Tài liệu Khảo sát hoạt động cải tiến công tác dược lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 291
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Đào Duy Kim Ngà*, Bùi Thị Bích Phượng*, Võ Thị Hà**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Từ khi thông tư 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong
bệnh viện được ban hành, Khoa dược Bệnh viện quận 11 (KDBVQ11) đã từng bước triển khai các hoạt động dược
lâm sàng (DLS) mang tính trọng tâm và chuyên sâu nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo
đúng hướng dẫn của thông tư trong suốt 5 năm qua. Bài nghiên cứu này nhằm trình bày những kết quả mà Khoa
dược cùng Tổ DLS đã thực hiện trong thời gian qua.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang – mô tả Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp các thông tin liên
quan đến dược lâm sàng tại 6 khoa lâm sàng ở Bệnh viện quận 11 (BVQ11) bao gồm phiếu thông tin thuốc, các
phản ứn...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hoạt động cải tiến công tác dược lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 291
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017
Đào Duy Kim Ngà*, Bùi Thị Bích Phượng*, Võ Thị Hà**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Từ khi thông tư 31/2012/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong
bệnh viện được ban hành, Khoa dược Bệnh viện quận 11 (KDBVQ11) đã từng bước triển khai các hoạt động dược
lâm sàng (DLS) mang tính trọng tâm và chuyên sâu nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo
đúng hướng dẫn của thông tư trong suốt 5 năm qua. Bài nghiên cứu này nhằm trình bày những kết quả mà Khoa
dược cùng Tổ DLS đã thực hiện trong thời gian qua.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang – mô tả Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp các thông tin liên
quan đến dược lâm sàng tại 6 khoa lâm sàng ở Bệnh viện quận 11 (BVQ11) bao gồm phiếu thông tin thuốc, các
phản ứng có hại của thuốc, các sai sót liên quan đến sử dụng thuốc và tư vấn việc dùng thuốc cho các bệnh nhân
nội-ngoại trú.
Kết quả: Từ năm 2012-2016, Khoa dược tiến hành xây dựng đội ngũ cũng như quy trình nhằm thực hiện
một cách quy chuẩn các hướng dẫn của thông tư. Trong năm 2017, Khoa Dược tiến hành thu thập số liệu báo cáo
và thống kê kết quả thực hiện các hoạt động dược lâm sàng bao gồm 16 phiếu thông tin thuốc, 31 phiếu xem xét
sử dụng thuốc, ghi nhận và báo cáo 16 ca phản ứng có hại của thuốc về trung tâm ADR quốc gia, giám sát 884
trường hợp xảy ra sai sót trong quá trình kê đơn cấp phát thuốc ngoại trú, tư vấn nội trú trung bình 420
ca/tháng, tư vấn ngoại trú trung bình 100 ca/tháng.
Kết luận: Tuy mới bước đầu triển khai cải tiến các hoạt động DLS nhưng đội ngũ DLS đã nhận được sự
đồng tình và ủng hộ trên tất cả các phương diện từ lãnh đạo đến các bác sĩ cũng như nhân viên y tế trong bệnh
viện như điều dưỡng, kỹ thuật viên ... Từ đó cũng cho thấy người DSDLS đã có đóng góp đáng kể trong hoạt
động chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh, hỗ trợ việc xây dựng công tác dược bệnh viện với quy mô
mang tầm chuyên sâu về lâm sàng hơn.
Từ khóa: Dược lâm sàng, Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý
ABSTRACT
IMPLEMENTATION OF CLINICAL PHARMACY ACTIVITIES AT THE DISTRICT 11 HOSPITAL
Dao Duy Kim Nga, Bui Thi Bich Phuong, Vo Thi Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 291- 296
Objectives: Since the Circular 31/2012/Minister of Health on guidelines for clinical pharmacy practice in
hospitals has been issued, the pharmacy department at District 11 Hospital has built a model of clinical practice
over the past 5 years. This study aimed to describe clinical activities implemented at the hospital.
Methods: The Unit of Clinical Pharmacy consists of 4 clinical pharmacists who work at both at
pharmacy department and at six clinical departments. Clinical pharmacy activities included answer to drug
information questions, medication review, reporting of adverse-drug reactions, detection of medication
errors, and patient counseling.
Results: During last 1 year of implementation, clinical pharmacists Answered 16 questions of drug
information, conducted 31 medication reviews of patients cases, reported 16 cases of ADR to the Nation Center, of
* Khoa dược, Bệnh viện quận 11 thành phố Hồ Chí Minh, **Khoa dược, Đại học Y dược Huế
Tác giả liên lạc: DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà, ĐT: 0918297368, Email: nga43@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 292
which drug-related antibiotics and cardiovascular disease accounted for the highest proportion (81.25%). The
study also detected 884 medication errors during analysis of outpatients’ prescription. Patient counseling by
pharmacists was 420 cases per month for inpatients and 100 patients per month for outpatients.
Conclusion: Although the initial phase of implementation of clinical pharmacy activities, the results
showed that the model of clinical practice at the District 11 Hospital is practical and useful to improve
quality of drug use. Clinical pharmacists have contributed significantly to optimal drug use via clinical
practice activities.
Keyword: Clinical pharmacy, clinical pharmacist, model
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành dược lâm sàng (DLS) phát triển khá
muộn màng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Khởi đầu, ngành DLS được hình thành, phát
triển và đưa vào giảng dạy đầu tiên vào năm
1960 tại trường đại học California, Mỹ. Sau đó,
được nhân rộng sang các nước châu Âu và phát
triển rộng khắp trên toàn thế giới. Tại Việt Nam,
ngành DLS vẫn còn non trẻ, chỉ chính thức được
đưa vào mô hình đào tạo dược sĩ cách đây hơn
20 năm tại hai trường đại học lớn cả nước như
trường đại học Dược Hà Nội và Khoa Dược –
trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
Trong xu thế phát triển tất yếu của công tác
Dược tại bệnh viện, ngành Y tế Việt Nam cũng
đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng và
triển khai về mặt thực tiễn công tác của dược sĩ
tại bệnh viện thông qua các qui định thông tư
như Luật Dược số 105/2016/QH13 của Chính
Phủ, Thông tư 31/2012/TT-BYT của Bộ Y tế
hướng dẫn hoạt động DLS trong bệnh viện, 12
khuyến cáo triển khai hiệu quả hoạt động dược
lâm sàng tại các bệnh viện của Sở Y Tế Tp.Hồ
Chí Minh ban hành trong năm 2017(1,3).
Nhận thấy rõ được vai trò và tầm quan trọng
của người dược sĩ trong hoạt động chăm sóc y tế
tại bệnh viện và nhận thức đúng về định hướng
cũng như xu thế tất yếu của ngành Dược Việt
Nam trong tương lai, KDBVQ11 trong suốt 05
năm qua, đã triển khai và hoàn thành từng mục
tiêu cụ thể, hoàn thiện và xây dựng mô hình phù
hợp theo đúng quy định cho các hoạt động DLS
của BVQ11. Trước năm 2017, Khoa dược đã triển
khai các hoạt động DSL cơ bản bao gồm thông
tin thuốc trên trang web điện tử của bệnh viện,
tủ thông tin thuốc, các sai sót liện quan đến sử
dụng thuốc, các phản ứng có hại của thuốc. Vì
thế trong năm 2017, trên đà đẩy mạnh hoạt động
dược lâm sàng, KDBVQ11 tiếp tục cải tiến theo
định hướng chuyên sâu lâm sàng tại các Khoa
lâm sàng nội trú có lưu bệnh như đi buồng bệnh
với các bác sĩ tại các khoa Nội tổng hợp, Nội tim
mạch – chuyển hóa, Ngoại chấn thương chỉnh
hình. Bên cạnh đó, DSDLS còn cung cấp những
thông tin chuyên môn lâm sàng, các khuyến cáo,
giải pháp và can thiệp dược nhằm giúp các bác sĩ
sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trên người bệnh
và có thêm nhiều phương án lựa chọn trong điều
trị cũng như cập nhật thông tin y khoa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động DLS cải tiến theo hướng
chuyên sâu tại BVQ11 bao gồm 5 hoạt động chủ
yếu sau:
Thông tin thuốc: Phiếu thông tin thuốc,
phiếu xem xét sử dụng thuốc, các sản phẩm
thông tin thuốc.
Phản ứng có hại của thuốc - ADR (adverse
drug reaction).
Sai sót trong sử dụng thuốc - ME
(medication error).
DLS tại khoa lâm sàng và phòng bệnh.
Tư vấn sử dụng thuốc nội trú và ngoại trú.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang – mô tả. Thu thập,
phân tích, đánh giá và cung cấp các thông tin
liên quan đến DLS tại các khoa lâm sàng ở
BVQ11.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 293
Thời gian
Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017.
Cơ sở dữ liệu
Tiến hành thu thập, tra cứu, phân tích, tổng
hợp và đánh giá.
KẾT QUẢ
Hoạt động thông tin thuốc
Trong những năm qua, BVQ11 đã thực hiện
gần như đầy đủ các hoạt động thông tin thuốc
như tủ thông tin thuốc, gửi bản giấy thông tin
thuốc, đăng thông tin thuốc lên thư viện điện tử
của bệnh viện, thông tin thuốc tại hội trường,
bản tin thông tin thuốc, phát hành các tập san
hàng quý (2,6). Trong năm 2017, KDBVQ11 đã
triển khai thêm hai hoạt động thông tin thuốc
mới là phiếu thông tin thuốc và phiếu xem xét sử
dụng thuốc. Hai hình thức thông tin thuốc này
giúp cho ngoài việc cung cấp cho bác sĩ các
thông tin liên quan đến thuốc: tương tác, tác
dụng phụ, liều, chỉ định, chống chỉ định, thì
DSDLS còn đưa ra các khuyến cáo nhằm giúp
các bác sĩ có thêm nhiều phương án trong sử
dụng thuốc điều trị cho bệnh nhận. Hai hoạt
động cũng đã đạt được những kết quả như cung
cấp 16 phiếu thông tin thuốc cho các BS và nhân
viên y tế, 31 phiếu xem xét sử dụng thuốc.
Bảng 1. Số lượng phiếu thông tin thuốc tại các khoa
lâm sàng.
STT Khoa lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nội Tổng hợp 10 26,3
2 Nội Tim mạch, chuyển hóa 11 28,9
3
Ngoại chấn thương chỉnh
hình
0 0,0
4 Ngoại tổng quát 1 2,6
5 Sản 10 26,3
6 Nhi 1 2,6
7 Khác 5 13,2
Nhận xét: Nhận thấy, phiếu thông tin thuốc
cung cấp nhiều nhất cho khoa Nội Tim mạch,
chuyển hóa chiếm 28,9%.
Phân loại nội dung thông tin thuốc (Error! Reference
source not found.)
Bảng 2. Số lượng phiếu thông tin thuốc theo nội
dung
STT
Nội dung thông tin
thuốc
Số lượng Tỷ lệ (%)
1
Liên quan đến biệt
dược, hoạt chất
2 5,3
2
Liên quan đến dạng
bào chế và sinh khả
dụng của chúng
2 5,3
3
Liên quan đến dược
lực học
2 5,3
4
Liên quan đến dược
động học
3 7,9
5
Liên quan đến đánh
giá sử dụng/lựa chọn
thuốc
1 2,6
6
Liên quan đến liều
dùng
3 7,9
7
Liên quan đến đường
dùng, cách dùng
1 2,6
8
Liên quan đến tác
dụng phụ, độc tính
5 13,2
9 Liên quan đến chỉ định 2 5,3
10
Liên quan đến chống
chỉ định
1 2,6
11
Liên quan đến tính
tương kị, độ ổn định
của thuốc
0 0,0
12
Liên quan đến tương
tác thuốc
4 10,5
13
Liên quan đến sử
dụng thuốc cho phụ
nữ mang thai và cho
con bú
6 15,8
14 Sử dụng thuốc 4 10,5
15 Bảo quản thuốc 2 5,3
Nhận xét: Nhận thấy, số lượng phiếu
thông tin thuốc liên quan nhiều nhất đến
thuốc sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho
con bú (15,8%).
Bảng 3. Số lượng phiếu xem xét sử dụng thuốc tại
các khoa lâm sàng.
STT Khoa lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nội Tổng hợp 22 44,0
2 Nội Tim mạch,
chuyển hóa
8 16,0
3 Ngoại chấn thương 7 14,0
4 Sản 2 4,0
5 Ngoại tổng quát 9 18,0
6 Nhi 1 2,0
7 Khác 1 2,0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 294
Nhận xét: Phần lớn các vấn đề sử dụng
thuốc khi được tiến hành khảo sát chủ yếu liên
quan đến liều dùng chiếm tỷ lệ 33,3 %.
Phản ứng có hại của thuốc ADR (adverse drug
reaction)
Là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của người dược sĩ trong việc giám sát các phản
ứng có hại liên quan đến sử dụng thuốc tại các
khoa lâm sàng. Bên cạnh việc ghi nhận các
trường hợp nghi ngờ ADR liên quan đến sử
dụng thuốc, DSDLS còn cung cấp thêm những
thông tin đồng thời cùng các nhân viên y tế khác
tham gia giám sát, theo dõi quá trình dùng thuốc
(2). Khảo sát từ tháng 01 đến tháng 09 trong năm
2017, đã ghi nhận và báo cáo về trung tâm ADR
quốc gia 16 ca ADR liên quan đến thuốc, trong
đó các thuốc liên quan đến kháng sinh và tim
mạch chiếm tỉ lệ cao nhất (81,25%).
Hình 1. Tỷ lệ các nhóm thuốc liên quan đến ADR ghi nhận trong năm 2017 tại BVQ11.
Sai sót trong sử dụng thuốc ME (medication
error)
Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát
trên hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú trong thời
gian từ tháng 01 đến tháng 09 năm 2017, bộ phận
giám định đơn thuốc cấp phát ngoại trú của
KDBVQ11 đã ghi nhận được có 884 trường hợp
xảy ra sai sót (ME), trong đó, chỉ riêng tại Khoa
khám bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,42%. Các sai
sót này đã được giám định và phát hiện chỉnh
sửa kịp thời, thông thường chủ yếu xảy ra trong
hoạt động kê đơn thuốc của bác sĩ như sai số
lượng thuốc, trùng thuốc, nhầm tên bệnh nhân,
và không đúng với quy định kê đơn.
DLS tại khoa lâm sàng và phòng bệnh
DSDLS tham gia các hoạt động đi buồng,
giao ban cùng các BS tại các khoa lâm sàng cố
định vào các ngày trong tuần. Nội dung hoạt
động như ghi nhận báo các hoạt động khám
chữa bệnh tại các khoa lâm sàng, cung cấp thông
tin liên quan đến thuốc sử dụng tại khoa, ghi
nhận và trả lời các câu hỏi của các BS tại các khoa
lâm sàng, tham gia bình đơn và bình bệnh án.
Ưu điểm
Giúp người DS có cái nhìn thực tế về mặt
lâm sàng cũng như sử dụng thuốc trên
người bệnh.
Trao đổi trực tiếp với BS điểu trị trong việc
thông tin thuốc và sử dụng thuốc.
Học hỏi các BS trong việc giao tiếp, chăm sóc
và thăm khám BN.
Củng cố và học hỏi thêm các kiến thức y
khoa từ các BS đồng nghiệp.
Khó khăn
DSDLS chưa thực sự trực tiếp tham gia vào
quá trình điều trị bệnh, chỉ tham gia hỗ trợ cho
hoạt động thăm khám thông qua hoạt động
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 295
thông tin thuốc, bình đơn thuốc và bình bệnh án.
Tư vấn sử dụng thuốc nội trú và ngoại trú
Từ năm 2012, KDBVQ11 đã triển khai hoạt
động tư vấn sử dụng thuốc tại khu nội và ngoại
trú, nhằm giúp cho người bệnh hiểu được cách
thức tự chăm sóc mình (bản thân), biết dùng
thuốc đúng cách và tuân thủ điều trị một cách
chủ động hơn. Mảng tư vấn sử dụng thuốc tuy
còn hạn chế về mặt thời gian, nhân lực cũng như
tiềm lực, nhưng cũng đã đóng góp tích cực vào
thành công chung trong hoạt động chăm sóc sức
khỏe của người bệnh, tạo dựng được niềm tin và
cải thiện mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân
viên y tế (4).
Khảo sát từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2017,
cụ thể như sau:
Hoạt động tư vấn nội trú trung bình 420
ca/tháng.
Hoạt động tư vấn ngoại trú trung bình 100
ca/tháng.
Thời gian hoạt động tư vấn thực hiện hàng
ngày trung bình 2 giờ/1 ngày.
BÀN LUẬN
Hoạt động thông tin thuốc
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt
động thông tin thuốc nên Khoa dược bệnh viện
quận 11 mong muốn không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp những kiến thức đơn thuần về thuốc
như chỉ định, chống chỉ định, tương tác, tác
dụng phụ,thông qua các hình thức đã triển
khai. Nhưng trên hết, Khoa dược, nhất là các
DSDSL mong muốn mang lại những thông tin
chuyên sâu và hữu ích về mặt lâm sàng để các
bác sĩ tham khảo và tối ưu hóa việc điều trị cho
bệnh nhân tại bệnh viện, nhất là mảng nội trú
với các tình trạng bệnh nặng, có nhiều bệnh lý
kèm theo, sử dụng nhiều thuốc đòi hỏi người
bác sĩ không những có những kiến thức về bệnh
học và điều trị bệnh, mà còn nắm vững những
thông tin liên quan đến thuốc. Đó là những hạn
chế chung của các bác sĩ và là vấn đề lớn của
ngành y tế hiện nay với bối cảnh quá tải tại các
bệnh viện, khung thời gian bị giới hạn, khối
lượng công việc nhiều, rào cản về ngôn ngữ
khiến việc thu thập, tìm hiểu, và sàng lọc những
thông tin về thuốc để có những kinh nghiệm về
sử dụng thuốc an toàn, hợp lí là không dễ dàng
(5). Do đó, DSDLS như một cánh tay đắc lực và là
một người hỗ trợ rất cần thiết để giúp các bác sĩ
giảm nhẹ đi một phần nào áp lực trong hoạt
động khám chữa bệnh. Cho nên phiếu thông tin
thuốc và phiếu xem xét sử dụng thuốc như cầu
nối không những giúp nâng cao hiệu quả điều
trị mà còn cải thiện mối quan hệ, tăng tính gắn
bó và sự hợp tác giữa các đồng nghiệp với nhau
bằng những trao đổi và góp ý về vấn đề được
đặt ra. Tuy bước đầu triển khai, đội ngũ nhân
lực còn ít nhưng hoạt động thông tin mới này đã
nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ phía các
nhân viên y tế, nhất là đội ngũ bác sĩ, và đó là
nguồn động lực để khoa dược mạnh dạn triển
khai một cách toàn diện hoạt động thông tin
thuốc này đến tất cả các khoa phòng và hướng
tới nhiều đối tượng hơn nhất là điều dưỡng,
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc
và sai sót trong sử dụng thuốc
Đây là hai hoạt động được triển khai khá tốt
và ổn định tại bệnh viện quận 11 trong những
năm qua. Hai hoạt động này được thực hiện một
cách thường quy và ghi nhận lại bằng văn bản.
Hơn thế nữa khoa dược đã xây dựng được phần
mềm hiện có tại bệnh viện là phần mềm ADR và
phẩn mềm ME giúp cho các hoạt động thống kê,
báo cáo và giám sát được nhanh chóng, hiệu quả
và tiết kiệm thời gian.
Hoạt động DLS tại khoa lâm sàng và phòng
bệnh
Là một hoạt động mới mà khoa Dược đang
triển khai bắt đầu từ quý IV năm 2017. Hoạt
động DLS tại các khoa phòng nhằm cung cấp
thông tin một cách nhanh chóng cho các bác sĩ,
hỗ trợ cho công tác khám và chữa bệnh nội
trú. Hoạt động này giúp cho người bác sĩ và
dược sĩ có cơ hội trực tiếp trao đổi, phối hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 296
và giải quyết vấn đề ngay trong lúc thăm
khám bệnh, là một hoạt động thiết thực nhất
của mảng DLS bệnh viện. Bên cạnh đó, hoạt
động này còn mang đến cho người dược sĩ có
cái nhìn bao quát về bệnh, về hoạt động thăm
khám, hiểu rõ cơ chế và cách điều trị bệnh,
đồng thời nắm bắt được nhu cầu của các bác sĩ
cũng như bệnh nhân từ đó có những cách thức
phù hợp trong hoạt động thông tin thuốc cho
bác sĩ và tư vấn dùng thuốc cho bệnh nhân
cũng như thân nhân người bệnh.
Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc
Tuy bị giới hạn về nhân lực và thời gian
nhưng đây là hoạt động thường nhật được
triển khai ở bộ phận cấp phát ngoại trú nhằm
giúp cho bệnh nhân hiểu rõ về những thông
tin liên quan đến thuốc mà mình sử dụng. Bên
cạnh đó, qua hoạt động tư vấn, người bệnh
còn nắm vững về cách dùng và thời điểm
dùng thuốc nhằm tối ưu hóa việc điều trị
bệnh. Trong tương lai, khoa dược mong muốn
phát triển thêm nhiều hình thức tư vấn sử
dụng thuốc mới như tư vấn qua trang web
trực tuyến của bệnh viện, tư vấn dùng thuốc
và phát thuốc tại nhà, tư vấn qua điện thoại,
nhằm nâng cao hoạt động chăm sóc sức khỏe
của người bệnh ngày một tốt hơn.
Đánh giá hoạt động DLS chuyên sâu trong năm
2017
Thuận lợi
Sự ủng hộ của Ban Giám đốc, lãnh đạo
các khoa.
Đội ngũ DSDLS là đội ngũ trẻ, nhiệt huyết,
năng động và ham học hỏi.
Các ý kiến từ dược sĩ được các bác sĩ tại khoa
lâm sàng ghi nhận và đồng ý.
Người bệnh có thái độ rất vui mừng khi tiếp
xúc với các dược sĩ đi phỏng vấn như là được
nhân viên y tế thăm hỏi và quan tâm đến tình
trạng sức khỏe của mình.
Khó khăn
Bệnh hiện đa khoa, số lượng DS mỏng (ít)
Chưa triển khai hết tất cả các khoa.
Các DS trẻ còn thiếu kinh nghiệm cần được
đào tạo thêm.
KẾT LUẬN
Mô hình hoạt động DLS cải tiến chuyên sâu
đã góp phần cho công tác dược bệnh viện đi vào
thực tế hơn đóng góp đáng kể trong hoạt động
chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở khám chữa bệnh
nhằm giúp các bác sĩ sử dụng thuốc an toàn –
hợp lí, có thêm nhiều phương án lựa chọn trong
điều trị cũng như cập nhật thông tin y khoa. Mặc
dù đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra
nhưng vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến
việc thông tin thuốc cho bác sĩ, nhân viên y tế và
bệnh nhân như thời gian tra cứu, kinh nghiệm,
tài liệu và kiến thức lâm sàng Vì vậy, trong
tương lai sẽ mở rộng cũng như xây dựng công
cụ hỗ trợ hoạt động DLS góp phần đẩy mạnh
công tác dược lâm sàng và quản lý về dược tại
bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2012), Thông tư 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12
năm 2012 về hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh
viện.
2. Bộ y tế (2013), quyết định số 188/QĐ-BYT ngày 4/4/2013 về
hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc tại
cơ sở khám chữa bệnh.
3. Chính phủ (2017), nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
4. Raynor DK (2011). ‘‘User-testing’’ as a method for testing the
fitness-for-purpose of written medicine information. Patient
Education and Counseling. 83, pp. 404–410.
5. Nguyễn Văn Tuấn (2010). Chuyên đề tim mạch học. Y học thực
chứng. Link:
hc-thc-chng-sanofi.html.
6. Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Ngọc Khôi (2015). Thông tin
thuốc. Nhà xuất bản y học. tr.12-57.
Ngày nhận bài báo: 03/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/03/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hoat_dong_cai_tien_cong_tac_duoc_lam_sang_tai_benh.pdf