Khảo sát hiệu quả giảm cân của phương pháp nhĩ châm ở bệnh nhân thừa cân - béo phì

Tài liệu Khảo sát hiệu quả giảm cân của phương pháp nhĩ châm ở bệnh nhân thừa cân - béo phì: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 6 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ở BỆNH NHÂN THỪA CÂN - BÉO PHÌ Liêu Khiết Tiểu Hoa*, Nguyễn Thị Sơn*, Lâm Vĩnh Niên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhĩ châm là một phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền, có tác dụng hỗ trợ điều trị thừa cân béo phì bằng cách tác động lên các trung tâm điều hòa ăn uống ở hạ đồi não. Tuy nhiên, việc áp dụng nhĩ châm trong thực hành lâm sàng vẫn còn khó khăn, chủ yếu đến từ vấn đề lựa chọn huyệt vì mỗi nghiên cứu sử dụng công thức huyệt khác nhau và một số huyệt dù đã được sử dụng nhưng vẫn chưa rõ cơ chế tác động trong điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu đánh giá hiệu quả giảm cân của một công thức gồm ba huyệt đã được biết rõ cơ chế tác động trong điều trị béo phì (Đói, Dạ dày, Nộ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hiệu quả giảm cân của phương pháp nhĩ châm ở bệnh nhân thừa cân - béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 6 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ở BỆNH NHÂN THỪA CÂN - BÉO PHÌ Liêu Khiết Tiểu Hoa*, Nguyễn Thị Sơn*, Lâm Vĩnh Niên** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nhĩ châm là một phương pháp không dùng thuốc của y học cổ truyền, có tác dụng hỗ trợ điều trị thừa cân béo phì bằng cách tác động lên các trung tâm điều hòa ăn uống ở hạ đồi não. Tuy nhiên, việc áp dụng nhĩ châm trong thực hành lâm sàng vẫn còn khó khăn, chủ yếu đến từ vấn đề lựa chọn huyệt vì mỗi nghiên cứu sử dụng công thức huyệt khác nhau và một số huyệt dù đã được sử dụng nhưng vẫn chưa rõ cơ chế tác động trong điều trị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu đánh giá hiệu quả giảm cân của một công thức gồm ba huyệt đã được biết rõ cơ chế tác động trong điều trị béo phì (Đói, Dạ dày, Nội tiết), đồng thời so sánh hiệu quả giảm cân của công thức ba huyệt này với một công thức gồm 5 huyệt đã được nghiên cứu trước đó (Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ, Nội tiết). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. 60 bệnh nhân thừa cân béo phì (BMI ≥23 kg/m2) được phân bố ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm nhĩ châm ba huyệt (Đói, Dạ dày, Nội tiết) và nhóm nhĩ châm năm huyệt (Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ, Nội tiết). Thời gian nghiên cứu 8 tuần, các bệnh nhân được hướng dẫn tiết chế ăn uống. Tiêu chuẩn đánh giá: cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo. Kết quả: Sau 8 tuần điều trị, ở nhóm nhĩ châm ba huyệt, cân nặng giảm 3,90 ± 1,30 kg (p <0,05), BMI giảm 1,60 ± 0,50 kg/m2 (p <0,05), vòng eo giảm 6,40 ± 1,70 cm (p <0,05). Ở nhóm nhĩ châm năm huyệt, sau 8 tuần điều trị, cân nặng giảm 3,90 ± 1,60 kg (p <0,05), BMI giảm 1,60 ± 0,70 kg/m2 (p <0,05), vòng eo giảm 6,30 ± 1,90 cm (p <0,05). Không có sự khác biệt trong mức độ giảm cân, giảm BMI và giảm vòng eo giữa nhóm nhĩ châm ba huyệt và nhóm nhĩ châm năm huyệt tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần điều trị (p >0,05). Kết luận: Nhĩ châm ba huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết giúp giảm cân nặng, giảm BMI và giảm vòng eo ở bệnh nhân thừa cân béo phì. Nhĩ châm ba huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết cho hiệu quả điều trị tương đương nhĩ châm năm huyệt Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ, Nội tiết. Từ khóa: nhĩ châm, thừa cân, béo phì ABSTRACT EFFECT OF AURICULAR ACUPUNCTURE ON WEIGHT LOSS IN PATIENTS WITH OBESITY OR OVERWEIGHT Lieu Khiet Tieu Hoa, Nguyen Thi Son, Lam Vinh Nien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 06 - 11 Objectives: Obesity and overweight are major risk factors for many chronic diseases affecting life expectancy and quality of life. Auricular acupuncture, one of non-pharmacological treatments in traditional medicine, plays a supportive role in obesity therapy through its impact on appetite center in hypothalamus. However, practising auricular acupuncture is still challenging because there is no consensus on acupoint formulas among clinical trials and the effect of those acupoint formulas on obesity has not been fully elucidated. In this study, we use a *Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh **Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Liêu Khiết Tiểu Hoa ĐT: 0355579819 Email: lieukhiethoa@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 7 three-acupoint formula including stomach, hunger and endocrine points, each of which has been proven mechanism of action in obesity treatment, and initially evaluate its benefit on weight loss through this intervention. At the same time, we proceed to compare effect on weight loss between the three-acupoint formula and five-acupoint formula (Shen men, Hunger, Stomach, Spleen and Endocrine) that has been studied before. Materials and Methods: A randomized controlled clinical trial was conducted in sixty patients with overweight or obesity (BMI ≥23 kg/m2). Subjects were divided randomly into two groups: group 1 with three- acupoint formula (hunger, stomach and endocrine) and group 2 with five-acupoint formula (Shenmen, Hunger, Stomach, Spleen and Endocrine). The study lasted for 8 weeks. Subjects were instructed to follow an abstinent diet. Outcomes are weight, body mass index (BMI) and waist circumference. Results: After eight-week study period, mean weight loss in the three-acupoint group was 3.90 ± 1.30 kg (p<0.05), BMI decreased 1.60 ± 0.50 kg/m2 (p <0.05), waist circumference decreased 6.40 ± 1.70 cm (p <0.05). After eight-week study period, mean weight loss in five-acupoint group was 3.90 ± 1.60 kg (p <0.05), BMI decreased 1.60 ± 0.70 kg/m2 (p <0.05), waist circumference decreased 6.30 ± 1.90 cm (p < 0.05). There was no difference in the magnitude of weight loss, BMI reduction and waist circumference reduction between group 1 and group 2 after 2 weeks, 4 weeks, 6 weeks and 8 weeks (p >0.05). Conclusions: The three-point formula significantly induced weight loss, BMI and circumference reduction in patients with obesity or overweight. In general, the three-acupoint formula was shown to be as efficacious as the five-acupoint fomula. Keywords: auricular acupuncture, overweight, obesity ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy khối mỡ vượt quá mức bình thường của cơ thể và gây tác động xấu đến sức khỏe(11). Báo cáo của Tổ chức y tế thế giới năm 2016 cho thấy có 1,9 tỉ người trưởng thành bị thừa cân béo phì, chiếm 39% dân số thế giới(12). Thừa cân béo phì trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu, là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiều bệnh lý mạn tính nguy hiểm, trong đó có bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư(11). Do đó, điều trị thừa cân béo phì là rất cần thiết. Đến nay, các phương pháp điều trị thừa cân béo phì theo y học hiện đại bao gồm: tiết chế ăn uống, vận động thể lực, dùng thuốc và phẫu thuật(11). Phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật có chỉ định điều trị hẹp và nhiều tác dụng phụ(11). Tiết chế ăn uống là nền tảng nhưng chế độ ăn kiêng lại làm tăng cảm giác đói và thèm ăn - một trong những lý do chính khiến bệnh nhân khó tuân thủ chế độ ăn và giảm cân thất bại(9). Vì vậy, việc điều trị thừa cân béo phì vẫn là một thách thức đối với y học hiện đại. Cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền tham gia vào điều trị béo phì bằng nhiều phương pháp, bao gồm: thể châm, điện châm, nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt và dùng thuốc. Trong đó, nhĩ châm là phương pháp đã được sử dụng lâu đời, dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở lý luận của y học cổ truyền và các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, thần kinh của y học hiện đại(10). Tính hiệu quả và an toàn của nhĩ châm trong điều trị béo phì đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu(15). Mặc dù vậy, việc áp dụng nhĩ châm trong thực hành lâm sàng điều trị béo phì vẫn còn khó khăn, chủ yếu đến từ vấn đề lựa chọn huyệt vì mỗi nghiên cứu sử dụng công thức huyệt khác nhau và một số huyệt dù đã được sử dụng nhưng vẫn chưa rõ cơ chế tác động trong điều trị. Đến nay, các huyệt loa tai đã được hiểu rõ về cơ chế tác động và phù hợp sử dụng trong điều trị béo phì bao gồm: huyệt Dạ dày, Đói và Nội tiết. Nhĩ châm huyệt Đói làm chậm nhu động dạ dày(5) trong khi nhĩ châm huyệt Dạ dày và huyệt Nội tiết hoạt hóa nhân bụng giữa vùng hạ đồi – trung tâm no ở não bộ(2). Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sử dụng công thức gồm ba huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết và bước đầu đánh giá hiệu quả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 8 giảm cân khi nhĩ châm ba huyệt này ở các bệnh nhân thừa cân béo phì. Đồng thời, chúng tôi tiến hành so sánh hiệu quả giảm cân của công thức ba huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết với một công thức gồm 5 huyệt đã được nghiên cứu trước đó(16). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân (BN) ngoại trú khám và điều trị thừa cân béo phì tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn bệnh BN nam hoặc nữ, từ đủ 18 tuổi trở lên, BMI ≥ 23 kg/m2 (tiêu chuẩn châu Á – Thái Bình Dương), Vòng eo: nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm (tiêu chuẩn châu Á – Thái Bình Dương), Đồng ý tham gia nghiên cứu, Không sử dụng biện pháp giảm cân nào trong vòng 1 tháng qua. Tiêu chuẩn loại bệnh Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, mới sinh ≤ 6 tháng, Tiền sử dị ứng kim loại, Tổn thương da loa tai vùng châm, Tiền sử mắc các bệnh lý: rối loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, đột quỵ, tăng huyết áp kháng trị, đặt máy tạo nhịp, cấy máy phá rung, hội chứng Cushing, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc kháng đông hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu, ung thư, rối loạn tâm thần, động kinh, nghiện ma túy, nghiện rượu, Đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác gây tăng cân: sulfonylurea, thiazolidinedione, insulin, kháng viêm steroid, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm ức chế men monoamine oxidase, paroxetine, mirtazapine, vaproate, gabapentin, carbamazepine. Ngưng thực hiện nghiên cứu khi Bệnh nhân không tuân thủ điều trị, Trong thời gian điều trị có dùng thêm phương pháp giảm cân khác, Gặp tác dụng ngoại ý khiến bệnh nhân từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu, Từ chối tiếp tục tham gia nghiên cứu do bất cứ lý do nào. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Cỡ mẫu Đây là nghiên cứu bước đầu, do đó lựa chọn 30 bệnh nhân cho mỗi nhóm can thiệp. Phương pháp tiến hành Phân nhóm ngẫu nhiên các bệnh nhân tham gia nghiên cứu bằng cách bốc thăm. Nhóm 1: nhĩ châm ba huyệt (Đói, Dạ dày, Nội tiết). Nhóm 2: nhĩ châm năm huyệt (Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ, Nội tiết). Nhĩ châm 2 lần/tuần bằng kim nhĩ hoàn (khoảng cách giữa hai lần châm 3 - 4 ngày). Mỗi lần châm một bên tai, đổi bên tai vào lần châm tiếp theo. Các bệnh nhân được hướng dẫn đồng nhất về cách tiết chế ăn uống và được yêu cầu duy trì mức độ hoạt động thể lực như trước đây. Đánh giá cân nặng, BMI và vòng eo sau mỗi 2 tuần. Sự tuân thủ trong chế độ ăn uống của bệnh nhân được đánh giá mỗi tuần thông qua phiếu theo dõi. Các tác dụng ngoại ý được đánh giá trong suốt quá trình nghiên cứu. Phân tích và xử lý số liệu Các biến định lượng được mô tả dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Kiểm định phân phối chuẩn bằng phép kiểm Shapiro- Wilk với p >0,05 được xem là phân phối chuẩn. So sánh sự khác biệt giữa các giá trị trung bình bằng test T-Student nếu biến định lượng có phân phối chuẩn hoặc sử dụng phép kiểm Mann- Whitney nếu biến định lượng không có phân phối chuẩn, với p <0,05 được coi là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 9 Đối với các biến định tính, so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test chi bình phương, nếu số ô có tần suất kỳ vọng nhỏ hơn 5 chiếm hơn 20% trong bảng 2 x n thì thay bằng phép kiểm chính xác Fisher. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Stata 13.0. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh số 412/ĐHYD-HĐ ngày 26/10/2018. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Các đặc điểm ban đầu của mẫu nghiên cứu bao gồm: tuổi trung bình, tỉ lệ bệnh nhân ở các nhóm tuổi, tỉ lệ nam/nữ, cân nặng, BMI, vòng eo, mạch, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương đều không có sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp (p >0,05) (Bảng 1). Bảng 1. Các đặc điểm ban đầu của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Nhóm 3 huyệt (n=30) Nhóm 5 huyệt (n=30) p TB ± ĐLC hoặc n (%) Tuổi (năm) 18-39 tuổi 40-59 tuổi ≥ 60 tuổi 42,50 ± 10,50 12 (40,00) 16 (53,30) 2 (6,70) 43,50 ± 11,70 13 (43,30) 16 (53,30) 1 (3,40) 0,73 1,00 Giới Nam Nữ 2 (6,70) 28 (93,30) 2 (6,70) 28 (93,30) 1,00 Cân nặng (kg) 66,90 ± 10,40 68,50 ± 9,50 0,42 Chiều cao (m) 1,56 ± 0,08 1,56 ± 0,07 0,54 BMI (kg/m 2 ) 27,50 ± 2,80 27,90 ± 2,70 0,38 Vòng eo (cm) 92,60 ± 7,50 93,90 ± 7,40 0,48 Mạch (lần/phút) 77,10 ± 7,70 76,30 ± 7,10 0,68 HATT (mmHg) 114,70 ± 12,60 114,40 ± 12,40 0,92 HATTr (mmHg) 70,40 ± 7,40 69,40 ±6,80 0,59 (#) p < 0,05 so với nhóm 5 huyệt, HATT: huyết áp tâm thu, HATTr: huyết áp tâm trương, TB: trung bình, ĐLC: độ lệch chuẩn Thay đổi cân nặng ở hai nhóm nghiên cứu theo thời gian Ở nhóm ba huyệt, cân nặng tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với cân nặng ban đầu (p <0,05). Tương tự, nhóm năm huyệt có cân nặng tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với cân nặng ban đầu (p <0,05). Mức độ giảm cân giữa nhóm ba huyệt và nhóm năm huyệt tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần khác biệt nhau không có ý nghĩa (p >0,05). Tỉ lệ giảm cân trung bình sau 8 tuần điều trị giữa hai nhóm nghiên cứu khác biệt nhau không có ý nghĩa (p >0,05) (Bảng 2). Bảng 2. Thay đổi cân nặng giữa hai nhóm nghiên cứu sau mỗi 2 tuần điều trị Cân nặng Nhóm 3 huyệt (n=30) Nhóm 5 huyệt (n=30) p TB ± ĐLC Thay đổi cân nặng tại các thời điểm 2 tuần (kg) -1,10 ± 0,70* -1,20 ± 0,50* 0,44 4 tuần (kg) -2,10 ± 1,00* -2,00 ± 0,90* 0,80 6 tuần (kg) -2,90 ± 1,10* -3,00 ± 1,20* 0,98 8 tuần (kg) -3,90 ±1,30* -3,90 ± 1,60* 0,91 Tỉ lệ giảm cân sau 8 tuần (%) 5,80 ± 1,88 5,68 ± 2,51 0,46 (*) p < 0,05 so với cân nặng ban đầu, TB: trung bình, (#) p < 0,05 so với nhóm 5 huyệt, ĐLC: độ lệch chuẩn Thay đổi BMI ở hai nhóm nghiên cứu theo thời gian Ở nhóm ba huyệt, BMI tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với BMI ban đầu (p <0,05). Tương tự, nhóm năm huyệt có BMI tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với BMI ban đầu (p <0,05). Mức độ giảm BMI giữa nhóm ba huyệt và nhóm năm huyệt tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần khác biệt nhau không có ý nghĩa (p >0,05) (Bảng 3). Bảng 3. Thay đổi BMI giữa hai nhóm nghiên cứu sau mỗi 2 tuần điều trị BMI Nhóm 3 huyệt (n=30) Nhóm 5 huyệt (n=30) p TB ± ĐLC Ban đầu (kg/m 2 ) 27,50 ± 2,80 27,90 ± 2,70 0,38 Thay đổi sau 2 tuần (kg/m 2 ) -0,50 ± 0,30* -0,50 ± 0,20* 0,76 Thay đổi sau 4 tuần (kg/m 2 ) -0,90 ± 0,40* -0,80 ± 0,40* 0,71 Thay đổi sau 6 tuần (kg/m 2 ) -1,20 ± 0,40* -1,20 ± 0,50* 1,00 Thay đổi sau 8 tuần (kg/m 2 ) -1,60 ±0,50* -1,60 ± 0,70* 0,75 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 10 (*) p <0,05 so với BMI ban đầu, TB: trung bình, (#) p <0,05 so với nhóm 5 huyệt, ĐLC: độ lệch chuẩn Thay đổi vòng eo ở hai nhóm nghiên cứu theo thời gian Ở nhóm ba huyệt, vòng eo tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với vòng eo ban đầu (p <0,05). Tương tự, nhóm năm huyệt có vòng eo tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 tuần đều giảm có ý nghĩa so với vòng eo ban đầu (p <0,05). Mức độ giảm vòng eo giữa nhóm ba huyệt và nhóm năm huyệt tại các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần và 8 khác biệt nhau không có ý nghĩa (p >0,05) (Bảng 4). Bảng 4. Thay đổi vòng eo giữa hai nhóm nghiên cứu sau mỗi 2 tuần điều trị Vòng eo Nhóm 3 huyệt (n=30) Nhóm 5 huyệt (n=30) p TB ± ĐLC Ban đầu (cm) 92,60 ± 7,50 93,90 ± 7,40 0,48 Thay đổi sau 2 tuần (cm) -1,80 ± 0,90* -1,90 ± 1,10* 0,53 Thay đổi sau 4 tuần (cm) -3,50 ± 1,40* -3,40 ± 1,40* 0,89 Thay đổi sau 6 tuần (cm) -5,00 ± 1,60* -5,00 ± 1,60* 0,98 Thay đổi sau 8 tuần (cm) -6,40 ± 1,70* -6,30 ± 1,90* 0,81 (*) p < 0,05 so với vòng eo ban đầu, TB: trung bình, (#) p < 0,05 so với nhóm 5 huyệt, ĐLC: độ lệch chuẩn BÀN LUẬN Các đặc điểm ban đầu về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI và vòng eo đều không có sự khác biệt giữa hai nhóm can thiệp. Chúng tôi ghi nhận phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu là phụ nữ (93,30%), có độ tuổi từ 40 đến 59 (53,30%). Điều này có thể được giải thích bởi các lý do sau: thứ nhất, tỉ lệ béo phì ở phụ nữ cao hơn nam giới ở cùng độ tuổi(1); thứ hai, tỉ lệ béo phì ở phụ nữ tuổi từ 40 đến 59 cao hơn so với nhóm tuổi từ 20 đến 39(1); thứ ba, phụ nữ có xu hướng quan tâm đến vóc dáng và ngoại hình nhiều hơn nam giới(3). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau 8 tuần điều trị, ở nhóm sử dụng công thức ba huyệt, cân nặng giảm có ý nghĩa so với ban đầu (3,90±1,30 kg). Mức độ giảm cân trung bình là 5,80% trọng lượng ban đầu. Các nghiên cứu cho thấy giảm 5- 10% trọng lượng ban đầu ở những bệnh nhân thừa cân béo phì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có giảm nguy cơ mắc đái tháo đường và bệnh tim mạch(13,14). Ngoài tác dụng giảm cân, chúng tôi cũng ghi nhận nhĩ châm ba huyệt Đói, Dạ dày và Nội tiết giúp giảm chu vi vòng eo có ý nghĩa sau 8 tuần điều trị (6,40 ± 1,70 cm). Ở các bệnh nhân thừa cân béo phì, tăng chu vi vòng eo đã được chứng minh làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch(7), và ngược lại, các điều trị có tác dụng giảm vòng eo giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý này(6,8). Ở nhóm sử dụng công thức năm huyệt, sau 8 tuần điều trị, cân nặng và vòng eo đều giảm có ý nghĩa so với ban đầu (giảm 3,90 ± 1,60 kg cân nặng và 6,30 ± 1,90 cm vòng eo). Tác dụng giảm cân và giảm vòng eo của công thức năm huyệt cũng được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu của tác giả Cha và cộng sự cho thấy nhĩ châm năm huyệt Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ và Nội tiết giúp giảm cân nặng và vòng eo có ý nghĩa so với nhóm chứng không điều trị (giảm 1,07 kg cân nặng và 3,67 cm vòng eo sau 8 tuần)(4). Nghiên cứu của tác giả Yeo và cộng sự ghi nhận nhĩ châm năm huyệt kết hợp với tiết chế ăn uống giúp giảm cân nặng và vòng eo có ý nghĩa so với nhóm chứng chỉ tiết chế ăn uống đơn thuần (giảm 4,40 kg cân nặng và 4,10 cm vòng eo sau 8 tuần)(16). So sánh các kết quả nghiên cứu, mức độ giảm cân và giảm vòng eo trong nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Yeo cao hơn trong nghiên cứu của tác giả Cha. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này là do các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả Yeo đều được hướng dẫn tiết chế ăn uống, trong khi tác giả Cha không sử dụng biện pháp điều trị béo phì nào khác ngoài nhĩ châm. Từ các dữ liệu nghiên cứu cho thấy công thức nhĩ châm năm huyệt có tác dụng giảm cân ở bệnh nhân thừa cân béo phì và hiệu quả điều trị tăng lên khi kết hợp với tiết chế ăn uống. Như vậy, cả hai công thức ba huyệt và năm huyệt đều có tác dụng giảm cân và giảm vòng eo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 11 ở các bệnh nhân thừa cân béo phì. Tuy nhiên, khi tiến hành so sánh hiệu quả điều trị giữa hai công thức huyệt này, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt về mức độ giảm cân, giảm BMI và giảm vòng eo giữa hai công thức huyệt sau 8 tuần điều trị. Điều này gợi ý công thức ba huyệt mặc dù có số lượng huyệt ít hơn nhưng có hiệu quả điều trị béo phì không thua kém so với công thức năm huyệt. Tuy nhiên vì nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ nên cần có thêm những nghiên cứu trong tương lai với cỡ mẫu lớn hơn để kiểm chứng lại kết quả này. Mặt khác là công thức ba huyệt giúp giảm số lượng huyệt can thiệp, do đó làm giảm mức độ xâm lấn trên bệnh nhân. Về mặt cơ chế tác động, nhĩ châm huyệt Dạ dày và huyệt Nội tiết hoạt hóa nhân bụng giữa vùng hạ đồi, tạo cảm giác no và giảm thèm ăn(2). Trong khi đó, nhĩ châm huyệt Đói giúp làm chậm nhu động dạ dày và khiến bệnh nhân nhanh no trong bữa ăn(5). Đối với hai huyệt Tỳ và Thần môn, cơ chế tác động trong điều trị béo phì vẫn chưa được hiểu rõ, do đó, cần có thêm những nghiên cứu trong tương lai nhằm khảo sát cơ chế tác động cũng như nhóm đối tượng bệnh nhân phù hợp để sử dụng hai huyệt này. KẾT LUẬN Nhĩ châm 3 huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết kết hợp tiết chế ăn uống giúp giảm cân nặng, giảm BMI và giảm chu vi vòng eo trên bệnh nhân thừa cân béo phì sau 8 tuần điều trị. Nhĩ châm ba huyệt Đói, Dạ dày, Nội tiết cho hiệu quả điều trị tương đương nhĩ châm năm huyệt Thần môn, Đói, Dạ dày, Tỳ, Nội tiết. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn sự hỗ trợ của tập thể khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arroyo-Johnson C, Mincey KD (2016). "Obesity Epidemiology Worldwide". Gastroenterol Clin North Am, 45(4):571-579. 2. Asamoto S., Takeshige C (1992). "Activation of the satiety center by auricular acupuncture point stimulation". Brain Res Bull, 29(2):64-157. 3. Bibiloni MD, Coll JL, Pich J, et al (2017). "Body image satisfaction and weight concerns among a Mediterranean adult population". BMC Public Health, 17(1):39. 4. Cha HS, Park H (2016). "Effects of Auricular Acupressure on Obesity in Women with Abdominal Obesity". J Korean Acad Nurs, 46(2):59-249. 5. Choy DS, Eidenschenk E (1998). "Effect of tragus clips on gastric peristalsis: a pilot study". J Altern Complement Med, 4(4):399-403. 6. Fanghanel G, Sanchez-Reyes L, Felix-Garcia L, et al (2011). "Impact of waist circumference reduction on cardiovascular risk in treated obese subjects". Cir Cir, 79(2):81-175. 7. Flint AJ, Rexrode KM, Hu FB, et al (2010). "Body mass index, waist circumference, and risk of coronary heart disease: a prospective study among men and women". Obes Res Clin Pract, 4(3):e171-e181 8. Han TS, Richmond P, Avenell A, et al (1997). "Waist circumference reduction and cardiovascular benefits during weight loss in women". Int J Obes Relat Metab Disord, 21(2):34- 127. 9. Lemstra M, Bird Y, Nwankwo C, et al (2016). "Weight loss intervention adherence and factors promoting adherence: a meta-analysis". Patient Prefer Adherence, 10:59-1547. 10. Phạm Văn Cự, Phạm Quang Minh (1994). Liệu pháp loa tai (châm loa tai). Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh, pp.21-41. 11. Samuel K, Romijn JA (2015). Obesity. In: Melmed Shlomo, et al (eds). Williams textbook of endocrinology, 13th edition, pp.1633- 1659. Elsevier Health Sciences, Philadelphia. 12. The World Health Organization. Obesity. Available from: and-overweight. 13. Van-Gaal LF, Mertens Ilse L, Ballaux D (2005). "What is the relationship between risk factor reduction and degree of weight loss?". European Heart Journal Supplements, 7:21-26. 14. Vidal J (2002). "Updated review on the benefits of weight loss". Int J Obes Relat Metab Disord, 26:8-25. 15. Yeh TL, Chen HH, Pai TP, et al (2017). "The Effect of Auricular Acupoint Stimulation in Overweight and Obese Adults: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials". Evid Based Complement Alternat Med, 2017:1- 16. 16. Yeo S, Kim KS, Lim S (2014). "Randomised clinical trial of five ear acupuncture points for the treatment of overweight people". Acupunct Med, 32(2):8-132. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_128_2213266.pdf