Tài liệu Khảo sát hình thái tổn thương cột sống sau đơn thuần của gãy mâm chày: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 151
KHẢO SÁT HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG SAU ĐƠN THUẦN
CỦA GÃY MÂM CHÀY
Nguyễn Văn Lộc*, Nguyễn Lê Minh Thống*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy mâm chày tổn thương rất hay gặp tại các khoa Chấn Thương Chỉnh Hình và phân loại
Schazker thường được dùng dựa trên hình ảnh X-quang ở hai bình diện. Phân loại này chỉ đề cập đến mâm chày
trong và ngoài nhưng không để cập đến tổn thương phần sau của mâm chày. Mục đích của nghiên cứu là đánh
giá hình thái tổn thương cột sau của gãy mâm chày.
Phương pháp: Từ tháng 01/2014 – 06/2017 có 200 trường hợp gãy mâm chày tại khoa Chấn Thương
Chỉnh Hình bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Kết quả X-quang đủ hai bình diện dùng để phân loại theo Schatzker.
Kết quả CT dùng để sử dụng cho phân loại Ba Cột: Cột Trong, Cột Ngoài, Cột Sau. Tổn thương cột sau đơn
thuần của gãy mâm chày là mãnh gãy độc lập của cột sau mâm chày.
Kết...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình thái tổn thương cột sống sau đơn thuần của gãy mâm chày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 151
KHẢO SÁT HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG CỘT SỐNG SAU ĐƠN THUẦN
CỦA GÃY MÂM CHÀY
Nguyễn Văn Lộc*, Nguyễn Lê Minh Thống*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy mâm chày tổn thương rất hay gặp tại các khoa Chấn Thương Chỉnh Hình và phân loại
Schazker thường được dùng dựa trên hình ảnh X-quang ở hai bình diện. Phân loại này chỉ đề cập đến mâm chày
trong và ngoài nhưng không để cập đến tổn thương phần sau của mâm chày. Mục đích của nghiên cứu là đánh
giá hình thái tổn thương cột sau của gãy mâm chày.
Phương pháp: Từ tháng 01/2014 – 06/2017 có 200 trường hợp gãy mâm chày tại khoa Chấn Thương
Chỉnh Hình bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Kết quả X-quang đủ hai bình diện dùng để phân loại theo Schatzker.
Kết quả CT dùng để sử dụng cho phân loại Ba Cột: Cột Trong, Cột Ngoài, Cột Sau. Tổn thương cột sau đơn
thuần của gãy mâm chày là mãnh gãy độc lập của cột sau mâm chày.
Kết quả: Số lượng gãy cột sau mâm chày đơn thuần 67/200 trường hợp chiềm tỉ lệ Schazker. Tỉ lệ ở từ thấp
đến cao theo phân loại Schatzker II,IV,V,VI lần lượt 21,43%, 31,38%, 36,73%, 53,19%.
Kết luận: Tổn thương cột sau đơn thuần của gãy mâm chày không phải hiếm gặp, đặc biệt trong những tổn
thương năng lương cao. Hình ảnh CT rất hữu ích và chính xác cho từng mãnh gãy, phân loại Ba Cột giúp ta
hiểu rỏ về hình thái tổn thương, cơ chế chấn thương và hướng tiếp cận mãnh gãy thích hợp.
Từ Khóa: Schazker, Ba Cột, Gãy Cột Sau.
ABSTRACT
MORPHOLOGICAL CHARACTERISTICS OF POSTERIOR TIBIAL PLATEAU FRAGMENTS IN
TIBIAL PLATEAU FRACTURES
Nguyen Van Loc, Nguyen Le Minh Thong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 151 – 158
Objectives: Fractures of the tibial plateau are seen frequently in orthopedic trauma units and traditionally
classified based on two-dimension plain radiographs with the Schatzker Classification system, the most popular.
This system focuses on fractures involving the medial and lateral plateau but does not comment on fractures that
involve the posterior aspect of the tibial plateau. The purpose of this study was to investigate the morphological
characteristics of posterior tibial plateau fracture.
Methods: Between January 2014 and June 2017, 200 tibial plateau fractures admitted to Orthpeadics
Department of Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Antero-posterior and lateral plain radiographs were used for
Schatzker classification. CT imaging was used to further classify the fracture types with axial views dividing the
plateau into three columns: a lateral, medial, and posterior. Posterior tibial plateau fracture (PTPF) was defined as
a fracture with an independent fragment of the posterior column.
Results: PTPFs were found in 67 cases and had an incidence of 33.5% in this studied population. Except for
type III, PTPFs were observed in each type of the Schatzker classification system. The Schatzker type II, IV, V, and
VI fractures had increased percentages of PTPFs, with 21.43%, 31.38%, 36.73%, 53.19%.
Conclusions: Fractures of the posterior tibial plateau are not uncommon, especially in high-energy trauma.
* Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: BS. CKII. Nguyễn Văn Lộc ĐT: 0918914083 Email: drloc98@gmai.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 152
CT imaging is required to appreciate these fracture patterns, and a three-column classification allows for a better
understanding of the fracture morphology and the injury mechanism, which guides surgical management.
Key words: Schatzker, Three – Column, Posterior tibial plateau fracture.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy mâm chày là loại gãy phạm khớp, và
tình trạng gãy phức tạp ngày gia tăng do những
tổn thương năng lượng cao.Vào năm 1979,
Schatzker đã đưa ra phân loại tương đối chuẩn
để hướng dẫn xử trí với loại gãy này. Cho đến
hiện nay phân loại Schatzker được sử dụng rộng
rãi nhất trong các phân loại gãy mâm chày. Tuy
nhiên, loại gãy phía sau mâm chày đã không
được đề cập đến trong phân loại này.
Trong những năm gần đây, việc phân loại
gãy xương vùng khớp có khuynh hướng dựa
trên hình ảnh học của CT.Đối với phân loại gãy
mâm chày dựa trên hình ảnh học của CT, Cong-
Feng Luo và cộng sự đề nghị chia mâm chày làm
ba cột vào năm 2010. Định nghĩa rỏ ràng đối với
gãy phía sau mâm chày là loại gãy cột sau của
mâm chày.
Tại Việt Nam
Hiện tại vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức
đối với loại gãy phía sau mâm chày
Vẫn chưa có một nghiên cứu về hình thái tổn
thương này
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các hình thái tổn thương cột sau
đơn thuần của gãy mâm chày
Xác định mối liên quan giữa gãy cột sau
mâm chày với các biến chứng chèn ép khoang,
tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh
Tổng quan tài liệu
Phân loại theo Schatzker
Phân loại theo ba cột
Điểm A là phần phía trước của gai chày.
Điểm B được thể hiện là điểm trên gờ sau trong
của mâm chày. Điểm C là điểm phía trước của
chỏm xương mác. Điểm D nằm rãnh sau mâm
chày từ đường thẳng AO kéo dài.
Hình 1:Loại I tổn thương 0 cột, gãy lún đơn thuần
vùng mặt khớp mà vỏ xương còn nguyên vẹn
Hình 2: Loại II Gãy một cột
Hình 3: Loại III Gãy hai cột
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 153
Hình 4: Loại IV Gãy ba cột
Nghiên cứu ngoài nước
Năm 2005, Bhattacharyya T. và cộng sự(1) đã
có báo cáo 13 trường hợp gãy cột sau mâm chày,
được điều trị bằng kết hợp xương bên trong.
David P. Barei và cộng sự vào năm 2008(2)
nghiên cứu 146 trường hợp loại C (theo AO), có
42 trường hợp liên quan đến mãnh gãy sau
trong, chiếm 1/3 trường hợp. Trong nghiên cứu
đã đưa đến việc đánh giá lại phương pháp kết
hợp xương hiện tại.
Vào năm 2009, Thomas F. Higgins(3) công bố
nghiên cứu kéo dài 05 năm, đánh giá hình thái
tổn thương phần sau mâm chày của loại gãy cả
hai mâm chày 59% các trường hợp có tổn
thương phần sau trong, có đến 55% độ lún trên
5mm mất vững.
Các tác giả đã xem gãy cột sau mâm chày
như là gãy một phần của mâm chày với đường
gãy xuất hiện chính trên mặt phẳng trán.
Vào năm 2010, Luo CF.và các cộng sự(5) đã
đưa ra phân loại gãy mâm chày dựa trên hình
ảnh của CT, phân chia mâm chày ra làm ba
cột(ngoài, trong, sau). Nghiên cứu được tiến
hành trên 29 trường hợp, đánh giá và điều trị
đều dựa trên nguyên lí ba cột.
Luo CF. đã có xác định rỏ ràng ranh giới đối
với loại gãy của phần sau mâm chày, dựa trên
phân loại này để đánh giá và đưa ra nguyên lí
trong điều trị gãy mâm chày.
Guang Yang(2013)(12), tỉ lệ tổn thương cột sau
mâm chày là 28,8% của gãy mâm chày và cách
tiếp cận mãnh gãy này.
Gao Xiang(2013)(11) đã công bố nghiên cứu
hình thái tổn thương cột sau ngoài của gãy mâm
chày là 15%, các chỉ số hình thái của mãnh gãy
Yi Zhu (2014)(13) công bố tỉ lệ tổn thương cột
sau ngoài của gãy hai mâm chày là 44,32%. Biết
được hình thái tổn thương giúp ích cho điều trị.
Nghiêu cứu trong nước
Năm 2002, BS Hoàng Đức Thái(4) nghiên cứu
điều trị gãy mâm chày loại Schatzker V,VI bằng
khung cố định ngoài Ilizarov.
Năm 2010, BS Phan Trung Trực(6) nghiên cứu
điều trị gãy mâm chày Schatzker V,VI bằng kết
hợp xương một nẹp vít
Năm 2013, BS Võ Thanh Tân(12) nghiên cứu
gãy mâm chày Schatzker IV,V,VI được điều trị
kết hợp xương bằng nẹp vít khóa
Năm 2014, BS Trần Lê Đồng và cộng sự(8)
nghiên cứu gãy mâm chày Schatzker V,VI được
kết hợp xương bên trong bằng nẹp vít.So sánh
kế hoạch điều trị trước và sau khi có kết quả CT.
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào về
hình thái tổn thương cột sau trong các loại gãy
mâm chày.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Chọn mẫu
Các bệnh nhân gãy mâm chày được nhập
viện tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh
viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2014 –
06/2017.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các trường hợp gãy mâm chày có đầy đủ
phim X –quang qui ước và phim CT được nhập
viện tại khoa Chấn Thương Chỉnh Hình bệnh
viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2014 –
06/2017.
Tiêu chuẩn loại trừ
Gãy xương do bệnh lí.
Bệnh nhân đã gãy xương hoặc phẫu thuật
vùng mâm chày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 154
Nơi thực hiện: Khoa Chấn Thương Chỉnh
Hình Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định Thành Phố
Hồ Chí Minh tháng 01/2014 – 06/2017.
Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Công thức tính mẫu
Z: Là trị số phân phối chuẩn (Z = 1,96).
α: Là xác suất sai lầm loại I (α = 0,05).
P: Là tỉ lệ xuất hiện thương tổn (P = 0,288:
theo nghiên cứu của Guang Yang(2013)).
d: Sai số chấp nhận (d=0,1). N = 79.
Mẫu Nghiên Cứu: N =200.
Các biến số
Các biến số nền
Tuổi, Giới tính.
Các biến số liên quan lâm sàng
Nguyên nhân: TNGT, TNSH, TNLĐ.
Cơ chế: NL cao, NL thấp.
Biến Chứng: Mạch Máu, Thần Kinh, CEK.
Các biến số phân loại gãy mâm chày
Phân loại Schatzker: I, II, III, IV, V, VI.
Phân loại Ba Cột: KhôngCột,Một cột (T, N,
S), Hai Cột(TN, TS, NS), Ba Cột (T, N, S).
Các biến số liên quan cận lâm sàng
Hình ảnh cắt ngang của CT
Góc của mảnh gãy chính (MAFA: major
articular fragment angle): góc tạo bởi đường
thẳng qua mảnh gãy chính với đường thẳng đi
qua bờ sau hai lồi cầu đùi(PFCA: Posterior
Femoral Condylar Axis) trên cùng một lát cắt
hoặc lát cắt kế tiếp của hình ảnh. Biến định
lượng, được tính theo độ.MAFA có giá trị dương
nếu xoay trong và âm nếu xoay ngoài so với
PFCA.
Tỉ lệ % của diện tích bề mặt (SA: Surface
Area): được tính bẳng tỉ lệ diện tích của mảnh
gãy so với diện tích của toàn bộ mâm chày trên
cùng mặt cắt của phim CT. Biến định lượng, tính
theo phần trăm.
SFA: Sagittal fracture angle): được tạo bởi
đường thẳng qua mãnh gãy chính với đường
thẳng song song với bề mặt khớp. Biến định
lượng, tính theo độ Góc mảnh gãy trên mặt cắt
dọc (SFA: Sagittal fracture angle): được tạo bởi
đường thẳng qua mãnh gãy chính với đường
thẳng song song với bề mặt khớp. Biến định
lượng, tính theo độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 155
Chiều cao vỏ xương của mãnh gãy (FCH:
Fragment Cortical Height): được tính từ bề mặt
khớp đến đỉnh xa nhất của mảnh gãy. Biến định
lượng, tính bằng mm
Độ lún của mặt khớp: được tính bằng
khoảng cách của mảnh gãy so vời phần còn lại
mặt khớp.Biến định lượng, tính bằng mm.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ tổn thương cột sau và các mối liên hệ
Bảng 1: Tỉ lệ tổn thương cột sau
Gãy cột sau n %
Có 67 33,5
Không 133 66,5
Bảng 2: Tỉ lệ gãy cột sau của từng loại gãy theo
Schatzker
Schatzker Số Lượng Gãy cột sau % Gãy cột
sau
II 56 12 21,43
III 10 0 0
IV 38 12 31,38
V 49 18 36,73
VI 47 25 53,19
Tổng Cộng 200 67 100
Bảng 3: Tỉ lệ tổn thương cột sau của phân loại Ba Cột
Ba Cột
Cột sau
0 1 2 3 Tổng
Cộng
Có 0
0%
5
7,46%
26
38,8%
36
53,74%
67
100%
Không 10
7,52%
22
16,54%
50
37.59%
51
38,35%
133
100%
Tổng
Cộng
10
5%
27
13,5%
76
38%
87
43,5%
200
100%
Mục tiêu nghiên cứu giúp cho chúng ta có
cái nhìn rỏ ràng hơn về tổn thương cột sau mâm
chày. Ta thấy tỉ lệ tổn thương chiếm khoảng 1/3
trên tổng số các loại gãy mâm chày (tỉ lệ 33,5%),
gần tương tự nghiên cứu của G. Yang (năm
2013)(12) với tỉ lệ tổn thương cột sau mâm chày
28,8%. Điều này càng giúp ta hiểu rỏ hơn sự hiện
diện của tổn thương này trong gãy mâm chày
mà từ trước đến nay đã không được chú ý đến
trong điều trị.
Qua bảng kết quả tỉ lệ tổn thương cột sau
theo phân loại Schatzker cho ta thấy ngoại trừ
Schatzker III, các phân loại khác đều cho thấy
tổn thương cột sau điều có hiện diện, tỉ lệ tăng
theo mức độ tổn thương theo phân loại của
Schatzker như: Schatzker II 21,43%, Schatzker IV
31,38% và Schatzker V,VI lần lượt là 36,73% và
53,19%. Điều này cũng đã được ghi nhận trong
nghiên cứu của G. Yang (năm 2013)(5) trong phân
loại Schatzker I, II, III, IV, V, VI lần lượt là 10,7%,
15%, 22,4%,51,2% và 76,1%. D. P. Barei (2008)(3)
đưa ra tỉ lệ tổn thương cột sau trong 74% (42/57
trường hợp) của gãy mâm chày Schatzker V,VI.
T. F. Higgins (2009)(3) với tỉ lệ 59%(69/111 trường
hợp) tổn thương cột sau trong của gãy mâm
chày Schatzker V, VI. Y. Zhu (2014)(13) tỉ lệ tổn
thương cột sau ngoài trong gãy mâm chày
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 156
Schatzker V, VI là 44,32%. H. S. Sohn (2015(7) đã
đưa ra tỉ lệ tổn thương của cột sau ngoài trong
gãy mâm chày ngoài và cả hai mâm chày lần
lượt là 35,9% và 54%. Juriaan van den Berg
(2017)(9) đưa ra tỉ lệ khá cao tổn thương cột sau
trong các loại gãy mâm chày phạm khớp 61,9%.
Qua nghiên cứu của chúng tôi và của các nghiên
cứu khác cho thấy tỉ lệ tổn thương cột sau mâm
chày hiện diện trong các loại gãy của mâm chày,
tỉ lệ này tăng theo mức độ tổn thương của mâm
chày theo phân loại Schatzker.
Qua bảng kết quả tỉ lệ tổn thương cột sau
theo phân loại Ba Cột cho thấy tỉ lệ tổn thương
cột sau mâm chày ngoại trừ phân loại cột 0, hiện
diện trong tất cả các phân loại còn lại và tỉ lệ tổn
thương tăng theo số lượng tổn thương cột của
mâm chày. Với phân loại ba cột cho ta thấy rỏ
ràng hơn tổn thương cột sau, giúp cho việc lên
kế hoạch điều trị và dự hậu về sau.
BÀN LUẬN
Biến số cận lâm sàng
Góc của mãnh gãy chính có giá trị trung vị
32º, độ lệch chuẩn 10º ± 53º, biên độ (-) 68º đến
(+)76º. Như qui ước từ đầu góc có giá trị dương
là góc xoay trong, giá trị âm là góc xoay ngoài.
Từ kết quả và biểu đồ cho ta thấy góc xoay trong
hay ngoài đều có giá trị dao động 30º đến 60º,
điều đó cho thấy mãnh gãy cột sau mâm chày
không phải là mãnh gãy nhỏ. So với những
nghiên cứu khác như: D. P. Barei (2008) nghiên
cứu về mãnh gãy sau trong của gãy mâm chày
Schatzker V,VI có kết quả MAFA - 9º, biên độ
dao động - 45º đến +30º, độ lệch chuẩn là 18,6º.T.
F. Higgins (2009) đánh giá hình thái tổn thương
mãnh gãy sau trong trong gãy mâm chày
Schatzker V,VI có kết quả MAFA là -21,4º, biên
độ dao động -87º đến +52,1º.Gao Xiang (2013)
đáng giá hình thái tổn thương mãnh gãy sau
ngoài của gãy mâm chày có kết quả MAFA là 23º
với biên độ dao động -43º đến +62º. H. S. Sohn
(2015) đánh giá hình thái tổn thương cột sau
ngoài của gãy mâm chày ngoài, cả hai mâm chày
có kết quả MAFA là 19,13º, biên độ dao động -
65,02º đến +72,44º. Từ những kết quả của nghiên
cứu chúng tôi và của các tác giả khác cho ta cái
nhìn rỏ ràng hơn vị trí của mãnh gãy cột sau
mâm chày, định hướng đường tiếp cận mãnh
gãy giúp ta lên được kết hoạch điều trị
Tỉ lệ % diện tích của mãnh gãy cột sau mâm
chày(%SA) với trung vị 22%, độ lệch chuẩn 20 ±
8%, và biên độ giao động 20% - 36%. Kết quả
nghiên cứu của D. P. Barei (2008) về hình thái
tổn thương mãnh gãy sau trong của mâm chày
Schatzker V,VI có 42/57 trường hợp(74%), có kết
quả %SA là 23% với biên độ giao động 8% - 47%.
T. F. Higgins(2009)(11) cũng là nghiên cứu về hình
thái tổn thương của mãnh gãy sau trong của gãy
mâm chày Schatzker V,VI với 65/111 trường hợp
(59%) có % SA là 25%, biên độ dao động 7% -
43%. Gao Xiang (2013)(11) nghiên cứu hình thái
tổn thương của mãnh gãy sau ngoài của gãy
mâm chày với 36/242 trường hợp(15%) có %SA
14,3%, biên độ dao động 8% - 32%. Với H. S.
Sohn (2015) nghiên cứu hình thái tổn thương của
mãnh gãy sau ngoài trong gãy mâm chày ngoài
và gãy cả hai mâm chày với 84/190 (44,2%) thì
%SA chiếm khoảng 14,5%. Qua kết quả trên cho
thấy % diện tích của mãnh gãy cột sau so với
toàn mâm chày khoảng từ 1/5 - 1/3 diện tích của
cả mâm chày, điều này cho thấy mãnh gãy này
có diện tích không phải nhỏ.Với mãnh gãy này
bất động bằng phương tiện kết hợp xương để
làm vững mặt khớp là có chỉ định.
Góc mãnh gãy trên mặt cắt dọc(SFA) với
trung vị 65º, độ lệch chuẩn 62º ± 11º, biên độ
dao động 30º đến 86º. Với kết quả nghiên cứu
có được từ D. P. Barei (2008) thì góc mãnh gãy
trên mặt cắt dọc là 81º với biên độ dao động
33º - 112º. Nghiên cứu của. T. F. Higgins (2009)
cho kết quả SFA là 73º với biên độ 33º - 96º.
Đây là hai nghiên cứu về tổn thương mãnh
gãy sau trong của gãy mâm chày, cho kết quả
gần giống nhau và so với nghiên cứu của
chúng tôi thì cùng không có sự khác biệt
nhiều. Trong khi đó nghiên cứu hình thái tổn
thương mãnh gãy sau ngoài của mâm chày của
Gao Xiang (2013) có kết quả SFA là 77º với
biên độ 58º - 97º, hoặc H. S. Sohn (2015) kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 157
quả SFA là 78,48º với biên độ 41,69º - 105,12º.
Qua các kết quả nghiên cứu có thể cho ta thấy
mãnh gãy cột sau mâm chày có bề dày và
thường cho ta thấy tác động do lực dọc trục để
tạo ra những mãnh gãy có góc SFA tương đối
lớn. Qua biến số này cũng giúp ta xem xét đến
việc sử dụng phương tiện kết hợp xương nào
phù hợp với loại mãnh gãy này trong điều trị.
Chiều cao vỏ xương của mãnh gãy(FCH) cho
kết quả nghiên cứu của chúng tôi với FCH là
35mm, biên độ 15 - 66mm và độ lệch chuẩn 38 ±
16mm. Các nghiên cứu khác cũng cho kết qua
tương tự như D. P. Barei (2008)(2) có kết quả FCH
là 42mm với biên độ 16 - 59mm. T. F. Higgins
(2009)(3) cho kết quả FCH 45mm, biên độ 22 -
72mm. Gao Xiang (2013) với FCH 29mm và biên
độ 18 - 42mm. H. S. Sohn (2015) chiều cao vỏ
xương trung bình 31,12mm với biên độ 10,84 -
63,93 mm. Với các kết quả trên cho ta thấy mãnh
gãy cột sau mâm chày có bề dày không phải nhỏ
và đây không phải dạng mảnh xương vụn. Như
vậy, nếu mãnh gãy không được bất động vững
hoàn toàn có khả năng gãy mất vững của mật
khớp, điều này xem như thất bại trong điều trị
và dự hậu xấu về sau này.
Độ lún của mãnh gãy cột sau mâm chày có
trung vị 8mm, độ lệch chuẩn 9,98 ± 4,81mm, biên
độ 3 đến 22 mm. Các nghiên cứu của các tác giả
khác: Gao Xiang (2013) có kết quả độ lệch chuẩn
10,5 ± 5,2mm với biên độ 2 - 19mm, H. S. Sohn
(2015) có tỉ lệ độ lún > 5mm chiếm khoảng 40,4%
các trường hợp của nghiên cứu. Như vậy qua
đây cho ta thấy độ lún của mãnh gãy cột sau
mâm chày cần được nắn chỉnh trong lúc điều trị
chứ không được bỏ qua vì sẽ ảnh hưởng đến cấp
kênh và vững của mặt khớp.
Biến số biến chứng
Biến chứng mạch máu
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi chỉ có
một trường hợp tổn thương mạch khoeo (chiếm
0,5%) do chấn thương gãy đứt động mạch, bệnh
nhân được mổ ghép nối động mạch và đặt cố
định ngoài qua gối để cố định. Với tỉ lệ quá thấp
nên chúng tôi không đưa ra được kết luận gì từ
nghiên cứu này.
Biến chứng thần kinh
Qua lô nghiên cứu, chúng tôi không ghi
nhận trường hợp tổn thương liên quan đến thần
kinh trong gãy mâm chày nên không có đưa ra
bàn luận gì về vấn đề này.
Biến chứng chèn ép khoang
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi có ghi
nhận 04 trường hợp chèn ép khoang(tỉ lệ 2%).
Các trường hợp đều được chẩn đoán và xử trí
kịp thời ở gian đoạn sớm, điều trị rạch giải áp và
đặt cố định ngoài qua khớp gối. Trong 04 cả 04
trường hợp này trong mẫu nghiên cứu đều có
tổn thương liên quan đến cột sau của mâm chày,
điều này chỉ giúp chúng ta cần chú ý hơn đối với
loại gãy mâm chày có tổn thương cột sau mâm
chày chứ không đưa ra được kết luận cụ thể nào.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành từ
tháng 01/2014 - 06/2017 với số mẫu 200 trường
hợp gãy mâm chày, với độ tuổi 55,5, nguyên
nhân chính do tai nạn giao thông, được chụp
MSCT vùng mâm chày để khảo sát hình thái tổn
thương cột sau của mâm chày. Kết luận rút ra:
Tổn thương cột sau của gãy mâm chày có tỉ
lệ chiếm khoảng 1/3 (33,5%) các trường hợp, đây
là tỉ lệ không nhỏ mà chúng ta đã vẫn chưa được
chú trọng để có giải pháp nào rỏ ràng cho vấn đề
này trong điều trị và dự hậu.
Với hình thái có được trong nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy cột sau mâm chày của gãy
mâm chày có chiếm tỉ lệ diện tích từ 1/5 – 1/3 so
với toàn diện tích mâm chày, từ góc của mãnh
gãy chính(MAFA), góc của mãnh gãy trên mặt
phẳng cắt dọc(SFA), chiều cao của mãnh gãy và
độ lún của mãnh gãy. Tất cả các số liệu có được
điều cho thấy sự hiện diện một cách rỏ ràng và
hình thái tổn thương của loại gãy này. Cũng qua
đó giúp cho ta trong việc lên kế hoạch điều trị
như: đường vào thích hợp cho loại gãy này,
phương tiện kết hợp xương chính xác hơn cho
loại gãy này.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Audige L, Bhandari M, Hanson B et al (2005), A concept for the
validation of fracture classification. J Orthop Trauma, số 19, tr.
401-406
2. Barei DP, O'Mara TJ, Taitsman LA, Dunbar RP, Nork SE (2008),
Frequency and fracture morphology of the posteromedial
fragment in bicondylar tibial plateau fracture patterns, J Orthop
Trauma, số 22(3), tr. 176-82.
3. Higgins TF, Kemper D, Klatt J (2009), Incidence and
morphology of the posteromedial fragment in bicondylar tibial
plateau fractures, J Orthop Trauma, số 23(1), tr. 45-51
4. Hoàng Đức Thái (2004), Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sĩ Nội Trú, Đại
Học Y Dược TP.HCM.
5. Luo CF, Sun H, Zhang B, Zeng BF (2010), Three-column fixation
for complex tibial plateau fractures, J Orthop Trauma, số 24(11),
tr. 683-92
6. Phan Trung Trực (2010), Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Chuyên Khoa
Cấp 2, Đại Học Y Dược TP.HCM.
7. Sohn HS, Y. Yoon C, Cho JW, Cho WT, Oh CW, Oh JK (2015),
Incidence and fracture morphology of posterolateral fragments
in lateral and bicondylar tibial plateau fractures, J Orthop
Trauma, số 29(2), tr. 91-7.
8. Trần Lê Đồng, Lê Phước Cường, Mỵ Duy Tiến (2014), Đánh giá
kết quả điều trị gãy kín mâm chày loại Schatzker V,VI bằng kết
hợp xương nẹp vít có hỗ trợ chụp cắt lớp vi tính, Y – Dược học
quân sự, số 1(1), tr. 114-11
9. van den Berg J, Reul M, Cardozo MN, Starovoyt A, Geusens E,
Nijs S, Hoekstra H (2017), Functional outcome of intra-articular
tibial plateau fractures: the impact of posterior column fractures,
Int Orthop
10. Võ Thanh Tân (2013): Điều Trị Phẩu Thuật Gãy Kín Mâm Chày
Phân Loại Schatzker IV,V,VI Bằng Nẹp Vít Khóa, Luận án CK2 Y
Dược TP Hồ Chí Minh.
11. Xiang G, Zhi-Jun P, Qiang Z, Hang L (2013), Morphological
characteristics of posterolateral articular fragments in tibial
plateau fractures, Orthopedics, số 36(10), tr. e1256-61.
12. Yang G, Zhai Q, Zhu Y, Sun H, Putnis S, Luo C (2013), The
incidence of posterior tibial plateau fracture: an investigation of
525 fractures by using a CT-based classification system, Arch
Orthop Trauma Surg, số 133(7), tr. 929-34.
13. Zhu Y, Meili S, Dong MJ, Zhai QL, Yao L, Wang JC, Hu CF, Sun
H, Luo CF (2014), Pathoanatomy and incidence of the
posterolateral fractures in bicondylar tibial plateau fractures: a
clinical computed tomography-based measurement and the
associated biomechanical model simulation, Arch Orthop Trauma
Surg, số 134(10), tr. 1369-80.
Ngày nhận bài báo: 15/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 16/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hinh_thai_ton_thuong_cot_song_sau_don_thuan_cua_gay.pdf