Tài liệu Khảo sát hình thái bình thường của ruột thừa ở người trưởng thành bằng Xquang cắt lớp vi tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 226
KHẢO SÁT HÌNH THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA RUỘT THỪA
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BẰNG X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Lạc Tuệ Minh*, Nguyễn Thị Tố Quyên*, Phạm Ngọc Hoa**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp, tuy nhiên do sự phức tạp về lâm
sàng, đa dạng về vị trí và kích thước khi khảo sát hình ảnh nên trong một số trường hợp khó phân biệt được ruột
thừa có bình thường hay không. Nắm vững đặc điểm giải phẫu của ruột thừa sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán và
điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái của ruột thừa trên X quang cắt lớp vi tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chụp XQCLVT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh. Vị trí và đường kính của ruột thừa được xác định. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, phép
thử chủ yếu là Chi bình phương.
Kết quả: Có 413 bệnh nhân (200 nam và 213 nữ) được nghiên cứu với tuổi trun...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình thái bình thường của ruột thừa ở người trưởng thành bằng Xquang cắt lớp vi tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 226
KHẢO SÁT HÌNH THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA RUỘT THỪA
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH BẰNG X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH
Lạc Tuệ Minh*, Nguyễn Thị Tố Quyên*, Phạm Ngọc Hoa**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa là bệnh lý cấp cứu ngoại khoa thường gặp, tuy nhiên do sự phức tạp về lâm
sàng, đa dạng về vị trí và kích thước khi khảo sát hình ảnh nên trong một số trường hợp khó phân biệt được ruột
thừa có bình thường hay không. Nắm vững đặc điểm giải phẫu của ruột thừa sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán và
điều trị.
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái của ruột thừa trên X quang cắt lớp vi tính.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân được chụp XQCLVT tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.
Hồ Chí Minh. Vị trí và đường kính của ruột thừa được xác định. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, phép
thử chủ yếu là Chi bình phương.
Kết quả: Có 413 bệnh nhân (200 nam và 213 nữ) được nghiên cứu với tuổi trung bình là 54,75 ± 15,44
tuổi. Chiều dài ruột thừa thay đổi từ 35 đến 173mm (trung bình 80,6 ± 21,9mm). Đường kính ngoài trung bình
của ruột thừa là 6,1±1,3mm. Ruột thừa ở vùng chậu chiếm 161 trường hợp (39%), sau manh tràng chiếm 87
trường hợp (21,1%), dưới manh tràng chiếm 75 trường hợp (18,2%), sau hồi tràng chiếm 38 trường hợp (9,2%),
dưới hồi tràng chiếm 31 trường hợp (7,5%), cạnh manh tràng chiếm 13 trường hợp (3,1%) và trước hồi tràng là
8 trường hợp (1,9%).
Kết luận: Ruột thừa bình thường ở vùng chậu phải chiếm tỷ lệ cao hơn sau manh tràng và là vị trí thường
gặp nhất khi khảo sát bằng XQCLVT.
Từ khóa: ruột thừa bình thường, vị trí ruột thừa, giải phẫu học ruột thừa
ABSTRACT
THE NORMAL APPENDIX ON COMPUTED TOMOGRAPHY IN ADULT VIETNAMESE
Lac Tue Minh, Nguyen Thi To Quyen, Pham Ngoc Hoa
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 226-231
Background: Appendicitis is a comon surgical emergency disease. In some case, it’s difficult to decide
whether the appendix is normal. Anatomy of normal appendix in MDCT is helpful in diagnosis and treatment.
Objective: Characterize of the normal appendix on computed tomography.
Methods: Patients undergoing MDCT at Ho Chi Minh university of medicine and pharmacy hospital were
studied cross-sectional observation. The positions and dimensions of the appendix were determined. The Chi
Quare test was the principal test used (SPSS for Window).
Results: A total of 413 (200 males and 213 females) patients with a median age of 54.75 ± 15.44 were
studied. The appendicular length varied from 35 mm to 173 mm with mean (± SD) of 80.6 ± 21.9mm. The median
outer - outer diameter of appendix was 6.1±1.3mm. The appendix was pelvic in 161 (39%) patients, retrocecal in
87 (21.1%), subcecal in 75 (18.2%), post-ileal in 38 (9.2%), sub-ileal in 31(7.5%), paracecal in 13 (3.1%) and
pre-ileal in 8 (1.9%) patients.
Conclusion: The normal appendix is more often found in the right pelvic rather than the retrocecal position
*Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Hội Chẩn đoán hình ảnh ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lạc Tuệ Minh ĐT: 0973377650 Email: ltminh.cdha@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 227
when observed by MDCT.
Keywords: normal appendix, position of appendix, vermiform appendix anatomy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm ruột thừa cấp là bệnh lý thường gặp
trong các trường hợp phẫu thuật cấp cứu ổ
bụng, tuy nhiên chỉ có khoảng 50-60% bệnh
nhân có biểu hiện lâm sàng điển hình, khoảng
1/5 các trường hợp ruột thừa viêm bị chẩn
đoán lầm và 15-40% bệnh nhân cắt ruột thừa
trong cấp cứu mà ruột thừa bình thường(11). Vị
trí giải phẫu đa dạng làm việc chẩn đoán viêm
ruột thừa dễ nhầm lẫn và khó phân biệt với
các bệnh nội và ngoại khoa khác. Do đó, biết
được vị trí giải phẫu của ruột thừa có thể phẫu
thuật viên chủ động trong việc tìm kiếm ruột
thừa khi phẫu thuật.
Với độ nhạy và độ đặc hiệu cao (sn=88-100%,
sp=91-99%), XQCLVT được lựa chọn để đánh
giá viêm ruột thừa cấp trên những bệnh nhân có
triệu chứng không điển hình nhằm chẩn đoán
sớm, giảm tỷ lệ cắt ruột thừa âm tính và giảm tỷ
lệ biến chứng do ruột thừa vỡ. Việc nắm vững
các đặc điểm hình ảnh của ruột thừa bình
thường trên XQCLVT có vai trò quan trọng giúp
chẩn đoán sớm và giảm thiểu tỷ lệ dương tính
giả. Các nghiên cứu cho thấy hình ảnh của ruột
thừa thay đổi theo quốc gia và chủng tộc. Tại
Việt Nam, chúng ta cũng có nhiều nghiên cứu về
viêm ruột thừa trên siêu âm và XQCLVT nhưng
các nghiên cứu về hình thái ruột thừa bình
thường chưa nhiều và số liệu chưa thống nhất.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Khảo
sát hình thái bình thường của ruột thừa ở người
trưởng thành bằng X quang cắt lớp vi tính” với
mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh của ruột thừa
bình thường ở người Việt Nam trưởng thành
bằng X quang cắt lớp vi tính.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên được chụp
XQCLVT bụng chậu có tiêm thuốc cản quang,
tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
trong thời gian từ 10/2017 đến 03/2018.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có tiền sử cắt ruột thừa, phẫu
thuật ống tiêu hóa.
Các phép đo đường kính, độ dày thành ruột
thừa được thực hiện trên ứng dụng đa diện ở
mặt phẳng vuông góc trục ruột thừa.
Đường kính ruột thừa: đo đường kính ngoài
ngoài tại 3 vị trí: đoạn gốc, đoạn thân và đoạn
đầu tận.
Độ dày thành ruột thừa được đo từ bờ ngoài
bề mặt thanh mạc đến bờ trong bề mặt niêm mạc
ruột thừa, trên mặt phẳng vuông góc trục ruột
thừa, chọn điểm đo có thành ruột thừa dày nhất.
Vị trí ruột thừa so với điểm McBurney:
Ở điểm McBurney: trong vòng bán kính 1cm
với tâm là điểm McBurney.
Phía trên điểm McBurney.
Phía dưới điểm McBurney.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên hình
ảnh XQCLVT của 413 bệnh nhân tại BV ĐHYD
TP.HCM, trong đó có 200 nam (48,4%) và 213 nữ
(51,6%), tuổi trung bình là 54,75 ± 15,44 tuổi (từ
18-87 tuổi). Các đặc điểm về hình thái ruột thừa
được trình bày ở các bảng và biểu đồ dưới đây.
Bảng 3: Chiều dài của ruột thừa
Giới Trung bình
(mm)
Ngắn nhất
(mm)
Dài nhất
(mm)
Nam 86,9 ± 22,4 45 173
Nữ 74,7 ± 19,8 35 142
Nam + Nữ 80,6 ± 21,9 35 173
Có sự khác biệt về chiều dài trung bình của
ruột thừa ở hai giới nam và nữ (Kiểm định T với
t=-5,912, df=411, p=0,01<0,05) trong đó nam có
chiều dài trung bình lớn hơn ở nữ.
Độ dày thành trung bình của ruột thừa là
1,8±0,6mm (khoảng biến thiên: 0,8 – 3,5mm).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 228
Bảng 4: Đường kính ruột thừa tại các vị trí
Kích thước Nhỏ nhất
(mm)
Lớn nhất
(mm)
Trung bình
(mm)
Đoạn gốc 2,3 10,5 5,6 ± 1,3
Đoạn thân 2 10 5,9 ± 1,3
Đầu tận 1,5 10 4,8 ± 1,5
Trung bình
chung
2 9,8 5,4 ± 1,2
Vị trí lớn nhất 2,5 10,5 6,1 ± 1,3
Hơn 60% ruột thừa có đường kính trung
bình chung nằm trong khoảng từ 4 mm đến
dưới 6 mm. Trong đó, nhóm có đường kính từ 6-
<7mm chiếm 20,8%.
Bảng 5: Phân bố ruột thừa theo vị trí giải phẫu
Vị trí Số trường hợp Tỷ lệ (%)
Vùng chậu 161 39
Sau manh tràng 87 21,1
Dưới manh tràng 75 18,2
Sau hồi tràng 38 9,2
Dưới hồi tràng 31 7,5
Cạnh manh tràng 13 3,1
Trước hồi tràng 8 1,9
Kết quả thống kê của chúng tôi cho thấy có
sự khác biệt về vị trí ruột thừa giữa hai giới.
Vùng chậu vẫn là vị trí thường gặp nhất ở cả
nam và nữ. Vị trí thường gặp thứ hai ở nữ là sau
manh tràng; trong khi đó ở nam giới, vị trí sau
manh tràng (24%) và dưới hồi tràng xấp xỉ nhau
(25%) (Kiểm định 2 = 30,925; df=6, p<= 0,001).
Dựa vào vị trí kim đồng hồ để phân chia thì
ruột thừa ở vị trí 5 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất
(17,9%), kế đó là vị trí 4 giờ với 13,3%, rồi giảm
dần lần lượt theo thứ tự 7 giờ (9,9%), 2 giờ
(8,7%), 11 giờ (8%), 6 giờ (7,7%), 3 giờ (7,3%), vị
trí 10 giờ và 12 giờ (6,1%), vị trí 8 giờ (5,8%), vị trí
1 giờ (4,8%), 9 giờ (4,4%).
Phân bố vị trí đầu tận ruột thừa theo giờ
giữa hai giới không có sự khác biệt mang ý nghĩa
thống kê với 2 = 19,412, df= 11, p= 0,054 > 0,05.
Bảng 4: Thành phần trong lòng ruột thừa
Thành phần Số trường
hợp
Tỷ lệ (%) Tổng hợp
Lòng xẹp hoàn toàn 110 26,6 26,6%
Khí hoàn toàn 51 12,3 71,1% có
chứa thành
phần khí
Đoạn xẹp và đoạn chứa
khí
216 52,3
Dịch, khí 7 1,7
Thành phần Số trường
hợp
Tỷ lệ (%) Tổng hợp
Khí, dịch và đoạn có
lòng xẹp
20 4,8
Đoạn xẹp và đoạn chứa
dịch
9 2,2 2,2%
Dịch hoàn toàn 0 0 0%
Hầu hết lòng ruột thừa bình thường trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi không chứa
thành phần sỏi phân (97,8%, tương ứng 404
trường hợp). Chỉ có 2,2% (9 trường hợp) có chứa
sỏi phân trong lòng ruột. Trong đó vị trí thường
gặp nhất của sỏi phân là ở đầu tận. Kích thước
sỏi nhỏ nhất ghi nhận được là 1,5mm. Kích
thước sỏi lớn nhất là 7,4mm.
Bảng 5: Tương quan giữa vị trí gốc ruột thừa với
điểm McBurney
Vị trí Tần số Tỉ lệ %
Điểm McBurney 115 27,8
Dưới điểm McBurney 94 22,7
Trên điểm McBurney 204 49,4
BÀN LUẬN
Chiều dài trung bình của ruột thừa trong
nghiên cứu của chúng tôi là 80,6 ± 21,9mm (từ
35–173mm), phù hợp với nghiên cứu của
Willekens và cộng sự (2014)(11) cho thấy chiều
dài trung bình của ruột thừa bình thường là
81,11±28,44mm (SD) (từ 7,2-158,8mm). Theo
Dương Văn Hải (2001)(2) chiều dài trung bình ở
người Việt Nam tính chung ở hai giới là 6,3 ±
2,12cm, không có sự khác biệt về chiều dài ruột
thừa giữa hai giới. Trong khi đó, nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho thấy chiều dài trung bình của
ruột thừa ở nam dài hơn ở nữ và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p=0,01<0,05). Cả hai
nghiên cứu tuy cùng khảo sát ở người Việt Nam
nhưng có sự khác biệt có lẽ do đối tượng nghiên
cứu và cỡ mẫu của chúng tôi khác nhau.
Độ dày trung bình của thành ruột thừa trong
nghiên cứu của chúng tôi là 1,8 ± 0,6 mm xấp xỉ
với nghiên cứu của Tamurini (2007) là 1,5 ±
0,5mm, Willekens(11) là 2,22 ± 0,56mm, Nguyễn
Phước Thuyết (2012)(7) là 2,2 ± 0,6mm. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn ruột thừa
bình thường có độ dày thành dưới 3mm, điều
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 229
này cũng góp phần khẳng định lại đề nghị sử
dụng ngưỡng 3mm làm giới hạn trên để chẩn
đoán ruột thừa có độ dày thành bình thường của
Nguyễn Phước Thuyết (2012).
Kết quả của chúng tôi cho thấy đường kính
không phải lúc nào cũng có xu hướng giảm dần
từ gốc ruột thừa đến đầu tận. Tác giả Bakar
(2013)(1) cũng cho nhận định tương tự và cả hai
nghiên cứu đều cho thấy nhóm có đường kính
chung ≥7mm hầu như chiếm tỷ lệ rất ít.
Trước đây, giá trị đường kính trong tiêu
chuẩn chẩn đoán viêm ruột thừa cấp là lớn
hơn 6mm, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy
sử dụng ngưỡng đường kính 6mm để phân
biệt ruột thừa bình thường và bệnh lý là chưa
phù hợp. Có trên 42% bệnh nhân có đường
kính ruột thừa bình thường trên 6mm trong
nghiên cứu của Tamburrini (2005)(10) và trong
nghiên cứu của Nguyễn Phước Thuyết (2012)
là 50%. Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy,
nhóm có đường kính ruột thừa ≤6mm chiếm
50,8%, nhóm trên 6mm đến 7mm chiếm 29,5%
và trên 7mm chỉ chiếm 19,5%. Do đó, sử dụng
ngưỡng 7mm để làm giới hạn trên cho đường
kính ruột thừa có vẻ hợp lý tương tự như đề
xuất của một số tác giả gần đây. Dù vậy, các
tác giả này cũng khuyến cáo ngoài tiêu chuẩn
đường kính, cần phải phối hợp thêm các dấu
hiệu thứ phát đi kèm như dày thành manh
tràng, sỏi ruột thừa, thâm nhiễm mỡ quanh
ruột thừa,... để chẩn đoán cũng như loại trừ
bệnh lý viêm ruột thừa cấp(1,11).
Phần lớn những ruột thừa bình thường
nằm trong nhóm có đoạn có lòng xẹp và có
đoạn có chứa khí (52,3%). Khoảng 26,6% ruột
thừa trong mẫu nghiên cứu có lòng xẹp hoàn
toàn và 12,3% có lòng chứa khí hoàn toàn. Rất
ít trường hợp ruột thừa bình thường có lòng
chứa dịch và không có trường hợp nào lòng
chứa dịch hoàn toàn.
Có nhiều cách phân chia vị trí ruột thừa,
một trong những cách đó là phân chia theo vị
trí kim đồng hồ như trong nghiên cứu “Các
dạng ruột thừa ở người Việt Nam” của Dương
Văn Hải (2001). Nghiên cứu này cho kết quả vị
trí đầu tận ruột thừa ở 4 giờ và 5 giờ chiếm tỷ
lệ cao nhất, lần lượt là 22,3% và 30,6%. Nghiên
cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự
với tỷ lệ 13,3% đầu tận ruột thừa ở vị trí 4 giờ
và 17,9% ở vị trí 5 giờ. Một cách phân chia vị
trí đầu tận ruột thừa khác là sử dụng mối liên
quan về vị trí giải phẫu giữa nó với manh
tràng và hồi tràng, đây có lẽ là cách được
nhiều tác giả sử dụng nhất. Tuy nhiên, cách
phân chia này chưa thống nhất về số nhóm vị
trí làm cho số liệu của các nghiên cứu có phần
khác nhau và khó so sánh. Tác giả Willekens
chia 4 nhóm: vùng chậu, sau manh tràng, cạnh
manh tràng và vị trí hướng về đường giữa.
Bakar (2013) chia 5 nhóm với tỷ lệ: sau manh
tràng chiếm 53,57%; vùng chậu chiếm 30,35%,
các vị trí còn lại là dưới manh tràng 3,57%, sau
hồi tràng 12,5%, không có vị trường hợp nào ở
trước hồi tràng. Naoko Iwahashi Kondo(4) chia
6 nhóm ruột thừa và kết quả nghiên cứu cho
thấy vị trí hố chậu chiếm đa số 45,4%, sau
manh tràng chiếm 21,5%; các vị trí còn lại là
dưới manh tràng 15,6%, sau hồi tràng 10,7%,
trước hồi tràng 4,4% và trước manh tràng
2,4%. Nghiên cứu của Su Lim Lee(5) chia thành
nhiều nhóm nhất (8 nhóm) (thêm nhóm trước
hồi tràng). Tuy số liệu về vị trí ruột thừa theo
vị trí giải phẫu của các tác giả dao động khác
nhau nhưng nhìn chung có hai vị trí thường
gặp nhất của ruột thừa là vị trí sau manh tràng
và vị trí vùng chậu phải. Bên cạnh đó, đối
tượng nghiên cứu khác nhau về chủng tộc, xác
hoặc người sống, trẻ em và người trưởng
thành, bệnh nhân viêm ruột thừa và bệnh
nhân không viêm ruột thừa, mổ mở và nội
soi...đã góp phần tạo nên sự khác biệt trong
kết quả về vị trí ruột thừa. Như vậy có nhiều
cách để xác định vị trí ruột thừa, tuy nhiên mỗi
phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định,
ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên
cứu(1,5,11).
Kết quả nghiên cứu của Naraynsingh và
cộng sự (2002) khi khảo sát trên 100 bệnh nhân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 230
cho thấy chỉ có 1% gốc ruột thừa nằm tại vị trí
điểm McBurney, 67% bệnh nhân có gốc ruột
thừa nằm phía trên điểm này với khoảng cách
trung bình là 4,2cm và 32% bệnh nhân có gốc
ruột thừa nằm dưới điểm này với khoảng cách
trung bình là 4,9cm(6). Như vậy Naraynsingh cho
thấy phần lớn gốc ruột thừa nằm phía trên điểm
McBurney, tuy nhiên nghiên cứu của Ramsden
lại cho rằng gốc ruột thừa nằm dưới đường nối
rốn – gai chậu trước trên bên phải chiếm tỷ lệ
cao hơn (75%). Trong nghiên cứu của Ramsden,
chỉ có 35% bệnh nhân có gốc ruột thừa được tìm
thấy nằm trong vòng bán kính 5cm tính từ điểm
McBurney và 15% nằm trong khoàng trên
10cm(9). Nghiên cứu vị trí ruột thừa trên
XQCLVT, Oto đã báo cáo chỉ có 4% bệnh nhân
có ruột thừa ở ngay vị trí điểm McBurney, 36%
nằm trong khoảng 3cm từ điểm này, 28% trường
hợp nằm trong khoảng 3 – 5cm và 36% trường
hợp ruột thừa nằm trong khoảng bán kính trên
5cm tính từ điểm McBurney(6,8,9).
Tại Việt Nam, hiện chỉ có nghiên cứu của
Dương Văn Hải (2016) là có xét đến mối tương
quan giữa ruột thừa với điểm McBurney(3). Tác
giả ghi nhận chỉ có 45,2% gốc ruột thừa nằm ở vị
trí điểm McBurney, 28% nằm dưới và 26,8%
nằm trên điểm này. Nếu xét cả vị trí của gốc,
thân và đầu tận thì tỷ lệ ruột thừa có vị trí tương
ứng với điểm McBurney chiếm tỷ lệ cao hơn
(45,2%), số trường hợp ruột thừa nằm dưới điểm
McBurney nhiều hơn số nằm trên điểm này với
tỷ lệ lần lượt là 28% và 26,8%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
chỉ có 27,8% gốc ruột thừa nằm ở vị trí điểm
McBurney, các trường hợp còn lại gốc ruột thừa
không đi qua điểm này (72,2%). Chúng tôi cũng
khảo sát vị trí của thân và đầu tận ruột thừa với
điểm McBurney và ghi nhận phần lớn các
trường hợp (66,1%) thân và/hoặc đầu tận cũng
không đi qua điểm này.
Như vậy hầu hết các nghiên cứu đều cho
thấy tỷ lệ gốc ruột thừa tương ứng với điểm
McBurney chiếm tỷ lệ không cao. Các số liệu về
điểm gốc nằm trên hay dưới điểm McBurney có
phần khác nhau do nghiên cứu trên các chủng
tộc khác nhau cỡ mẫu nhìn chung còn chưa đủ
đại diện cho cả cộng đồng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu hình thái ruột thừa bình
thường bằng XQCLVT trên 413 ca với 200 nam
và 213 nữ, chúng tôi ghi nhận:
Chiều dài trung bình của ruột thừa là 80,6 ±
21,9mm.
Độ dày trung bình của thành ruột thừa là 1,8
± 0,6mm. 94,2% ruột thừa có thành dày ≤ 3mm.
Đường kính trung bình của ruột thừa đo tại
vị trí lớn nhất là 6,1±1,3mm.
Ruột thừa ở vùng chậu chiếm tỷ lệ cao nhất
39%. Vị trí thường gặp thứ 2 và thứ 3 là sau
manh tràng (21,1%) và dưới manh tràng (18,2%).
Các trường hợp còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp: sau
hồi tràng (9,2%), dưới hồi tràng (7,5%), cạnh
manh tràng (3,1%) và trước hồi tràng (1,9%).
Đầu tận ruột thừa thường gặp ở vị trí 5 giờ
(17,9%) và vị trí 4 giờ (13,3%).
Gốc ruột thừa nằm ở phía trong - sau -dưới
so với van hồi manh tràng.
Khoảng cách trung bình từ van hồi manh
tràng đến ruột thừa là 21,63±8,95 mm.
Ruột thừa bình thường thường có đoạn xẹp
xen lẫn đoạn chứa khí (52,3%) hoặc xẹp hoàn
toàn (26,6%), không có trường hợp nào lòng
chứa dịch hoàn toàn.
Chỉ có 2,2% (9/413 trường hợp) có sỏi ruột thừa.
Tỷ lệ gốc ruột thừa ở vị trí điểm McBurney
là 27,8%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bakar SMA et al (2013). Negative correlation between age of
subjects and length of the appendix in Bangladeshi males.
Archives of Medical Science: AMS, 9(1):pp. 55-67
2. Dương Văn Hải (2001). Các dạng ruột thừa ở người Việt
Nam. Hình thái học, Tập san của hội hình thái học Việt Nam,
11(2):pp. 47-52.
3. Dương Văn Hải và cs (2016). Nghiên cứu vị trí ruột thừa
trong nội soi ổ bụng. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 20(2):pp.
310-313.
4. Kondo NI et al (2015). Dynamic Position Change of the
Vermiform Appendix in Patients with Acute Appendicitis.
Group, 35(16.7):pp. 0.01.
5. Lee SL et al (2014). In Vivo Location of the Vermiform
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 231
Appendix in Multidetector CT. Journal of the Korean Society of
Radiology, 70(4):pp. 283-289.
6. Naraynsingh V et al. (2002). McBurney's point: are we missing
it?. Surgical and Radiologic Anatomy, 24(6):pp. 363-365.
7. Nguyễn Phước Thuyết (2012). Đặc điểm hình ảnh viêm ruột
thừa cấp trên X quang cắt lớp điện toán. Y học thành phố Hồ
Chí Minh, 17(1):pp 24-30.
8. Oto A et al (2006). Localization of appendix with MDCT and
influence of findings on choice of appendectomy incision.
American Journal of Roentgenology, 187(4):pp. 987-990.
9. Ramsden WH et al (1993). Is the appendix where you think it
is? And if not does it matter?. Clin Radiol, 47(2):pp. 100-103.
10. Tamburrini S et al (2005). CT appearance of the normal
appendix in adults. European radiology, 15(10):pp. 2096-2103.
Willekens I et al (2014). The Normal Appendix on CT: Does Size
Matter?. PLoS One, 9(5):pp.e96476.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hinh_thai_binh_thuong_cua_ruot_thua_o_nguoi_truong.pdf