Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh

Tài liệu Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 225 KHẢO SÁT GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI TRÊN NGƯỜI LỚN KHỎE MẠNH Đinh Hiếu Nhân*, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha**, Trần Thị Ánh Loan*** TÓM TẮT Giới thiệu: Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng. Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới giúp phản ánh chính xác tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng như có thể đánh giá nhanh đáp ứng với điều trị cùng với những xét nghiệm khác như sắt, ferritin, transferrin huyết thanh. Mục tiêu: Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh. Đối tượng nghiên cứu: 178 người lớn khỏe mạnh khi đến khám sức khỏe định kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 178 người lớn khỏe mạnh đến khám sức khỏe không ghi nhận bệnh lý ở thời điểm nghiên cứu. Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 225 KHẢO SÁT GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA NỒNG ĐỘ HUYẾT SẮC TỐ HỒNG CẦU LƯỚI TRÊN NGƯỜI LỚN KHỎE MẠNH Đinh Hiếu Nhân*, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha**, Trần Thị Ánh Loan*** TÓM TẮT Giới thiệu: Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề quan trọng trong thực hành lâm sàng. Xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới giúp phản ánh chính xác tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng như có thể đánh giá nhanh đáp ứng với điều trị cùng với những xét nghiệm khác như sắt, ferritin, transferrin huyết thanh. Mục tiêu: Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh. Đối tượng nghiên cứu: 178 người lớn khỏe mạnh khi đến khám sức khỏe định kỳ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 178 người lớn khỏe mạnh đến khám sức khỏe không ghi nhận bệnh lý ở thời điểm nghiên cứu. Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người lớn khỏe mạnh trung bình 36,37 ± 10,59. Có mối liên quan thuận giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới với thể tích trung bình hồng cầu (r= 0,683 – 0,726, p=0,0001), lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (r= 0,798 – 0,830, p= 0,0001) và liên quan nghịch với số lượng hồng cầu (r= -0,478 – - 0,206, p= 0,006-0,0001). Kết luận: Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu máu liên quan đến thiếu sắt và đáp ứng tạo máu từ tủy xương của cơ thể bên cạnh những xét nghiệm huyết học khác. Từ khóa: nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới, huyết sắc tố ABSTRACT SURVEY OF REFERENCE RANGE OF RETICULOCYTE HEMOGLOBIN CONTENT IN HEALTHY ADULTS Đinh Hieu Nhan, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha, Tran Thi Anh Loan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 225 - 229 Introduction: Iron-deficient anemia is an important problem in clinical practice. Reticulocyte hemoglobin content can estimate exactly anemia due to iron deficiency as well as the fast respone to therapy along with other laboratory tests such as serum iron, ferritin, transferrin. Objectives: Evaluation of reference rangeof reticulocyte hemoglobin content in healthy adults. Materials: 178 healthy adults come to check regularly for health condition. Methods: Cross-sectional descriptive study. Results: Evaluation of 178 healthy adults come to check for health and have normal in conclusion. Reference range of reticulocyte hemoglobin content is 36.37 ± 10.59. There was positive correlation between reticulocyte hemoglobin content (CHR) and mean corpuscular volume (MCV) (r= 0.683 – 0.726, p=0.0001), mean corpuscular hemoglobin (MCH) (r= 0.798 – 0.830, p=0.0001), as well as negative correlation between CHR and number of red blood cell (r= -0.478 – - 0.206, p= 0.006-0.0001). Conclusions: Reticulocyte hemoglobin content can estimate of iron deficiency anemia and response to *Bộ môn Huyết Học – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Nội tổng quát - Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Suzanne Beaupha ĐT: 0903917907 Email: bsthanhthanh@hotmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 226 erythropoiesis from bone marrow beside the other hematologic laboratory tests. Key words: Reticulocyte hemoglobin content (CHR), hemoglobin (Hb) GIỚI THIỆU Sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng và giữ vai trò chủ yếu trong nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cân bằng sắt của cơ thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cung cấp, hấp thu, vận chuyển, dự trữ, sử dụng và thải chất sắt(10). Các bệnh lý ảnh hưởng đến các yếu tố này có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và tác động mạnh mẽ đến các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Thiếu sắt có thể được chia thành 3 giai đoạn(2): (1). Thiếu sắt: đặc trưng bởi thiếu hay không có dự trữ sắt. (2). Tạo máu thiếu sắt: bằng chứng cung cấp sắt bị hạn chế trong trường hợp không bị thiếu máu. (3). Thiếu máu thiếu sắt: nồng độ huyết sắc tố hạ thấp dưới giá trị bình thường theo tuổi và giới. Từ 2004, Khuyến cáo Thực hành Tốt nhất của Châu Âu đã đưa ra một số xét nghiệm nhằm đánh giá mỗi giai đoạn của tình trạng thiếu máu có liên quan đến thiếu sắt, đặc biệt trên đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý thận mạn tính(5). Một trong những xét nghiệm đó là nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trong máu. Xét nghiệm huyết sắc tố (Hb) trong máu là chỉ số đánh giá tổng lượng Hb trong máu, chủ yếu là ở các hồng cầu trưởng thành và thay đổi chậm theo các giai đoạn thiếu sắt. Trong khi đó nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới chỉ phản ánh lượng Hb có trong hồng cầu non chưa trưởng thành và chỉ số này thay đổi nhanh hơn và rất hữu ích trong đánh giá tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như đáp ứng với điều trị ở bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt(3,7,9). Giá trị giới hạn bình thường của xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới sẽ giúp ích cho việc giải thích kết quả xét nghiệm phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng kèm theo hay không các xét nghiệm khác đánh giá tình trạng thiếu sắt. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát giá trị bình thường của nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người trưởng thành khỏe mạnh. Liên quan giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu trưởng thành, dung tích hồng cầu, số lượng hồng cầu lưới và nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên người trưởng thành khỏe mạnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu Người trưởng thành khỏe mạnh. Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu Người trưởng thành khỏe mạnh khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017, không ghi nhận bất kỳ bệnh lý nào ở thời điểm nghiên cứu. Tiêu chuẩn không nhận vào nghiên cứu BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu 178 người lớn khỏe mạnh được nhận vào khảo sát trong suốt thời gian nghiên cứu. Cách thu thập mẫu thuận tiện. Biến số nghiên cứu Huyết sắc tố hồng cầu trưởng thành trong máu (Hb). Dung tích hồng cầu (Hct). Tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới (%RET). Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới (CHR). Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV). Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCH) và nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCHC). Phương pháp tiến hành Trên những người lớn tham gia vào nghiên cứu, được khám và thực hiện các xét nghiệm thường quy đánh giá tình trạng sức khỏe tại thời Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 227 điểm khám sức khỏe và không phát hiện bệnh lý với kết luận tình trạng sức khỏe tốt. Mẫu máu: Tiến hành lấy mẫu 2ml máu kháng đông EDTA thực hiện xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại biêntrên máy phân tích huyết học tự động ADVIA 2120i, đánh giá các biến số liên quan đến nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được lưu trữ và xử lý số liệu theo phần mềm thống kê SPSS phiên bản 22, giá trị có ý nghĩa thống kê được chấp chấp nhận khi p<0,05. Y Đức Đề tài được thông qua Hội động Y Đức trong nghiên cứu của Bệnh Viện Chợ Rẫy. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Đơn vị Giới Nam: Nữ = 1 Tuổi 36,37 ± 10,59 (22-83) Năm Hồng cầu (HC) 4,835M ± 0,4607 (4,0 – 6,49) Triệu/mm3 Huyết sắc tố (Hb) 143,82 ± 17,1089 (130 – 177) g/L MCV 90,947 ±4,1169 (80,4 – 104,8) fL MCH 30,071 ±1,4385 (26,3-34,8) pg MCHC 329,775 ± 12,3684 (207 – 352) g/dL % Hồng cầu lưới 2,1513 ± 0,66651 (1,02 – 4,33) Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới (CHR) 31,212 ± 1,2467 (28,7 – 35,6) pg % Hồng cầu nhược sắc 2,481 ±1,7002 (0,3 – 7,8) % Hồng cầu nhỏ 0,385 ± 0,3239 (0 – 2) Bảng 2. Đặc điểm dân số nghiên cứu theo giới tính. Giới Nam N=89 Nữ N=89 Tuổi 36,292 ± 10,2649 36,461 ± 10,969 Hồng cầu (HC) (triệu/mm3) 5,1234 ± 0,40736 4,45466 ± 0,30454 Huyết sắc tố (Hb) (g/L) 154,135 ± 8,914 133,506 ± 17,1492 MCV 91,043 ± 4,6510 90,851 ± 3,5270 MCH 30,188 ± 1,6165 29,954 ± 1,2334 MCHC 330,034 ± 15,6833 329,517 ± 7,8482 % Hồng cầu lưới 2,2809 ± 0,7091 2,0217 ± 0,59726 Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới (CHR) 31,413 ± 1,2467 31,010 ± 1,1048 % Hồng cầu nhược sắc 2,481 ±1,3502 2,743 ± 1,6706 % Hồng cầu nhỏ 0,382 ± 0,3604 0,388 ± 0,2848 Mối liên quan giữa CHR và các kết quả xét nghiệm khác. Bảng 3. Hệ số liên quan Pearson giữa CHR với giới, tuổi và các xét nghiệm khác. Các kết quả xét nghiệm tương đồng ở cả 2 nhóm chia theo giới tính. CHR có mối liên quan thuận chặt với MCV, MCH; liên quan mức trung bình với tuổi; liên quan nghịch với %HYPO, % MICRO và HC. HC Hb %RET %HYPO %MICRO MCV MCH CHR (Nam giới) Hệ số Pearson -0,478 0,091 0,096 -0,193 -0,425 0,726 0,830 P 0,0001 0,395 0,373 0,070 0,0001 0,0001 0,0001 N 89 89 89 89 89 89 89 CHR (Nữ giới) Hệ số Pearson -0,206 0,138 0,063 -0,299 -0,440 0,693 0,798 P 0,006 0,066 0,404 0,0001 0,0001 0,0001 0,0001 N 89 89 89 89 89 89 89 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 228 BÀN LUẬN Qua khảo sát 178 người lớn khoẻ mạnh đến khám sức khoẻ định kỳ hàng năm không ghi nhận bệnh lý và được kết luận sức khoẻ bình thường. Chúng tôi ghi nhận được các kết quả sau (Bảng 1 - 2): Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 36,37 ± 10,59 (22-83), tỉ lệ nam: nữ = 1. Các giá trị trung bình của số lượng hồng cầu, phần trăm hồng cầu lưới, MCV, MCH, MCHC trong giới hạn bình thường. Nồng độ huyết sắc tố trung bình 145,03 ± 12,45, cho thấy dân số nghiên cứu không có tình trạng thiếu máu theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: thiếu máu khi huyết sắc tố <120 g/L ở nữ giới và < 130 g/L ở nam giới(1) Kết quả nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trung bình (CHR) 31,21 ± 1,24, kết quả này trong giới hạn tham chiếu qua các nghiên cứu và từ phòng xét nghiệm ( 24,5 – 31,8 pg)(6). Đối với nam giới, giá trị trung bình của CHR 31,41 ± 1,35 (28,7-35,6). Đối với nữ giới, giá trị trung bình của CHR 31,01 ± 1,1 (29-31,01). Giá trị của CHR ở 2 giới nam và nữ tương đương nhau trong nghiên cứu của chúng tôi. Mối liên quan giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới và các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm khác Kết quả ở Bảng 3, cho thấy CHR có mối liên quan thuận với các kết quả xét nghiệm MCV, MCH. Trong đó mối liên quan chặt với các thông số MCV, MCH (p<0,0001). CHR có mối liên quan nghịch với số lượng hồng cầu. Khi khảo sát CHR phân theo giới tính, chúng tôi cũng nhận thấy kết quả tương tự như khi khảo sát trong dân số nghiên cứu chung. CHR có mối liên quan thuận với các giá trị, MCV và MCH là do bản thân hồng cầu lưới là hồng cầu non chưa trưởng thành, đã được phóng thích vào dòng tuần hoàn. Do đó các giá trị MCV, MCH cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi chính nồng độ huyết sắc tố trong số lượng hồng cầu lưới này, mặc dù hồng cầu lưới chỉ tồn tại một thời gian ngắn 1 - 2 ngày trong hệ tuần hoàn sau đó trở thành hồng cầu trưởng thành(8). Tuy nhiên, khác với các giá trị MCV và MCH giúp đánh giá toàn bộ thể tích trung bình hồng cầu và lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu bao gồm cả hồng cầu trưởng thành và hồng cầu lưới do đó các trị số này thay đổi chậm theo đời sống của hồng cầu, CHR lại là một thông số thay đổi nhanh chóng theo đáp ứng tạo máu của cơ thể vì chỉ phản ánh nồng độ huyết sắc tố chỉ trong những hồng cầu lưới. Do đó trong tình trạng bệnh lý thiếu máu, sự thay đổi nhanh của CHR có thể giúp đánh giá được tình trạng thiếu sắt cũng như đáp ứng tạo máu của cơ thể. CHR có mối tương quan nghịch với số lượng hồng cầu. Sự thay đổi của toàn bộ số lượng hồng cầu sẽ ảnh hưởng lên tất cả các thông số đánh giá về hồng cầu trong xét nghiệm kể cả CHR. Tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới chỉ có giá trị tương đối so với tổng số lượng hồng cầu trong máu và việc sử dụng tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới để đánh giá tình trạng thiếu máu và đáp ứng của tủy xương với tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến những nhận định sai lầm, cần thiết nên tính trị số tuyệt đối của hồng cầu lưới. Giả thuyết với cùng một tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới(4): (1) Trong trường hợp bình thường, tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới phản ánh sự sản xuất hồng cầu từ tủy xương thay thế cho số lượng hồng cầu già chết đi, trị số tuyệt đối của hồng cầu lưới sẽ nhỏ khi so với tổng số lượng hồng cầu trong máu. (2) Trong trường hợp thiếu máu, tỉ lệ phần trăm của hồng cầu lưới không phản ánh được hết sự gia tăng của số lượng hồng cầu lưới, trị số tuyệt đối của hồng cầu lưới sẽ lớn khi so với tổng lượng hồng cầu và khi đó tỉ lệ phần trăm hồng cầu lưới hiệu chỉnh theo số lượng hồng cầu trong máu thật sự sẽ cao hơn nhiều. Đời sống của hồng cầu trung bình từ 90 - 120 ngày, cơ thể cần thiết phải thay thế khoảng 1% số lượng hồng cầu mỗi ngày. Trên người bình thường số lượng hồng cầu trong cơ thể được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 229 kiểm soát bởi tốc độ tạo hồng cầu tương ứng với sự mất đi của số lượng hồng cầu trong cơ thể tương đối cố định trong điều kiện sinh lý. Sự thay đổi chậm giúp cho ổn định được các quá trình chuyển hoá sinh lý diễn ra trong cơ thể. Trong những trường hợp bệnh lý sẽ có sự thay đổi trong tốc độ tạo hồng cầu, nhu cầu sử dụng chất sắt v.v sẽ làm cho các giá trị trên thay đổi theo. Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới (CHR) là chỉ số phản ánh nồng độ huyết sắc tố chỉ trong hồng cầu lưới là hồng cầu chưa trưởng thành, CHR thay đổi nhanh chóng và giúp phát hiện nhanh tình trang thiếu sắt cũng như đáp ứng của cơ thể trong điều kiện bệnh lý hay trong điều trị tăng tạo hồng cầu bằng erythropoietin(10). Khi đó CHR sẽ là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng sắt của cơ thể, đồng thời cũng phản ánh tính hiệu quả của quá trình tạo hồng cầu từ tuỷ xương. KẾT LUẬN Qua khảo sát nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trên 178 người lớn khoẻ mạnh, chúng tôi ghi nhận được kết quả sau: Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới trung bình 36,37 ± 10,59 (22-83), có sự tương đồng giữa giới nam và nữ. Có mối liên quan thuận giữa nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới thể tích trung bình hồng cầu (MCV) và lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (MCH); liên quan nghịch với số lượng hồng cầu. Nồng độ huyết sắc tố hồng cầu lưới có thể giúp đánh giá tình trạng thiếu máu liên quan đến thiếu sắt và đáp ứng tạo máu từ tủy xương của cơ thể bên cạnh những xét nghiệm huyết học khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cappellini MD, Motta I (2015). “Anemia in Clinical Practice- Definition and Classification: Does Hemoglobin Change with Aging?”. Semin Hematol, Oct;52(4):261-9. 2. Goddard AF, James MW, McIntyre AS et al (2011). “Guidelines for the management of irondeficiency anaemia”. Gut, 60:1309e1316. 3. Karagülle M, Gündüz E, Sahin Mutlu F, Olga Akay M (2013). “Clinical Significance of Reticulocyte Hemoglobin Content in the Diagnosis of Iron Deficiency Anemia”. Turk J Haematol.Jun 30(2): 153–156. 4. Kelly AU, McSorley ST, Patel P, Talwar D (2017). “Interpreting iron studies”. BMJ, 357: j2513 doi: 10.1136/ bmj. j2513. 5. Locatelli F, Aljama P, Bárány P et al (2004). “Revised European best practice guidelines for the management of anaemia in patients with chronic renal failure”. Nephrology Dialysis Transplantation, vol. 19, supplement 2, pp. ii1–ii47. 6. López-Ruzafa E, Vázquez-López MA, Lendinez-Molinos F et al (2016). “Reference Values of Reticulocyte Hemoglobin Content and Their Relationship with Other Indicators of Iron Status in Healthy Children”. Journal of Pediatric Hematology/Oncology, Oct 2016 - Volume 38 - Issue 7 - p e207– e212. 7. Mast AE, Blinder MA, Dietzen DJ (2008). “Reticulocyte hemoglobin content”. Am J Hematol, 83(4):307-10. 8. Mast AE, Blinder MA, Lu Q (2002). “Clinical utility of the reticulocyte hemoglobin content in the diagnosis of iron deficiency”. Blood, 99:1489-1491. 9. Pasricha SR, Drakesmith H, Black J et al (2013). “Control of iron deficiency anemia in low and middle-income countries”. Blood, 2012-09-453522. 10. Piva E (2015). “Comment on: Evaluation of erythrocyte and reticulocyte parameters as indicative of iron deficiency in patients with anemia of chronic disease”. Rev bras hematol hemoter, 3 7(2):73–76. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_gia_tri_binh_thuong_cua_nong_do_huyet_sac_to_hong_c.pdf
Tài liệu liên quan