Khảo sát hàm lượng Curcumin trong một số chế phẩm lưu hành trên thị trường

Tài liệu Khảo sát hàm lượng Curcumin trong một số chế phẩm lưu hành trên thị trường: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 91 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CURCUMIN TRONG MỘT SỐ CHẾ PHẨM LƯU HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG Hứa Hoàng Oanh*, Nguyễn Thị Cẩm Nhung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghệ vàng (Curcuma longa Linn.) được sử dụng phổ biến trong thực phẩm và dùng làm thuốc chữa bệnh. Hoạt chất chính tạo nên công dụng của nghệ là curcumin và tinh dầu nghệ. Trong đó, curcumin là hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Để định lượng và so sánh hàm lượng curcumin trong nguyên liệu và chế phẩm từ nghệ vàng là lý do thực hiện đề tài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: bột nghệ, tinh bột nghệ, và viên hoàn chứa nghệ từ nghệ vàng Curcuma longa Linn. được thu mua từ nhiều nguồn. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát bột nghệ bằng cảm quan và kính hiển vi, định tính bằng phương pháp hóa học, sắc ký lớp mỏng, khảo sát dung môi chiết, thời gian chiết, thẩm định quy trình định ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hàm lượng Curcumin trong một số chế phẩm lưu hành trên thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 91 KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CURCUMIN TRONG MỘT SỐ CHẾ PHẨM LƯU HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG Hứa Hoàng Oanh*, Nguyễn Thị Cẩm Nhung** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghệ vàng (Curcuma longa Linn.) được sử dụng phổ biến trong thực phẩm và dùng làm thuốc chữa bệnh. Hoạt chất chính tạo nên công dụng của nghệ là curcumin và tinh dầu nghệ. Trong đó, curcumin là hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư. Để định lượng và so sánh hàm lượng curcumin trong nguyên liệu và chế phẩm từ nghệ vàng là lý do thực hiện đề tài này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: bột nghệ, tinh bột nghệ, và viên hoàn chứa nghệ từ nghệ vàng Curcuma longa Linn. được thu mua từ nhiều nguồn. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát bột nghệ bằng cảm quan và kính hiển vi, định tính bằng phương pháp hóa học, sắc ký lớp mỏng, khảo sát dung môi chiết, thời gian chiết, thẩm định quy trình định lương theo hướng dẫn của ICH. Áp dụng để khảo sát hàm lượng curcumin trong 07 mẫu nguyên liệu và chế phẩm ngẫu nhiên từ nghệ vàng trên thị trường. Kết quả: Định lượng curcumin bằng phương pháp đo quang UV-Vis ở bước sóng 420 nm, sử dụng dung môi aceton trong chiết sohxlet. Quy trình đã được thẩm định đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của ICH về khoảng tuyến tính của curcumin là 1 - 4 µg/ml, độ lặp lại RSD là 1,75%, độ đúng với tỉ lệ hồi phục 91,3 – 103,2%. Khảo sát hàm lượng curcumin của các mẫu nghệ: cho thấy mẫu nghệ từ Đắk lắk cho hàm lượng cao có thể sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng (5,50%). Riêng mẫu tinh bột nghệ làm bằng phương pháp thủ công thì hàm lượng curcumin giảm đi đáng kể (0,18%). Kết luận: Đề tài đã sử dụng các phương pháp định tính bằng cảm quan, hóa học, sắc ký lớp mỏng và định lượng bằng phương pháp UV-VIS để khảo sát hàm lượng curcumin có trong bột nghệ, tinh bột nghệ và một số chế phẩm nghệ trên thị trường. Kết quả cho thấy hàm lượng curcumin trong các mẫu nghiên cứu thay đổi theo điều kiện thổ nhưỡng và quy trình chế biến. Từ khóa: Nghệ vàng, tinh bột nghệ vàng ASTRACT DETERMINATION OF CURCUMIN CONTENT IN SOME KINDS OF TURMERIC PRODUCTS Hua Hoang Oanh, Nguyen Thi Cam Nhung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 91 – 98 Objective: Turmeric (Curcuma longa Linn.) is commonly used as one of popular ingredients in food and as a medicine. The main constituents of turmeric are curcumin and turmeric oil. Curcumin has various medicinal properties and shows anti-inflammatory, anti-oxidant, anti-bacterial and anticancer activities. The aim of this study is to determine and compare the quantitative amounts of curcumin that are present in several products from turmeric. Materials and Method: Subjects: Turmeric powder, turmeric starch, and tumeric hard pill from rhizoma Curcuma longa Linn. were purchased from various sources in Vietnam. Methods: Sensory and powdered microscope examination; chemical identification and thin layer chromatography to determine curcumin. Curcumin was separated by acetone and quantitated by UV-Vis method * Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hứa Hoàng Oanh ĐT: 0334205210 Email: hhoanh@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 92 at a wavelength of 420 ± 1 nm. Validation of the method was carried out as per the International Conference on Harmonization (ICH) guidelines. Apply this procedure to investigate the content of curcumin in 07 random samples from turmeric in the market. Results: The procedure has been assessed to meet the requirements of ICH guidelines for linear range of curcumin of 1 to 4 μg / ml, RSD of repeatability of 1.75%, The % recovery for the standard analysis and reference analysis method (accuracy) for all the three concentration levels ranged from 91.3 % to 103.2%. Curcumin concentration of turmeric samples in this study is highly variable. Turmeric powder from Daklak has the highest curcumin concentration (5.50%) and relatively lowest amount of curcumin is homemade tumeric starch (0.18%). Conclusion: The thesis applied the qualitative procedure of curcumin by sensory and powdered microscope examination; chemical identification and thin layer chromatography methods and the quantitative procedure of curcumin by UV-Vis method to investigate curcumin content in various turmeric products in the market. It has been observed that the curcumin content of the research samples changed according to geographical region and preparation conditions. Key words: Curcuma longa Linn., turmeric starch ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ vàng (Curcuma longa L.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), được trồng nhiều ở những vùng khí hậu nóng ẩm như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Jamaica, Peru và Việt Nam. Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi làm gia vị, chất bảo quản và chất tạo màu trong thực phẩm. Ngoài ra, củ nghệ cũng là một trong những phương thuốc dân gian hiệu quả trong chữa trị nhiều loại bệnh như vàng da, các bệnh về gan, mật, u nhọt, viêm khớp, cảm cúm(1,7,8). Trong những thập kỷ gần đây, rất nhiều các nghiên cứu đã được công bố về hoạt tính sinh học và dược học của củ nghệ vàng cũng như các thành phần chiết xuất từ củ nghệ, trong đó curcuminoid và tinh dầu nghệ được chứng minh là những thành phần chính tạo nên dược tính cao của nghệ vàng(6). Việt Nam có nguồn cung cấp nghệ vàng phong phú, phân bố ở nhiều tỉnh thành như Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương. Thành phần, hàm lượng curcuminoid và tinh dầu trong củ nghệ vàng ở các vùng khác nhau có sự thay đổi lớn do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện trồng trọt, chăm sóc(6). Việc nghiên cứu về đặc trưng củ nghệ vàng của mỗi vùng sẽ giúp đánh giá đầy đủ hơn giá trị sử dụng, từ đó có được sự định hướng tốt hơn cho việc phát triển nguồn nghệ vàng trong nước. Đó là lý do tiến hành đề tài: “Khảo sát hàm lượng curcumin trong một số chế phẩm lưu hành trên thị trường”. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá chất lượng các sản phẩm nghệ vàng trên thị trường bằng định tính và định lượng curcumin bằng các phương pháp đơn giản, kinh tế, có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều phòng thí nghiệm. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Chất chuẩn curcumin của Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh: curcumin có hàm lượng 94,9%, số lô: QT209, ngày sản xuất 05/03/2017. Đối tượng nghiên cứu là các chế phẩm từ nghệ vàng (Curcuma longa Linn., Zingiberaceae) thu mua từ nhiều vùng (Bảng 1). Bảng 1. Các mẫu nghệ khảo sát Số thứ tự Địa phương Mẫu 1 Bột nghệ xuất xứ từ Long An Mẫu 2 Tinh bột nghệ xuất xứ từ Đắc lắc Mẫu 3 Viên hoàn nghệ mật ong của cơ sở sản xuất L Mẫu 4 Bột nghệ xuất xứ từ tỉnh Đắc lắc Mẫu 5 Chế phẩm nghệ viên C của công ty X Mẫu 6 Bột nghệ xuất xứ từ Thành phố Hồ Chí Minh Mẫu 7 Tinh bột nghệ vàng K của Viện H Dung môi, hóa chất nghiên cứu đạt tiêu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 93 chuẩn phân tích: aceton (Samchun, Trung Quốc), methanol (Samchun, Trung Quốc), ethanol (Samchun, Trung Quốc), ethyl acetat (Samchun, Trung Quốc). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thí nghiệm. Khảo sát bột nghệ vàng bằng cảm quan và soi bột Soi bột dược liệu bằng kính hiển vi, tìm các cấu tử đặc trưng của cây nghệ vàng (Curcuma longa L.) theo tiêu chuẩn DĐVN V(3). Phản ứng hóa học Lắc 0,5 g bột dược liệu với 3 ml ethanol 90% (TT) để lắng. Nhỏ 3 - 4 giọt dịch chiết ethanol lên giấy lọc. Để khô, trên giấy lọc còn lại vết màu vàng. Tiếp tục nhỏ từng giọt dung dịch acid boric 5% (TT) rồi dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), làm như vậy vài lần và hơ nóng nh cho khô, vết vàng sẽ chuyển thành màu đỏ. Sau đó thêm 3 giọt dung dịch amoniac 10% (TT), sẽ tiếp tục chuyển sang màu xanh đen(3). Sắc ký lớp mỏng Tiến hành trên bản mỏng silica gel tráng sẵn GF254 (Merck); hệ dung môi pha động cloroform- acid acetic (9:1). Triển khai xong, lấy bản mỏng ra để bay hơi hết dung môi, phun lên bản mỏng dung dịch gồm 15 ml dung dịch acid boric 3% trộn với 5 ml dung dịch acid oxalic 10%. So sánh số lượng và cường độ quan sát dưới ánh sáng thường và dưới đèn UV 254 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử phải có 3 vết cùng màu sắc và giá trị Rf với 3 vết của curcumin chuẩn(3). Thẩm định quy trình định lượng Theo hướng dẫn của Bộ Y tế(2) và ICH(4) gồm các chỉ tiêu: tính phù hợp của hệ thống, tính đặc hiệu, khoảng tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng(5). Khảo sát hàm lượng curcumin trong các mẫu nghiên cứu bằng phương pháp đo UV-Vis Cân chính xác 250 mg mẫu thử cho vào giấy lọc gói lại, chiết soxhlet với 200 ml aceton, nhiệt độ 50°C và chiết trong 6 giờ. Chuyển hết dịch chiết vào bình định mức 50 ml, thêm dung môi tới vạch. Hút chính xác 1 ml dung dịch chiết trên cho vào bình định mức 10 ml, điền dung môi tới vạch. Đem dung dịch này đo quang UV-Vis trên hệ thống máy quang phổ UV - Vis Shimadzu 2401-PC ở bước sóng 420 ± 1 nm; mẫu trắng là aceton. Tiến hành đo mỗi mẫu 3 lần, lấy kết quả trung bình. Nơi tiến hành thực nghiệm Bộ môn Hóa Phân tích – Kiểm nghiệm, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Soi bột dược liệu Khi soi bột, các mẫu nghệ số 1, 3, 4, 5, 6,7 có các cấu tử giống nhau, gồm: nhiều hạt tinh bột hình trứng đầu nhọn, vân đồng tâm và rốn lệch tâm. Các mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, vách mỏng chứa các hạt tinh bột. Tế bào chứa tinh dầu hoặc nhựa tạo thành những đá lổn nhổn có màu vàng hoặc màu cam. Nhiều mảng mạch vạch. Kết quả trong Hình 1.a,b,c,d. Riêng mẫu tinh bột nghệ số 2 khi soi cấu tử chỉ có nhiều hạt tinh bột hình trứng đầu nhọn hoặc hình cầu hoặc đa giác, vân đồng tâm, rốn lệch tâm Hình 1.e. Phản ứng hóa học theo DĐVN V Tất cả các mẫu bột nghệ số 1, 3, 4, 5, 6, 7 đều cho màu phản ứng hóa học hiện màu với thuốc thử rất rõ. Kết quả ở Hình 2. Riêng mẫu tinh bột số 2 cho phản ứng hóa học không rõ ràng. Kết quả ở Hình 3. Sắc ký lớp mỏng Triển khai sắc ký lớp mỏng của mẫu chuẩn và mẫu thử với hệ pha động: cloroform-acid acetic (9:1), thuốc thử hiện màu: hỗn hợp 15 ml acid boric 3% và 5 ml acid oxalic 10%. So sánh số lượng và cường độ các vết trên bản mỏng quan sát dưới ánh sáng thường và dưới đèn UV 254 nm và 365 nm. Kết quả được trình bày trong Hình 4. Trên sắc ký đồ thể hiện rõ: Mẫu số 1, 3, 4, 5, 6, 7 xuất hiện 3 vết: vết đỏ gạch tương đương với giá trị Rf = 0,68; 1 vết vàng cam tương ứng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 94 Rf=0,57; 1 vết vàng tương ứng với Rf = 0,48 rất rõ tương ứng với mẫu chuẩn. Còn mẫu số 2 xuất hiện 3 vết rất nhạt so với chuẩn. Thẩm định quy trình định lượng curcumin bằng phương pháp UV-Vis Cân chính xác 250 mg bột dược liệu cho vào giấy lọc gói lại, đặt gói giấy lọc chứa mẫu bột nghệ vào hệ thống soxhlet. Đong 200 ml dung môi aceton cho vào bình cầu, lắp sinh hàn và bật nhiệt độ 50°C (nhiệt độ sôi mới bắt đầu tính thời gian) và chiết trong 6 giờ. Sau đó, chuyển hết dịch chiết vào bình định mức 50 ml, thêm dung môi tới vạch 50 ml (dung dịch A). Hút chính xác 1 ml dung dịch A cho vào bình định mức 10 ml, điền dung môi tới vạch. Đem dung dịch này đo quang UV-Vis ở bước sóng 420 nm. Tính đặc hiệu Pha mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu thử thêm chuẩn và mẫu trắng theo hướng dẫn của Bộ Y tế(2) và ICH(4). Tiến hành đo quang phổ UV-Vis từ 600 – 400 nm. Kết quả được trình bày trong Hình 5. a b c d e Hình 1. Các cấu tử của bột nghệ: a) Hạt tinh bột, b) Mảnh mô mềm chứa hạt tinh bột,c) Mảnh mạch vạch, d) Khối nhựa màu vàng cam, e) Hạt tinh bột trong tinh bột nghệ a b c Hình 2. Kết quả thử phản ứng hóa học đặc trưng của curcumin ở mẫu 1,3,4,5,6,7. a: Dịch chiết nhỏ trên giấy lọc để khô của mẫu 1,3,4,5,6,7, b: Tiếp tục nhỏ acid boric 5% và HCl loãng của mẫu 1,3,4,5,6,7, c: Sau đó thêm 3 giọt amoniac của mẫu 1,3,4,5,6,7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 95 a b c Hình 3. Kết quả thử phản ứng hóa học đặc trưng của curcumin ở mẫu mẫu 2. a: Dịch chiết nhỏ trên giấy lọc để khô của mẫu 2, b: Tiếp tục nhỏ acid boric 5% và HCl loãng của mẫu 2, c: Sau đó thêm 3 giọt amoniac của mẫu 2 a b c Hình 4. Sắc ký đồ trên bản mỏng của các mẫu thử và chuẩn. Pha động: cloroform-methanol (95:5), thuốc thử hiện màu: hỗn hợp 15 ml acid boric 3% và 5 ml acid oaxalic 10%. a: UV 254 nm, b: UV 365 nm, c: Ánh sáng thường Hình 5. Phổ UV-Vis của mẫu trắng, mẫu chuẩn, mẫu thử và mẫu thử thêm chuẩn. Trong đó: a) mẫu trắng, b) mẫu chuẩn, c) mẫu thử, d) mẫu thử thêm chuẩn d) b) a) c) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 96 Phổ đồ của mẫu chuẩn, mẫu thử và mẫu thử thêm chuẩn có đỉnh hấp thu cực đại là 420 nm. Khi thêm 100 µl dung dịch chuẩn vào mẫu thử thì tại đỉnh hấp thu 420 nm độ hấp thu tăng lên rõ rệt so với lúc chưa thêm dung dịch chuẩn. Vậy kết luận quy trình định lượng có tính đặc hiệu. Bảng 2. Kết quả thẩm định quy trình định lượng Chỉ tiêu Kết quả Tính tuyến tính Phương trình hồi quy: ŷ = 0,1909x Hệ số tương quan: R = 0,9985 Độ lặp lại RSD = 1,75% (< 2%) Độ đúng Tỷ lệ hồi phục của quy trình: 91,3 - 103,2% (nằm trong giới hạn 90-107%) Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng LOD = 0,124 µg/ml LOQ = 0,375 µg/ml Các kết quả thẩm định về tính tuyến tính, độ lặp lại, độ đúng, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng được tóm tắt trong Bảng 2. Như vậy, quy trình định lượng curcumin bằng phương pháp đo quang ở bước sóng 420 nm đã xây dựng đạt các chỉ tiêu thẩm định nên được ứng dụng để khảo sát hàm lượng curcumin trong các mẫu thử nghiên cứu. Kết quả khảo sát hàm lượng curcumin trong các mẫu thử Kết quả đánh giá cảm quan và phản ứng hóa học của các mẫu thử được trình bày trong Bảng 3. Kết quả định lượng curcumin trong các mẫu nghệ khảo sát bằng phương pháp UV-Vis đã xây dựng và thẩm định được trình bày trong Bảng 4. Bảng 3. Cảm quan và phản ứng hóa học của 7 mẫu nghệ khào sát STT Kết quả phản ứng hóa học Dịch chiết nhỏ lên giấy lọc để khô Tiếp tục nhỏ acid boric 5% và HCl loãng Sau đó thêm 3 giọt amoniac 1 2 3 4 5 6 7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 97 Bảng 4. Hàm lượng curcumin trong các mẫu nghệ khảo sát Mẫu nghệ Độ hấp thu Hàm lượng curcumin có trong 250 mg mẫu Tỉ lệ curcumin có trong mẫu nghệ (%) 1 0,3890 4,34 1,74 2 0,0187 0,46 0,18 3 0,1289 1,61 0,65 4 1,3355 13,76 5,50 5 0,3609 4,04 1,62 6 0,2398 2,77 1,11 7 0,7577 8,20 3,28 Kết quả cho thấy mẫu nghệ số 4 có hàm lựơng curcumin cao nhất (5,50%) trong số các mẫu khảo sát. Riêng mẫu số 2 có hàm lượng curcumin rất thấp (0,18%). Còn đa số các mẫu còn lại có hàm lượng curcumin từ 0,65 – 1,80%. Trong 7 mẫu khảo sát, chỉ có 2 mẫu có hàm lượng curcumin không ít hơn 5,0% tính theo dược liệu khô đạt theo tiêu chuẩn DĐVN V(3) là mẫu số 4 và mẫu số 7. BÀN LUẬN Nghiên cứu đã định lượng curcumin bằng phương pháp đo quang UV-Vis trên hệ thống máy quang phổ UV - Vis Shimadzu 2401-PC ở bước sóng 420 ± 1 nm, sử dụng dung môi aceton vì qua khảo sát các dung môi chiết curcumin bằng phương pháp soxhlet thì chiết với aceton cho kết quả tối ưu hơn với cùng thời gian chiết 6 giờ(5). Quy trình định lượng đã được thẩm định đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của ICH(4) về khoảng tuyến tính của curcumin là 1- 4 µg/ml, độ lặp lại RSD là 1,75%, độ đúng với tỉ lệ hồi phục 91,3 – 103,2%. Như vậy, phương pháp đo quang UV-Vis với các ưu điểm, đơn giản, tiết kiệm chi phí có thể áp dụng rộng rãi tại nhiều phòng kiểm nghiệm để định lượng hàm lượng curcumin trong các chế phẩm từ nghệ vàng. Khảo sát hàm lượng curcumin của các mẫu nghệ: cho thấy mẫu nghệ có xuất xứ từ Đắc lắc cho hàm lượng cao (5,50%). Riêng mẫu tinh bột nghệ làm bằng phương pháp thủ công thì hàm lượng curcumin giảm đi đáng kể (0,18%). Như vậy, hàm lượng curcumin trong các chế phẩm từ nghệ có liên quan đến thổ nhưỡng (nguồn xuất xứ từ Đắc lắc có hàm lượng curcumin cao hơn hẳn so với nguồn từ Long An, Thành phố Hồ Chí Minh), và cũng liên quan đến qui trình bào chế từ bột nghệ chế biến sang tinh bột nghệ bằng các phương pháp thủ công dân dụng làm hao hụt đáng kể lượng curcumin so với các phương chiết xuất khác (so sánh hàm lượng curcumin trong mẫu 2 so với mẫu 7). Bên cạnh đó, có sự tương quan giữa màu sắc cảm quan với kết quả tạo màu trong phản ứng hóa học, kết quả trên sắc ký lớp mỏng cùng với hàm lượng curcumin trong mẫu. Mẫu nghệ số 4,7 cảm quan màu cam đậm, phản ứng hóa học rõ ràng, cho kết quả tỉ lệ curcumin cao là 3,27% và 5,50%. Mẫu tinh bột nghệ số 2 có màu vàng rất nhạt, phản ứng hóa học không rõ ràng, tỉ lệ curcumin thấp 0,18%. Các mẫu nghệ còn lại có màu vàng cam không đậm, phản ứng hóa học tương đối rõ, tỉ lệ curcumin khoảng 0,65–1,74%. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hàm lượng curcumin trong một số mẫu bột nghệ, tinh bột nghệ và chế phẩm nghệ đang lưu hành trên thị trường bằng các phương pháp định tính bằng hóa học, sắc ký lớp mỏng và định lượng bằng phương pháp đo quang UV- Vis. Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng curcumin trong các mẫu khảo sát có sự khác biệt rõ phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của dược liệu do điều kiện thổ nhưỡng và còn phụ thuộc vào qui trình chế biến nguyên liệu (từ bột nghệ sang tinh bột nghệ). Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể Bộ môn Hóa phân tích và Kiểm nghiệm, Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Basnet P, Skalko-Basnet N (2011). “Curcumin: An anti- inflammatory molecule from a cury spice on the path to cancer treatment”. Molecules, 16:4567-4587. 2. Bộ Y tế (2013). Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc. PL.8, pp.1-60. 3. Bộ Y Tế (2018). Dược Diển Việt Nam V. NXB Y Học, pp.1264- 1265. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 98 4. ICH Harmonised tripartite guideline (2005). Validation of analytical procedures: text and methodology. ICHHT, pp.1-13. 5. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2017). “Khảo sát hàm lượng curcumin trong một số chế phẩm bột nghệ vàng (Curcuma longa L.) bằng phương pháp đo quang”. Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.26-28. 6. Sharma K, et al (2012). “Development and validation of UV spectrophotometric method for the estimation of curcumin in bulk drug and pharmaceutical dosage forms”. International Journal of Drug Development and Research, 4(2):375-380. 7. Trujillo J, Chirino YI, Molina-Jijón E, Andérica-Romero AC, Tapia E, Pedraza-Chaverrí J (2013). “Renoprotective effect of the antioxidant curcumin: Recent findings”. Redox Biology, 1(1):448- 456. 8. Wu CN (2003). “Safety and anti-inflammatory activity of curcumin: a component of tumeric (Curcuma longa)”. Journal of Alternative and Complementary Medicine, 9(1):161-168. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ham_luong_curcumin_trong_mot_so_che_pham_luu_hanh_t.pdf
Tài liệu liên quan