Tài liệu Khảo sát hình ảnh hở ống động mạch cảnh vào tai giữa: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 60
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH HỞ ỐNG ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀO TAI GIỮA
Đỗ Hải Thanh Anh*, Phạm Ngọc Hoa**, Ngô Trí Hùng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Động mạch cảnh trong trong xương đá là một cấu trúc giải phẫu quan trọng trong vùng xương
thái dương. Bình thường, động mạch nằm trong ống động mạch cảnh có vách xương toàn vẹn. Khi có biến thể hở
ống động mạch cảnh, vách xương này bị khuyết, khiến cho động mạch bộc lộ trực tiếp vào hòm nhĩ, đôi khi lồi vào
trong hòm nhĩ, có thể bị chẩn đoán nhầm với tổn thương khác như u cuộn mạch, hoặc có thể bị tổn thương trong
khi phẫu thuật tai, hoặc cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như ù tai kéo dài.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm dịch tễ của biến thể hở ống động mạch cảnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, phương pháp lấy mẫu hồi cứu. Thu
thập hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của 862 xương thái dương (431 bệnh nhân, 245 ...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hình ảnh hở ống động mạch cảnh vào tai giữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 60
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH HỞ ỐNG ĐỘNG MẠCH CẢNH VÀO TAI GIỮA
Đỗ Hải Thanh Anh*, Phạm Ngọc Hoa**, Ngô Trí Hùng***
TÓM TẮT
Mở đầu: Động mạch cảnh trong trong xương đá là một cấu trúc giải phẫu quan trọng trong vùng xương
thái dương. Bình thường, động mạch nằm trong ống động mạch cảnh có vách xương toàn vẹn. Khi có biến thể hở
ống động mạch cảnh, vách xương này bị khuyết, khiến cho động mạch bộc lộ trực tiếp vào hòm nhĩ, đôi khi lồi vào
trong hòm nhĩ, có thể bị chẩn đoán nhầm với tổn thương khác như u cuộn mạch, hoặc có thể bị tổn thương trong
khi phẫu thuật tai, hoặc cũng có thể gây ra một số triệu chứng khác như ù tai kéo dài.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ, đặc điểm dịch tễ của biến thể hở ống động mạch cảnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, phương pháp lấy mẫu hồi cứu. Thu
thập hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của 862 xương thái dương (431 bệnh nhân, 245 nữ, 186 nam), máy chụp cắt
lớp vi tính 64 lát cắt và 128 lát cắt, chụp xoắn ốc, độ dày lát cắt tái tạo 0,6-0,625mm, dựng hình đa mặt phẳng.
Kết quả: Hở ống động mạch cảnh vào tai giữa: tỉ lệ chung 27,8%, hở ống động mạch cảnh hai bên 21,3%,
hở bên phải 26,2%, hở bên trái 29,5%. Hở bên phải: nữ 25,3%, nam 27,4% (p=0,6589), hở bên trái: nữ 31,8%,
nam 26,3% (p=0,2411). Tuổi của nhóm có hở ống động mạch cảnh trung bình 52 đến 54 tuổi, cao hơn nhóm
không hở, có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Hở ống động mạch cảnh là một biến thể quan trọng của động mạch cảnh trong đoạn trong xương
đá, với tỉ lệ ghi nhận trong y văn dao động khá rộng, tuy nhiên trong nghiên cứu này ghi nhận tỉ lệ khá cao
27,8%. Không có sự khác biệt về bên và về giới. Tuổi của nhóm có hở ống động mạch cảnh trung bình 52 đến 54
tuổi, cao hơn nhóm không hở, có ý nghĩa thống kê.
Từ khóa: động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá, ống động mạch cảnh, hở ống động mạch cảnh, chụp
cắt lớp vi tính
ABSTRACT
IMAGING OF CAROTID CANAL DEHISCENCE IN THE MIDDLE EAR
Do Hai Thanh Anh, Pham Ngoc Hoa, Ngo Tri Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 60-64
Background: Petrous internal carotid artery is an important anatomical structure in the temporal bone.
Normally, the artery runs through the temporal bone in an intact carotid canal. When there is the variant of
carotid canal dehiscence, the bony wall of the carotid canal is defective, causing the artery to expose directly into
the tympanic cavity, sometimes protrude into it. This may lead to misdiagnose with other lesions such as glomus
tumors , or the artery could be damaged during ear surgery, or may also cause some other symptoms such as
prolonged tinnitus.
Purpose: Define the rate and some epidemiological characteristics of carotid canal dehiscence.
Materials and methods: Cross-sectional design, retrospective sampling. Collecting computed tomography
images of 862 temporal bones (431 patients, 245 women, 186 men), using 64-slice and 128-slice CT scanners,
spiral acquisition, reconstructive thickness 0.6-0.625mm, multiplanar reconstruction.
Results: Carotid canal dehiscence in the middle ear: general rate 27.8%, bilateral 21.3%, dehiscence on the
*Bộ môn Chẩn Đoán Hình Ảnh, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh,
** Hội Chẩn Đoán Hình Ảnh TP. Hồ Chí Minh
*** Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Đỗ Hải Thanh Anh ĐT: 0935887889 Email: tadh@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 61
right 26.2%, on the left 29.5%. Right-side dehiscence group: 25.3% women, 27.4% men (p = 0.6589). Left-side
dehiscence group: 31.8% women, 26.3% men (p = 0.2411). The average age of the dehiscence is 52 to 54 years old,
higher than that of the other group, statistically significant.
Conclusion: Carotid canal dehiscence is an important variant of the petrous internal carotid artery, with a
fairly wide range of rates in the literature. However, this study recorded a relatively high rate at 27.8% . There is
no difference in terms of affected side and gender. The average age of the dehiscence is 52 to 54 years old, higher
than that of the other group, statistically significant.
Keywords: petrous internal carotid artery, carotid canal, carotid canal dehiscence, computed tomography
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động mạch cảnh trong là một cấu trúc giải
phẫu quan trọng trong vùng xương thái
dương. Trong xương đá, động mạch cảnh
trong chạy trong một ống xương gọi là ống
động mạch cảnh – đây là một thành phần của
thành trước hòm nhĩ. Bình thường, ống động
mạch cảnh có vách xương toàn vẹn, ngăn cách
đoạn gối động mạch cảnh trong trong xương
đá với hòm nhĩ(7). Khi có biến thể hở ống động
mạch cảnh, vách xương này bị khuyết ở đoạn
tiếp giáp với hòm nhĩ, khiến cho gối động
mạch cảnh trong đoạn trong xương đá bộc lộ
trực tiếp vào hòm nhĩ, đôi khi lồi vào trong
hòm nhĩ, có thể bị chẩn đoán nhầm với tổn
thương khác như u cuộn mạch, hoặc có thể bị
tổn thương trong khi phẫu thuật tai, hoặc cũng
có thể gây ra một số triệu chứng khác như ù tai
kéo dài(2,8,10). Biến thể này tuy ít gặp nhưng lại
có ý nghĩa quan trọng. Trên thế giới cũng đã
có các nghiên cứu trên tử thi và hình ảnh học
về vấn đề này, tuy nhiên chúng tôi chưa tìm
thấy nghiên cứu này ở trong nước. Do đó,
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu
“Khảo sát hình ảnh hở ống động mạch cảnh vào tai
giữa” với mục tiêu:
Xác định tỉ lệ có biến thể hở ống động mạch
cảnh vào tai giữa trên phim chụp cắt lớp vi tính
xương thái dương và một số đặc điểm liên quan
của biến thể này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính
vùng đầu cổ ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh cơ sở I và Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
10/2013 đến tháng 4/2017, có hình ảnh được lưu
trữ hoặc có thể tái tạo với lát cắt mỏng hơn hoặc
bằng 0,625 mm và dựng hình đa mặt phẳng.
Loại trừ những bệnh nhân có tổn thương hoặc
đã từng can thiệp ở vùng xương thái dương, tai
giữa hoặc hố sau.
Phương tiện nghiên cứu
Khảo sát bằng máy chụp cắt lớp vi tính 64 lát
cắt và 128 lát cắt, trên các lát cắt mỏng hơn hoặc
bằng 0,625 mm, dựng hình đa mặt phẳng, mặt
phẳng ngang trục song song với đường cắt qua
hốc mắt-lỗ tai, khảo sát chính trên cửa sổ xương.
Thu thập dữ liệu hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính từ máy chụp, trạm làm việc, hệ thống
PACS, xử lí dựng hình và đo đạc trên các trạm
làm việc với phần mềm chuyên dụng.
Số liệu được thu thập bằng bảng thu thập số
liệu, nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS
20. Xác định mối liên quan bằng phép kiểm Chi
bình phương, phép kiểm chính xác Fisher. Mối
liên quan có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian tiến hành nghiên
cứu thu được 862 mẫu chụp cắt lớp vi tính
xương thái dương trên 431 bệnh nhân, gồm 245
nữ (56,8%) và 186 nam (43,2%), tuổi từ 14 đến 94
tuổi, tuổi trung bình 46,13 ± 16,7.
Tỉ lệ hở ống động mạch cảnh
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa hở bên phải và hở bên trái.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 62
Bảng 1. Tỉ lệ hở ống động mạch cảnh về phía tai giữa
mỗi bên và hai bên
Chung (N=862)
Bên phải
(N=431)
Bên trái
(N=431)
Hở ống ĐMC về phía tai giữa
Có 240 (27,8%) 113 (26,2%) 127 (29,5%)
Không 622 (72,2%) 318 (73,8%) 304 (70,5%)
Hở ống ĐMCT về phía tai giữa 2 bên (N=431)
Có 92 (21,3%)
Không 339 (78,7%)
Bảng 2. Phân bố bên phải và trái của nhóm hở ống
động mạch cảnh về phía tai giữa một bên
Bên phải
(N=339)
Bên trái
(N=339)
Giá trị
p
Hở ống ĐMC về phía
tai giữa
0,0689
Có 21 (6,2%) 35 (10,3%)
Không 318 (93,8%) 304 (89,7%)
Hở ống động mạch cảnh và giới
Dân số mẫu gồm 235 nữ và 186 nam.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về giới của đặc tính hở ống động mạch cảnh ở
mỗi bên (Bảng 3).
Có 92 trường hợp hở ống động mạch cảnh
về phía tai giữa hai bên, trong đó 54 trường hợp
là nữ, chiếm 22% dân số nữ trong mẫu nghiên
cứu. Ở nam là 38 trường hợp, chiếm 20,4% dân
số nam trong mẫu nghiên cứu. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới trong nhóm
này (giá trị p=0,7228).
Hở ống động mạch cảnh và tuổi
Tuổi của nhóm có hở ống động mạch cảnh
cao hơn nhóm không hở, có ý nghĩa thống kê
(Bảng 4).
Độ dài đoạn hở ống động mạch cảnh vào tai
giữa (Bảng 5).
Bảng 3. Phân bố theo giới của hở ống động mạch cảnh ở mỗi bên
n Nữ (N=245) n Nam (N=186) Giá trị p
Hở ống ĐMC về phía tai giữa bên phải 245 186 0,6589
Có 62 (25,3%) 51 (27,4%)
Không 183 (74,7%) 135 (72,6%)
Hở ống ĐMC về phía tai giữa bên trái 245 186 0,2411
Có 78 (31,8%) 49 (26,3%)
Không 167 (68,2%) 137 (73,7%)
Bảng 4. Tuổi trung bình của các nhóm hở ống động
mạch cảnh mỗi bên và hở ống động mạch cảnh hai bên
Tuổi (năm) TB (ĐLC) Giá trị p
Hở 2 bên <0,0001
Có (N=92) 53,5 (16,5)
Không (N=339) 44,1 (16,2)
Hở bên phải <0,0001
Có (N=113) 54,2 (16,5)
Không (N=318) 43,3 (15,8)
Hở bên trái <0,0001
Có (N=127) 52,0 (16,9)
Không (N=339) 43,7 (16,0)
Bảng 5. Độ dài đoạn hở ống động mạch cảnh vào
tai giữa
Chung
(N=240)
Bên phải
(N=113)
Bên trái
(N=127)
Độ dài đoạn hở ĐMCT về phía tai giữa (mm)
Trung bình (độ lệch
chuẩn)
4,6 (1,9) 4,7 (2,0) 4,6 (1,9)
BÀN LUẬN
Tỉ lệ hở ống động mạch cảnh
Tỉ lệ hở ống động mạch cảnh phát hiện được
trong nghiên cứu là 240 trường hợp trên 862
mẫu chụp cắt lớp vi tính xương thái dương của
431 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 27,8%. Tỉ lệ có hở ở cả
hai bên là 92/431 bệnh nhân (21,3%).
Hở ống động mạch cảnh vào tai giữa là tình
trạng khuyết vách xương thành ống động mạch
cảnh phần tiếp giáp với hòm nhĩ, khiến cho
động mạch cảnh trong đoạn trong xương đá,
thường là phần gối động mạch giữa đoạn đứng
và đoạn ngang, bộc lộ trực tiếp vào trong hòm
nhĩ, đôi khi lồi hẳn vào trong hòm nhĩ. Điều này
không chỉ gây ra vấn đề về mặt chẩn đoán bệnh,
mà quan trọng không kém là khiến cho động
mạch cảnh trong đoạn này không được vách
xương bảo vệ, trở nên dễ bị tổn thương khi bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 63
nhân được phẫu thuật tai(3). Biến thể ít gặp nên
chẩn đoán này không được quen thuộc trên lâm
sàng và có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với một
tổn thương u giàu mạch máu(8).
Đã có các bài nghiên cứu về hở ống động
mạch cảnh thực hiện trên cả trên mẫu tử thi và
mẫu chụp cắt lớp vi tính xương thái dương. Tuy
nhiên, tỉ lệ xuất hiện biến thể này dao động khá
rộng giữa các tác giả nghiên cứu, từ hiếm gặp
đến khá phổ biến.
Với nhóm tác giả nghiên cứu trên hình chụp
cắt lớp vi tính: nghiên cứu của chúng tôi cho tỉ lệ
cao hơn rất nhiều so với các tác giả có tỉ lệ này
rất thấp như: Atilla 1,4%(1), Koesling 2%(4), Wang
6,9%(11). Tuy nhiên cũng có nhóm tác giả cho tỉ lệ
này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi như:
Mehmet 30,9%(9) và Dew 33%(2). Về sự khác biệt
này, có thể do các vấn đề như kĩ thuật chụp cắt
lớp vi tính – nghiên cứu chúng tôi sử dụng máy
64 và 128 lát cắt với các thế hệ máy mới, độ dày
lát cắt 0,6-0,625 mm, các nghiên cứu trước đó có
thể do thế hệ máy cũ hơn và lát cắt dày hơn làm
hạn chế phần nào khả năng phát hiện biến thể;
ngoài ra số lượng mẫu nghiên cứu cũng dao
động lớn giữa các nhóm nghiên cứu, cũng như
đặc điểm của dân số đưa vào mẫu khác nhau,
cách loại trừ bệnh nhân đưa vào mẫu khác nhau
cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ phát hiện biến
thể này.
Với nhóm tác giả nghiên cứu trên xác, tỉ lệ
này cũng dao động rộng: một số tác giả cho tỉ lệ
thấp như Hasebe 4,9%(3), Moreano 7,7%(5); trong
khi một số tác giả lại cho tỉ lệ cao hơn hẳn như
Penido 35,2%(6), và Leonetti lên đến 40%.
Như vậy, bên cạnh những nghiên cứu cho tỉ
lệ biến thể này rất thấp cũng đã có những nghiên
cứu cho tỉ lệ cao lên đến 30-40%. Điều này nhắc
nhở các bác sĩ hình ảnh học cần lưu ý hơn khi
tường trình kết quả các phim chụp xương thái
dương, cũng như các nhà lâm sàng cần phối hợp
chụp cắt lớp vi tính trước mổ để đánh giá toàn
diện vùng xương thái dương trước phẫu thuật,
tránh gây tổn thương động mạch có thể dẫn đến
chảy máu trong mổ nghiêm trọng do các biến
thể mạch máu vùng này.
Nguồn gốc của hở ống động mạch chưa
được khẳng định rõ. Có thể có một số giải thích
cho tình trạng này như: cốt hóa không đầy đủ,
bất thường bẩm sinh, hay do quá trình hấp thụ
xương theo tuổi(6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự
khác biệt về tỉ lệ giữa hở ống động mạch cảnh
bên phải và bên trái. Kết quả này tương đồng
với tác giả Sivrice ME (9).
Độ dài đoạn hở ống động mạch trong nghiên
cứu chúng tôi trung bình là 4,6 ± 1,9mm, với
khoảng thay đổi từ 1mm đến 12,9mm. Tác giả
Hasebe(3) nghiên cứu trên 142 mẫu tử thi ghi
nhận chiều dài đoạn hở từ 0,7mm đến 4,4mm.
Đặc điểm về tuổi và giới của hở ống động mạch cảnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có
sự khác biệt giữa nam và nữ về biến thể này,
tương đồng với các tác giả Penido(6) và Sivrice
ME(9). Tuổi của nhóm có hở ống động mạch cảnh
trung bình 52 đến 54 tuổi, cao hơn nhóm không
hở, có ý nghĩa thống kê; trong khi tác giả Sivrice
ME(9) lại thấy không khác biệt về tuổi, còn tác giả
Moreano lại thấy tỉ lệ hở ống động mạch cảnh
giảm theo tuổi(5). Có thể do sự khác biệt về loại
mẫu nghiên cứu (chúng tôi và Mehmet nghiên
cứu trên chụp cắt lớp vi tính, Moreano nghiên
cứu trên xác), đặc điểm về dân số lấy mẫu khác
nhau, số lượng mẫu khác nhau, phương tiện
thực hiện nghiên cứu khác nhau, có thể dẫn đến
sự khác biệt kết quả này.
KẾT LUẬN
Hở ống động mạch cảnh là một biến thể
quan trọng của động mạch cảnh trong đoạn
trong xương đá, với tỉ lệ ghi nhận trong y văn
dao động khá rộng, tuy nhiên trong nghiên cứu
này ghi nhận tỉ lệ khá cao 27,8%. Không có sự
khác biệt về bên và về giới. Tuổi của nhóm có hở
ống động mạch cảnh trung bình 52 đến 54 tuổi,
cao hơn nhóm không hở, có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Atilla S, Akpek S, Uslu S et al (1995). Computed tomographic
evaluation of surgically significant vascular variations related
with the temporal bone. European Journal of Radiology, 20(1):52-56.
2. Dew LA, Shelton C, Harnsberger HR et al (1997). Surgical
Exposure of the Petrous Internal Carotid Artery: Practical
Application for Skull Base Surgery. The Laryngoscope, 107(7):967-976.
3. Hasebe S, Sando I, Orita Y (2003). Proximity of Carotid Canal
Wall to Tympanic Membrane: A Human Temporal Bone Study.
Laryngoscope, 113: 802-7.
4. Koesling S, Kunkel P, Schul T (2005). Vascular anomalies,
sutures and small canals of the temporal bone on axial CT.
European Journal of Radiology, 54(3): 335-343.
5. Moreano EH, Paparella MM, Zelterman D et al (1994).
Prevalence of carotid canal dehiscence in the human middle ear:
A report of 1000 temporal bones. The Laryngoscope, 104(5):612-618.
6. Penido NO, Borin A, Fukuda Y (2005). Microscopic anatomy of
the carotid canal and its relations with cochlea and middle ear.
Brazilian Journal of Otorhinolaryngology, 71(4): 410-414.
7. Savic D, Djeric D (1985). Anatomical variations and relations in
the medial wall of the bony portion of the eustachian tube. Acta
Otolaryngol, 99(5-6): 551-6.
8. Schmalfuss IM, Camp M (2008). Skull base: pseudolesion or true
lesion? Eur Radiol, 18(6): 1232-43.
9. Sivrice ME, Yasan H, Coban I (2017). Prevalence of carotid canal
dehiscence facing with middle ear and its relationship with
tinnitus. Journal of Clinical and Analytical Medicine, 8(3): 195-197.
10. Van Damme JP, Heylen G, Gilain C et al (2017). Pulsatile
tinnitus associated with dehiscent internal carotid artery: An
irremediable condition? Auris Nasus Larynx, 44(5): 612-615.
11. Wang CH, Shi ZP, Liu DW et al (2011). High Computed
Tomographic Correlations between Carotid Canal Dehiscence
and High Jugular Bulb in the Middle Ear. Audiology and
Neurotology, 16(2): 106-112.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_hinh_anh_ho_ong_dong_mach_canh_vao_tai_giua.pdf