Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết

Tài liệu Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 43 KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA VI ĐẠM NIỆU TRONG DỰ ĐOÁN TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Nguyễn Lý Minh Duy *, Trương Ngọc Hải** TÓM TẮT Mở đầu: Tổn thương thận cấp (TTTC) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH). Ngày càng có nhiều chỉ dấu sinh học giúp dự đoán sớm TTTC trên bệnh nhân NKH trong đó có Albumin niệu. Ở trong nước, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá vai trò của Albumin niệu trong dự đoán TTTC ở bệnh nhân NKH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân NKH không có TTTC nhập khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017 theo tiêu chuẩn của hội Hồi Sức Cấp Cứu (Society of Critical Care Medicine: SCCM) năm 2016 và tiêu chuẩn AKIN 2006. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiến cứu. Bệnh nhân được lấy nước...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giá trị của vi đạm niệu trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 43 KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA VI ĐẠM NIỆU TRONG DỰ ĐOÁN TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT Nguyễn Lý Minh Duy *, Trương Ngọc Hải** TÓM TẮT Mở đầu: Tổn thương thận cấp (TTTC) là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết (NKH). Ngày càng có nhiều chỉ dấu sinh học giúp dự đoán sớm TTTC trên bệnh nhân NKH trong đó có Albumin niệu. Ở trong nước, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá vai trò của Albumin niệu trong dự đoán TTTC ở bệnh nhân NKH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân NKH không có TTTC nhập khoa Hồi Sức Tích Cực (HSTC) bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017 theo tiêu chuẩn của hội Hồi Sức Cấp Cứu (Society of Critical Care Medicine: SCCM) năm 2016 và tiêu chuẩn AKIN 2006. Phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ tiến cứu. Bệnh nhân được lấy nước tiểu để xét nghiệm tỷ lệ Albumin niệu/Creatinin niệu (Albumin to Creatinin Ratio: ACR) trong vòng 24 giờ từ khi được chẩn đoán NKH. Bệnh nhân được theo dõi về thời gian xuất hiện TTTC, thời gian thở máy, thời gian nằm khoa HSTC, và tỷ lệ tử vong. Kết quả: Có 39 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II và SOFA lần lượt là 16,49 ± 4,48 và 6,33 ± 2,31. 16 bệnh nhân xuất hiện TTTC và 23 bệnh nhân không có TTTC. ACR có khả năng dự đoán TTTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,701, KTC 95% (0,52 - 0,88), p = 0,03. Ngưỡng cắt 221,78 mg/g cho độ nhạy 62,50 % và độ đặc hiệu 82,61 %. Nhóm ACR ≥ 221,78 mg/g có nguy cơ TTTC gấp 7,92 lần so với nhóm ACR < 221,78 mg/g; KTC 95 % (1,8-34,74) p = 0,007. Tỷ lệ TTTC cao hơn ở nhóm ACR ≥ 221,78 mg/g, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê từ ngày thứ 3 với p = 0,006. Tỷ lệ tử vong, thời gian thở máy, thời gian nằm HSTC cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có ACR trên ngưỡng cắt với p lần lượt là 0,018; 0,046; 0,038. Kết luận: ACR có giá trị khá trong dự đoán TTTC trên bệnh nhân nhiễm khuẩn nhập khoa HSTC. ACR có liên quan đến thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức và tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân NKH nhập khoa HSTC. Từ khóa: Tổn thương thận cấp, Nhiễm khuẩn huyết, Albumin niệu/Creatinin niệu (ACR). ABSTRACT DETERMINING THE PREDICTIVE ABILITY OF ALBUMINURIA FOR ACUTE KIDNEY INJURY IN SEPTIC PATIENTS Nguyen Ly Minh Duy, Truong Ngoc Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 39 - 44 Introduction: Acute Kidney Injury (AKI) is a common complication related to sepsis. More and more biomarkers have been studied for early predicting AKI in septic patients including albuminuria. Though reported for recent years in developed countries, this issue has yet been studied in population in VietNam. Therefore, we did the research to determine whether albuminuria could predict AKI in septic patients. Patient and Method: Patient: Septic patients without AKI on entry to the ICU of Cho Ray Hospital were enrolled from October 2016 to May 2017. Method: Prospective cohort study. Urinary Albumin to Creatinin Ratio (ACR) was measured in 24 hours within the time of enrollment. Patients were then followed up for the development of AKI, ventilator days, ICU length of stay and hospital mortality. * BV Chợ Rẫy ** BV Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Central Park Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Lý Minh Duy ĐT: 0932922837 Email: drnguyenlyminhduy@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 44 Results: A total of 39 septic patients were enrolled, of whom 13 developed AKI and 26 did not. The area under the curve of ACR in predicting AKI within 7 days of admission was 0,701 (95 % confidence interval [95% CI] 0.52 – 0.88; p = 0.03) with the sensitivity and the specificity of 62.50 % and 82.61 %, respectively at the cutoff of 221.78 mg/g. AKI’s risk in those having ACR above cutoff was 7.92 times higher than those not (95% CI, 1.8-34.74; p = 0.007). The difference in AKI rate between the higher and lower ACR group reached statistically significant at day three of enrollment (p = 0.006). The mortality rate, length of invasive ventilation and ICU stay in the higher ACR group were more significant (p = 0.018, p = 0.046, p = 0.038, respectively). Conclusion: ACR can fairly predict AKI in septic patients with AUC = 0.701 and is associated with mortality rate, the length of invasive ventilation and ICU stay. Key words: Acute kidney injury, Sepsis, Albumin to Creatinin Ratio (ACR). ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương thận cấp (TTTC) là hội chứng với đa nguyên nhân và đa cơ chế. Trong số nguyên nhân đó NKH là nguyên nhân hàng đầu. Trong nghiên cứu của Uchino và cộng sự khoảng 50 % nguyên nhân TTTC tại khoa Hồi Sức là do NKH(12). Bệnh nhân vừa NKH vừa TTTC có tỷ lệ tử vong rất cao với tỷ lệ tử vong nội viện và tỷ lệ tử vong trong Hồi Sức tăng tới 20-30 %(1). Ngày càng có nhiều chỉ dấu sinh học giúp dự đoán sớm TTTC trên bệnh nhân NKH trong đó có Albumin niệu. Ở trong nước, lĩnh vực này chưa được nghiên cứu sâu và có hệ thống vì thế chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá vai trò của Albumin niệu trong dự đoán TTTC ở bệnh nhân NKH. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nhập khoa Hồi Sức bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017 có NKH theo tiêu chuẩn 2016 của SCCM(2). Không có TTTC theo tiêu chuẩn AKIN 2006(6). Được sự đồng ý tham gia nghiên cứu của thân nhân bệnh nhân. Tiêu chuẩn loại trừ Tuổi < 18. Tiền căn có bệnh lý thận (TTTC, suy thận mạn, mạch máu thận, bệnh lý cầu thận, ống thận, mô kẽ thận). Nhiễm khuẩn vùng niệu dục. Bệnh nhân nặng đang hấp hối. Thời gian nằm viện < 48 giờ, thời gian nằm Hồi Sức < 24 giờ. Mang thai. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, từ tháng 10/2016 đến tháng 05/2017, phương pháp lấy mẫu thuận tiện, liên tục. Bệnh nhân nhập khoa Hồi Sức thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh không có tiêu chuẩn loại trừ được lấy Creatinin huyết thanh. Nếu độ lọc cầu thận ≥ 60 ml/phút/1,73 m2 da theo công thức MDRD bệnh nhân sẽ được chúng tôi lấy nước tiểu làm xét nghiệm tính ACR trong vòng 24 giờ. Albumin niệu được định lượng bằng phương pháp đo miễn dịch độ đục với thuốc thử của hãng SPINREACT. Mẫu thử được phân tích bằng máy BS 300 với bước sóng 540 nm. Kết quả thu được nồng độ Albumin niệu đơn vị mg/l. Creatinin niệu được định lượng bằng phương pháp động lực học dựa trên tốc độ của phản ứng đổi màu. Thuốc thử sử dụng của hãng BIOLABO Máy phân tích mẫu thử là máy BMS 300 với bước sóng 490 nm. Kết quả thu được nồng độ Creatinin nước tiểu đơn vị mg/dl. Từ đó tính tỷ số ACR đơn vị mg/g. Bệnh nhân sẽ được theo dõi thể tích nước tiểu mỗi 8 giờ, Creatinin mỗi 48 giờ cho đến khi bệnh nhân hồi phục chuyển khỏi khoa, sau 7 ngày, hoặc khi bệnh nhân thỏa tiêu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 45 chuẩn TTTC của AKIN 2006. Ghi nhận tỷ lệ TTTC, phần trăm thời gian thở máy (thời gian thở máy/thời gian nằm viện), phần trăm thời gian nằm hồi sức (thời gian nằm hồi sức/thời gian nằm viện), tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. KẾT QUẢ Đặc điểm nhóm nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm nhóm không tổn thương thận cấp và tổn thương thận cấp KTTTC (N* = 23) TTTC (N* = 16) Trị số p Giới (% nam) 82,61 % 81,25 % 0,94 Tuổi 52,48 ± 17,81 58,06 ± 16,86 0,33 Tiền sử bệnh ĐTĐ2 13,04 % 18,50 % 0,67 Không ĐTĐ2 86,96 % 81,50% Ngõ vào nhiễm khuẩn Tiêu hóa 30,43 % 50,00 % 0,217 Không từ đường tiêu hóa 69,57 % 50,00% APACHE II 14,39 ± 3,81 19,50 ± 3,63 0,0002 SOFA 5,83 ± 2,46 7,06 ± 1,91 0,10 ACR (mg/g) 160,50 (134,56-219,22) 224,01 (133,42-1027,33) 0,035 Tỷ lệ tử vong 0 (0,00 %) 13 (81,25 %) < 0,0001 Phần trăm thời gian thở máy 31,90 ± 20,70 % 67,01 ± 30,00 % 0,0001 Phần trăm thời gian nằm Hồi Sức 33,22 ± 21,68 % 68,64 ± 29,33 % 0,0001 Thời gian nằm viện (ngày) 12 (8-35) 8,5 (4-18) 0,12 * N: số lượng Có 39 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II và SOFA lần lượt là 16,49 ± 4,48 và 6,33 ± 2,31. 16 bệnh nhân xuất hiện TTTC và 23 bệnh nhân không có TTTC. Không có sự khác biệt về phân bố giới, tuổi, tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2 (ĐTĐ2), ngõ vào nhiễm khuẩn, thang điểm SOFA giữa 2 nhóm TTTC và không tổn thương thận cấp (KTTTC). Điểm APACHE II, ACR, tỷ lệ tử vong, phần trăm thời gian thở máy, phần trăm thời gian nằm hồi sức ở nhóm KTTTC khác biệt có ý nghĩa so với nhóm TTTC (Bảng 1). ACR dự đoán tổn thương thận cấp Đường cong ROC ACR dự đoán TTTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,701, KTC 95 % từ 0,52 đến 0,88 với p = 0,03. Ngưỡng cắt tốt nhất được xác định qua chỉ số Youden là 221,78 mg/g (Biểu đồ 1). Với ngưỡng cắt này, chúng tôi chia nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm: nhóm ACR trên ngưỡng cắt (ACR+) khi ACR ≥ 221,78 mg/g, nhóm ACR dưới ngưỡng cắt (ACR-) khi ACR < 221,78 mg/g (Bảng 2). Biểu đồ 1: Đường cong ROC của ACR trong dự đoán tổn thương thận cấp Ngưỡng cắt = 221,78 mg/g cho độ nhạy 62,50%; độ đặc hiệu 82,61%; giá trị tiên đoán dương 71,43%; giá trị tiên đoán âm 76,00%; tỷ số khả dĩ dương 3,59; tỷ số khả dĩ âm 0,45. Từ bảng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 46 2 x 2 tính được tỷ số số chênh OR = 7,92 KTC 95% (1,8-34,74) p = 0,007. Bảng 2: Bảng 2 x 2 giá trị ACR trong dự đoán tổn thương thận cấp Số lượng (N) ACR + ACR - KTTTC 4 19 TTTC 10 6 Thời gian xuất hiện tổn thương thận cấp Theo dõi 2 nhóm bệnh nhân có ACR+ và ACR- và ghi nhận tỷ lệ TTTC theo thời gian. Sự khác biệt tỷ lệ TTTC giữa 2 nhóm ACR+ và ACR- bắt đầu có ý nghĩa thống kê từ ngày thứ 3 với p = 0,006 (Biểu đồ 2). Biểu đồ 2: Thời gian xuất hiện tổn thương thận cấp trên 2 nhóm ACR ACR và kết cục lâm sàng khác Bảng 3: ACR và kết cục lâm sàng khác ACR+ (N = 14) ACR- (N = 25) P Tỷ lệ tử vong 50,14 % 20,00 % 0,018 Phần trăm thời gian thở máy 60,52 ± 9,21 38,34 ± 4,95 % 0,046 Phần trăm thời gian nằm Hồi Sức 61,14 ± 9,07 40,25 ± 5,19 % 0,038 BÀN LUẬN Đặc điểm nhóm nghiên cứu Có 39 bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Điểm APACHE II và SOFA lần lượt là 16,49 ± 4,48 và 6,33 ± 2,31 thấp hơn số liệu của tác giả đã từng nghiên cứu về NKH tại khoa Hồi Sức bệnh viện Chợ Rẫy (Bảng 4) vì tiêu chuẩn nhận bệnh của chúng tôi không bao gồm bệnh nhân có tiền căn bệnh thận trước đó và độ lọc cầu thận nhập khoa Hồi Sức tính theo công thức MDRD ≥ 60 ml/phút/1,73 m2 da, trong khi đó chức năng thận là một trong những thành tố của thang điểm SOFA và APACHE II. Bảng 4: Điểm SOFA và APACHE II trong các nghiên cứu về nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả Năm SOFA APACHE II P.T.N.Thảo (9) N = 234 2010 10,67 ± 3,56 22,75 ± 8,89 P.T.N.Thảo (10) N = 65 2011 12,67 ± 3,56 21,75 ± 8,89 H.Q.Đại (4) N = 43 2011 10,42 ± 3,40 18,12 ± 6,78 P.T.N.Thảo (11) N = 123 2013 10,60 ± 3,60 23,30 ± 8,30 Chúng tôi N = 39 2017 6,33 ± 2,31 16,49 ± 4,48 16 bệnh nhân xuất hiện TTTC và 23 bệnh nhân không có TTTC. Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về phân bố giới, tuổi giữa 2 nhóm TTTC và KTTTC. Điều này cũng tương tự với nghiên cứu của Plataki năm 2011 (N = 390)(8) và Neyra(7) năm 2014 (N = 423). Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ2 trong nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt giữa 2 nhóm khác với nghiên cứu của Zhang tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ khá cao 29,76%. Đây là yếu tố gây nhiễu cho kết quả nghiên cứu bởi theo Yokoyama(13) cho thấy có đến 27% bệnh nhân có Albumin niệu hoặc Protein niệu dù cho độ lọc cầu thận ≥ 60 ml/phút/1,73 m2 da. Trong nghiên cứu của Plataki(8) nhiễm khuẩn ổ bụng là một yếu tố dự đoán độc lập TTTC OR = 1,98 KTC 95 % (1,04-3,89) p = 0,04 với lý giải nhiễm khuẩn ổ bụng liên quan đến việc chậm kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm khi NKH xuất phát từ đường tiêu hóa hay không từ đường tiêu hóa. Sự khác biệt cho thấy Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 47 sự chuyển biến trong việc cố gắng kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn trên bệnh nhân NKH của các bác sĩ lâm sàng, điều được nhấn mạnh trong hướng dẫn của SSCM 2012 và 2016. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt thang điểm APACHE II giữa 2 nhóm. APACHE II tiên đoán TTTC đã được chứng minh trong nghiên cứu của Chawla(3), tác giả nhận thấy trong thang điểm APACHE II không bao gồm Creatinin cứ tăng 5 điểm nguy cơ TTTC tăng 22% với p = 0,002. Nghiên cứu của Plataki(8) trong mô hình hồi quy đa biến cũng cho thấy thang điểm APACHE III là yếu tố tiên đoán độc lập TTTC trên bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn OR = 4,09 KTC 95% (1,62-10,6) p = 0,003. Bệnh nhân TTTC đi kèm với tỷ lệ tử vong cao, trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân TTTC có tỷ lệ tử vong lên đến 81,25 % khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm KTTTC p < 0,0001 do đó thời gian nằm Hồi Sức, thời gian thở máy không phản ánh được độ nặng của bệnh và kết cục trên 2 nhóm, việc dùng tỷ lệ phần trăm thời gian bệnh nhân thở máy và tỷ lệ phần trăm thời gian bệnh nhân nằm Hồi Sức trên tổng thời gian nằm viện phản ánh độ nặng của bệnh và cho thấy có sự khác biệt rõ giữa 2 nhóm. ACR dự đoán tổn thương thận cấp Trong nghiên cứu của chúng tôi, ACR dự đoán TTTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,701. Ngưỡng cắt tốt nhất được xác định qua chỉ số Youden là 221,78 mg/g. ACR có khả năng dự đoán TTTC trên bệnh nhân NKH cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Zhang(14) với đường cong ROC có AUC = 0,86, ngưỡng cắt 143 mg/g. Ngưỡng cắt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với của Zhang(14) do đó có độ nhạy thấp hơn (62,5 % với 91,7 %) tuy nhiên độ chuyên cao hơn (79,2 % với 82,6 %). Sự khác biệt có thể do thời điểm lấy mẫu của nhóm nghiên cứu chúng tôi trễ hơn so với Zhang. Có 74,36 % bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu được chuyển lên từ tuyến trước và thời gian từ lúc lấy mẫu định lượng tỷ số Albumin niệu/Creatinin niệu đến khi phát hiện TTTC trong nghiên cứu của chúng tôi có trung vị là 2 ngày, thấp hơn nghiên cứu của Zhang có trung vị là 4 ngày. Chúng tôi tiến hành chia nhóm nghiên cứu thành 2 nhóm ACR+ và ACR- ghi nhận thời gian xuất hiện TTTC và nhận thấy đến ngày thứ 3 tỷ lệ TTTC giữa 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa. Nghiên cứu quan sát đơn trung tâm của Neyra(7) năm 2014 trên 423 bệnh nhân NKH tại khoa Hồi Sức cũng đưa ra kết luận sự xuất hiện mới của Albumin niệu trên que nhúng có tương quan với TTTC vào ngày thứ 3 trên mô hình hồi quy logistic đơn biến OR = 1,91 KTC 95 % (1,27-2,86) p = 0,002 và trên mô hình hồi quy logistic đa biến với OR = 1,87 KTC 95 % (1,21-2,89) p = 0,005. ACR và kết cục lâm sàng khác Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân ACR+ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm ACR- . Tuy nhiên dù bệnh nhân có ACR+ hay ACR- khi bệnh nhân có TTTC đều đi kèm với tỷ lệ tử vong rất cao (80% ở nhóm ACR+ và 83,33% ở nhóm ACR-) do đó việc phát hiện sớm TTTC trên bệnh nhân NKH đóng vai trò quan trọng làm giảm tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ phần trăm thời gian bệnh nhân thở máy và nằm Hồi Sức trên nhóm bệnh nhân có ACR+ nhiều hơn so với nhóm bệnh nhân có ACR- có ý nghĩa thống kê với p = 0,046 và p = 0,038. Trong nghiên cứu của Honarmand(5) trên 60 bệnh nhân chấn thương nhập khoa Hồi Sức cũng cho thấy khi ACR > 100 mg/g nguy cơ bệnh nhân có thời gian thở máy trên 7 ngày gấp 8 lần so với nhóm bệnh nhân có ACR < 100 mg/g. KẾT LUẬN ACR có giá trị khá trong dự đoán TTTC trên bệnh nhân nhiễm khuẩn nhập khoa HSTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,701. Ngưỡng cắt là 221,78 mg/g cho độ nhạy 62,50 %; độ đặc hiệu 82,61%. Nhóm bệnh nhân với ACR ≥ 221,78 mg/g có 7,92 lần nguy cơ tổn thương thận cấp và có tỷ lệ tổn thương thận cấp cao hơn nhóm bệnh nhân có ACR dưới ngưỡng cắt sau 3 ngày theo dõi. ACR có liên quan đến thời gian Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 48 thở máy, thời gian nằm hồi sức và tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân NKH nhập khoa HSTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bagshaw S M, George C, Bellomo R (2008), "Early acute kidney injury and sepsis: a multicentre evaluation". Critical Care, 12 (2), pp.47-55. 2. Bone R C, Balk R A, Cerra F B, Dellinger R P, Fein A M, et al. (1992), "Definitions for sepsis and organ failure and guidelines for the use of innovative therapies in sepsis". CHEST, 101 (6), pp.1644-1655. 3. Chawla L S, Seneff M G, Nelson D R, Williams M, Levy H, et al. (2007), "Elevated plasma concentrations of IL-6 and elevated APACHE II score predict acute kidney injury in patients with severe sepsis". Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 2 (1), pp.22-30. 4. Huỳnh Quang Đại (2011), "Ứng dụng thang điểm SOFA trong tiên lượng tử vong bệnh nhân nhiễm trùng huyết nặng tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (2), tr.74-78. 5. Honarmand A, Safavi M, Baghery K, Momayezi A (2009), "The association of microalbuminuria and duration of mechanical ventilation in critically ill trauma patients". Ulus Travma Acil Cerrahi Derg, 15 (1), pp.12-18. 6. Mehta R, Kellum J, Shah S, Molitoris B, Ronco C, et al. (2007), "Acute Kidney Injury Network: report of an initiative to improve outcomes in acute kidney injury". Critical Care, 11 (2), pp.31-38. 7. Neyra J A, Manllo J, Li X, Jacobsen G, Yee J, et al. (2014), "Association of de novo dipstick albuminuria with severe acute kidney injury in critically ill septic patients". Nephron Clinical Practice, 128 (3-4), pp.373-380. 8. Plataki M, Kashani K, Cabello Garza J, Maldonado F, Kashyap R, et al. (2011), "Predictors of acute kidney injury in septic shock patients: an observational cohort study". Clinical Journal of the American Society of Nephrology, 6 (7), pp.1744-1751. 9. Phạm Thị Ngọc Thảo (2010), "Đặc điểm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết điều trị tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), tr.348-353. 10. Phạm Thị Ngọc Thảo (2011), "Giá trị tiên lượng của các Cytokine ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 15 (2), tr.68-73. 11. Phạm Thị Ngọc Thảo (2013), "Giá trị tiên lượng của các Cytokine TNF-α, IL-6, IL 10 ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17 (2), tr.7-14. 12. Uchino S, Kellum J A, Bellomo R, Doig G S, Morimatsu H, et al. (2005), "Acute renal failure in critically ill patients: a multinational, multicenter study". JAMA, 294 (7), pp.813-818. 13. Yokoyama H, Sone H, Oishi M, Kawai K, Fukumoto Y, et al. (2008), "Prevalence of albuminuria and renal insufficiency and associated clinical factors in type 2 diabetes: the Japan Diabetes Clinical Data Management study (JDDM15)". Nephrology Dialysis Transplantation, 24 (4), pp.1212-1219. 14. Zhang Z, Lu B, Ni H, Sheng X, Jin N (2013), "Microalbuminuria can predict the development of acute kidney injury in critically ill septic patients". Journal of Nephrology, 26 (4), pp.724-730. Ngày nhận bài báo: 17/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_gia_tri_cua_vi_dam_nieu_trong_du_doan_ton_thuong_th.pdf
Tài liệu liên quan