp, Dược
bệnh viện và Kinh tế Dược chiếm tỉ lệ lớn nhất
với tỉ lệ tương ứng lần lượt là 33,1% và 26,9%.
Số lượng đề tài có sự thay đổi giữa các năm,
trong đó năm 2016 có nhiều đề tài nhất, với 79
đề tài (Hình 1)
Xét về nội dung nghiên cứu theo bậc đào
tạo, trong các đề tài tốt nghiệp Dược sĩ chuyên
khoa 1, đề tài về Dược bệnh viện chiếm ưu
thế, với tỉ lệ 38,8%, đối tượng nghiên cứu tập
trung vào các quy định, quy trình quản lý
(33,7%). Trong các đề tài tốt nghiệp Dược sĩ
đại học, Kinh tế Dược là nội dung được sinh
viên lựa chọn thực hiện nhiều nhất, chiếm
35,9% (Bảng 1)
Hình 1: Mô tả chung đặc điểm các đề tài Quản lý Dược trong giai đoạn 2008-2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 434
Bảng 1: Mô tả nội dung nghiên cứu của đề tài trong lĩnh vực Quản lý Dược theo bậc đào tạo trong giai
đoạn 2008-2018.
DSĐH DSCK1 DSCK2 Tổng cộng
n=192 (%) n=291 (%) n=48 (%) n=531 (%)
Nội dung nghiên cứu
Công tác đào tạo 34 (17,7) 20 (6,9) 2 (4,2) 56 (10,5)
Dược bệnh viện 46 (24,0) 113 (38,8) 17 (35,4) 176 (33,1)
Kinh tế Dược 69 (35,9) 54 (18,6) 20 (41,7) 143 (26,9)
Pháp chế Dược 12 (6,3) 56 (19,2) 3 (6,3) 71 (13,4)
Quản lí chất lượng thuốc 31 (16,1) 48 (16,5) 6 (12,5) 85 (16,0)
Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ y tế 6 (3,1) 24 (8,2) 3 (6,3) 33 (6,2)
Chương trình đào tạo 38 (19,8) 17 (5,8) 2 (4,2) 57 (10,7)
Hoạt động kinh doanh Dược 31 (16,1) 44 (15,1) 2 (4,2) 77 (14,5)
Người bệnh 46 (24,0) 39 (13,4) 21 (43,8) 106 (19,9)
Quy trình quản lý Dược 31 (16,1) 98 (33,7) 11 (22,9) 140 (26,4)
Thuốc sử dụng 40 (20,8) 69 (23,7) 9 (18,8) 118 (22,2)
Năm thực hiện
2008 9 (4,7) 16 (5,5) 0 (0,0) 25 (4,7)
2009 15 (7,8) 20 (6,9) 0 (0,0) 35 (6,6)
2010 14 (7,3) 42 (14,4) 0 (0,0) 56 (10,5)
2011 18 (9,4) 32 (11,0) 0 (0,0) 50 (9,4)
2012 14 (7,3) 42 (14,4) 0 (0,0) 56 (10,5)
2013 20 (10,4) 16 (5,5) 0 (0,0) 36 (6,8)
2014 23 (12,0) 19 (6,5) 1 (2,1) 43 (8,1)
2015 10 (5,2) 26 (8,9) 13 (27,1) 49 (9,2)
2016 25 (13,0) 43 (14,8) 11 (22,9) 79 (14,9)
2017 25 (13,0) 23 (7,9) 12 (25,0) 60 (11,3)
2018 19 (9,9) 12 (4,1) 11 (22,9) 42 (7,9)
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 11
năm, sinh viên đã thực hiện được 531 đề tài
nghiên cứu trong khuôn khổ tốt nghiệp
thuộc lĩnh vực Quản lý Dược, trong đó
54,8% đề tài tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa
1, 33,1% đề tài về Dược bệnh viện, 26,4% đề
tài nghiên cứu các quy trình quản lý Dược.
Kết quả cho thấy đề tài tốt nghiệp sau
đại học, và đề tài trong lĩnh vực quản lý
chiếm một tỉ lệ tương đối lớn. Nguồn nhân
lực Dược trình độ sau đại học, có đủ kiến
thức và kỹ năng để làm tốt công tác quản lý
ở các cơ sở y tế là không thể thiếu, đặc biệt
là trong các hoạt động đòi hỏi chuyên môn
và kỹ năng như thanh tra Dược, quản lý thị
trường thuốc. Đào tạo trình độ sau đại học
giúp Dược sĩ nắm vững lý thuyết, có trình
độ thực hành cao, khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải
quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành
được đào tạo. Tính đến cuối năm 2018, Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chỉ
mới đào tào Dược sĩ chuyên khoa 1 và
Chuyên khoa 2 mà chưa có mã ngành đào
tạo thạc sĩ trong lĩnh vực Quản lý Dược. Tuy
nhiên, thực tiễn ghi nhận nhiều cán bộ y tế
có nhu cầu được đào tạo về thạc sĩ trong
lĩnh vực quản lý dược, bổ sung vào nguồn
nhân lực sau đại học Dược trình độ cao
phục vụ nhu cầu trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, cũng như đáp ứng được nhu cầu
của toàn phía Nam.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 435
Tại đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, nếu Dược sĩ chuyên khoa 1 lĩnh vực
Quản lý Dược đã được đào tạo từ lâu thì
Dược sĩ chuyên khoa 2 chỉ mới được đào tạo
trong thời gian từ 2012. Tuy nhiên, từ khi có
quy định về chuẩn chức danh nghề nghiệp,
nhu cầu người học cao, dẫn đến lượng đề tài
Dược sĩ chuyên khoa 2 cũng chiếm tỉ lệ
không nhỏ trong giai đoạn 2008-2018. Khi
xem xét tỉ lệ đề tài do sinh viên thực hiện
trong lĩnh vực Quản lý Dược so với các đề
tài còn lại thực hiện, các đề tài Quản lý
Dược chiếm hơn 20% tổng đề tài tốt nghiệp
do sinh viên thực hiện trong cùng giai đoạn.
Số lượng đề tài nghiên cứu thay đổi giữa các
năm là do sự thay đổi về chỉ tiêu tuyển sinh
và nhu cầu của người học sau đại học. Trong
đó, có nhiều đề tài thuộc lĩnh vực Quản lý
Dược đã được công bố trên các tạp chí trong
và ngoài nước như các đề tài về hướng chi
phí điều trị(4,6,7), việc sử dụng thuốc(3,5), chất
lượng cuộc sống(2). Trong Chiến lược quốc
gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, mục tiêu cụ thể là cung ứng thuốc đầy
đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các
loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng;
đồng thời 100% cơ sở kinh doanh thuốc
thuộc hệ thống phân phối thuốc phải đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt(8). Do đó các nghiên
cứu về hoạt động cung ứng thuốc, hoạt
động kinh doanh Dược, việc tuân thủ các
quy định liên quan đến hành nghề Dược
vẫn sẽ là những đề tài sát với thực tiễn cần
được nghiên cứu thực hiện trong tương lai.
Nghiên cứu thu thập toàn bộ dữ liệu của
các đề tài tốt nghiệp của sinh viên trong lĩnh
vực Quản lý Dược nên thông tin mang tính
đại diện. Dữ liệu nghiên cứu tập trung vào
các đề tài tốt nghiệp của sinh viên nên kết
quả mang tính đồng nhất. Kết quả nghiên
cứu này sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu
tiếp theo có thể tập trung vào tổng quan kết
quả các đề tài có cùng nội dung, đồng thời
tiếp tục khảo sát tuơng tự cho các đề tài
nghiên cứu được thực hiện bởi giảng viên
trong lĩnh vực Quản lý Dược, từ đó bổ sung
thêm thông tin cho các hoạt động nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực Quản lý Dược
nói riêng và của Khoa Dược - Đại học Y
Dược nói chung. Tuy nhiên đề tài vẫn tồn
tại một số hạn chế như chỉ mới tập trung
phân loại dựa trên tên đề tài và năm thực
hiện, trong khi đó thực tế có nhiều đề tài có
hướng nghiên cứu được thực hiện theo sự
hướng dẫn của giảng viên ( các đề tài khóa
luận tốt nghiệp dược sĩ đại học) nên chưa
phân tích đầy đủ về định hướng nghiên cứu
của sinh viên trong lĩnh vực Quản lý Dược.
Nghiên cứu đã giúp khẳng định bên
cạnh hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa
học cũng là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của Khoa Dược - Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, sinh viên
Dược là một trong những đối tượng chính
tham gia vào hoạt động này.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông
tin tổng quan liên quan đến các đề tài tốt
nghiệp trong lĩnh vực Quản lý Dược trong
thời gian 11 năm. Đây là cơ sở khoa học giúp
cho Bộ môn Quản lý Dược nói riêng và Khoa
Dược nói chung có được những thông tin đầy
đủ, giúp việc định hướng nghiên cứu phù hợp
với tình hình mới, đảm bảo hiệu quả cao nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_huong_nghien_cuu_cua_sinh_vien_trong_linh_vuc_quan.pdf