Tài liệu Khảo sát giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán đàm thấp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
152
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ TIÊU CHUẨN
CHẨN ĐOÁN ĐÀM THẤP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Phạm Thị Thắng Linh*, Phan Quan Chí Hiếu**
TÓM TẮT
Tổng quan và Mục tiêu: Trong những chiến lược phát triển Y học cổ truyền khu vực Tây Thái Bình
Dương 2011-2020” của WHO, chiến lược “Tiêu chuẩn hóa Y học cổ truyền với những phương pháp tiếp cận dựa
trên bằng chứng” có vị trí rất quan trọng. Phương pháp thực hiện chiến lược này là “Xây dựng các quy định,
tiêu chuẩn, hướng dẫn cho thuốc và thực hành Y học cổ truyền dựa trên bằng chứng”. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa
các khái niệm Y học cổ truyền như thuật ngữ, huyệt vị châm cứu, thảo dược, nghiên cứu, thực hành lâm sàng và
trao đổi thông tin đang được tiến hành trong nước và trên thế giới. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát các
tiêu chuẩn chẩn đoán một bệnh cảnh y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng là Đàm Thấp trên nhóm bệnh
nhân ĐTĐ2, một...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giá trị các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán đàm thấp trên bệnh nhân đái tháo đường type 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
152
KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ TIÊU CHUẨN
CHẨN ĐOÁN ĐÀM THẤP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Phạm Thị Thắng Linh*, Phan Quan Chí Hiếu**
TÓM TẮT
Tổng quan và Mục tiêu: Trong những chiến lược phát triển Y học cổ truyền khu vực Tây Thái Bình
Dương 2011-2020” của WHO, chiến lược “Tiêu chuẩn hóa Y học cổ truyền với những phương pháp tiếp cận dựa
trên bằng chứng” có vị trí rất quan trọng. Phương pháp thực hiện chiến lược này là “Xây dựng các quy định,
tiêu chuẩn, hướng dẫn cho thuốc và thực hành Y học cổ truyền dựa trên bằng chứng”. Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa
các khái niệm Y học cổ truyền như thuật ngữ, huyệt vị châm cứu, thảo dược, nghiên cứu, thực hành lâm sàng và
trao đổi thông tin đang được tiến hành trong nước và trên thế giới. Đề tài này được tiến hành nhằm khảo sát các
tiêu chuẩn chẩn đoán một bệnh cảnh y học cổ truyền thường gặp trên lâm sàng là Đàm Thấp trên nhóm bệnh
nhân ĐTĐ2, một bệnh cảnh mà y học cổ truyền được chứng minh có giá trị trong điều trị và kiểm soát bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu giai đoạn 1: Khảo sát tài liệu kinh điển y học cổ truyền và ý kiến
chuyên gia. Sử dụng tiêu chí I-CVI ≥ 0,78 và S – CVI ≥ 0,9I để thiết kế bảng theo dõi triệu chứng đàm thấp.
Nghiên cứu giai đoạn 2: Sử dụng bảng phỏng vấn triệu chứng đàm thấp để khảo sát 250 bệnh nhân ĐTĐ type
2 để thu thập dữ liệu. Phương pháp phân tích: Phân cụm dựa trên tích tụ phân cấp (Hierarchical clustering) theo
khoảng cách Euclidean và khoảng cách tương quan. Chọn số cụm tối ưu dựa theo thống kê GAP. Tính xác suất
AU (approximately unbiased) để xác định các cụm có ý nghĩa và ổn định. Định lượng mối tương quan giữa các
triệu chứng với nhau, dựa trên mối quan hệ trong các cụm, kết hợp với tỉ lệ triệu chứng xuất hiện đề xuất mức độ
quan trọng của các triệu chứng. Sử dụng phần mềm R để phân tích số liệu số liệu thống kê.
Kết quả: Có 12 y văn kinh điển trong nước và trên thế giới đáp ứng yêu cầu tuyển chọn. Các y văn thuộc hai
dạng: Giáo trình giảng dạy và sách chuyên khảo. Việc khảo sát y văn kinh điển thu thập được 39 triệu chứng lâm
sàng biểu hiện cho bệnh lý đàm thấp. Có 34 triệu chứng đáp ứng được tiêu chí chọn về độ tin cậy (I-CVI và S-
CVI) gồm 25 triệu chứng chức năng và 9 triệu chứng thực thể. Phỏng vấn trên 250 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho
thấy tất cả 25 triệu chứng chức năng đều hiện diện với tỷ lệ 38,4% - 80,8% và đều nằm trong cùng 1 cụm. Chỉ có
10 triệu chứng với xác suất AU ≥ 95%, thể hiện sự ổn định của triệu chứng, được đề xuất làm tiêu chuẩn chẩn
đoán Đàm Thấp gồm: Nặng nề, Đau mỏi cơ, Mệt mỏi, Ăn kém, Nhạt miệng, Phù mi mắt, Phù chân, Nặng tức
ngực, Nặng đầu và Hồi hộp trên ĐTĐ type 2 với mức độ quan trọng cao thấp khác nhau (trọng số chẩn đoán từ 1
đến 4).
Kết luận: Qui trình khảo sát ý kiến chuyên gia và chọn lọc những triệu chứng đáp ứng tiêu chí về độ tin cậy
(I-CVI và S-CVI) liệt kê được 34 triệu chứng (25 triệu chứng chủ quan) và 9 triệu chứng khách quan (qua khám
mạch và lưỡi- mạch chẩn và thiệt chẩn). Phỏng vấn lâm sàng trên 250 bệnh nhân ĐTĐ type 2 xác định có 25
triệu chứng chức năng có góp phần trong chẩn đoán Đàm Thấp trong đó có 10 triệu chứng được đề nghị là các
triệu chứng chính để chẩn đoán Đàm Thấp trên 250 bệnh nhân ĐTĐ type 2 với mức độ quan trọng cao thấp khác nhau.
Từ khóa: Tiêu chuẩn hóa y học cổ truyền, Đàm thấp, Đái tháo đường type 2, I-CVI, S-CVI, Phân tích cụm,
approximately unbiased (AU).
Bệnh viện Đa khoa Hòa Hảo - MEDIC, Cần Thơ ** Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: GS.TS.BS Phan Quan Chí Hiếu ĐT: 0934988644 Email: pqchihieu@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
153
ABSTRACT
SURVEY OF THE VALIDITY AND THE DIAGNOSTIC CRITERIA OF “DAM THAP”
(PHLEGM-HUMIDITY) ON TYPE 2 DIABETES MELLITUS PATIENTS
Pham Thi Thang Linh, Phan Quan Chi Hieu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 150 - 159
Objectives: In the Strategies for the Development of Traditional Medicine in the Western Pacific Region
2011-2020 "declared by WHO, the strategy of" Standardizing Traditional Medicine with Evidence-Based
Approaches" plays a very important role. The activities for implementing this strategy is to "Develop regulations,
standards, guidelines for evidence-based TM medicines and practices". Thus, the standardization of TM concepts
such as terminology, acupunctural points, herbal medicine, research, clinical practice and information exchange
are being carried out in the country and in the world. This study was conducted to examine the criteria used to
diagnose “Dam Thap” (Phlegm-Humidity), a common medical condition in patients with diabetes mellitus
(DM), a medical condition.
Materials and methods: Phase 1: Survey of traditional medicine texts and expert opinion. Use I-CVI ≥
0.78 and S - CVI ≥ 0.9I to design an interview questionnaire for the diagnosis of “Dam Thap” (Phlegm-
Humidity). Phase 2: Use the questionnaire to interview 250 type 2 DM patients to collect data. Analytical
Methods: Clustering is based on hierarchical clustering according to Euclidean distance and relative distance.
Select optimal clusters based on GAP. Use AU (approximately unbiased) to identify clusters that are meaningful
and stable. Quantify the correlation between the symptoms, based on their relationships in the clusters, in
combination with the incidence of symptoms to suggesting the importance of the symptoms. Use R software to
analyze statistical data.
Results: There are 12 classics TM documents in the country and in the world meet the selection criteria.
Literature are in 2 forms: curriculum and monographs. A total of 39 clinical symptoms were documented for
“Dam Thap” (Phlegm-Humidity), among which 34 symptoms (25 symptoms and 9 signs) were met the reliability
criteria (I-CVI and S-CVI). Results from interview of 250 patients with type 2 diabetes mellitus showed that all 25
selected symptoms were present at 38.4% - 80.8% and all of them were in the same cluster. Only 10 symptoms
with a probability of AU ≥ 95%, were proposed as criteria for diagnosis of “Dam Thap” (Phlegm-Humidity) on
type 2 DM patients with different low and high importance (diagnostic weights 1 to 4). They are: Heaviness
feeling of the body, Muscular Fatigue, General Fatigue, Anorexia, Eating Discomfort, Heaviness feeling of the
face, Heaviness feeling of the head, Heaviness feeling of the Chest, Ankle/ Foot edema, Palpitation.
Conclusion: The survey on expert opinion and selection of symptoms for reliability (I-CVI and S-CVI) listed
34 symptoms (25 subjective symptoms) and 9 signs (through examination of the pulse and tongue). A clinical
survey of 250 patients with type 2 DM identified all these 25 symptoms contributing to the diagnosis of “Dam
Thap” (Phlegm-Humidity), among which 10 were proposed as major symptoms with different high and low
importance (diagnostic weights 1 to 4.
Keywords: standardization of traditional medicine, “Dam Thap” (Phlegm-Humidity), type 2 diabetes
mellitus, I-CVI, S-CVI, cluster analysis, approximately unbiased (AU).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những chiến lược phát triển Y học cổ
truyền khu vực Tây Thái Bình Dương 2011-
2020” của WHO, chiến lược “Tiêu chuẩn hóa Y
học cổ truyền với những phương pháp tiếp cận
dựa trên bằng chứng” (10) có vị trí rất quan trọng.
Phương pháp thực hiện chiến lược này là “Xây
dựng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn cho
thuốc và thực hành Y học cổ truyền dựa trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
154
bằng chứng”(12). Vì vậy, việc tiêu chuẩn hóa các
khái niệm Y học cổ truyền như thuật ngữ, huyệt
vị châm cứu, thảo dược, nghiên cứu, thực hành
lâm sàng và trao đổi thông tin đang được tiến
hành trong nước và trên thế giới(2,7.9,10,13). Đề tài
này được tiến hành nhằm khảo sát các tiêu
chuẩn chẩn đoán một bệnh cảnh y học cổ truyền
thường gặp trên lâm sàng là Đàm Thấp trên
nhóm bệnh nhân ĐTĐ2(5,6), một bệnh cảnh mà y
học cổ truyền được chứng minh có giá trị trong
điều trị và kiểm soát bệnh(1,5,6), với 2 mục tiêu cụ
thể a) Khảo sát các triệu chứng chẩn đoán đàm
thấp trên bệnh nhân ĐTĐ2. b) Xác định tính giá
trị chẩn đoán của triệu chứng theo tỉ lệ % khi có
chẩn đoán.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiến hành qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1
Khảo sát thống kê các triệu chứng đàm thấp
theo y văn kinh điển và ý kiến chuyên gia.
Đối tượng nghiên cứu
Tài liệu Y học cổ truyền và Ý kiến chuyên gia.
Tiêu chuẩn chọn tài liệu Y học cổ truyền: (≥ 10 cuốn)
Tác phẩm kinh điển trong nền y học cổ
truyền Việt Nam và thế giới.
Tác phẩm y học cổ truyền của các y gia có giá
trị thực hành điều trị được công nhận rộng rãi ở
hiện tại: có các bài thuốc được nghiên cứu chứng
minh có hiệu quả điều trị, hoặc tác phẩm được
giảng dạy trong các trường đại học trong và
ngoài nước.
Sách y học cổ truyền được dạy tại các trường
đại học trong nước và ngoài nước.
Tiêu chuẩn lựa chọn triệu chứng
Trong những tài liệu bệnh học (sách triệu
chứng, chẩn đoán, điều trị): Chọn các triệu
chứng trong các thể lâm sàng của chứng Đàm
thấp/ phlegm-damp/ phlegm-dampness/痰 湿
(tan shi), được nhắc đến trong tất cả các loại
bệnh lý, chứng trạng YHCT hoặc YHHĐ.
Trong những tài liệu dược học: Chọn các
triệu chứng của Đàm thấp/ phlegm-damp/
phlegm-dampness/痰 湿 (tan shi), được nhắc
đến trong các vị thuốc hoặc bài thuốc dùng điều
trị đàm thấp và các vị thuốc hoặc bài thuốc này
được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả điều
trị các bệnh lý liên quan đến đàm thấp.
Tiêu chuẩn chọn chuyên gia Y học cổ truyền: (≥ 10
người)
Tiến sĩ, Thạc sĩ, BSCK1, BSCK2 chuyên
ngành y học cổ truyền, có kinh nghiệm công tác
≥ 5 năm trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh
theo Y học cổ truyền và từng có bài nghiên cứu
chuyên ngành y học cổ truyền về đàm thấp hoặc
các bệnh lý có liên quan đến đàm thấp như: Đái
tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,
béo phì
Lương y có kinh nghiệm làm việc ≥ 20 năm,
có tham gia viết sách hoặc dịch các tác phẩm y
học cổ truyền có liên quan đến đàm thấp hoặc
các bệnh lý có liên quan đến đàm thấp như: Đái
tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,
béo phì
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Chọn y văn thỏa tiêu chuẩn.
Bước 2: Liệt kê các triệu chứng của đàm thấp
xuất hiện trong y văn. Định nghĩa rõ ràng các
triệu chứng.
Bước 3: Lập bảng khảo sát ý kiến chuyên gia
với triệu chứng vừa tổng hợp được, với thang
khảo sát như sau:
Triệu chứng Không bao
giờ xuất
hiện
Ít khi xuất
hiện
Thường
xuất
hiện
Luôn luôn
xuất hiện
Triệu chứng 1
Triệu chứng 2
Bước 4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia, chọn lọc
triệu chứng và thiết lập bảng theo dõi triệu
chứng đàm thấp (đáp ứng tiêu chuẩn I-CVI ≥ 0.78
và S – CVI ≥ 0.9) để tiến hành khảo sát trên bệnh
nhân ĐTĐ2.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
155
Giai đoạn 2
Khảo sát trên lâm sàng.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán đái
tháo đường type 2 có hay không có bệnh kèm
theo và đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ: bệnh nhân không giao tiếp
được. Bệnh nhân không hợp tác trong quá trình
thăm khám.
Số lượng bệnh nhân: Nghiên cứu khảo sát
mang tính khám phá, cỡ mẫu tối thiểu N x 5.
N: Số lượng biến mang khảo sát = 47.
Số lượng mẫu cần thiết: 47 x 5 = 235.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang phân tích.
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Sử dụng bảng theo dõi triệu chứng
đàm thấp để phỏng vấn tất cả đối tượng nghiên
cứu thỏa tiêu chí chọn.
Bước 2: Sử dụng phương pháp gom cụm dữ
liệu (cluster analysis) để xử lý thống kê số liệu
thông tin.
Bước 3: Đề xuất các triệu chứng có thể dùng
để chuẩn đoán đàm thấp trên bệnh nhân ĐTĐ2
dựa theo mối tương quan của các triệu chứng
trong cụm và tần suất xuất hiện.
Phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm R để xử lý số liệu
thống kê.
Phương pháp phân tích: Phân nhóm dựa
trên tích cụm phân cấp (Hierarchical
clustering).
Chọn số cụm tối ưu dựa theo thống kê GAP.
Tính xác suất AU (approximately
unbiased) để xác định các cụm có ý nghĩa và
ổn định.
KẾT QUẢ
Giai đoạn 1
Khảo sát thống kê các triệu chứng đàm thấp
theo y văn kinh điển và ý kiến chuyên gia.
Bước 1: Tuyển chọn y văn
Có 12 y văn thỏa 1 trong 3 tiêu chí được chọn
(Bảng 1).
Bước 2: Liệt kê và Định nghĩa các triệu chứng
của đàm thấp xuất hiện trong y văn.
Từ các triệu chứng được chọn, đề tài đã xác
dịnh và định nghĩa được 39 triệu chứng, biểu
hiện của đàm thấp.
Bước 3 và 4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia, chọn
lọc triệu chứng dựa trên chỉ số giá trị nội dung
cho từng triệu chứng I-CVI ≥ 0,78 và cho cả
bảng khảo sát S – CVI ≥ 0,9.
Có 34 triệu chứng đáp ứng được tiêu chí
chọn (gồm 25 triệu chứng chức năng và 9 triệu
chứng khám lâm sàng) (Bảng 2).
Bảng 1. Danh sách y văn được chọn
STT Tên sách Tác giả Nhà XB Năm XB Ngôn ngữ Thỏa tiêu chuẩn
1 Bệnh học và điều trị nội khoa Nguyễn Thị Bay NXB Y học 2012 Tiếng Việt
Giáo trình giảng dạy tại
ĐHYD TPHCM
2 Bệnh học nội khoa YHCT Trần Thúy NXB Y Học 2012 Tiếng Việt
Giáo trình giảng dạy tại
ĐHYHN
3 Lý luận cơ bản YHCT Trần Quốc Bảo NXB Y Học 2010 Tiếng Việt
Giáo trình giảng dạy Học
Viện Quân Y
4 Nội khoa trung y中医内科学
Vương Vĩnh
Cửu
NXB Y học nhân dân
2011
Tiếng Hoa
Giáo trình giảng dạy Trung y
cao cấp quốc gia Trung
Quốc
5
Chẩn đoán học trung y 中医诊
断学
Đặng Thiết Đào
NXB Khoa HọcThượng
Hải 2007
Tiếng Hoa
Giáo trình giảng dạy quốc
gia của các viện cao đẳng y
dược Trung Quốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
156
STT Tên sách Tác giả Nhà XB Năm XB Ngôn ngữ Thỏa tiêu chuẩn
6
Essentials of chinese
medicine, volume 1, 3
Zhanwen Liu NXB Springer 2009 Tiếng Anh
Giáo trình giảng dạy cho các
trường ĐH Trung Quốc và
Mỹ
7
Diagnosis in chinese medicine:
A comprehensive guide
Giovanni
Maciocia
NXB Churchill
Livingstone 2004
Tiếng Anh
Giáo trình giảng dạy cho các
trường ĐH Canada, Mỹ, Úc
(Thuộc danh sách giáo trình
thi lấy chứng chỉ hành nghề
BSYHCT tại Cannada)
8
Trung Y chẩn đoán học giảng
nghĩa
Học viện trung y
Quảng Châu-
dịch giả Nguyễn
Thanh Giảng
Viện Y Dược học dân
tộc
1991
Tiếng Việt
Sách chuyên khảo Học Viện
Trung Y Quảng Châu Trung
Quốc
9
Chẩn đoán phân biệt chứng
hậu trong đông y
Viện nghiên cứu
trung y
LY. Nguyễn
Thiện Quyến
dịch
NXB Mũi Cà Mau
2003
Tiếng Việt
Sách chuyên khảo của viện
nghiên cứu trung y
10
Diagnostics of traditional
chinese medicine
Zhu Bing and
Wang Hongcai
NXB Singing Dragon
2010
Tiếng Anh
Sách chuyên khảo của học
Viện khoa học y học Trung
Quốc
11
Bản Thảo Cương Mục
本草綱目
Lý Thời Trân
NXB
Quân y nhân dân
人民军医
2008
Tiếng Hoa
Sách chuyên khảo có những
vị thuốc đã được nghiên cứu
chứng minh có hiệu quả
điều trị các bệnh lý liên quan
đến đàm thấp
12
Đan Khê Tâm Pháp
Chu Đan Khê -
Lỗ Triệu Lân
NXB Liêu Linh khoa
học kỹ thuật
1997
Tiếng Hoa
Sách chuyên khảo có vị
thuốc đã được nghiên cứu
chứng minh có hiệu quả
điều trị các bệnh lý liên quan
đến đàm thấp
Bảng 2. Bảng theo dõi triệu chứng đàm thấp (đáp
ứng tiêu chuẩn I-CVI ≥ 0,78 và S – CVI ≥ 0,9)
STT Triệu chứng I-CVI S-CVI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Mệt mỏi
Nặng nề
Đau mỏi cơ
Đau xương khớp
Hay buồn ngủ
Mất ngủ
Đau nặng đầu
Chóng mặt
Đầy tức ngực
Ho đàm
Hồi hộp
Khó thở
Đoản khí
Khò khè
Buồn nôn
Đầy bụng
Ăn kém
Miệng nhạt
Đại tiện phân nát
Dị cảm
Phù mi mắt
Phù chân
0,9
1
1
0,9
0,9
0,8
1
1
1
0,9
0,9
0,8
0,9
0,8
0,8
1
0,8
0,8
1
0,9
S-CVI =
0,908571
STT Triệu chứng I-CVI S-CVI
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
Tiểu ít
Huyết trắng nhiều
Da dầu
Nhìn mờ
Lưỡi bệu
Lưỡi nhợt
Rêu lưỡi trắng dày
Mạch hoạt
Mạch hoãn
Mạch hoạt sác
Mạch huyền hoạt
Mạch trầm hoạt
0,8
0,8
0,8
0,8
0,9
0,9
1
1
1
1
1
0,9
0,9
1
Giai đoạn 2
Áp dụng bảng khảo sát trên bệnh nhân
ĐTĐ2 trên lâm sàng
Có 250 BN. Đái tháo đường type 2 được khảo
sát với tỷ lệ BN Nam là 22% và BN nữ là 78%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
157
Độ tuổi trung bình là 61,27 ± 10,48. (Nam:
57,35 ± 9,39; Nữ: 62,38 ± 10,53).
Trong đó: nhóm bệnh kèm thường gặp nhất
là nhóm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, nhồi
máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ) với tỷ lệ
52,80%. Nhóm bệnh kèm hay gặp thứ 2 là bệnh
lý thần kinh ngoại biên với biểu hiện tê đầu
ngón tay chân, với tỉ lệ 9,20%. Nhóm bệnh tổn
thương tại não: đột quỵ xuất hiện với tỉ lệ 6,00%.
Các nhóm bệnh trên mắt và thận xuất hiện với tỉ
lệ rất thấp.
Số người thừa cân và béo phì chiếm phần lớn
trong mẫu khảo sát với tỷ lệ xuất hiện là 81,6%,
trong đó người có tổng trạng béo phì độ I (25 ≤
BMI ≤ 29,9) chiếm tỷ lệ cao nhất 51,6% và tỷ lệ
béo phì độ II (BMI ≥ 30) chiếm tỷ lệ 13,6%.
Do hạn chế về xác định đặc điểm của các
triệu chứng khám lưỡi và khám mạch y học cổ
truyền nên đề tài chỉ mới tập trung phỏng vấn 25
triệu chức năng.
Kết quả bước 1 – giai đoạn 2
Tổng quát, các triệu chứng hiện diện trên
lâm sàng với tỉ lệ: 38,4% - 80,8% (tỉ lệ không
hiện diện: 19,2% - 61,6%).
Kết quả bước 2 – giai đoạn 2
Với 25 triệu chứng khảo sát từ bảng phỏng
vấn dùng phương pháp phân nhóm theo thứ bậc
(hierarchical clustering) sử dụng khoảng cách
Euclidean, ta có sơ đồ phân bố triệu chứng (Biểu
đồ 1 & 2).
Theo thống kê GAP số cụm tối tưu khuyến
nghị là 1 cụm. Có nghĩa là 25 triệu chứng đàm
thấp khảo sát trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 có mối
liên hệ có ý nghĩa chặt chẽ cùng nhau trong 1
cụm (Biểu đồ 3).
Bảng 3. Tỉ lệ xuất hiện của những triệu chứng đàm thấp trong mẫu nghiên cứu.
STT Triệu chứng
Tỉ lệ %
Không có Thỉnh thoảng Thường Luôn luôn
1 Mệt mỏi 23,6 28,8 30,4 17,2
2 Nặng nề 24,4 20,8 36,4 18,8
3 Đau mỏi cơ 26,0 28,4 34,0 11,6
4 Đau mỏi khớp 21,2 34,4 38,8 5,6
5 Buồn ngủ 38,0 43,2 16,4 2,4
6 Mất ngủ 19,2 34,0 36,0 10,8
7 Nặng đầu 34,4 29,6 33,2 2,8
8 Chóng mặt 34,4 42,4 22,8 0,4
9 Nặng tức ngực 32,0 42,0 24,8 1,2
10 Ho đàm 46,8 38,8 13,2 1,2
11 Hồi hộp 32,8 37,2 28,4 1,6
12 Khó thở 50,8 29,2 18,4 1,6
13 Đoản khí 42,4 35,2 21,6 0,8
14 Khò khè 45,6 36,8 17,6 0
15 Buồn nôn 58,0 31,2 9,6 1,2
16 Đầy bụng 35,2 28,8 33,2 2,8
17 Ăn kém 38,8 26,0 34,4 0,8
18 Nhạt miệng 40,8 21,2 38,0 0
19 Cầu phân nát 45,6 36,8 15,6 2,0
20 Dị cảm da 32,4 40,4 21,2 6,0
21 Phù mi mắt 60,4 17,6 20,0 2,0
22 Phù chân 56,8 25,2 16,8 1,2
23 Tiểu ít 54,4 35,6 8,4 1,6
24 Da dầu 61,6 32,4 5,2 0,8
25 Nhìn mờ 29,6 31,6 33,2 5,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
158
Biểu đồ 1. Sơ đồ phân bố các triệu chứng đàm thấp theo cụm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
159
Biểu đồ 2. Phân bố chỉ số GAP và kiến nghị số cụm tối ưu
Biểu đồ 3. Phân bố xác suất AU của 25 triệu chứng Đàm Thấp.
Kết quả bước 3 – giai đoạn 2
Theo tiêu chí cụm nào có AU ≥ 95% sẽ được
xem là bằng chứng mạnh mẽ ủng hộ dữ liệu đó.
Có 10 triệu chứng dưới đây đáp ứng được tiêu
chí AU ≥ 95%.
Bảng 4. Các cụm triệu chứng được chọn và các giá trị
AU và BP
STT cụm Cụm triệu chứng AU (%) BP (%)
1
Đau mỏi cơ
Mệt mỏi
Nặng nề
100
100
2
Ăn kém
Nhạt miệng
100
100
3
Phù mi mắt
Phù chân
98
96
4
Nặng tức ngực
Nặng đầu
Hồi hộp
95
63
BÀN LUẬN
Về y văn kinh điển được sử dụng trong nghiên
cứu
Đề tài khảo sát 12 y văn thuộc hai dạng: Giáo
trình giảng dạy và sách chuyên khảo. Trong đó
gồm: 3 giáo trình YHCT được dạy tại các trường
đại học trong nước và 4 giáo trình giảng dạy
ngoài nước trong đó có 2 tiếng Anh và 2 tiếng
Hoa, 5 sách chuyên khảo YHCT có giá trị thực
hành điều trị được công nhận rộng rãi ở hiện tại:
có thuốc, bài thuốc được nghiên cứu chứng minh
có hiệu quả điều trị các bệnh lý liên quan đến
đàm thấp, hoặc được giảng dạy trong các trường
đại học trong và ngoài nước, trong đó có 2 sách
thuốc kinh điển là Đan Khê Tâm Pháp và Bản
Thảo Cương Mục. Nghiên cứu này ngoài điểm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
160
tương đồng với những đề tài trước đây là đều sử
dụng các y văn có độ tin cậy cao, còn có điểm
mạnh là các y văn được lựa chọn mang tính đại
diện cho nhiều khu vực địa lý (trong nước, y văn
sử dụng trong nước Trung Quốc, y văn tiếng Hoa
cho sinh viên quốc tế, y văn được sử dụng giảng dạy
học tập tại các nước phương tây), đại diện cho
nhiều lĩnh vực YHCT (sách bệnh học, sách dược
học, sách y lý).
Về phương cách xác định triệu chứng đàm thấp
từ y văn và ý kiến chuyên gia
Đề tài nghiên cứu này mặc định tất cả các
triệu chứng thu thập được từ những y văn kinh
điển đều được chọn hết và đưa vào phần khảo
sát ý kiến chuyên gia. Điều này giúp khắc phục
một phần yếu tố sách giáo khoa không được
công nhận là một chứng cứ có giá trị trong y học
chứng cứ (đặc biệt trong việc chuẩn hóa lại một khái
niệm).
Đề tài này có điểm mới là sử dụng chỉ số giá trị
nội dung CVI (content validity index) để xác
định sự đồng thuận với
I-CVI (item content validity index) cho
từng triệu chứng và S-CVI (scale content
validity index) cho sự đồng thuận của cả tập
hợp nhiều triệu chứng. Tuy nhiên cũng còn
hạn chế vì chỉ mới khảo sát 1 lần. Nếu được
khảo sát ý kiến qua 3 lần (phương pháp Delphi)
thì kết quả càng thuyết phục(3).
Về đặc điểm mẫu nghiên cứu
Trong mẫu nghiên cứu với hầu hết là bệnh
nhân ngoại trú tại các phòng khám đái tháo
đường với tỉ lệ nữ (78%) cao hơn nam (22%).
Phân bố tuổi trung bình của nữ là 62,38 ± 10,53
nam là 57,35 ± 9,39. Ở nữ hầu hết là người ở giai
đoạn tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh nên triệu
chứng huyết trắng (ghi nhận nhiều trong y văn)
nhưng khảo sát trên lâm sàng thấp (4,62% dân số
nữ). Tỉ lệ xuất hiện của triệu chứng quá thấp có
nhiều khả năng do đặc điểm phân bố mẫu bị
lệch theo tuổi.
Về sự phân bố các triệu chứng theo kỹ thuật
phân cụm dữ liệu
Dùng kỹ thuật phân nhóm theo thứ bậc
(Hierarchical Clustering Techniques) với
phương pháp đo khoảng cách Euclidean giữa
các triệu chứng, sau đó tìm số cụm tối ưu bằng
thống kê GAP, cho thấy với 25 triệu chứng đàm
thấp khảo sát chỉ thật sự có 1 cụm tối ưu. Và kết
quả cũng tương tự với cách chọn phân nhóm
theo thứ bậc với phương pháp đo khoảng cách là
hệ số tương quan. Điều này có nghĩa là các triệu
chứng trên có mối quan hệ mật thiết có ý nghĩa
cùng nhau. Vì vậy, ý kiến chuyên gia đã thật sự
chính xác khi cho rằng 25 triệu chứng khảo sát có
mối liên quan với nhau để tạo nên một định
nghĩa. Và trong trường hợp này định nghĩa được
khảo sát có tên gọi Đàm Thấp.
Về việc định lượng mối tương quan của các
triệu chứng đàm thấp trong nhóm
Có 25 triệu chứng thuộc về một cụm dữ liệu
có tên là Đàm Thấp. Câu hỏi đặt ra là mối tương
quan giữa các dữ liệu trong cụm này như thế
nào với nhau? Và giá trị này có tính ổn định khi
lặp lại trong các nghiên cứu khác không? Đề tài
này đã xác định tính ổn định thông qua xác suất
approximately unbiased (AU) ≥ 95%. Trong bản
đồ tương quan của các triệu chứng trong nhóm,
có nhiều triệu chứng có mối tương quan cao với
nhau, nhưng tính ổn định này chỉ thật sự có ở
các nhóm triệu chứng với xác suất AU ≥ 95%,
gồm: Nặng nề, Đau mỏi cơ, Mệt mỏi, Ăn kém,
Nhạt miệng, Phù mi mắt, Phù chân, Nặng tức
ngực, Nặng đầu và Hồi hộp.
Kết hợp hệ số tương quan và tỉ lệ xuất hiện, các
nhóm triệu chứng với mức độ quan trọng khác
nhau được đề xuất cho chẩn đoán đàm thấp
trên bệnh nhân ĐTĐ type 2
Triệu chứng: mệt mỏi, nặng nề, đau mỏi cơ
có hệ số tương quan cao và tỉ lệ xuất hiện nhiều
74,0% – 76,4%, đề xuất là nhóm triệu chứng quan
trọng 1.
Triệu chứng: Ăn kém, nhạt miệng có hệ số
tương quan cao và tỉ lệ xuất hiện trung bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_gia_tri_cac_trieu_chung_va_tieu_chuan_chan_doan_dam.pdf