Khảo sát hiệu quả giảm cân bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh trên bệnh nhân thừa cân béo phì

Tài liệu Khảo sát hiệu quả giảm cân bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh trên bệnh nhân thừa cân béo phì: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 144 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP DƯỠNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN BÉO PHÌ Ngô Viên Thành*, Nguyễn Mạnh Trí**, Phạm Huy Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì là một trong những vấn đề thường gặp ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, nhất là ở đô thị làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như yếu tố nguy cơ về bệnh tật. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị Tây y, Đông y kết hợp; trong đó phương pháp dưỡng sinh (PPDS) mang lại hiệu quả đáng kể. Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả giảm cân và so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thừa cân béo phì trước và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân được chẩn đoán thừa cân béo phì được điều trị tại Viện Y học dân tộc Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu trước-sau (before – after study) với mục tiêu là điểm số trung bình trong thang điểm chất lượng cuộc sống (WHOQOL-BREF) vớ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hiệu quả giảm cân bằng phương pháp luyện tập dưỡng sinh trên bệnh nhân thừa cân béo phì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 144 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ GIẢM CÂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP DƯỠNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN THỪA CÂN BÉO PHÌ Ngô Viên Thành*, Nguyễn Mạnh Trí**, Phạm Huy Hùng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thừa cân béo phì là một trong những vấn đề thường gặp ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, nhất là ở đô thị làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như yếu tố nguy cơ về bệnh tật. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị Tây y, Đông y kết hợp; trong đó phương pháp dưỡng sinh (PPDS) mang lại hiệu quả đáng kể. Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả giảm cân và so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thừa cân béo phì trước và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 39 bệnh nhân được chẩn đoán thừa cân béo phì được điều trị tại Viện Y học dân tộc Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu trước-sau (before – after study) với mục tiêu là điểm số trung bình trong thang điểm chất lượng cuộc sống (WHOQOL-BREF) với sai số không quá 2 điểm. Kết quả: Điểm số trung bình về mặt sức khỏe thể chất trước khi nghiên cứu là 7,38 ± 4,63, điểm số trung bình mặt sức khỏe sau khi nghiên cứu là 10,56 + 3,91, điểm số giảm trung bình là 3,17 ± 3,53 (p < 0,05). Chỉ số cân nặng giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 1,73 ± 2,108 (p < 0,05), chỉ số BMI giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 0,938 ± 0,911 (p < 0,05), chỉ số vòng eo giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 1,48 ± 1,53 (p < 0,05). Tác dụng phụ sau khi tập dưỡng sinh cao nhất là nhức mỏi cơ thể chiếm tỷ lệ 35,9% số người nghiên cứu. Kết luận: PPDS làm tăng chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất và có hiệu quả giảm cân của bệnh nhân thừa cân béo phì trước và sau khi tập dưỡng sinh trong 3 tháng. Từ khoá: Béo phì, Thừa cân, Phương pháp dưỡng sinh. ABSTRACT SURVEY ON WEIGHT LOSS EFFECTIVENESS BY NOURISHING LIFE METHODS IN OBESITY PATIENT Ngo Vien Thanh, Nguyen Manh Tri, Pham Huy Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 142 - 149 Background: Overweight and obesity is one of the most common problems in developed and developing countries, especially in urban areas, which affects the quality of life as well as risk factors for disease. Nowaday, there are many Western and Oriental therapies, in which the method of nourishing brings significant effects. Objectives: Study on weight loss effectiveness and compare life quality of overweight, obesity patients before and after 3 months of training nourishing method. Methods: 39 patients were diagnosed with overweight, obesity treated at the Ho Chi Minh Institute of Traditional Medicine. The study was designed by before – after study with the goal of average score on the quality of life scale (WHOQOL-BREF score) with no more than 2 points errors. Khoa Y học cổ truyền - Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Y học cổ truyền - Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS. Phạm Huy Hùng ĐT: 01236236930 Email: phamhuyhung100@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 145 Results: The mean score on physical health before study was 7.38 ± 4.63, the mean score on physical health after study was 10.56 ± 3.91, the decrease median score was 3.17 ± 3.53 (p < 0.05). The weight index decreased after treatment compared before treatment was 1.73 ± 2.108 (p < 0.05). The BMI reduced after treatment compared before treatment (0.938 ± 0.911) (p < 0.05), the waist index declined after treatment was 1.48 ± 1.53 (p < 0.05). The most common side effects were body aches which accounted for 35.9% of the patients. Conclusion: Nourishment method make to increase the quality of life in terms of physical health and weight- loss effects of overweight and obesity patients before and after 3 months. Keywords: Obesity, Overweight, Nourishing life method. ĐẶT VẤN ĐỀ Cũng như các nước đang phát triển, những thay đổi lối sống một cách nhanh chóng trong vài thập kỉ trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của tình trạng thừa cân, béo phì trong dân số Theo thống kê của WHO, trong năm 2014 tỉ lệ người lớn béo phì là 20,6% tăng hơn 15% so với năm 2010 (17,4%)(7). Béo phì từng được coi là một vấn đề của quốc gia có thu nhập cao. Nhưng hiện tại, thừa cân và béo phì đang gia tăng ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, đặc biệt là ở đô thị. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của các bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn cơ xương, gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh(3). Thừa cân và béo phì, cũng như các bệnh không truyền nhiễm, phần lớn là phòng ngừa được(5). Sự phòng ngừa đó được thể hiện thông qua việc hình thành sự lựa chọn lành mạnh của người dân về các loại thực phẩm và hoạt động thể chất thường xuyên(7). Phương pháp dưỡng sinh (PPDS) của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là phương pháp được xây dựng dựa trên cơ sở kinh nghiệm y học cổ truyền của dân tộc ta, có tham khảo thêm về khí công của Trung Quốc, Yoga của Ấn Độ và lấy học thuyết của Pavlop làm cơ sở y học hiện đại để giải thích cụ thể các cơ chế thủ thuật động tác(6) Các kĩ thuật ấy kết hợp thành một hệ thống toàn diện, tổng hợp liên hoàn nếu áp dụng đúng sẽ xây dựng được sức khỏe toàn diện về mặt thể xác và tinh thần(4). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát, đánh giá hiệu quả giảm cân của các phương pháp tập thể dục, ăn kiêng, khí công, Yoga trên bệnh nhân thừa cân béo phì, nhưng tại Việt Nam chưa tìm thấy nghiên cứu nào về hiệu quả giảm cân của phương pháp dưỡng sinh. Câu hỏi nghiên cứu Phương pháp dưỡng sinh có hiệu quả làm giảm cân trên những người thừa cân béo phì hay không? Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát hiệu quả giảm cân của việc tập DS đối với bệnh nhân thừa cân béo phì trong 3 tháng. So sánh chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân thừa cân béo phì trước và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân BMI> 23 đến điều trị tại viên Y Học Dân Tộc TPHCM, trong thời gian từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016. Cỡ mẫu 39 trường hợp. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thừa cân béo phì theo tiêu chuẩn của WHO(8) (Bảng 1)). Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân đến khám bệnh trong thời gian nghiên cứu được chọn liên tiếp. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 146 Bảng 1. Bảng đánh giá BMI theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và dành riêng cho người châu Á Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2) Cân nặng thấp (gầy) Bình thường 18,5-24,9 18,5-22,9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25-29,9 23-24,9 Béo phì độ I 30-34,9 25-29,9 Béo phì độ II 35-39,9 30 Béo phì độ III 40 40 Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu Bệnh nhân tâm thần Bệnh nhân có các cấp tính, cấp cứu, ngoại khoa. Bệnh nhân có tiền căn suy tim. Bệnh nhân có hội chứng liệt nửa người, hai chi dưới, liệt tứ chi. Bệnh nhân có các bệnh về khớp nặng. Bệnh nhân không đồng ý tham gia quá trình nghiên cứu. Bệnh nhân tự ý bỏ trong quá trình nghiên cứu. Bệnh nhân không có khả năng nghe và hiểu tiếng Việt tốt. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ, so sánh trước - sau. Các bước tiến hành nghiên cứu Trước khi nghiên cứu Liên hệ phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng khoa Dưỡng Sinh trưởng phòng khám béo phì của Viện Y Học Dân Tộc TP.HCM. Sau khi đã được chấp thuận, các bệnh nhân đến khám tại phòng khám béo phì được chẩn đoán là thừa cân béo phì được mời vào nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: 3 tháng. Trong 3 tháng đó, bệnh nhân đi tập dưỡng sinh đều đặn 5 ngày/ tuần, mỗi ngày 1 tiếng. Có 3 khung giờ cho bệnh nhân lựa chon: 6 giờ 30 đến 8 giờ, từ 8 giờ đến 9 giờ 30, chiều từ 14 giờ đến 15 giờ 30. Các động tác dưỡng sinh sẽ được xoay vòng để mỗi tuần đều tập được 60 động tác dưỡng sinh. Ngoài ra trong khi tập, các nhân viên của khoa Dưỡng sinh sẽ theo dõi, sữa chữa những động tác làm sai. Thời điểm phỏng vấn bệnh nhân: trước khi tập dưỡng sinh và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. Bệnh nhân được người nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO về mặt sức khỏe thể chất. Khi tiến hành nghiên cứu Hỏi, đo cân nặng chiều cao, huyết áp, đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân về mặt sức khỏe thể chất trước khi tập dưỡng sinh, dựa vào bộ câu hỏi WHOQOL-BRE(9). Hướng dẫn bệnh nhân tập Dưỡng sinh đều đặn, theo dõi bệnh nhân trong quá trình tập luyện, trợ giúp bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được tập luân phiên 60 động tác tương ứng với giáo án của khoa Dưỡng Sinh, Viện Y học dân tộc Tp.HCM. Sau 3 tháng đánh giá lại chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân. Từ các dữ liệu đã có tiến hành tổng hợp kết quả, phân tích và rút ra kết luận. Chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu Đặc điểm các chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu: cân nặng, chiều cao, BMI: dựa vào thăm khám lâm sàng. Đánh giá chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân dựa vào bộ câu hỏi WHOQOL-BREF(9). Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO: WHOQOL-BREF đã được chứng minh là có hiệu lực, và được sử dụng như là công cụ đo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trên toàn thế giới, được WHO dịch ra nhiều thứ tiếng, có độ nhạy và đặc hiệu cao. WHOQOL-BREF gồm có các phần: Tổng quát về chất lượng cuộc sống và sức khỏe (Overall Quality of Life and General Health). Sức khỏe thể chất (Physical Health). Vấn đề về tâm lý (Psychological). Các mối quan hệ xã hội (Social relationships). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 147 Môi trường sống (Enviroment). Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc thay đổi chất lượng cuộc sống về mặt môi trường sống, các mối quan hệ xã hội, các vấn đề tâm lý là không khả thi. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn mặt sức khỏe thể chất làm mục tiêu chính để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Gồm có 7 câu hỏi, mỗi câu có 5 mức độ trả lời tương ứng với điểm từ 1 đến 5; bệnh nhân đọc và khoanh câu trả lời phù hợp nhất; một lần trước khi tập dưỡng sinh, lần thứ nhì sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. Bảy câu hỏi như sau: Về mặt nào đó, ông/bà có thường bị đau nhức / tê mỏi cơ thể không? Ông/bà có phải thường xuyên phải dùng thuốc (thuốc uống đông/tây y; thuốc tiêm/bôi)? Mức độ Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Khá thường xuyên Thường xuyên Điểm 1 2 3 4 5 Ông/bà có đủ năng lượng trong các hoạt động hàng ngày không? Mức độ Hoàn toàn không Một chút Vừa phải Nhiều Rất nhiều Điểm 1 2 3 4 5 Khả năng đi lại của ông / bà như thế nào? Mức độ Rất kém Kém Vừa phải Tốt Rất tốt Điểm 1 2 3 4 5 Mức độ hài lòng của ông/bà đối với giấc ngủ như thế nào? Mức độ Hoàn toàn không Một chút Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Điểm 1 2 3 4 5 Mức độ hài lòng của ông/bà đối với các hoạt động tự chăm sóc (tắm rửa, vệ sinh..) như thế nào? Mức độ hài lòng của ông / bà về năng lực làm việc (kinh nghiệm, kỹ năng ) của mình như thế nào? Mức độ Hoàn toàn không Một chút Bình thường Hài lòng Rất hài lòng Điểm 1 2 3 4 5 Kiểm soát yếu tố gây sai số Các số liệu nhân trắc và đo HA: Người nghiên cứu trực tiếp đó cân nặng, đo chiều cao, HA từ đầu đến cuối nghiên cứu bằng cùng loại cân, cùng thước đo chiều cao và cùng dụng cụ đo HA. Sử dụng các công cụ chuẩn (cân, thước) và sử dụng kỹ thuật chính xác, thực hiện đúng theo thường quy và thống nhất phương pháp điều tra trong tất cả điều tra viên để tránh sai số do người đo và dụng cụ. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập bằng các mẫu (trong phần phụ lục), được nhập vào máy vi tính và xử lý bằng phần mềm excel 2007. Phép kiểm Student-T được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình trước khi tập dưỡng sinh và sau khi tập dưỡng sinh 3 tháng. Các biến số định tính được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm: giới tính, dân tộc, nơi cư trú, tôn giáo, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế. Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn: tuổi, huyết áp, cân nặng, chiều cao, BMI. Sử dụng chỉ số Skewness, sai số chuẩn của chỉ số Skewness (SE of Skewness), chỉ số Kurtosis, sai số chuẩn của chỉ số Kurtosis (SE of Kurtosis) để đánh giá biến định lượng có phân phối chuẩn hay không. Chỉ số Skewness dùng để đánh giá sự mất đối xứng của biến định lượng, chỉ số Kurtosis đánh giá mức độ nhọn của phân phối. Chấp nhận biến định lượng là phân phối chuẩn nếu: Tỉ số ׀ Skewness / SE of Skewness ׀ < 2 và ׀ Skewness / SE of Kurtosis ׀ < 2. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ N=39 (nam: 2, nữ: 37), tuổi TB: 60,2 + 9,6, BMI trung bình: 25,4 + 2.1. Tiền căn và bệnh lý kèm theo: thoái hóa khớp: 48,7%, đái tháo đường: 17,9%, tăng huyết áp: 30,8%, RLLM: 51,3%, RL giấc ngủ: 23,1%, Hen: 10,3%, TMCT: 10,3%, UT phổi 2,6%, không: 5,1%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 148 Biến số cân nặng, vòng eo, BMI trước và sau khi tập dưỡng sinh không có phân phối chuẩn. Sau khi tập dưỡng sinh: cân nặng, chu vi vòng eo, BMI giảm so với trước khi tập. Bảng 2. Đặc điểm chỉ số nhân trắc của nhóm nghiên cứu TRƯỚC và SAU tập, N = 39 N= 39 Cân nặng Chiều cao Vòng eo BMI Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trung bình 60,02 ± 58,29 ± 153,53 ± 153,53 ± 90,97 ± 89,49 ± 25,44 ± 24,7 ± 6,612 5,876 5,139 5,139 7,457 6,684 2,193 2,103 Chỉ số cao nhất 83 77 165 165 118 112 36,4 33,77 Chỉ số thấp nhất 50 46 145 145 78 78 23,2 21,58 Chỉ số Skewness 1,36 0,776 0,547 0,547 1,071 0,871 3,325 2,446 Sai số chuẩn của chỉ số Skewness 0,378 0,378 0,378 0,378 0,378 0,378 0,378 0,378 Chỉ số Kurtosis 3,990 1,855 -0,208 -0,208 3,102 1,887 16,286 9,985 Sai số chuẩn của chỉ số Kurtosis 0,741 0,741 0,741 0,741 0,741 0,741 0,741 0,741 Bảng 3. Điểm số đánh giá chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất, N = 39 Điểm số Trước tập Sau tập Mức chênh lệch (sau – trước) Trung bình 7,38 ± 4,63 10,56 ± 3,91 3,17 ± 3,53 Điểm cao nhất 18 18 15 Điểm thấp nhất -1 1 -4 Chỉ số Skewness 0,002 -0,218 1,148 Sai số chuẩn của chỉ số 0,378 0,378 0,378 Chỉ số Kurtosis -0,686 -0,271 2,446 Sai số chuẩn của chỉ số Kurtosis 0,741 0,741 0,741 Bảng 4. So sánh mức độ giảm cân của những người thừa cân và những người béo phì Cân nặng giảm Phân loại Số lượng Trung bình Thừa cân 18 1,194 ± 1,963 Béo phì 21 2,19 ± 2,164 t – test -1,494 Độ tự do (df) 37 p 0,144 Nhận xét: Mức giảm cân nặng giảm ở hai nhóm thừa cân và béo phì không khác nhau. Bảng 5. Tác dụng phụ sau khi tập dưỡng sinh Tác dụng phụ Số lượng Tỷ lệ % Mệt mỏi 12 30,77 Nhức mỏi cơ thể 14 35,9 Ăn không ngon 3 7,69 Rối loạn giấc ngủ 3 7,69 BÀN LUẬN Đặc điểm chỉ số nhân trắc học trước và sau khi tập dưỡng sinh Theo nghiên cứu của Pan HJ và cộng sự, chỉ số cân nặng giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 6,9 + 5,2 (p < 0,05), chỉ số BMI giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 2,5 + 1,8 (p < 0,05), chỉ số vòng eo giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 5,9 + 4,7 (p < 0,05)(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số cân nặng giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 1,73 + 2,108 (p < 0,05), chỉ số BMI giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 0,938 + 0,911 (p < 0,05), chỉ số vòng eo giảm sau khi điều trị so với trước khi điều trị là 1,48 + 1,53 (p < 0,05). Theo y văn, béo phì là do tình trạng cân bằng dương tính và sự tích lũy năng lượng tăng do năng lượng nạp vào quá nhiều trong khi đó năng lượng tiêu hao lại giảm(1). Do đó, việc giảm cân nhất thiết phải có chế độ ăn giảm năng lượng và tăng cường tiêu hao năng lượng bằng cách vận động thân thể. Trong nghiên cứu của Pan HJ và cộng sự, họ đã sử dụng tổng hợp hai yếu tố này trong nghiên cứu của mình, còn trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là tăng năng lượng tiêu hao thông qua việc tập dưỡng sinh. Do đó việc giảm cân, BMI, vòng eo của nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của họ là hợp lý. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 149 Đánh giá chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất trước và sau khi tập dưỡng sinh Dưỡng sinh là một phương pháp tổng hợp toàn diện, gồm có các nội dung chính: luyện thư giãn, thở 4 thời có kê mông và giơ chân, tập thể dục xoa bóp yoga, vấn đề ăn uống sử dụng chất kích thích, thái độ tâm thần trong cuộc sống, vấn đề lao động nghỉ ngơi, vấn đề vệ sinh phòng bệnh. Các nội dung này nếu kết hợp một cách đúng đắn sẽ xây dựng được sức khỏe toàn diện về mặt thể xác và tinh thần. Trong bộ câu hỏi nghiên cứu về đánh giá chất lượng cuộc sống của WHO được chia làm 4 nhóm chính: sức khỏe thể chất (Physical Health), vấn đề về tâm lý (Psychological), các mối quan hệ xã hội (Social relationships), môi trường sống (Envitoment). Nhưng chúng tôi nhận thấy các câu hỏi của nhóm môi trường sống, các mối quan hệ xã hội, vấn đề tâm lý không thể thay đổi trong vòng 3 tháng nghiên cứu được. Do đó chúng tôi chọn nhóm sức khỏe thể chất là mục tiêu theo dõi chính để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Theo nghiên cứu của Pan HJ và cộng sự, điểm số trung bình về mặt sức khỏe thể chất trước khi nghiên cứu là 13,87 + 1,86, điểm số trung bình về mặt sức khỏe thể chất sau khi nghiên cứu là 14,63 + 1,59, điểm số tăng trung bình là 0,7 + 1,7(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi, điểm số trung bình về mặt sức khỏe thể chất trước khi nghiên cứu là 7,38 + 4,63, điểm số trung bình mặt sức khỏe sau khi nghiên cứu là 10,56 + 3,91, điểm số tăng trung bình là 3,17 + 3,53. Điểm số trung bình trước khi nghiên cứu của mẫu chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của họ. Điều này có thể được giải thích là do thiết kế nghiên cứu khác nhau. Ở nghiên cứu của Pan HJ, họ nhận mẫu từ những người tình nguyện tham gia nghiên cứu và không có tiền căn bệnh tật nào. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện, bệnh nhân đa số là những người quan tâm đến sức khỏe của họ, đến khám chữa bệnh béo phì (hoặc các bệnh khác) được chúng tôi mời vào tham gia nghiên cứu. Vì vậy chất lượng cuộc sống trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Pan HJ. Điểm số chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất tăng trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tăng nhiều hơn so với nghiên cứu của Pan HJ. Mặc dù nghiên cứu của họ tác động đầy đủ vào 2 yếu tố giảm năng lượng nhập vào và tăng cường lượng tiêu hao. Nguyên nhân của sự khác biệt t hỏi đánh giá sự hài lòng về giấc ngủ của bệnh nhân. Năm 1975 Karacan, Thornby và Williams nghiên cứu trên 2347 cư dân nội thị của Houston (Hoa Kỳ) thấy rằng có 25,4% than phiền vì thỉnh thoảng bị rối loạn giấc ngủ và 6% thường xuyên. Một nghiên cứu sâu rộng hơn trên mẫu đại diện cho dân số Hoa Kỳ trong độ tuổi 18 – 79 của Méllinger, Balter, Uhlenhuthn vào 1985 cho thấy có 35% thỉnh thoảng bị mất ngủ trong vòng 1 năm nay và 17% nói rằng tình trạng mất ngủ của họ là nghiêm trọng. Nguyên nhân của mất ngủ được chia làm 2 nhóm là nhóm căn nguyên thần kinh và nhóm tâm thần kinh trong đó có rối loạn căng thẳng lo âu. Trong nghiên cứu của bệnh viện tâm thần Tp. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2007, tỷ lệ người bệnh có triệu chứng mất ngủ là 18,3%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ 23,08% tương đương với nghiên cứu nước ngoài và cao hơn so với nghiên cứu trong nước. Trong các động tác dưỡng sinh có 2 động tác rất quan trọng đó là động tác thư giãn và thở 4 thời có kê mông và giơ chân. Thư giãn là động tác nghỉ ngơi chủ động, trong đó toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh và cơ bắp giảm đến mức thấp nhất, nói cách khác là luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh. Thở 4 thời có kê mông và giơ chân là một phép luyện tổng hợp về khí (hô hấp), huyết (tuần hoàn), và thần (thần kinh), chủ yếu là luyện thần kinh điều hòa hai quá trình hưng phấn và ức chế(6). Cả 2 động tác này giúp cho con người giảm bớt căng thẳng, tái lập sự thăng bằng của 02 quá trình hưng phấn và ức chế giúp cho người bệnh ngủ tốt hơn. Cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt về điểm số (trong câu hỏi: Mức độ hài lòng của ông bà với giấc ngủ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 150 của mình như thế nào?) trước và sau khi tập dưỡng sinh rất rõ ràng với (p < 0,05). Từ đó chúng ta thấy được tính ưu việt của phương pháp Dưỡng sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống về mặt sức khỏe thể chất của bệnh nhân thừa cân béo phì. So sánh mức độ giảm cân giữa những người thừa cân và béo phì Bệnh nhân béo phì có BMI cao hơn so với bệnh nhân thừa cân. Do đó thông thường chúng ta trông họ mập hơn, chậm chạp hơn, và việc thực hiện các động tác dưỡng sinh cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do người thực hiện đề tài theo dõi họ xuyên suốt 3 tháng trong quá trình nghiên cứu, động viên hỗ trợ họ khi gặp khó khăn. Kèm theo đó, các huấn luyện viên trong khoa Dưỡng sinh của Viện Y Dược học dân tộc cũng rất nhiệt tình trong việc hướng dẫn họ tập một phần động tác rồi từ từ triển khai toàn bộ động tác. Trường hợp không tập được động tác chính thức, bệnh nhân được hướng dẫn tập động tác biến thể dễ làm hơn nhưng vẫn đảm bảo thở đúng và số lần trong ngày. Vì lí do trên nên trong nghiên cứu của chúng tôi, cân nặng giảm trung bình ở hai nhóm bệnh nhân thừa cân và nhóm bệnh nhân béo phì là không khác nhau với p < 0,05. Các tác dụng phụ sau khi tập dưỡng sinh Các tác dụng phụ của dưỡng sinh được đề cập đến trong y văn đó là: mệt mỏi, ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ, đau nhức cơ thể, sụt cân, thở nhanh, đánh trống ngực. Các triệu chứng này nếu kéo dài trên 3 ngày sau tập dưỡng sinh thì được xem là tập quá sức(2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tác dụng phụ sau khi mới tập dưỡng sinh trong vòng 3 ngày, cao nhất là nhức mỏi cơ thể chiếm tỷ lệ 35,9% số người nghiên cứu. Tác dụng phụ mệt mỏi sau khi tập dưỡng sinh chiếm tỷ lệ 30,77% số người nghiên cứu. Tác dụng phụ ăn không ngon miệng sau khi tập dưỡng sinh chiếm tỷ lệ 7,69% số người nghiên cứu. Tác dụng phụ rối loạn giấc ngủ sau khi tập dưỡng sinh chiếm tỷ lệ 7,69% số người nghiên cứu. Bệnh nhân thừa cân béo phì thường ít vận động dẫn đến năng lượng tiêu hao thấp làm cho cán cân năng lượng luôn dương(1). Do ít vận động trong thời gian dài nên những ngày đầu sau khi tập dưỡng sinh, các cơ hoạt động quá sức, thiếu nguồn cung cấp năng lượng, thiếu oxi, dẫn đến chuyển hóa theo con đường yếm khí sinh ra acid lactic làm giảm độ pH tại chỗ gây nên tình trạng nhức mỏi cơ thể, mệt mỏi(2). Các bệnh nhân có tình trạng ăn uống kém và ngủ kém luôn đi kèm với tình trạng mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể. KẾT LUẬN Nghiên cứu quan sát trước sau, thực hiện tại Viện Y Dược học Dân Tộc Tp. Hồ Chí Minh trong 3 tháng trên 39 bệnh nhân thừa cân béo phì bằng phương pháp dưỡng sinh gợi ý: Tập luyện dưỡng sinh có hiệu quả giảm cân trên bệnh nhân thừa cân béo phì sau 3 tháng. Tập luyện dưỡng sinh làm tăng chất lượng về mặt sức khỏe thể chất trên bệnh nhân thừa cân béo phì. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Heart Association, American College of Cardiology, Obesity Society (2014). “Reprint: 2013 AHA/ACC/TOS Guideline for the Management of Overweight and Obesity in Adults”. J Am Pharm Assoc; 54(1): e3. 2. Đại Học Y Dược Tp.HCM (2003). Chuyển hóa năng lượng. Sinh lý học y học - tập 2. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh. 3. Kaur S, Kapil U, Singh P (2005). "Pattern of chronic diseases amongst adolescent obese children in developing countries". Current science; 88(7): 1052. 4. Nguyễn Văn Hưởng, Huỳnh Uyển Liên (2009). Phương pháp Dưỡng Sinh. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 32-46. 5. Pan HJ, Cole BM, Geliebter A (2011). "The benefits of body weight loss on health-related quality of life". J Chin Med Assoc, 74(4): 169-175. 6. Phạm Huy Hùng (Ed.) (2004). Phương pháp Dưỡng Sinh. Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr 57-61. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 151 7. World Health Organization (2015). Obesity and overweight. 8. World Health Organization (2015). Overweight (body mass index >= 25) (age-standardized estimate) Data by country. 9. World Health Organization (1997). WHOQOL-BREF. SI_Rev2012.03_eng.bdf. Ngày nhận bài báo: 25/04/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_hieu_qua_giam_can_bang_phuong_phap_luyen_tap_duong.pdf
Tài liệu liên quan