Tài liệu Khảo sát hình ảnh một số bất thường hành cảnh thường gặp: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 53
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH MỘT SỐ BẤT THƯỜNG HÀNH CẢNH
THƯỜNG GẶP
Đỗ Hải Thanh Anh*, Phạm Ngọc Hoa**, Ngô Trí Hùng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Hành cảnh là một cấu trúc giải phẫu ở vùng xương thái dương, có liên quan nhiều với các cấu
trúc xung quanh. Hành cảnh có nhiều biến thể về hình dạng, kích thước có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán
bệnh lí vùng này hoặc ảnh hưởng đến các đường vào phẫu thuật, có thể gây ra tai biến nghiêm trọng trong mổ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm dịch tễ một số biến thể của hành cảnh: hành cảnh nằm cao,
hành cảnh hở, túi thừa hành cảnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, phương pháp lấy mẫu hồi cứu. Thu
thập hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của 862 xương thái dương (431 bệnh nhân, 245 nữ, 186 nam), máy chụp cắt
lớp vi tính 64 lát cắt và 128 lát cắt, chụp xoắn ốc, độ dày lát cắt tái tạo 0,6-0,625mm, dựng hình đa mặt phẳn...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình ảnh một số bất thường hành cảnh thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 53
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH MỘT SỐ BẤT THƯỜNG HÀNH CẢNH
THƯỜNG GẶP
Đỗ Hải Thanh Anh*, Phạm Ngọc Hoa**, Ngô Trí Hùng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Hành cảnh là một cấu trúc giải phẫu ở vùng xương thái dương, có liên quan nhiều với các cấu
trúc xung quanh. Hành cảnh có nhiều biến thể về hình dạng, kích thước có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán
bệnh lí vùng này hoặc ảnh hưởng đến các đường vào phẫu thuật, có thể gây ra tai biến nghiêm trọng trong mổ.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm dịch tễ một số biến thể của hành cảnh: hành cảnh nằm cao,
hành cảnh hở, túi thừa hành cảnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, phương pháp lấy mẫu hồi cứu. Thu
thập hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của 862 xương thái dương (431 bệnh nhân, 245 nữ, 186 nam), máy chụp cắt
lớp vi tính 64 lát cắt và 128 lát cắt, chụp xoắn ốc, độ dày lát cắt tái tạo 0,6-0,625mm, dựng hình đa mặt phẳng.
Kết quả: Hành cảnh nằm cao: tỉ lệ chung 41,6%, hành cảnh nằm cao hai bên 19,3%, bên phải: nữ 59,6%,
nam 42,5% (p=0,005), bên trái: nữ 36,3%, nam 24,2% (p=0,0085). Hành cảnh hở và túi thừa hành cảnh là 2
biến thể được quan sát thấy trên nhóm có hành cảnh nằm cao. Hành cảnh hở: tỉ lệ chung 5%, tỉ lệ trong nhóm có
hành cảnh nằm cao: 12%, hở bên phải 13,8%, hở bên trái 9%, tỉ lệ hở ở nam cao hơn nữ và bên phải cao hơn bên
trái có ý nghĩa thống kê. Túi thừa hành cảnh: tỉ lệ chung 7,2%, tỉ lệ trong nhóm có hành cảnh nằm cao:17,3%,
bên phải: 14,7%, bên trái 21,6%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới và tuổi.
Kết luận: Hành cảnh nằm cao là một biến thể khá phổ biến với tỉ lệ 41,6%, xuất hiện ưu thế ở nữ và bên
phải; hành cảnh nằm cao hai bên 19,3%. Hành cảnh hở và túi thừa hành cảnh là 2 biến thể được quan sát thấy
trên nhóm có hành cảnh nằm cao, tỉ lệ chung trên mẫu nghiên cứu lần lượt là 5% và 7,2%. Hành cảnh hở ưu thế
bên phải và ở nam. Túi thừa hành cảnh ưu thế bên trái. Ứng dụng chụp cắt lớp vi tính giúp khảo sát tốt hơn
vùng xương thái dương, phát hiện các bất thường của hành cảnh, góp phần trong chẩn đoán bệnh và lập kế hoạch
điều trị, tránh những tai biến có thể có do hiện diện các biến thể của hành cảnh.
Từ khóa: hành cảnh, hành cảnh nằm cao, hành cảnh hở, túi thừa hành cảnh, chụp cắt lớp vi tính
ABSTRACT
IMAGING OF SOME JUGULAR BULB’S ABNORMALITIES
Do Hai Thanh Anh, Pham Ngoc Hoa, Ngo Tri Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 53-59
Background: Jugular bulb is an anatomical structure in the temporal bones, which is closely related to
many surrounding structures. Jugular bulbs have many variations in shape and size that can cause
confusion in diagnosing some diseases in this area as well as affect the surgical approaches, which can lead to
serious complications.
Purpose: Define the ratio and some epidemiological characteristics of some variants of the jugular bulb:
jugular bulb, high jugular bulb, dehiscent jugular bulb, jugular bulb diverticulum.
Materials and methods: Cross-sectional design, retrospective sampling. Collecting computed tomography
*Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh,
** Hội Chẩn Đoán Hình Ảnh TP. Hồ Chí Minh
*** Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Hải Thanh Anh ĐT: 0935887889 Email: tadh@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 54
images of 862 temporal bones (431 patients, 245 women, 186 men), using 64-slice and 128-slice CT scanners,
spiral acquisition, reconstructive thickness 0.6-0.625mm, multiplanar reconstruction.
Results: High jugular bulbs: general rate is 41.6%, bilateral high jugular bulbs 19.3%, on the right: female
59.6%, male 42.5% (p = 0.005), on the left: female 36.2%, male 24.2% (p = 0.0085). Dehiscent jugular bulb and
jugular diverticulum are the two variants observed only in the high jugular group. Dehiscent jugular bulbs:
general rate 5%, the rate in the high jugular group 12%, on the right 13.8%, on the left 9%, higher ratio in men
than women and on the right to the left side, which have statistical significance. Jugular bulb diverticulum:
general rak 7.2%, the rate in the high jugular group: 17.3%, 14.7% on the right side, 21.6% on the left side, no
statistically siguificant difference on gender and age.
Conclusion: High jugular bulb was a quite common variant with a rate of 41.6% in the sample, and the
incidence was 19.3% on both sides. Dehiscent jugular bulb and jugular bulb diverticulum were two variants seen
in the high jugular bulb group, with the overall rate of 5% and 7.2%, respectively. Care should be taken to detect
these variants when examining temporal bone CT scans, contributing to the diagnosis and treatment planning,
avoiding diagnostic errors or surgical complications when these variants are not recognized.
Keywords: jugular bulb, high jugular bulb, dehiscent jugular bulb, jugular bulb diverticulum, computed
tomography
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng xương thái dương có cấu trúc giải
phẫu khá phức tạp. Ngoài việc có hình dạng đặc
biệt, tại đây còn có các cấu trúc xương, xoang, tai
giữa, tai trong, các cấu trúc mạch máu, thần kinh
đan xen nhau. Chính vì vậy các nhóm bệnh lí có
thể xuất hiện tại đây cũng đa dạng, liên quan
đến nhiều chuyên ngành khác nhau, từ thần
kinh, mạch máu đến tai mũi họng. Việc chẩn
đoán chính xác bệnh lí để có hướng điều trị phù
hợp luôn là vấn đề thiết yếu, đặc biệt là khi liên
quan đến việc cần can thiệp ngoại khoa. Luôn
cần xác định chắc chắn một tổn thương choán
chỗ cần can thiệp ngoại khoa không phải là một
mạch máu bất thường để tránh những tai biến
nghiêm trọng không lường trước được có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ba
cấu trúc mạch máu lớn liên quan đến vùng này
là động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá,
hành cảnh và xoang tĩnh mạch bên. Trong đó
hành cảnh là một cấu trúc có kích thước và hình
dạng rất thay đổi giữa các cá thể khác nhau(5).
Một hành cảnh nằm cao hơn vị trí bình thường,
đặc biệt là khi đi kèm với khuyết mảnh xương
che phủ vòm hành cảnh, có thể lồi vào tai giữa,
không những có thể gây nhầm lẫn với tổn
thương khác như u cuộn mạch, hoặc có thể gây
ra hay liên quan đến những triệu chứng như ù
tai, giảm thính lực, mà còn ảnh hưởng đến
đường vào phẫu thuật ở vùng này, có thể gây tai
biến chảy máu nghiêm trọng trong khi
mổ(4,11,12,13,15). Trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về những biến thể của hành cảnh nhưng tại
Việt Nam chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu về
vấn đề này. Bên cạnh đó, sự tiến bộ của các kĩ
thuật hình ảnh học y khoa cũng khiến cho việc
xem xét, đánh giá trước mổ vùng xương thái
dương vốn có cấu trúc phức tạp trở nên thuận
lợi hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu “Khảo sát hình ảnh một số bất thường
hành cảnh thường gặp” với mục tiêu.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ một số bất thường hành cảnh
thường gặp: hành cảnh nằm cao, hành cảnh hở,
túi thừa hành cảnh.
Xác định mối liên quan giữa các bất thường
này với nhau và với đặc tính về tuổi, giới tính.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính
vùng đầu cổ ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 55
Chí Minh cơ sở I và Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
10/2013 đến tháng 4/2017, có hình ảnh được lưu
trữ hoặc có thể tái tạo với lát cắt mỏng hơn hoặc
bằng 0,625 mm và dựng hình đa mặt phẳng.
Loại trừ những bệnh nhân có tổn thương hoặc
đã từng can thiệp ở vùng xương thái dương, tai
giữa hoặc hố sau.
Phương tiện nghiên cứu
Khảo sát bằng máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát
cắt và 128 lát cắt, trên các lát cắt mỏng hơn hoặc
bằng 0,625 mm, dựng hình đa mặt phẳng, mặt
phẳng ngang trục song song với đường cắt qua
hốc mắt-lỗ tai, khảo sát chính trên cửa sổ xương.
Thu thập dữ liệu hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính từ máy chụp, trạm làm việc, hệ thống
PACS, xử lí dựng hình và đo đạc trên các trạm
làm việc với phần mềm chuyên dụng.
Số liệu được thu thập bằng bảng thu thập số
liệu, nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
20. Xác định mối liên quan bằng phép kiểm Chi
bình phương, phép kiểm chính xác Fisher. Mối
liên quan có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian tiến hành nghiên
cứu thu được 862 mẫu chụp cắt lớp vi tính
xương thái dương trên 431 bệnh nhân, gồm 245
nữ (56,8%) và 186 nam (43,2%), tuổi từ 14 đến 94
tuổi, tuổi trung bình 46,13 ± 16,7.
Hành cảnh nằm cao
Bảng 1. Tỉ lệ hành cảnh nằm cao chung, nằm cao hai bên
Chung
(n = 862)
Bên phải
(n = 431)
Bên trái
(n = 431)
Hành cảnh nằm cao
Có 359 (41,6%) 225 (52,2%) 134 (31,1%)
Không 503 (58,4%) 206 (47,8%) 297 (68,9%)
Hành cảnh nằm cao hai bên
Có 83 (19,3%)
Không 348 (80,7%)
Tiêu chuẩn hành cảnh nằm cao trong nghiên
cứu: Hành cảnh nằm cao khi điểm cao nhất của
vòm hành cảnh vượt quá vòng đáy của ốc tai và
cửa sổ tròn. Trong thời gian nghiên cứu, trên 862
mẫu xương thái dương (431 bên phải, 431 bên
trái) được khảo sát chụp cắt lớp vi tính, chúng
tôi thu được 359 (41,6%) trường hợp có hành
cảnh nằm cao. Số trường hợp có hành cảnh nằm
cao hai bên là 83/431 mẫu (19,3%).
Phân bố theo giới trong nhóm hành cảnh nằm
cao chung
Có 359 trường hợp hành cảnh nằm cao,
trong đó:
Hành cảnh nằm cao bên phải: 225 trường
hợp, trong đó 146 trường hợp là nữ, 79 trường
hợp là nam.
Hành cảnh nằm cao bên trái: 134 trường
hợp, trong đó 89 trường hợp là nữ, 45 trường
hợp là nam.
Dân số mẫu có 245 nữ và 186 nam.
Tỉ lệ hành cảnh nằm cao bên phải ở nữ là
59,6%, ở nam là 42,5%, giá trị p = 0,0005.
Tỉ lệ hành cảnh nằm cao bên trái ở nữ là
36,3%, ở nam là 24,2%, giá trị p=0,0085.
Tính chung trong nhóm có hành cảnh nằm
cao, tỉ lệ có hành cảnh nằm cao ở mỗi bên ở nữ
cao hơn nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Phân bố theo giới trong nhóm hành cảnh nằm
cao hai bên
Số trường hợp hành cảnh nằm cao hai bên là
83 trường hợp.
Dân số mẫu có 245 nữ và 186 nam.
Tỉ lệ có hành cảnh nằm cao hai bên ở nữ là
25,3%, ở nam là 11,3%, giá trị p =0,0003.
Tỉ lệ hành cảnh nằm cao hai bên ở nữ cao
hơn nam có ý nghĩa thống kê.
Đánh giá hành cảnh nằm cao hai bên theo tuổi
Có 83 trường hợp có hành cảnh nằm cao hai
bên, tuổi trung bình là 50,5 tuổi ±17,2 năm.
Có 348 trường hợp không có hành cảnh
nằm cao hai bên, tuổi trung bình là 45,1 tuổi
±16,4 năm. Giá trị p=0,0097.
Tuổi trung bình của nhóm có hành cảnh nằm
cao hai bên cao hơn nhóm không có đặc tính
này, có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ hành cảnh nằm cao một bên
Trong 348 trường hợp không có hành cảnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 56
nằm cao hai bên, có 193 trường hợp hành cảnh
nằm cao một bên trong đó bên phải là 142
trường hợp (40,8%), bên trái là 51 trường hợp
(14,7%), giá trị p<0,0001.
Trong nhóm có hành cảnh cảnh nằm cao một
bên, tỉ lệ có ở bên phải cao hơn bên trái có ý
nghĩa thống kê.
Đánh giá hành cảnh nằm cao chung theo tuổi
Tuổi trung bình của nhóm có hành cảnh nằm
cao bên phải là 46,9 tuổi ±16,3 năm, tuổi trung
bình của nhóm không có đặc tính này là 45,3 tuổi
±17,1 năm, giá trị p=0,2818.
Tuổi trung bình của nhóm có hành cảnh nằm
cao bên trái là 46,3 tuổi ±17,3 năm, tuổi trung
bình của nhóm không có đặc tính này là 46 tuổi
±16,4 năm, giá trị p=0,9633.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi trong nhóm không và có hành cảnh nằm
cao một bên.
Hành cảnh hở
Khảo sát đặc tính hở vào tai giữa của hành
cảnh: khuyết mảnh xương che phủ hành cảnh,
lộ bề mặt hành cảnh vào tai giữa. Trong mẫu
nghiên cứu, tính chất hành cảnh hở vào tai
giữa chỉ quan sát thấy trong nhóm có hành
cảnh nằm cao.
Trong 359 trường hợp hành cảnh nằm cao có
43 trường hợp kèm hở hành cảnh (12%).
Tỉ lệ phân bố hở hành cảnh bên phải và trái
trong nhóm có hành cảnh nằm cao
Trong nhóm 225 trường hợp hành cảnh
nằm cao bên phải có 31 trường hợp hành cảnh
hở (13,8%).
Trong nhóm 134 trường hợp hành cảnh nằm
cao bên trái có 12 trường hợp hành cảnh hở (9%).
Giá trị p=0,1735.
Khác biệt về tỉ lệ hở giữa bên phải và bên trái
không có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ hở hành cảnh trong nhóm hành cảnh
nằm cao bên phải ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa
thống kê.
Bảng 2. Phân bố đặc tính hở hành cảnh theo giới
trong nhóm hành cảnh nằm cao
Bên phải n Nữ (n=146)
Nam
(n=79)
Giá trị p
Hành cảnh nằm cao 225
Hành cảnh hở 31 0.0442
Có 15 (10,3%) 16
(20,3%)
Không 131
(89,7%)
63
(79,7%)
Bên trái Nữ (n=89)
Nam
(n=45)
Giá trị p
Hành cảnh nằm cao 134
Hành cảnh hở 12 0,2169
Có 6 (6,7%) 6 (13,3%)
Không 83 (93,3%) 39
(86,7%)
Bảng 3. Đánh giá đặc tính hở hành cảnh và tuổi
Bên phải
Hành cảnh hở Có (N=31) Không (N=194) Giá trị p
Tuổi (năm) 44,1 (15,9) 47,4 (16,3) 0,2464
Bên trái
Hành cảnh hở Có (N=12) Không (N=122) Giá trị p
Tuổi (năm) 46,7 (17,8) 46,3 (17,3) 0,9472
Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi của đặc tính có hay không hở hành cảnh ở
mỗi bên.
Túi thừa hành cảnh
Xác định có túi thừa hành cảnh khi có hình
ảnh lồi khu trú dạng túi từ vòm hành cảnh.
Trong mẫu nghiên cứu, túi thừa hành cảnh chỉ
quan sát thấy trong nhóm có hành cảnh nằm cao.
Trong 359 trường hợp hành cảnh nằm cao có
62 (17,3%) trường hợp có túi thừa hành cảnh.
Phân bố bên phải và trái của túi thừa hành
cảnh trong nhóm có hành cảnh nằm cao
Trong nhóm 225 trường hợp hành cảnh nằm
cao bên phải có 33 túi thừa hành cảnh (14,7%).
Trong nhóm 134 trường hợp hành cảnh nằm
cao bên trái có 29 túi thừa hành cảnh (21,6%).
Giá trị p=0,0908.
Khác biệt về tỉ lệ túi thừa hành cảnh giữa bên
phải và bên trái không có ý nghĩa thống kê.
Sự khác biệt về giới của đặc tính có túi thừa
hành cảnh ở mỗi bên không có ý nghĩa thống kê.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 57
Bảng 4. Phân bố túi thừa hành cảnh theo giới trong nhóm có hành cảnh nằm cao
Bên phải n Nữ (n=146) Nam (n=79) Giá trị p Bên trái Nữ (n=89) Nam (n=45) Giá trị p
Hành cảnh nằm cao 225 Hành cảnh nằm cao 134
Túi thừa hành cảnh 33 0.5614 Túi thừa hành cảnh 29 0.1834
Có 20 (13,7%) 13 (16,5%) Có 16 (18,0%) 13 (28,9%)
Không 126 (86,3%) 66 (83,5%) Không 73 (82,0%) 32 (71,1%)
Bảng 5. Đánh giá đặc tính túi thừa hành cảnh và tuổi
Bên phải
Túi thừa hành cảnh Có (N=33) Không (N=192) Giá trị p
Tuổi (năm) 44,3 (13,2) 47,4 (16,8) 0,4142
Bên trái
Túi thừa hành cảnh Có (N=29) Không (N=105) Giá trị p
Tuổi (năm) 41,5 (16,5) 47,7 (17,3) 0,0561
Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi của đặc tính có hay không túi thừa hành
cảnh ở mỗi bên.
BÀN LUẬN
Hành cảnh nằm cao
Trường hợp hành cảnh nằm cao đầu tiên
được tác giả Page JR báo cáo vào năm 1914(8). Từ
đó trên thế giới đã có nhiều báo cáo riêng lẻ hoặc
bài nghiên cứu về dạng biến thể này, được tiến
hành trên các mẫu tử thi hoặc trên hình chụp cắt
lớp vi tính. Cách chọn mốc để xác định hành
cảnh nằm cao trong các nghiên cứu cũng khác
nhau tùy vào mục đích cụ thể của từng nghiên
cứu, trong đó, mốc thấp nhất được dùng phổ
biến nhất là cửa sổ tròn và vòng đáy ốc tai – đây
cũng là mốc chúng tôi lựa chọn để tiến hành
nghiên cứu. Tỉ lệ có hành cảnh nằm cao rất thay
đổi giữa các tác giả nghiên cứu như: các tác giả
nghiên cứu trên xác Overton 6%(7), Kawano
16%(5), Singla 32,2%(14); các tác giả nghiên cứu
trên hình chụp cắt lớp vi tính Atilla 20,3%(1),
Wang 21,6%(16), Park 34,8%(9). Nhìn chung tỉ lệ
phát hiện biến thể này ở các tác giả nghiên cứu
trên hình chụp cắt lớp vi tính cao hơn ở các tác
giả nghiên cứu trên xác. Điều này có thể được lí
giải do các tác giả này nghiên cứu trên chụp cắt
lớp vi tính với những lát cắt mỏng hơn 1mm,
bộc lộ được khá chi tiết giải phẫu vùng này, có
thể dựng hình đa mặt phẳng giúp đánh giá
đúng trục và chính xác hơn về mức độ lồi của
vòm hành cảnh so với mốc giải phẫu được chọn,
dẫn đến tỉ lệ phát hiện được biến thể này cao
hơn. Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ hành cảnh
nằm cao là 41,6%, cao hơn so với tỉ lệ của tác giả
Park 34,8%. Sự khác biệt này có thể do đặc tính
chủng tộc của dân số mẫu, tỉ lệ nam/nữ trong
dân số mẫu; ngoài ra có thể ảnh hưởng do kĩ
thuật chụp cắt lớp vi tính. Nghiên cứu của tác
giả Park tiến hành với các lát cắt có độ dày
0,7mm, trong khi nghiên cứu của chúng tôi tiến
hành trên các máy 64 và 128 lát cắt, với độ dày
0,6-0,625 mm. Khả năng với độ dày lát cắt mỏng
hơn và độ phân giải hình ảnh cao của các máy
chụp cắt lớp vi tính được sử dụng đã góp phần
làm tăng tỉ lệ phát hiện biến thể này trong
nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả
nghiên cứu trước đó.
Tỉ lệ hành cảnh nằm cao ưu thế ở nữ, có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với
tác giả Wang(16), Atmaca(2). Tuy nhiên với tác
giả Friedmann lại không có sự khác biệt giữa
hai giới(10).
Trong nhóm có hành cảnh cảnh nằm cao một
bên, tỉ lệ có ở bên phải cao hơn bên trái có ý
nghĩa thống kê. Kết quả này cũng tương đồng
với tác giả Wang(16) và Atmaca(2), trong khi với
tác giả Friedmann(10) thì không có sự khác biệt
giữa hai bên.
Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê về
tuổi giữa các nhóm hành cảnh nằm cao.
Hành cảnh hở
Chúng tôi nghiên cứu đặc tính hở của hành
cảnh vào tai giữa, không đánh giá đặc tính hở
với các cấu trúc của tai trong như ống bán
khuyên, cống tiền đình, hay hở vào ống tai ngoài.
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi,
hành cảnh hở chỉ gặp ở nhóm có hành cảnh nằm
cao với tỉ lệ 12%. Tính chung trong toàn bộ mẫu
thì tỉ lệ hành cảnh hở là 43/862 # 5%. Tỉ lệ này
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 58
cao hơn tác giả Koesling 1%(6), Atilla 3,9%(1) và
thấp hơn tác giả Atmaca 7,5%(2).
Khác biệt về bên phải và bên trái của đặc
tính hành cảnh hở không có ý nghĩa thống kê,
khác với các tác giả Wang(16), Atmaca(2) và Woo(17)
cho kết quả hành cảnh hở ưu thế bên phải.
Tỉ lệ hành cảnh hở bên phải ở nam cao hơn
nữ có ý nghĩa thống kê, ngược với ba tác giả trên
cho tỉ lệ ưu thế ở nữ, khả năng do khác biệt về
đặc tính dân số lấy mẫu hoặc yếu tố chủng tộc.
Không có sự khác biệt về tuổi giữa các nhóm
hành cảnh hở.
Túi thừa hành cảnh
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi cũng
ghi nhận các trường hợp có túi thừa hành cảnh
chỉ xuất hiện trong nhóm có hành cảnh nằm cao
với tỉ lệ 17,3%. Tính chung trong toàn bộ mẫu thì
tỉ lệ túi thừa hành cảnh là 62/862 #7,2%. Kết quả
này tương đồng với tác giả Atilla 7,9%(1) trong
khi tác giả Bilgen khảo sát với lát cắt dày hơn
(1mm) có tỉ lệ phát hiện 1,2%(3), và Koesling cũng
có tỉ lệ phát hiện dưới 1%(6).
Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
bên phải hay bên trái của đặc tính có túi thừa
hành cảnh.
Không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa
các nhóm có túi thừa hành cảnh.
KẾT LUẬN
Hành cảnh nằm cao là một biến thể khá
phổ biến với tỉ lệ xác định được 41,6% trong
mẫu nghiên cứu, và tỉ lệ biến thể này có ở cả
hai bên là 19,3%. Hành cảnh hở và túi thừa
hành cảnh là 2 biến thể có ở nhóm có hành
cảnh nằm cao, tỉ lệ chung trên mẫu nghiên cứu
lần lượt là 5% và 7,2%.
Cần lưu ý để phát hiện các biến thể này khi
khảo sát hình chụp cắt lớp điện toán vùng
xương thái dương, góp phần trong chẩn đoán
bệnh lí và lập kế hoạch điều trị, tránh những
nhầm lẫn chẩn đoán hoặc tai biến phẫu thuật do
không nhận diện được các biến thể này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atilla S, Akpek S, Uslu S et al (1995). Computed tomographic
evaluation of surgically significant vascular variations related
with the temporal bone. European Journal of Radiology, 20(1): 52-56.
2. Atmaca S, Elmali M, Kucuk H (2014). High and dehiscent
jugular bulb: clear and present danger during middle ear
surgery. Surg Radiol Anat, 36(4): 369-74.
3. Bilgen C, Kirazli T, Ogut F et al (2003). Jugular bulb diverticula:
clinical and radiologic aspects. Otolaryngol Head Neck Surg,
128(3): 382-6.
4. Couloigner V, Grayeli AB, Bouccara D et al (1999). Surgical
treatment of the high jugular bulb in patients with Meniere's
disease and pulsatile tinnitus. Eur Arch Otorhinolaryngol,
256(5):224-9.
5. Kawano H, Tono T, Schachern PA et al (2000). Petrous high
jugular bulb: a histological study. Am J Otolaryngol, 21(3): 161-8.
6. Koesling S, Kunkel P, Schul T (2005). Vascular anomalies,
sutures and small canals of the temporal bone on axial CT.
European Journal of Radiology, 54(3): 335-343.
7. Overton SB, Ritter FN (1973). A high placed jugular bulb in the
middle ear: a clinical and temporal bone study". Laryngoscope,
83(12): 1986-91.
8. Page JR (1914). A Case of Probable Injury to the Jugular Bulb
following Myringotomy in an Infant Ten Months Old. Annals of
Otology, Rhinology & Laryngology, 23(1): 161-163.
9. Park JJ, Shen A, Loberg C et al (2015). The relationship between
jugular bulb position and jugular bulb related inner ear
dehiscence: a retrospective analysis. Am J Otolaryngol, 36(3): 347-51.
10. Friedmann DR, Eubig J, Winata LS (2012). Prevalence of Jugular
Bulb Abnormalities and Resultant Inner Ear Dehiscence - A
histopathologic and Radiologic Study. Otolaryngology Head and
neck Surgery, 147(4): 750-756.
11. Roche PH, Moriyama T, Thomassin JM et al (2006). High
jugular bulb in the translabyrinthine approach to the
cerebellopontine angle: anatomical considerations and surgical
management. Acta Neurochirurgica, 148(4): 415-420.
12. Schmalfuss IM, Camp M (2008). Skull base: pseudolesion or true
lesion? Eur Radiol, 18(6): 1232-43.
13. Silk PS, Lane JI, Driscoll CL (2009). Surgical Approaches to
Vestibular Schwannomas: What the Radiologist Needs to
Know. RadioGraphics, 29(7): 1955-1970.
14. Singla A, Gupta T, Sahni D et al (2016). High jugular bulb:
different osseous landmarks and their clinical implications.
Surgical and Radiologic Anatomy, 38(8): 903-909.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 59
15. Tsunoda A (2006). Sensorineural hearing loss caused by a high
jugular bulb. The Journal of Laryngology & Otology, 114(11): 867-869.
16. Wang CH, Shi ZP, Liu DW et al (2011). High Computed
Tomographic Correlations between Carotid Canal Dehiscence
and High Jugular Bulb in the Middle Ear. Audiology and
Neurotology, 16(2): 106-112.
17. Woo CK, Wie CE, Park SH et al (2012). Radiologic analysis of
high jugular bulb by computed tomography. Otol Neurotol,
33(7): 1283-7.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hinh_anh_mot_so_bat_thuong_hanh_canh_thuong_gap.pdf