Tài liệu Khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao 50% từ thân củ bí kỳ nam (hydnophytum formicarum jack. rhizomes): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 204
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU
IN VIVO CỦA CAO 50% TỪ THÂN CỦ BÍ KỲ NAM
(Hydnophytum formicarum Jack. rhizomes)
Mai Nguyễn Ngọc Trác*, Đỗ Thị Hồng Tươi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thân củ Bí kỳ nam được dùng trong dân gian để chữa viêm gan, vàng da... Nghiên cứu trên cao
nước, cồn 50%, 70% và 96% từ dược liệu này cho thấy cao cồn 50% có hiệu suất chiết cao, hàm lượng
polyphenol toàn phần cao và tác dụng chống oxy hoá tốt nhất.
Mục tiêu: Đề tài này khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao cồn 50% từ
thân củ Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack. rhizomes).
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino, 7-8 tuần tuổi, khoảng 25 g. Khảo sát độc
tính cấp đường uống của cao trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong 72 giờ. Khảo sát
tác động kháng viêm trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng c...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao 50% từ thân củ bí kỳ nam (hydnophytum formicarum jack. rhizomes), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 204
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM, GIẢM ĐAU
IN VIVO CỦA CAO 50% TỪ THÂN CỦ BÍ KỲ NAM
(Hydnophytum formicarum Jack. rhizomes)
Mai Nguyễn Ngọc Trác*, Đỗ Thị Hồng Tươi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Thân củ Bí kỳ nam được dùng trong dân gian để chữa viêm gan, vàng da... Nghiên cứu trên cao
nước, cồn 50%, 70% và 96% từ dược liệu này cho thấy cao cồn 50% có hiệu suất chiết cao, hàm lượng
polyphenol toàn phần cao và tác dụng chống oxy hoá tốt nhất.
Mục tiêu: Đề tài này khảo sát độc tính cấp và tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao cồn 50% từ
thân củ Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack. rhizomes).
Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt Swiss albino, 7-8 tuần tuổi, khoảng 25 g. Khảo sát độc
tính cấp đường uống của cao trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong 72 giờ. Khảo sát
tác động kháng viêm trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan 1%, cho chuột uống cao, đo thể tích
bàn chân chuột trong 6 ngày và tác động giảm đau trên mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic 1%, ghi số
lần co thắt trong 40 phút.
Kết quả: Với liều tối đa có thể cho chuột uống được (Dmax) là 10 g cao Bí kỳ nam/kg (tương đương 32,34 g
dược liệu khô/kg), không có chuột chết và không ghi nhận bất kỳ biểu hiện độc tính nào. Uống cao Bí kỳ nam liều
100 và 200 mg/kg cho tác động kháng viêm cấp, giảm độ phù bàn chân chuột từ ngày thứ 3. Liều 100 mg/kg và
200 mg/kg bắt đầu làm giảm số cơn đau quặn bụng lần lượt từ phút thứ 6 và phút thứ 11. Tác dụng này của cả 2
liều kéo dài đến phút thứ 40.
Kết luận: Cao cồn 50% từ thân củ Bí kỳ nam không làm chết chuột và không có biểu hiện độc tính cấp
đường uống ở liều 10 kg cao/kg. Cao uống liều 100 và 200 mg/kg thể hiện tác động kháng viêm và giảm đau trên
mô hình chuột nhắt trắng.
Từ khoá: Bí kỳ nam, độc tính cấp, kháng viêm, giảm đau.
ABSTRACT
STUDY ON ACUTE TOXICITY, IN VIVO ANTI-INFLAMMATORY AND ANALGESIC EFFECTS OF
50% ALCOHOL EXTRACT OF HYDNOPHYTUM FORMICARUM JACK. RHIZOMES
Mai Nguyen Ngoc Trac, Do Thi Hong Tuoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 204 - 209
Background-Objectives: The rhizome of Hydnophytum formicarum Jack. has been traditionally used to
treat hepatitis, jaundice... Out of the 4 types of extracts (aqueous extract and three alcoholic extracts with 50%,
70% or 96% ethanol) from this medicinal plant, high extraction efficiency, high total polyphenol content and the
highest antioxidant activity were noted for the extract with 50% ethanol. The aim of this work was to study on
acute toxicity, in vivo anti-inflammatory and analgesic effects of 50% alcoholic extract from H. formicarum Jack
rhizomes.
Methods: Swiss albino mice aged 7-8 weeks weighing about 25 g were used. After oral administration of
single doses of 50% alcoholic extract, mortality and toxic signs in both sexes of mice were observed within 72
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoid99@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 205
hours. Anti-inflammatory effect was investigated in 1% carrageenan-induced edema mouse model. Paw volume
was measured with a plethysmometer for 6 consecutive days. Analgesic activity was evaluated in 0.7% acetic
acid-induced writhing test in mice. The writhing was counted every 5 minutes, within 40 minutes.
Results: There was no mortality detected or any signs of toxicity in mice at the maximum oral dose (Dmax) of
10 g extract/kg body weight corresponding to 32,24 g plant powder/kg. At the dose of 100 and 200 mg/kg, 50%
alcoholic extract from rhizome of H. formicarum Jack. did exhibit acute anti-inflammatory effect, reduced the hind
paw edema in mice from 3rd day. The doses of 100 and 200 mg/kg decreased writhing in mice after 6th and 11th
minute, respectively. This analgesic effect of both doses was observed until 40th minute.
Conclusion: The 50% alcoholic extract from H. formicarum Jack. rhizomes did not cause any visible signs of
toxicity in mice at the oral dose of 10 g/kg. This extract did exhibit anti-inflammatory and analgesic effects at the
oral dose of 100 and 200 mg/kg in mouse models.
Key words: Hydnophytum formicarum Jack. rhizomes, acute toxicity, anti-inflammatory, analgesic
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược liệu được xem là nguồn nguyên liệu
làm thuốc quan trọng cung cấp các hoạt chất
mới, tiềm năng trong chiến lược phát triển chế
phẩm điều trị bệnh. Việc nghiên cứu các dược
liệu dân gian, các bài thuốc cổ truyền giúp chứng
minh một cách khoa học, rõ ràng hiệu quả các
cây thuốc, từ đó phát triển các dạng chế phẩm
hiệu quả và an toàn.
Bí kỳ nam là một trong những dược liệu quí,
sống cộng sinh với loài kiến có tên khoa học
Hydnophytum formicarum Jack. thuộc họ cà phê
Rubiaceae. Từ xa xưa, dân gian dùng thân củ Bí
kỳ nam chữa viêm gan, vàng da, đau nhức gân
xương, bong gân, thấp khớp, đau bụng, tiêu
chảy... bằng cách sắc uống hoặc nấu cao(15). Một
số nghiên cứu ở châu Á cho thấy cao chiết từ
dược liệu này có tác dụng chống oxy hoá, kháng
khuẩn, độc tế bào ung thư(1,8-10). Ở Việt Nam,
nghiên cứu trước đây của chúng tôi cho thấy
thân củ Bí kỳ nam chứa thành phần gồm
carotenoid, triterpenoid, flavonoid, polyphenol,
tannin, saponin, hợp chất khử và acid hữu cơ.
Trong các cao nước, cồn 50%, 70% và 96% từ
dược liệu này, cao cồn 50% từ Bí kỳ nam có hiệu
suất chiết, hàm lượng polyphenol cao và tác
dụng chống oxy hoá tốt nhất(7). Tiếp tục hướng
nghiên cứu về hiệu quả cũng như tính an toàn
của dược liệu này, đề tài khảo sát độc tính cấp và
tác động kháng viêm, giảm đau in vivo của cao
cồn 50% từ thân củ Bí kỳ nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu thử
Cao cồn 50% được chiết bằng cách ngấm kiệt
bột thân củ Bí kỳ nam (thu hái tại Phú Quốc,
Kiên Giang tháng 2/2014) với dung môi cồn 50%
ở tỷ lệ 1 g bột dược liệu với 10 ml cồn 50%, đun
trên bếp cách thủy 90oC, chiết 3 lần, 30 phút/lần.
Dịch chiết được bốc hơi dung môi trên bếp cách
thủy ở 50oC thu cao. Hiệu suất chiết là 21,6% và
độ ẩm trung bình là 9,85%(7).
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss
albino, 7-8 tuần tuổi, khoảng 25 g, cung cấp bởi
Viện Vaccin và Sinh phẩm Nha Trang. Sử dụng
chuột khỏe mạnh, không có biểu hiện bất
thường, được nuôi ổn định trong môi trường thí
nghiệm từ 3 - 5 ngày. Chuột được nuôi trong
lồng kích thước 25 x 35 x 15 cm (8 chuột/lồng),
cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ.
Hóa chất
Carrageenan 1% (Sigma Aldrich, Mỹ) pha
trong dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch
chống thấm Ornano imbidente (Ugo Basile, Ý)
pha 1ml với 250 mg NaCl trong 500 ml nước cất,
thuốc đối chứng diclofenac (Amoli Organics, Ấn
Độ), acid acetic (Prolabo, Pháp).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 206
Phương pháp nghiên cứu
Khảo sát độc tính cấp đường uống (4)
Cho chuột thử nghiệm (6 chuột đực, 6 chuột
cái) nhịn đói ít nhất 12 giờ trước khi cho uống
cao Bí kỳ nam với liều duy nhất tối đa có thể qua
kim (tối đa 0,2 ml/10 g trọng lượng chuột). Theo
dõi và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về
hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và số
lượng chuột chết trong 72 giờ. Nếu sau 72 giờ,
chuột không có dấu hiệu bất thường hoặc chết,
tiếp tục theo dõi trong 14 ngày. Nếu có chuột
chết, giảm liều, tìm liều tối thiểu gây chết 100%
chuột (LD100), liều tối đa không gây chết chuột
nào (LD0) và liều gây chết 50% chuột (LD50).
Khảo sát tác động kháng viêm trên mô hình
gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan(16)
Chuột được gây viêm bằng cách tiêm dưới
da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml hỗn dịch
carrageenan 1%. Đo thể tích chân chuột 3 giờ sau
khi tiêm. Các chuột có thể tích chân sưng phù từ
50% đến 100% so với bình thường được chia
ngẫu nhiên vào các lô, mỗi lô 10 con gồm: lô
chứng bệnh uống nước cất; lô đối chứng uống
diclofenac liều 10 mg/kg; lô thử 1 và lô thử 2 lần
lượt uống cao Bí kỳ nam liều 100 và 200 mg/kg.
Cho chuột uống trong 5 ngày liên tiếp (từ 3 giờ
sau khi gây viêm), mỗi ngày một lần vào khoảng
9 -10 giờ sáng với thể tích 0,1 ml/10 g. Theo dõi
độ phù bàn chân chuột bằng thiết bị
plethysmometer (Model 7140, Ugo Basile, Ý)
trước mỗi lần cho chuột uống thuốc. Độ phù bàn
chân chuột được tính theo công thức: V (%) =
(Vt – V0)/V0 x 100; trong đó: V0 và Vt là thể tích
bàn chân chuột (ml) trước khi gây viêm và tại các
thời điểm sau gây viêm.
Khảo sát tác động giảm đau ngoại biên trên
mô hình gây đau quặn bằng acid acetic(11)
Chuột được chia ngẫu nhiên vào các lô, mỗi
lô 10 con gồm: lô chứng bệnh uống nước cất; lô
đối chứng uống diclofenac liều 10 mg/kg; lô thử
1 và lô thử 2 lần lượt uống cao Bí kỳ nam liều 100
và 200 mg/kg. Sau khi cho chuột uống nước cất,
diclofenac hoặc cao thử 30 phút, tiêm phúc mô
acid acetic 0,7% với thể tích 0,1 ml/10 g. Số lần
đau quặn của chuột được quan sát và ghi nhận
trong mỗi 5 phút trong vòng 40 phút sau khi
tiêm acid acetic. Biểu hiện của cơn đau quặn
bụng là cơ bụng co lại, chuột uốn mình, gập lưng
và duỗi thẳng ít nhất một chân sau.
Xử lý kết quả và phân tích thống kê
Kết quả được trình bày dưới dạng trung
bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình (Mean
± SEM). Số liệu được phân tích thống kê sử dụng
phép kiểm Kruskal-Wallis và Mann-Whitney với
phần mềm SPSS 20. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi giá trị p < 0,05.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Độc tính cấp đường uống
Cao cồn 50% từ thân củ Bí kỳ nam được
phân tán trong nước cất. Nồng độ cao tối đa có
thể bơm được qua kim cho uống là 500 mg/ml,
thể tích tối đa cho uống là 0,2 ml/10 g chuột,
tương đương với liều 10 g cao/kg thể trọng (hoặc
32,34 g dược liệu khô/kg). Tất cả 12 chuột thử
nghiệm đều khỏe mạnh, ăn cám viên, uống
nước, tiêu tiểu, cử động bình thường, không có
dấu hiệu bất thường nào và không có chuột nào
chết trong 72 giờ quan sát. Tiếp tục theo dõi
chuột trong 14 ngày tiếp theo, kết quả cho thấy
không có chuột nào chết, lông và biểu hiện của
chúng đều bình thường. Ngày 15, chuột được
gây mê bằng đá CO2, mổ, quan sát cho thấy
không có sự thay đổi về đại thể của các cơ quan
phổi, tim, gan, thận, hệ tiêu hóa.
Như vậy, cao cồn 50% từ Bí kỳ nam không
làm chuột chết và không gây biểu hiện độc tính
ở liều tối đa có thể cho uống (Dmax) là 10 g cao/kg,
tương đương 32,34 g dược liệu khô/kg. Từ đó,
liều an toàn có thể dùng trong thử nghiệm dược
lý nhỏ hơn 1/5 Dmax tương đương 2 g cao/kg(4).
Trong nghiên cứu của Sumardi và cộng sự
(2013), cao cồn từ thân củ Myrmecodia tuberosa
Jack., họ Rubiaceae được gọi là ổ kiến (ant nest)
như Bí kỳ nam có tác dụng điều hòa miễn dịch,
làm tăng số lượng tế bào lympho TCD4+, TCD8+
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 207
trên chuột cống với liều uống 20, 50 và 100
mg/kg(13). Theo Darwis và cộng sự (2014), cao cồn
Bí kỳ nam ở nồng độ 100 và 200 μg/ml kích thích
sự tăng trưởng của tế bào lympho có nguồn gốc
từ lách chuột Bal/c(3). Tham khảo phương pháp
sử dụng kết quả in vitro cho các thử nghiệm in
vivo của Shrivastava và Durand (1998), đề tài
chọn liều 100 và 200 mg/kg (tương ứng 1/100 và
1/50 Dmax < 1/5 Dmax) khảo sát tác động kháng
viêm và giảm đau trên chuột nhắt của cao cồn
50% từ thân củ Bí kỳ nam(12).
Tác động kháng viêm cấp
Kết quả khảo sát độ phù bàn chân chuột ở
các lô thử nghiệm được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1: Sự thay đổi độ phù bàn chân chuột theo thời gian của chuột ở các lô
Độ phù trung bình ± SEM (% so với trước khi gây viêm)
Lô V3h V1 V2 V3 V4 V5
Chứng bệnh (n = 10) 84,6 ± 4,3 95,5 ± 5,3 84,7 ± 4,8 80,1 ± 5,2 71,8 ± 3,6 60,7 ± 4,4
Diclofenac 10 mg/kg (n = 10) 84,4 ± 4,8 71,9 ± 4,4** 65,5 ± 3,0** 49,6 ± 6,0** 42,1 ± 5,5** 28,3±4,1***
Cao Bí kỳ nam 100 mg/kg (n = 10) 85,2 ± 4,2 77,1 ± 5,3* 68,0 ± 7,6 55,2 ± 4,9** 46,9 ± 5,0** 28,9 ± 4,0**
Cao Bí kỳ nam 200 mg/kg (n = 10) 82,5 ± 4,1 79,8 ± 5,5* 75,7 ± 7,1 63,2 ± 7,7* 47,5 ± 5,3** 32,9 ± 4,8**
* p < 0,05; ** p < 0,01 và *** p < 0,001: so với lô chứng bệnh tại cùng thời điểm khảo sát
Kết quả cho thấy độ phù bàn chân chuột ở lô
chứng bệnh tiếp tục tăng vào ngày 1 so với thời
điểm 3 giờ sau khi tiêm carrageenan (từ 84,6%
lên 95,5%) trong khi ở các lô điều trị đều giảm.
Khi điều trị bằng diclofenac uống liều 10
mg/kg, độ phù bàn chân chuột giảm có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh từ ngày 1 đến
ngày 5 (p < 0,01). Điều đó chứng tỏ mô hình gây
viêm bàn chân chuột bằng carrageenan 1% có
đáp ứng với thuốc kháng viêm đối chứng
diclofenac.
Lô uống cao Bí kỳ nam 100 và 200 mg/kg có
tác dụng làm giảm độ phù bàn chân chuột so với
lô chứng bệnh có ý nghĩa thống kê tại thời điểm
ngày 1, 3, 4, 5 (p < 0,05). Uống cao Bí kỳ nam làm
giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng
bệnh có ý nghĩa vào ngày thứ 1 (p < 0,05) nhưng
không có ý nghĩa vào ngày thứ 2 (p > 0,05).
So với lô đối chứng diclofenac, ở tất cả các
thời điểm khảo sát, sự khác biệt về độ phù bàn
chân chuột ở 2 lô cao Bí kỳ nam đều không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên, so với lô
chứng bệnh, diclofenac 10 mg/kg làm giảm độ
phù bàn chân chuột có ý nghĩa thống kê ngay từ
ngày 1 trong khi cao Bí kỳ nam thể hiện tác dụng
này rõ từ ngày thứ 3. Như vậy, tác động kháng
viêm của cao Bí kỳ nam khởi phát chậm hơn
diclofenac.
So sánh giữa 2 lô uống cao Bí kỳ nam liều 100
và 200 mg/kg, độ phù bàn chân chuột khác biệt
không có ý nghĩa thống kê ở tất cả thời điểm
khảo sát (p > 0,05).
Tác động giảm đau ngoại biên
Kết quả ghi nhận số lần đau quặn bụng
của chuột ở các lô thử nghiệm được trình bày
ở Bảng 2.
Bảng 2: Số lần đau quặn bụng của chuột ở các lô thử nghiệm
Lô
Thời gian theo dõi (phút)
0-5 6-10 11-15 16-20 21-25 26-30 31-35 36-40
Chứng bệnh (n = 10) 6,9 ± 0,7 20,1 ± 1,1 22,0 ± 1,2 22,5 ± 1,2 19,0 ± 1,0 15,9 ± 1,4 14,1 ± 1,3 13,8 ± 1,7
Diclofenac 10 mg/kg (n =
10)
3,2 ±
0,6**
9,0
± 1,5**
10,0
± 0,6***
9,8
± 1,1***
9,1
± 1,2***
6,3
± 1,0**
5,0
± 1,2**
3,0
± 1,1***
Cao Bí kỳ nam
100 mg/kg (n = 10) 5,8 ± 1,3
14,2
± 1,6*
#
13,5
± 2,0**
11,9
± 1,9**
11,6
± 2,1**
10,9
± 1,6*
9,3
± 1,9*
8,0
± 2,2*
Cao Bí kỳ nam
200 mg/kg (n = 10)
7,5 ±
0,9
##
21,0
± 0,8
###@
18,0
± 1,3*
##
14,5
± 1,2***
#
11,9
± 1,2**
11,5
± 0,9*
#
9,7
± 1,2*
#
7,4
± 1,0*
##
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Chuyên Đề Dược 208
Trong cùng thời gian khảo sát: * p < 0,05; ** p < 0,01 và *** p < 0,001: so với lô chứng bệnh; #p < 0,05; ## p < 0,01 và ###
p < 0,001: so với diclofenac; @p < 0,05: so với lô cao 100 mg/kg
Chuột ở lô chứng bệnh có số lần đau quặn
bụng tăng cao trong khoảng thời gian 6-20 phút
sau khi tiêm acid acetic, từ phút 21 đến phút 40,
số lần đau quặn bụng giảm dần theo thời gian.
Chuột ở lô đối chứng diclofenac 10 mg/kg có số
lần đau quặn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so
với lô chứng bệnh ngay từ khoảng thời gian 0-5
phút và kéo dài trong suốt 40 phút khảo sát (p <
0,01). Chuột uống cao Bí kỳ nam liều 100 mg/kg
có số lần đau quặn thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với lô chứng bệnh từ khoảng thời gian 6-10
phút và kéo dài đến phút 40 (p < 0,05). So với lô
chứng bệnh, lô cao Bí kỳ nam liều 200 mg/kg có
số lần đau quặn giảm không có ý nghĩa thống kê
trong 10 phút đầu (p > 0,05) và giảm có ý nghĩa
thống kê từ phút 11 đến 40 (p < 0,05).
So với lô đối chứng diclofenac, số lần đau
quặn ở lô cao Bí kỳ nam liều 100 mg/kg khác
nhau không có ý nghĩa thống kê trong suốt 40
phút (p < 0,05) khảo sát trừ khoảng thời gian 6-10
phút (p > 0,05). Chuột ở lô cao liều 200 mg/kg có
số lần co thắt ruột cao hơn có ý nghĩa thống kê ở
hầu hết khoảng thời gian khảo sát so với lô
diclofenac (p < 0,05).
So sánh giữa 2 liều 100 và 200 mg/kg của cao
Bí kỳ nam cho thấy số lần đau quặn ở liều 200
mg/kg cao hơn ở liều 100 mg/kg có ý nghĩa
thống kê trong khoảng thời gian 6-10 phút (p <
0,05). Từ phút 11 đến phút 40, kết quả ở 2 lô khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả của đề tài là tiền đề cho các nghiên
cứu về tính an toàn và tác dụng dược lý của cao
chiết từ thân củ Bí kỳ nam. Với đường uống là
cách thường dùng trong dân gian, cao cồn 50%
từ dược liệu này không làm chết chuột thử
nghiệm và không gây biểu hiện độc tính ở liều
10 g cao/kg. Điều này góp phần khẳng định tính
an toàn của các sản phẩm từ Bí kỳ nam, từ đó có
thể nghiên cứu phát triển thành thuốc.
Về tác động kháng viêm, kết quả cho thấy
cao Bí kỳ nam liều 100 và 200 mg/kg làm giảm
độ phù bàn chân chuột trên mô hình gây viêm
bằng carrageenan 1%. Kết quả này phù hợp với
thành phần hóa học đã được báo cáo của Bí kỳ
nam. Prachayasittikul và cộng sự (2008, 2012)
phân lập được một số hợp chất phenolic từ Bí kỳ
nam trong đó có butein, isoliquiritigenin đã
được chứng minh có hoạt tính kháng viêm(8,9). Về
cơ chế tác dụng kháng viêm của butein,
Krishnan và cộng sự (2004, 2007) đã chứng minh
butein ức chế TNF-α, cycloxygenase 2, ngăn quá
trình sản xuất oxid nitric và làm giảm biểu hiện
của enzym iNOS (inducible nitric oxide
synthase) trên mô hình gây viêm bằng
lipopolysaccharid(5,6). Isoliquiritigenin được
chứng minh làm giảm prostaglandin E2 và sản
xuất oxid nitric trong đại thực bào trên chuột
RAW 264.7(14). Tác động kháng viêm thu được
trong đề tài này khác với báo cáo của Ahmad và
cộng sự (2011) cho thấy cao chiết Bí kỳ nao có tác
dụng kháng viêm yếu(2). Điều này được giải
thích do sự khác biệt về nguồn gốc địa lý của
dược liệu thân củ Bí kỳ nam dẫn đến thành phần
hóa học và tác dụng dược lý có thể khác nhau.
Về tác động giảm đau, kết quả cho thấy uống
cao Bí kỳ nam liều 100 và 200 mg/kg 30 phút
trước khi tiêm acid acetic làm giảm số lần đau
quặn bụng ở chuột. Đây là công trình đầu tiên
báo cáo tác động giảm đau ngoại biên của Bí kỳ
nam. Kết quả này có thể góp phần giải thích cho
công dụng điều trị đau nhức gân xương, đau
bụng, tiêu chảy... của Bí kỳ nam trong dân
gian(15).
Tác động kháng viêm và giảm đau khác biệt
không có ý nghĩa thống kê giữa cao Bí kỳ nam
liều 100 và 200 mg/kg. Kết quả này tương tự với
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tác
dụng kích thích tăng trưởng tế bào lympho giữa
cao cồn Bí kỳ nam nồng độ 100 và 200 μg/ml
trong nghiên cứu của Darwis năm 2014(3). Mặc
dù chưa giải thích được tại sao không có sự khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 209
biệt về tác dụng ở hai liều cao Bí kỳ nam khác
nhau, nhưng kết quả thu được gợi ý có thể ngoại
suy liều ở người từ liều có tác dụng trên chuột
nhắt là 100 mg/kg.
KẾT LUẬN
Cao cồn 50% từ thân củ Bí kỳ nam không
làm chết chuột và không gây biểu hiện độc
tính cấp đường uống ở liều 10 g cao/kg. Ở liều
uống 100 mg/kg và 200 mg/kg, cao Bí kỳ nam
thể hiện tác động kháng viêm, giảm đau trên
mô hình chuột nhắt trắng. Kết quả gợi ý có thể
phát triển thuốc kháng viêm, giảm đau từ
dược liệu Bí kỳ nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdullah H, Pihie AH, Hohmann J, Molnár J (2010). A
natural compound from Hydnophytum formicarium induces
apoptosis of MCF-7 cells via up-regulation of Bax. Cancer
Cell International, 10: 14.
2. Ahmad R, Mahbob EN, Lajis NH, Shaari K, Ahmad S (2011).
Evaluation of antidiabetic and anti-inflammatory properties
of Malaysian Rubiaceae and correlation to their antioxidant
potential. Planta Med.; 77-89.
3. Darwis D, Hertiani T, Samito E (2014). The effects of
Hydnophytum formicarum ethanolic extract towards
lymphocyte, vero and T47d cells proliferation in vitro. J App
Pharm Sci., 4(6): 103-109.
4. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính cấp
của thuốc, NXB Y học – Hà Nội.
5. Lee SH, Seo GS, Jin XY, Ko G, Sohn DH (2007). Butein blocks
tumor necrosis factor alpha-induced interleukin 8 and
matrix metalloproteinase 7 production by inhibiting p38
kinase and osteopontin mediated signaling events in HT-29
cells. Life Sci., 81(21-22): 1535-43.
6. Lee SH, Seo GS, Sohn DH (2004). Inhibition of
lipopolysaccharide-induced expression of inducible nitric
oxide synthase by butein in RAW 264.7 cells. Biochem
Biophys Res Commun., 323(1): 125-32.
7. Mai Nguyễn Ngọc Trác, Nguyễn Ngọc Anh Thơ, Trần Thị
Vân Anh, Đỗ Thị Hồng Tươi (2015). Sàng lọc hoạt tính
chống oxy hóa in tro và khả năng độc tế bào ung thư gan
HepG2 của cao chiết Bí kỳ nam Hydnophytum formicarum
Jack., Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19(3), 38-44.
8. Prachayasittikul S, Buraparuangsang P, Worachartcheewan
A, Isarankurana-Ayudhya C, Ruchirawat S (2008).
Antimicrobial and antioxydative activities of bioactive
constituents from Hydnophytum formicarum Jack. Molecules,
13(4): 904 - 921.
9. Prachayasittikul S, Pingaew R, Yarnkamon V,
Worachartcheewan A, Wanwimolruk S, Ruchirawat S,
Prachayasittikul V (2012). Chemical Constituents and
Antioxidant Activity of Hydnophytum formicarum Jack.
International Journal of Pharmacology, 8(5): 440-444.
10. Senawong T, Misuna S, Khaopha S, Nuchadomrong S,
Sawatsitang P, Phaosiri C, Surapaitoon A, Sripa B (2013).
Histone deacetylase (HDAC) inhibitory and antiproliferative
activities of phenolic-rich extracts derived from the rhizome
of Hydnophytum formicarum Jack: sinapinic acid acts as
HDAC inhibitor. Complementary and Alternative Medicine, 13:
232.
11. Shivaji PG (2012). Acetic acid induced painful endogenous
infliction in writhing test on mice. J Pharmacol Pharmacother.,
3(4): 348.
12. Shrivastava R, Durand F (1998). Prediction of the Benefit/Risk
Ratio from in vitro data. In: Korting HC, Schafer-Korting M
(eds). The Benefit/Risk Ratio: A handbook for the rational use
of potentially hazardous drugs. pp.18. CRC Press LLC,
Florida (Mỹ).
13. Sumardi, Hertiani T, Sasmito E (2013). Ant Plant (Myrmecodia
tuberosa) hypocotyl extract modulates TCD4+ and TCD8+ cell
profile of doxorubicin-induced immune-suppressed Sprague
Dawley rats in vivo. Sci Pharm., 81(4): 1057–1069.
14. Takahashi T, Takasuka N, Iigo M, Baba M, Nishino H, Tsuda
H, Okuyama T (2004). Isoliquiritigenin, a flavonoid from
licorice, reduces prostaglandin E2 and nitric oxide, causes
apoptosis, and suppresses aberrant crypt foci development.
Cancer Sci., 95(5): 448-53.
15. Võ Văn Chi (1997). Từ diển cây thuốc Việt nam, Nhà xuất bản
Y học, tr. 86.
16. Winter CA, Risley E, Nuss G (1962). Carrageenan-induced
edema in hind aw of the rat as an assay for anti-
inflammatory drugs, Proc Soc Exp Biol Med, 111, 544-547.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 20/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 204_1_3751_2175589.pdf