Tài liệu Khảo sát hoạt động cải tiến công tác thông tin thuốc tại Bệnh Viện Quận 11 trong năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 406
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Đào Duy Kim Ngà*, Nguyễn Tấn Phong*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Từ khi thông tư 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong
bệnh viện trong đó có nội dung liên quan đến thông tin thuốc, được ban hành, Khoa dược Bệnh viện quận 11 đã
triển khai hầu hết các hoạt động thông tin thuốc nhưng chủ yếu là mảng tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc nội
ngoại trú và thực hiện thông tin thuốc theo quy định vào mỗi tháng. Trong năm 2017, cùng với sự phát triển của
hoạt động dược lâm sàng bệnh viện trong cả nước, Khoa dược bệnh viện quận 11 đã mạnh dạn triển khai hai hình
thức thông tin thuốc mới và chuyên sâu về lâm sàng tại các Khoa nội trú có lưu bệnh giúp nâng cao hiệu quả
trong công tác điều trị bệnh và đặc biệt là nhằm sử dụng ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt động cải tiến công tác thông tin thuốc tại Bệnh Viện Quận 11 trong năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 406
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CÔNG TÁC THÔNG TIN THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Đào Duy Kim Ngà*, Nguyễn Tấn Phong*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Từ khi thông tư 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong
bệnh viện trong đó có nội dung liên quan đến thông tin thuốc, được ban hành, Khoa dược Bệnh viện quận 11 đã
triển khai hầu hết các hoạt động thông tin thuốc nhưng chủ yếu là mảng tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc nội
ngoại trú và thực hiện thông tin thuốc theo quy định vào mỗi tháng. Trong năm 2017, cùng với sự phát triển của
hoạt động dược lâm sàng bệnh viện trong cả nước, Khoa dược bệnh viện quận 11 đã mạnh dạn triển khai hai hình
thức thông tin thuốc mới và chuyên sâu về lâm sàng tại các Khoa nội trú có lưu bệnh giúp nâng cao hiệu quả
trong công tác điều trị bệnh và đặc biệt là nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Thêm nữa, với mục
tiêu tiến tới xây dựng mô hình kiểu mẫu trong hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện cùng tuyến.
Phương pháp: Nghiên cứu quan sát, tiến hành thu thập và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động
sử dụng thuốc thông qua hai hình thức đó là phiếu thông tin thuốc và phiếu xem xét sử dụng thuốc tại 6 khoa lâm
sàng ở Bệnh viện quận 11.
Kết quả: Sau 6 tháng triển khai đã thu thập được 38 phiếu thông tin thuốc và 50 phiếu xem xét sử dụng
thuốc. Phần lớn các phiếu đều nhận được sự đồng ý của các bác sĩ điều trị (68,4%), có 5 ca can thiệp dược trực
tiếp (10%), 6 ca can thiệp dược hồi cứu (12%).
Kết luận: Tuy mới bước đầu triển khai hai hình thức thông tin thuốc mới, nhưng từ các hoạt động và kết
quả thực tế cho thấy hai hình thức trên hết sức cần thiết, nhận được sự đồng tình và ủng hộ của các bác sĩ cũng
như nhân viên y tế trong bệnh viện như điều dưỡng, kỹ thuật viên ... Từ đó cũng cho thấy người dược sĩ dược
lâm sàng đã có đóng góp đáng kể trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh, hỗ trợ việc xây
dựng công tác dược bệnh viện với quy mô mang tầm chuyên sâu về lâm sàng hơn.
Từ khóa: Phiếu thông tin thuốc, phiếu xem xét sử dụng thuốc
ABSTRACT
SURVEY ON IMPROVEMENT OF DRUG INFORMATION AND MEDICATION REVIEW ACTIVITIES
AT THE HOSPITAL OF DISTRICT 11 IN 2017
Dao Duy Kim Nga, Nguyen Tan Phong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 3‐ 2018: 406 ‐ 410
Objectives: Since the introduction of Circular No. 31/2012/TT-BYT on guidelines for clinical pharmacy
practice, the pharmacy department at the Hospital of District 11 has built a practice model of clinical practice.
This study aimed to describe drug information activities and medication review at the hospital.
Methods: Unit of Clinical Pharmacy consists of 4 clinical pharmacists who work at six clinical department
practices. They received passively drug information questions from health care providers and answered to them
and conducted medication review of patient cases according to the Vi-Med® form.
Results: After 6 months of implementation, clinical pharmacists answered 38 drug information questions
and conducted medications review of 50 patient cases. The majority of the drug information questions were formed
* Khoa dược, Bệnh viện quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà, ĐT: 0918297368, Email: nga43@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 407
doctors (68,4%). Of 50 medication review cases, 28,2% were from internal department, 33,3% drug-related
problems were related to dosage wrong and proposed 15 interventions of drug change.
Conclusion: Although the drug information and medication review have been initially introduced
in the hospital, the results show that these activities are very necessary and have received the support of
health care providers. It has also been shown that clinical pharmacists have made significant
contributions to quality of health care.
Key words: drug information, medication review, clinical practice
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tin thuốc là một trong những lĩnh
vực chuyên biệt của chuyên ngành dược lâm
sàng và là một trong những nhiệm vụ chuyên
môn quan trọng của khoa dược bệnh viện(3).
Tuy nhiên, trên thực tế, tại các bệnh viện, hoạt
động này dường như chưa được chú trọng và
đánh giá cao đúng mức do có nhiều nguyên
nhân như thiếu nhân lực, triển khai không
đồng bộ, tính chất không thường xuyên,
hoặc đơn thuần chỉ mang tính chất khảo sát,
đánh giá mang tính tổng quát chưa có tính
đồng bộ, chưa có tính chuyên sâu về mặt thực
tiễn cũng như trên thực hành lâm sàng của các
nhân viên y tế và người bệnh(4). Trong suốt
những năm qua, từ năm 2012‐2016, Khoa dược
bệnh viện quận 11 đã khảo sát và đã áp dụng
cải tiến triển khai thành công mô hình thông
tin thuốc trong hoạt động tư vấn sử dụng
thuốc cho các bệnh nhân nội ngoại trú cũng đã
đánh giá và nhận thấy được những bất cập,
khó khăn trong việc triển khai hoạt động trên.
Do đó, trong năm 2017, trên đà đẩy mạnh hoạt
động dược lâm sàng tại bệnh viện, khoa dược
bệnh viện quận 11 tiếp tục cải tiến theo định
hướng chuyên sâu tại các Khoa lâm sàng nội
trú có lưu bệnh và đánh giá lại hoạt động
thông tin thuốc này với mục đích không chỉ
dừng lại ở việc cung cấp thông tin chuyên
môn lâm sàng mà còn đưa ra các khuyến cáo,
giải pháp nhằm giúp các bác sĩ sử dụng thuốc
an toàn và hợp lí trên người bệnh và có thêm
nhiều phương án lựa chọn trong điều trị cũng
như cập nhật thông tin y khoa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân viên y tế, chủ yếu là các bác sĩ tại
các khoa lâm sàng như khoa nội tim mạch –
chuyển hóa, khoa nội tổng hợp, khoa ngoại chấn
thương chỉnh hình, khoa ngoại tổng quát, khoa
sản, khoa nhi và khoa dược.
Phương pháp nghiên cứu
Triển khai hoạt động thông tin thuốc nội trú
tại bệnh viện thông qua hai hình thức sau:
Thứ nhất là phiếu thông tin thuốc: tiếp nhận
câu hỏi của các bác sĩ và nhân viên y tế thông
qua các hoạt động tại khoa lâm sàng: họp giao
ban, đi buồng, các buổi thảo luận chuyên đề tại
khoa. Tiến hành đánh giá, phân loại và trả lời
thông tin thuốc.
Thứ hai là phiếu xem xét sử dụng thuốc:
kiểm tra hồ sơ bệnh án để kịp thời phát hiện các
sai sót trong hoạt động kê đơn và sử dụng thuốc
tại các khoa lâm sàng, phỏng vấn người bệnh tại
giường và đề ra các biện pháp can thiệp dược
với các bác sĩ tại các khoa lâm sàng nếu có (2).
Thời gian: Từ 01/08/2017 đến 01/12/2017.
Cơ sở dữ liệu: tiến hành thu thập, tra cứu,
tổng hợp và sàng lọc thông tin qua 03 nguồn
thông tin(5,1):
Nguồn thông tin cấp 1: từ các trang web và
bài báo quốc tế, bao gồm các loại bài báo sau:
Origianal article (Systematic review, Meta‐
analysis, Case report).
Editorial.
Commentary.
Review article.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 408
Clinical practice.
Nguồn thông tin cấp 2: US National
Library of Medicine National Institutes of
Health,
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/.
US Food and Drug Administration,
https://www.fda.gov/.
Nguồn thông tin cấp 3: American Society of
Health System (AHFS) drug information 2011.
Dược thư quốc gia Việt Nam 2012.
British National Formulary (BNF) 73 (2017).
British National Formulary (BNF) for
Children 2014‐2015.
Drugs during Pregnancy and Lactation
3rd (2014).
Prescribing in Pregnancy 4th (2009).
Martindale 36th (2009).
KẾT QUẢ
Kết quả phiếu thông tin thuốc
Số lượng phiếu thông tin thuốc tại mỗi khoa
lâm sàng
Bảng 1. Số lượng phiếu thông tin thuốc tại các khoa
lâm sàng.
STT Khoa lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nội Tổng hợp 10 26,3
2 Nội Tim mạch, chuyển hóa 11 28,9
3 Ngoại chấn thương chỉnh hình 0 0,0
4 Ngoại tổng quát 1 2,6
5 Sản 10 26,3
6 Nhi 1 2,6
7 Khác 5 13,2
Nhận xét: Nhận thấy, phiếu thông tin thuốc
cung cấp nhiều nhất cho khoa Nội Tim mạch,
chuyển hóa chiếm 28,9%.
Phân loại nội dung thông tin thuốc(6)
Bảng 2. Số lượng phiếu thông tin thuốc theo nội
dung
STT Nội dung thông tin thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Liên quan đến biệt dược, hoạt
chất
2 5,3
2
Liên quan đến dạng bào chế và
sinh khả dụng của chúng
2 5,3
STT Nội dung thông tin thuốc Số lượng Tỷ lệ (%)
3 Liên quan đến dược lực học 2 5,3
4 Liên quan đến dược động học 3 7,9
5
Liên quan đến đánh giá sử
dụng/lựa chọn thuốc
1 2,6
6 Liên quan đến liều dùng 3 7,9
7
Liên quan đến đường dùng,
cách dùng
1 2,6
8
Liên quan đến tác dụng phụ, độc
tính
5 13,2
9 Liên quan đến chỉ định 2 5,3
10 Liên quan đến chống chỉ định 1 2,6
11
Liên quan đến tính tương kị, độ
ổn định của thuốc
0 0,0
12 Liên quan đến tương tác thuốc 4 10,5
13
Liên quan đến sử dụng thuốc
cho phụ nữ mang thai và cho
con bú
6 15,8
14 Sử dụng thuốc 4 10,5
15 Bảo quản thuốc 2 5,3
Nhận xét: Nhận thấy, số lượng phiếu
thông tin thuốc liên quan nhiều nhất đến
thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho
con bú (15,8%).
Đối tượng đề xuất câu hỏi thông tin thuốc
Bảng 3. Đối tượng đề xuất câu hỏi thông tin thuốc
STT Đối tượng đề xuất Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Bác sĩ 26 68,4
2 Điều dưỡng 0 0
3 Bệnh nhân 0 0
4 Khác 12 31,6
Nhận xét: Nhận thấy, đối tượng đề xuất
thông tin thuốc nhiều nhất là bác sĩ chiếm 75%.
Đánh giá hoạt động thông tin thuốc chuyên
sâu
Thuận lợi
Bác sĩ tại các khoa lâm sàng nhận thức và
hiểu được vai trò của người dược sĩ lâm sàng
trong quá trình điều trị bệnh cho người bệnh,
chủ động hợp tác, tạo điều kiện để có thể giảm
thiểu được sai sót do sử dụng thuốc gây ra.
Khó khăn
Đội ngũ dược sĩ lâm sàng còn trẻ chưa có
nhiều kinh nghiệm trong phân tích sử dụng
thuốc cũng như giao tiếp với bệnh nhân.
Dược sĩ lâm sàng sau khi thu thập thông tin
bệnh nhân phải mất nhiều thời gian phân tích sử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 409
dụng thuốc do đó đa phần nhiều ca chỉ có thể
can thiệp hồi cứu chứ chưa thể can thiệp trực
tiếp vào việc sử dụng thuốc của bệnh nhân đang
xem xét.
Kết quả phiếu xem xét sử dụng thuốc
Đối tượng
Quá trình xem xét sử dụng thuốc đều thực
hiện trên các bệnh nhân nội trú đang điều trị tại
các khoa lâm sàng.
Số lượng phiếu xem xét sử dụng thuốc tại khoa
lâm sàng
Bảng 4. Số lượng phiếu xem xét sử dụng thuốc tại
các khoa lâm sàng.
STT Khoa lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nội Tổng hợp 22 44,0
2 Nội Tim mạch,
chuyển hóa
8 16,0
3 Ngoại chấn thương 7 14,0
4 Sản 2 4,0
5 Ngoại tổng quát 9 18,0
6 Nhi 1 2,0
7 Khác 1 2,0
Nhận xét: Nhận thấy, phiếu xem xét sử dụng
thuốc thực hiện nhiều nhất tại khoa Nội tổng
hợp chiếm 44% do đây là Khoa lâm sàng đông
bệnh và sử dụng nhiều thuốc nhất bệnh viện
nên Khoa được đề xuất và chọn lựa triển khai thí
điểm đầu tiên trong bệnh viện.
Các vấn đề sử dụng thuốc thực hiện xem xét (2)
Bảng 5. Các vấn đề sử dụng thuốc thực hiện xem xét
STT
Vấn đề sử dụng
thuốc
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Chỉ định thừa 1 6,7
2 Chỉ định chưa hợp lí 3 20,0
3 Chỉ định thiếu 1 6,7
4 Liều dùng 5 33,3
5 Cách dùng thuốc 2 13,3
6
Tác dụng không
mong muốn
0 0,0
7 Tương tác thuốc 0 0,0
8 Theo dõi điều trị 3 20,0
Nhận xét: Phần lớn các vấn đề sử dụng
thuốc khi được tiến hành khảo sát chủ yếu liên
quan đến liều dùng chiếm tỷ lệ 33,3 %.
Kết quả can thiệp dược từ hoạt động xem xét sử
dụng thuốc
Bảng 5. Phân loại kết quả can thiệp dược.
STT Loại can thiệp dược Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Can thiệp trực tiếp 5 10,0
2 Can thiệp hồi cứu 6 12,0
3
Không có can thiệp
dược
39 78,0
Bảng 6. Phân loại hình thức can thiệp dược.
STT
Hình thức can thiệp
dược
Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Dừng thuốc 1 6,7
2 Thay thuốc 3 20,0
3 Thêm thuốc 2 13,3
4 Tăng liều 2 13,3
5 Giảm liều 3 20,0
6
Tối ưu hóa cách
dùng thuốc
2 13,3
7
Tối ưu quá trình theo
dõi người bệnh
2 13,3
Nhận xét: Phần lớn không thực hiện sự can
thiệp dược trong quá trình dùng thuốc của các
bác sĩ tại các khoa lâm sàng (gần 78%).
Tỉ lệ can thiệp dược trực tiếp vẫn có nhưng
không cao (10%), trong các đề xuất tư vấn cho
bác sĩ điều trị thì chủ yếu là tối ưu hóa quá trình
theo dõi người bệnh (2/5 ca can thiệp trực tiếp).
Đối tượng đề xuất các can thiệp dược trực
tiếp là các bác sĩ đều trị.
Đánh giá hoạt động xem xét sử dụng thuốc
Thuận lợi
Được sự hỗ trợ của các bác sĩ điều trị tại
Khoa lâm sàng khi dược sĩ chưa hiểu rõ hướng
và phương án điều trị.
Các ý kiến từ dược sĩ được các bác sĩ tại khoa
lâm sàng ghi nhận và đồng ý.
Được sự hợp tác của người bệnh khi dược sĩ
đi thu thập thêm thông tin còn thiếu từ hồ sơ
bệnh án.
Người bệnh có thái độ rất vui mừng khi tiếp
xúc với các dược sĩ đi phỏng vấn như là được
nhân viên y tế thăm hỏi và quan tâm đến tình
trạng sức khỏe của mình.
Khó khăn
Thời gian đi phỏng vấn người bệnh còn ít,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 410
chưa bao phủ hết người bệnh, chủ yếu lựa chọn
ngẫu nhiên.
Chưa dành nhiều thời gian để thảo luận kỹ
với bác sĩ phụ trách bệnh được lựa chọn phỏng
vấn tại khoa lâm sàng.
Dược sĩ dược lâm sàng còn thiếu kinh
nghiệm, chưa có nhiều tài liệu và kiến thức để
cùng phối hợp với bác sĩ điều trị tại khoa
lâm sàng.
BÀN LUẬN
Ngoài những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt
động thông tin thuốc của người DSDLS tại bệnh
viện như cung cấp các thông tin đơn thuần liên
quan đến thuốc sử dụng (chỉ định, chống chỉ
định, liều dùng, tác dụng phụ,), tập huấn các
hướng dẫn thông tư liên quan đến Dược do bộ y
tế ban hành, các chương trình hội thảo về sử
dụng thuốc (tập huấn sử dụng bút tiêm insulin,
sử dụng bình xịt hen phế quản, ),thì hai hoạt
động thông tin thuốc mới này thực sự đã cho
người dược sĩ một cơ hội được tiếp cận và tham
gia một cách chủ động trong quá trình điều trị
bệnh, những hoạt động mà trước kia đơn thuần
được thực hiện bởi các cán bộ y tế đó là bác sĩ,
điều dưỡng, kĩ thuật viên. Từ kết quả cho thấy
hoạt động này cũng đã đạt được một số thành
công ban đầu là có 4 ca can thiệp dược trực tiếp,
được sự đồng thuận của bác sĩ điều trị tại các
khoa lâm sàng. Không chỉ thế, thông qua việc
tham gia đi buồng cùng các bác sĩ và trả lời các
thắc mắc liên quan đến thuốc sử dụng thông qua
phiếu thông tin thuốc còn giúp cho người dược
sĩ có thêm tiếng nói và nâng cao vai trò của
người dược sĩ trong hoạt động lâm sàng, tăng
tính kết nối, cải thiện mối quan hệ giữa các nhân
viên y tế với nhau. Cuối cùng, hai hoạt động này
là bước đầu và nền tảng để từ đó khoa Dược
bệnh viện quận 11 mong muốn hướng tới việc
trao dồi, đào tạo thêm nhiều dược sĩ có kĩ năng
và kiến thức đủ trình độ và bản lĩnh để cùng
phối hợp với các bác sĩ trong quá trình điều trị,
nhất là hoạt động bình bệnh án, tham dự hội
chẩn chuyên khoa và liên chuyên khoa trong
tương lai.
KẾT LUẬN
Mô hình hoạt động cải tiến thông tin thuốc
đã góp phần cho công tác dược bệnh viện cụ thể
là công tác dược lâm sàng được chuyên sâu và
thực tế hơn đóng góp đáng kể trong hoạt động
chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh
nhằm giúp các bác sĩ sử dụng thuốc an toàn –
hợp lí, có thêm nhiều phương án lựa chọn trong
điều trị cũng như cập nhật thông tin y khoa. Mặc
dù đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra
nhưng vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến
việc thông tin thuốc cho bác sĩ, nhân viên y tế và
bệnh nhân như thời gian tra cứu, kinh nghiệm,
tài liệu và kiến thức lâm sàng Vì vậy, trong
tương lai sẽ mở rộng cũng như xây dựng công
cụ hỗ trợ hoạt động thông tin thuốc góp phần
đẩy mạnh công tác dược lâm sàng và quản lý về
dược tại bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alván G. et al (1995). References used in a Drug Information
Centre. Eur J Clin Pharmacol. 49: 87‐89.
2. Bộ y tế (2012), Thông tư 31/2012/TT‐BYT ngày 20 tháng 12
năm 2012 về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh
viện.
3. Hutchinson R. and Burkholder D.F. (2006). Clinical Pharmacy
Practice ‐ its functional relationship to drug information
service. Ann Pharmacother. 40: 316‐320.
4. Malone, P Mosdell K, Kier K, Stanovich K (2001). Drug
Information : A Guide for Pharmacists. Chapter 1‐3, 2nd edition,
3‐40. McGraw‐Hill. New York, United States.
5. Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi (2015).
Thông tin thuốc. 2‐5, 12‐57. Nhà xuất bản y học.
6. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Liên
Hương, Đỗ Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thị Hồng Thủy (2010).
Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa
lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y
học.
Ngày nhận bài báo: 03/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hoat_dong_cai_tien_cong_tac_thong_tin_thuoc_tai_ben.pdf