Tài liệu Khảo sát đột biến gen FLT3-ITD trên bệnh bạch cầu cấp dòng tủy người lớn tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 317
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN FLT3-ITD TRÊN BỆNH BẠCH CẦU CẤP
DÒNG TỦY NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU – HUYẾT HỌC
Hồ Châu Minh Thư*, Cao Văn Động**, Cao Sỹ Luân**, Đoàn Thị Tuyết Thu**,
Phù Chí Dũng**,Phan Thị Xinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm đột biến gen FLT3-ITD của bệnh nhân (BN) bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT)
người lớn dựa trên kích thước đoạn chèn, mức độ biểu hiện đột biến và có kèm đột biến gen NPM1.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 36 BN BCCDT người lớn (không tính thể M3) được chẩn đoán tại
Bệnh viện Truyền Máu-Huyết Học TP.Hồ Chí Minh từ 01/06/2013 đến 28/02/2019 có đột biến gen FLT3-ITD.
Nghiên cứu mô tả loạt ca. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp (Sanger sequencing) và kỹ thuật phân tách
đoạn DNA (DNA fragment analysis) để xác định số cặp base (bp) chèn vào gen FLT3 và lượng allele mang đột
biến gen FLT3-ITD.
Kết quả: Kết...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đột biến gen FLT3-ITD trên bệnh bạch cầu cấp dòng tủy người lớn tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 317
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN FLT3-ITD TRÊN BỆNH BẠCH CẦU CẤP
DÒNG TỦY NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU – HUYẾT HỌC
Hồ Châu Minh Thư*, Cao Văn Động**, Cao Sỹ Luân**, Đoàn Thị Tuyết Thu**,
Phù Chí Dũng**,Phan Thị Xinh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm đột biến gen FLT3-ITD của bệnh nhân (BN) bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT)
người lớn dựa trên kích thước đoạn chèn, mức độ biểu hiện đột biến và có kèm đột biến gen NPM1.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 36 BN BCCDT người lớn (không tính thể M3) được chẩn đoán tại
Bệnh viện Truyền Máu-Huyết Học TP.Hồ Chí Minh từ 01/06/2013 đến 28/02/2019 có đột biến gen FLT3-ITD.
Nghiên cứu mô tả loạt ca. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp (Sanger sequencing) và kỹ thuật phân tách
đoạn DNA (DNA fragment analysis) để xác định số cặp base (bp) chèn vào gen FLT3 và lượng allele mang đột
biến gen FLT3-ITD.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 17 BN (47,2%) có ít nhất 1 trong 2 đặc điểm là ≥70bp chèn
vào gen FLT3 và/ hoặc lượng allele mang đột biến FLT3-ITD ≥50%; trong đó, 8 trường hợp (22,2%) có số
bp chèn vào gen FLT3 là ≥ 70 bp và 11 trường hợp (30,6%) có lượng allele mang đột biến gen FLT3-ITD
≥50%. Tỉ lệ các BN có đột biến gen FLT3-ITD kèm và không kèm đột biến gen NPM1 lần lượt là 52,8%
(n=19) và 47,2% (n=17).
Kết luận: Chúng tôi đã ứng dụng thành công kỹ thuật giải trình tự trực tiếp kết hợp với kỹ thuật phân
tách đoạn DNA trong việc khảo sát đặc điểm đột biến gen FLT3-ITD, giúp phân nhóm tiên lượng BN
BCCDT chính xác hơn.
Từ khóa: bạch cầu cấp dòng tủy, FLT3-ITD, kỹ thuật giải trình tự trực tiếp, kỹ thuật phân tách đoạn DNA
ABSTRACT
ANALYSIS OF FLT3-ITD MUTATION IN ADULT ACUTE MYELOID LEUKEMIA
AT BLOOD TRANSFUSION HEMATOLOGY HOSPITAL
Ho Chau Minh Thu, Cao Van Dong, Cao Sy Luan, Doan Thi Tuyet Thu, Phu Chi Dung, Phan Thi Xinh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 317 - 322
Objectives: To analyse FLT3-ITD mutant level, number, size and interaction with NPM1 mutations in
adult patients with acute myeloid leukemia (AML).
Subjects: We analysed 36 adult patients with AML (non-APL) who had FLT3-ITD mutation at Blood
Transfusion Hematology Hospital from June 1, 2013 to February 28, 2019.
Method: Prospective case series. We used Sanger sequencing and DNA fragment analysis method for
determining ITD length and FLT3-ITD mutant allelic burden.
Results: There were 17 patients (47.2%) expressing long ITD length (≥70 bp) or high FLT3-ITD mutant
allelic burden (≥50%); in there, 8 cases (22.2%) expressing long ITD length, 11 cases (30.6%) expressing high
FLT3-ITD mutant allelic burden. We also found 19 out of 36 patients (52.8%) had NPM1 mutation and 17
patients (47.2%) did not.
Conclusion: Analyse FLT3-ITD mutation combining Sanger sequencing and DNA fragment analysis
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Truyền máu Huyết học
Tác giả liên lạc: TS. Cao Sỹ Luân ĐT: 0917 862 262 Email: caosyluan@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 318
was successfully established at our hospital. This may help to improve the classification and prognosis in
AML patient.
Key word: acute myeloid leukemia, FLT3-ITD, sanger sequencing, DNA fragment analysis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) là thể bệnh
thường gặp nhất trong các thể bạch cầu cấp ở
người lớn.
Đây là một bệnh không đồng nhất về mặt di
truyền học cũng như sinh học phân tử, trong đó
đột biến gen và nhiễm sắc thể gây ra các rối loạn
về tăng trưởng, biệt hóa của các tế bào tiền thân
tạo máu.
Các bất thường về gen có thể kể đến như đột
biến gen CEBPA, NPM1 và đặc biệt là gen FLT3.
Gen FLT3 nằm trên nhiễm sắc thể 13, mã hóa cho
thụ thể tyrosine kinase thuộc nhóm III là một
trong những gen thường bị đột biến nhất. Hai
loại đột biến FLT3 thường gặp trong bệnh
BCCDT đã được tìm thấy bao gồm nhân đoạn
nội tại (FLT3-ITD) chiếm khoảng 30% các trường
hợp và đột biến điểm vùng tyrosine kinase
(FLT3-TKD), chiếm khoảng 10%(1,2,9). Trước đây,
các bệnh nhân (BN) BCCDT có đột biến gen
FLT3-ITD đều được xếp vào nhóm tiên lượng
xấu(1,2,5,9). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây
cho thấy biểu hiện của gen FLT3-ITD không
giống nhau giữa các BN mang đột biến. Nói cách
khác, đặc điểm lâm sàng, sinh học cũng như tiên
lượng, dự hậu của các BN BCCDT có đột biến
gen FLT3-ITD phụ thuộc vào sự khác biệt về đặc
điểm đột biến, được xác định bởi tỉ lệ allele có
đột biến và không có đột biến (alletic ratio) hoặc
lượng allele có đột biến trên tổng số allele, cũng
như chiều dài đoạn chèn của đột biến(4,6,8) và các
đột biến khác kèm theo.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm nghiên cứu
vẫn chưa có công trình nào tại Việt Nam báo cáo
về việc đặc điểm của đột biến gen FLT3-ITD để
hỗ trợ chẩn đoán và phân nhóm tiên lượng.
Nhận thấy sự cần thiết của việc khảo sát đặc
điểm của đột biến gen FLT3-ITD ở BN BCCDT
để giúp định hướng phương pháp điều trị,
chúng tôi thực hiện đề tài này tại BV.Truyền
máu – Huyết học TP.Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
36 BN BCCDT người lớn (không tính thể
M3) được chẩn đoán tại BV Truyền Máu-Huyết
Học TP.Hồ Chí Minh từ 01/06/2013 đến
28/02/2019 có đột biến gen FLT3-ITD.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả loạt ca.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Hình 1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu
Ly trích RNA, tổng hợp cDNA
Mẫu tủy xương hoặc máu ngoại biên được
lấy trong chống đông EDTA tại thời điểm bệnh
mới được chẩn đoán. Ly trích RNA bằng bộ kit
Invitrap Spin Universal RNA Mini kit (Stractec)
theo quy trình kỹ thuật do nhà sản xuất cung
cấp. cDNA được tổng hợp bằng kit PrimeScript
RT Master Mix (Takara).
Phương pháp giải trình tự gen trực tiếp
(Sanger sequencing)
Phản ứng PCR gen FLT3 được thực hiện với
bộ hóa chất của Takara. Mỗi tube PCR
(BN/chứng dương/chứng âm) có thể tích 20 l
chứa các thành phần: DNase-Free Water, PCR
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 319
buffer, dNTPs (250 M cho mỗi loại), mồi xuôi
1675F và mồi ngược 2728R, Takara TaqTM
HotStar Polymerase 1,25unit/μl và cDNA. Chu
kỳ luân nhiệt trên máy Applied Biosystems 2720
Thermal Cycler (Life Technologies) bao gồm
98oC trong 3 phút; theo sau là 45 chu kỳ với các
bước luân nhiệt: 98oC trong 10 giây, 61oC trong
20 giây, 72oC trong 1,5 phút; kết thúc bằng giai
đoạn kéo dài sản phẩm ở 72oC trong 5 phút; cuối
cùng duy trì ở 4oC.
Hình 2. Quy trình giải trình tự gen FLT3-ITD
Điện di sản phẩm PCR trên thạch agarose
1,5% có nhuộm ethidium bromide và quan sát
dưới hệ thống chụp ảnh Geldoc-ItTM (UVP) để
kiểm tra kết quả PCR. Sản phẩm PCR sau đó
được tinh sạch bằng illustraTM GFXTM PCR
DNA and Gel Band Purification Kit (GE
Healthcare) theo hướng dẫn sử dụng của nhà
sản xuất.
Sản phẩm PCR đã được tinh sạch sẽ được
thực hiện phản ứng cycle sequencing với
BigDye® Terminator v3.1 Cycle Sequencing kit
(Applied Biosystems) theo hai chiều xuôi và
ngược (sử dụng mồi PCR). Sản phẩm sau đó
được kết tủa bằng ethanol, hòa tan trong Hi-Di
formamide, biến tính ở 96oC trước khi làm
lạnh đột ngột. Trình tự DNA được đọc bằng
máy ABI 3500 Genetic Analyzer, với POP-7
polymer và capillary 50 cm (Applied
Biosystems). Kết quả giải trình tự sẽ được
phân tích bằng phần mềm CLC Main
Workbench với trình tự gen FLT3 tham chiếu
là trình tự chuẩn trong cơ sở dữ liệu của NCBI
để xác định kiểu đột biến, bao gồm vị trí đoạn
chèn và số base (bp) được chèn vào gen FLT3.
Phương pháp phân tách đoạn DNA (DNA
fragment analysis)
Sử dụng cDNA của các mẫu đã được xác
định có đột biến gen FLT3-ITD bằng kỹ thuật
giải trình tự ở trên. Các đoạn mồi dùng cho phản
ứng PCR khuếch đại gen FLT3 bao gồm mồi
xuôi 5’-6FAM/GC AAT TTA GGT ATG AAA
GCC AGC-3’ và mồi ngược 5’-CTT TCA GCA
TTT TGA CGG CAA CC-3’ được thiết kế bằng
phần mềm Oligo 4.1. Mỗi tube PCR (BN/chứng
dương/chứng âm) có thể tích 20 l chứa các
thành phần: DNase-Free Water, PCR buffer,
dNTPs (250 μM cho mỗi loại), mồi xuôi, mồi
ngược, Takara TaqTM HotStar Polymerase
1,25unit/μl và cDNA.
Chu kỳ luân nhiệt trên máy Applied
Biosystems 2720 Thermal Cycler (Life
Technologies) bao gồm 98oC trong 3 phút; theo
sau là 25 chu kỳ với các bước luân nhiệt: 98oC
trong 10 giây, 66oC trong 40 giây, 72oC trong 1
phút; kết thúc bằng giai đoạn kéo dài sản phẩm
ở 72oC trong 3 phút; cuối cùng duy trì ở 4oC.
Sản phẩm PCR được pha loãng với
Nanopure water theo tỉ lệ 1:10, sau đó hòa tan
với Hi-di formamide, size standard và đọc bằng
máy ABI 3130 Genetic Analyzer (Applied
Biosystems). Kết quả sẽ được phân tích bằng
phần mềm Gene scan software (Applied
Biosystems) và lượng allele mang đột biến gen
FLT3-ITD sẽ được tính theo công thức:
Trong đó:
A: diện tích dưới đường cong của mẫu allele
mang đột biến.
B: diện tích dưới đường cong của mẫu allele
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 320
bình thường.
KẾT QUẢ
Từ 01/06/2013 đến 28/02/2019, chúng tôi có
36 BN BCCDT (không tính thể M3) phát hiện có
đột biến gen FLT3-ITD được chọn vào nghiên
cứu này. Chẩn đoán tủy đồ chiếm đa số là thể
M2 (58,3%), kế tiếp là M4 (30,5%) và không có
trường hợp nào là M0, M6 và M7 (Bảng 1). Tuổi
trung bình là 45,3 tuổi (từ 20-68 tuổi). Có 15 BN
nam và 21 BN nữ. Tỉ lệ nam:nữ là 1:1,4 (Bảng 2).
Bảng 1. Sự phân phối nhóm bệnh BCCDT có đột biến
gen FLT3-ITD được chẩn đoán dựa trên tủy đồ
Chẩn đoán Số lượng Tỉ lệ
M0 0 0%
M1 2 5,6%
M2 21 58,3%
M4 11 30,5%
M5 2 5,6%
M6 0 0%
M7 0 0%
Tổng số 36 100%
Bảng 2. Kết quả đột biến gen FLT3-IT
STT Tuổi Giới Exon
Số bp
chèn
Lượng FLT3-
ITD
NPM1
1 68 Nam 14 24 19,2% (-)
2 44 Nữ 14 54 34,8% (-)
3 52 Nữ 14 39 36,8% (-)
4 50 Nữ 14 60 42,4% (+)
5 42 Nam 14 60 15,1% (+)
6 53 Nam 14 45 44,4% (+)
7 58 Nam 14 45 39,1% (+)
8 39 Nữ 14 48 30% (-)
9 60 Nam 14 54 41,8% (+)
10 64 Nữ 14 27 47,8% (+)
11 48 Nữ 15 81 37,1% (-)
12 28 Nữ 14 60 46,8% (-)
13 51 Nữ 14 24 63,4% (-)
14 48 Nam 14 15 52,6% (-)
15 49 Nữ 14 42 51,6% (-)
16 20 Nữ 14 21 53,7% (+)
17 48 Nữ 14 21 61,2% (+)
18 53 Nữ 14 24 100% (+)
19 52 Nam 14 63 34,1% (+)
20 59 Nam 14 84 43,9% (-)
21 25 Nữ 14 90 10,8% (-)
22 39 Nữ 14 90 33,5% (-)
23 44 Nam 14 90 53,6% (+)
24 46 Nữ 14 3 44,3% (-)
STT Tuổi Giới Exon
Số bp
chèn
Lượng FLT3-
ITD
NPM1
25 57 Nữ 14 57 59,1% (-)
26 26 Nữ 14 78 20,1% (+)
27 40 Nữ 14 48 19,2% (-)
28 28 Nam 14 24 58,7% (+)
29 55 Nữ 14 24 41,1% (+)
30 49 Nam 14 48 46,2% (+)
31 35 Nam 14 36 66% (+)
32 47 Nam 14 51 33,7% (-)
33 36 Nam 14 84/81 59% (+)
34 27 Nam 14 108 38,2% (+)
35 56 Nữ 14 21 48,2% (-)
36 34 Nữ 14 57 43,5% (+)
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy tất cả 36 BN đều
có đột biến lặp đoạn nhưng bảo tồn khung đọc,
kích thước đoạn lặp thay đổi, ngắn nhất là 3 bp
(1 acid amin) và dài nhất là 108 bp (36 acid
amin). Số lượng đoạn lặp hầu hết là 1 đoạn và vị
trí đoạn lặp chỉ gặp ở vùng cận màng, chưa phát
hiện ở vị trí khác. Hơn nữa, chúng tôi cũng tiến
hành so sánh số bp chèn vào gen FLT3 theo kỹ
thuật giải trình tự với kỹ thuật phân tách đoạn
DNA, kết quả cho thấy số bp chèn là giống nhau
ở cả 2 kỹ thuật trên tất cả 36 BN (Hình 3).
Code Sample File Name Allele Size (bp) Height Area
9336 frag_002_F08.fsa 33 239 6171 4131
9336 frag_002_F08.fsa OL 260 5711 4343
Hình 3. So sánh số bp chèn vào gen FLT3 bằng kỹ
thuật giải trình tự gen và kỹ thuật phân tách đoạn DNA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 321
Phân tách đoạn DNA là 1 kỹ thuật điện di có
độ phân giải cao, có thể phân tách được các đoạn
DNA có kích thước hơn kém nhau 1 bp. Trong
nghiên cứu này, 01 trường hợp có số bp chèn
vào ngắn (Hình 4) được phát hiện dễ dàng và
chính xác.
Code Sample File Name Allele Size (bp) Height Area
8111 frag_003_G06.fsa 33 239 2014 25845
8111 frag_003_G06.fsa OL 242 1649 20582
Hình 4. Kết quả thể hiện lượng allele mang đột biến
FLT3-ITD bằng kỹ thuật phân tách đoạn DNA.
Trong đó, allele bình thường có chiều dài 239bp.
Allele mang đột biến có chèn thêm 3bp vào gen FLT3
Ngoài ra, 01 BN tồn tại song song 2 kiểu đột
biến lặp đoạn 81 bp và 84 bp cũng được phát
hiện chính xác (Hình 5).
Code Sample File Name Allele Size (bp) Height Area
9237 frag_003_G08.fsa 33 239 3985 32552
9237 frag_003_G08.fsa 16 320 2149 24109
9237 frag_003_G08.fsa OL 323 1791 22676
Hình 5. Kết quả thể hiện lượng allele mang đột biến
FLT3-ITD bằng kỹ thuật phân tách đoạn DNA ở 1
trường hợp tồn tại cùng lúc 2 kiểu đột biến (chèn
81bp và 84bp vào gen FLT3)
Phân tích lượng allele mang đột biến gen
FLT3-ITD trên các BN chúng tôi ghi nhận có sự
khác nhau giữa 36 BN, ít nhất là 10,8% và nhiều
nhất là 100%. Kết quả mô tả các đặc điểm của
đột biến gen FLT3-ITD trong mẫu khảo sát được
trình bày ở Bảng 3. Trong đó có 47,2% BN mang
ít nhất 1 trong 2 đặc điểm là số bp được chèn vào
gen FLT3 ≥ 70bp và/ hoặc lượng allele mang đột
biến gen FLT3-ITD ≥50%; trong đó, có 2 BN
mang cả 2 đặc điểm trên.
Bảng 3. Đặc điểm đột biến gen FLT3-ITD trong mẫu
khảo sát
Đặc điểm Giá trị
Số bp được chèn vào
gen FLT3
< 70bp 77,8% (n=28)
≥ 70bp 22,2% (n=8)
Lượng allele mang đột
biến
< 50% 69,4% (n=25)
≥ 50% 30,6% (n=11)
Số bp được chèn vào gen FLT3 < 70bp và
lượng allele mang đột biến <50%
52,8% (n=19)
Số bp được chèn vào gen FLT3 ≥ 70bp
hoặc lượng allele mang đột biến ≥ 50%
47,2% (n=17)
Có kèm đột biến gen NPM1 52,8% (n=19)
Không kèm đột biến gen NPM1 47,2% (n=17)
Kết qủa ở Bảng 4, có 33,3% BN có lượng
allele mang đột biến gen FLT3-ITD <50% và có
kèm đột biến gen NPM1, thuộc nhóm tiên lượng
tốt, vừa đáp ứng điều trị tốt và vừa có dự hậu tốt
hơn so với các nhóm còn lại.
Bảng 4. Mối liên hệ giữa đột biến gen FLT3-ITD và
gen NPM1
Giá trị
Lượng FLT3-ITD < 50% (n=25) ≥ 50% (n=11)
Có kèm đột biến gen NPM1 33,3% (n=12) 19,4% (n=7)
Không kèm đột biến gen NPM1 36,1% (n=13) 11,2% (n=4)
BÀN LUẬN
Đột biến gen FLT3-ITD vừa có ý nghĩa tiên
lượng, vừa là đích nhắm phân tử hứa hẹn trong
nghiên cứu điều trị bệnh BCCDT. Nghiên cứu
này bổ sung và hoàn chỉnh hơn quy trình khảo
sát đặc điểm của gen FLT3-ITD bên cạnh việc
đánh giá có hay không có đột biến này trước
đây, nhằm giúp tiên lượng bệnh chính xác ngay
từ đầu, hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng lựa chọn chiến
lược điều trị. Các nghiên cứu mới đây cho thấy
những BN có lượng allele mang đột biến ≥50%
hay có ≥70bp chèn vào gen FLT3 thì có đáp ứng
điều trị cũng như dự hậu xấu hơn nhóm còn
lại(3,4,7). Ngược lại, nhóm BN vừa có lượng allele
mang đột biến gen FLT3-ITD <50%, vừa có kèm
đột biến gen NPM1 thì lại có đáp ứng điều trị tốt
và tiên lượng tốt hơn(3,7).
Kết quả nghiên cứu này cho thấy có 8 BN có
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 322
số bp chèn vào gen FLT3 ≥70bp (22,2%), gần
tương đương với nghiên cứu của Kim Y và cs
(20,5%, n=363)(4). 11 BN (30,6%) có lượng allele
mang đột biến gen FLT3-ITD ≥50%, cao hơn các
nghiên cứu của các tác giả Gale (15%, n=1425)(3)
và Kim Y (17,8%)(4). Nhóm BN có ít nhất một
trong 2 đặc điểm là lượng allele mang đột biến
gen FLT3-ITD ≥ 50% hay có ≥70bp chèn vào gen
FLT3 bao gồm 17 trường hợp (47,2%), cao hơn so
với nghiên cứu của Kim Y (32,9%)(5). Tỉ lệ các BN
có đột biến gen FLT3-ITD kèm và không kèm
đột biến gen NPM1 lần lượt là 52,8% (n=19) và
47,2% (n=17), tương đương với các nghiên cứu
của Schneider F (51% và 49%, n=648)(7) và Gale
(60% và 40%)(3). Trong đó, nhóm có tiên lượng
tốt nhất, vừa có lượng allele mang đột biến gen
FLT3-ITD <50%, vừa có kèm đột biến gen NPM1
chiếm tỉ lệ 33,3% (n=12), tương đương với
nghiên cứu của tác giả Gale (33%)(3).
Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát đặc
điểm đột biến gen FLT3-ITD đối với nhóm bệnh
BCCDT người lớn. Từ kết quả nghiên cứu,
chúng tôi sẽ định hướng đưa vào xét nghiệm
thường quy để cung cấp thông tin về đặc điểm
đột biến của gen FLT3 cụ thể hơn, giúp các bác sĩ
lâm sàng trong việc phân nhóm nguy cơ và tiên
lượng bệnh chính xác hơn.
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã ứng dụng thành công kỹ thuật
giải trình tự trực tiếp kết hợp với kỹ thuật phân
tách đoạn DNA trong việc khảo sát đặc điểm đột
biến gen FLT3-ITD, giúp phân nhóm nguy cơ và
tiên lượng BN BCCDT chính xác hơn. Việc ứng
dụng kỹ thuật này vào xét nghiệm cận lâm sàng
có thể hỗ trợ cho các bác sĩ lựa chọn phương
pháp điều trị thích hợp hơn cho từng BN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bienz M, et al (2005). Risk assessment in patients with acute
myeloid leukemia and a normal karyotype. Clinical Cancer
Research, 11(4):1416-1424.
2. Fröhling S, et al (2002). Prognostic significance of activating
FLT3 mutations in younger adults (16 to 60 years) with acute
myeloid leukemia and normal cytogenetics: a study of the AML
Study Group Ulm. Blood, 100(13):4372-4380.
3. Gale RE, et al (2008). The impact of FLT3 internal tandem
duplication mutant level, number, size, and interaction with
NPM1 mutations in a large cohort of young adult patients with
acute myeloid leukemia. Blood, 111(5): 2776-2784.
4. Kim Y, et al (2015). Quantitative fragment analysis of FLT3-ITD
efficiently identifying poor prognostic group with high mutant
allele burden or long ITD length. Blood Cancer Journal, 5(8): e336.
5. Kottaridis PD, et al (2001). The presence of a FLT3 internal
tandem duplication in patients with acute myeloid leukemia
(AML) adds important prognostic information to cytogenetic
risk group and response to the first cycle of chemotherapy:
analysis of 854 patients from the United Kingdom Medical
Research Council AML 10 and 12 trials. Blood, 98(6): 1752-1759.
6. Pratcorona M, et al (2013). Favorable outcome of patients with
acute myeloid leukemia harboring a low-allelic burden FLT3-
ITD mutation and concomitant NPM1 mutation: relevance to
post-remission therapy. Blood, 121(14):2734-8.
7. Schneider F, et al (2012). The FLT3ITD level has a high
prognostic impact in NPM1 mutated, but not NPM1 unmutated
AML with a normal karyotype. Blood, 119(19):4383-6.
8. Thiede C, et al (2002). Analysis of FLT3-activating mutations in
979 patients with acute myelogenous leukemia: association with
FAB subtypes and identification of subgroups with poor
prognosis: Presented in part at the 42nd Annual Meeting of the
American Society of Hematology, December 1-5, 2000, San
Francisco, CA (abstract 2334). Blood, 99(12): 4326-4335.
9. Whitman SP, et al (2001). Absence of the wild-type allele
predicts poor prognosis in adult de novo acute myeloid
leukemia with normal cytogenetics and the internal tandem
duplication of FLT3: a cancer and leukemia group B study.
Cancer Research, 61(19): 7233-7239.
Ngày nhận bài báo: 01/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dot_bien_gen_flt3_itd_tren_benh_bach_cau_cap_dong_t.pdf