Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng viêm cấp của cao chiết lá phù dung (Hibiscus Mutabilisl.) trên chuột nhắt

Tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng viêm cấp của cao chiết lá phù dung (Hibiscus Mutabilisl.) trên chuột nhắt: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 40 KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG VÀ TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM CẤP CỦA CAO CHIẾT LÁ PHÙ DUNG (HIBISCUS MUTABILIS L.) TRÊN CHUỘT NHẮT Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Thị Bạch Tuyết**, Nguyễn Thị Phương Trúc***, Trần Thị Vân Anh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu về độc tính cấp đường uống và tác dụng kháng viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus mutabilis L.). Phương pháp: Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao chiết lá Phù dung trên chuột nhắt Swiss albino đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong vòng 72 giờ. Tác động phòng và điều trị viêm của cao với liều 100 và 200 mg/kg được xác định trên mô hình gây viêm bàn chân chuột nhắt bằng carrageenan 1%, mỗi lô 10 chuột. Kết quả: Cao chiết Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột lá Phù dung khô/kg). Cao chiết thể hiện tác động phòng viêm cấp trên chu...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng viêm cấp của cao chiết lá phù dung (Hibiscus Mutabilisl.) trên chuột nhắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 40 KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG VÀ TÁC ĐỘNG KHÁNG VIÊM CẤP CỦA CAO CHIẾT LÁ PHÙ DUNG (HIBISCUS MUTABILIS L.) TRÊN CHUỘT NHẮT Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Thị Bạch Tuyết**, Nguyễn Thị Phương Trúc***, Trần Thị Vân Anh* TÓM TẮT Mục tiêu: Đề tài nghiên cứu về độc tính cấp đường uống và tác dụng kháng viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus mutabilis L.). Phương pháp: Khảo sát độc tính cấp đường uống của cao chiết lá Phù dung trên chuột nhắt Swiss albino đực và cái, theo dõi tỷ lệ chết và biểu hiện độc tính trong vòng 72 giờ. Tác động phòng và điều trị viêm của cao với liều 100 và 200 mg/kg được xác định trên mô hình gây viêm bàn chân chuột nhắt bằng carrageenan 1%, mỗi lô 10 chuột. Kết quả: Cao chiết Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột lá Phù dung khô/kg). Cao chiết thể hiện tác động phòng viêm cấp trên chuột khi cho uống cao liều 100 mg/kg và 200 mg/kg giúp giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh tại các thời điểm khảo sát. Trên mô hình khảo sát tác động điều trị viêm, liều 100 mg/kg của cao chiết Phù dung có tác dụng kháng viêm tốt hơn liều 200 mg/kg. So với lô chứng, cao liều 100 mg/kg làm giảm độ phù bàn chân chuột sau 3 và 5 giờ khoảng 25%. Kết luận: Cao Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng với liều tối đa (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột lá Phù dung khô/kg). Cao chiết thể hiện tác động dự phòng và điều trị viêm cấp trên chuột nhắt với liều cho uống 100 mg/kg. Từ khóa: Phù dung, độc tính cấp, tác động kháng viêm. ABSTRACT STUDY ON ORAL ACUTE TOXICITY AND ANTI-INFLAMMATORY EFFECT OF EXTRACT FROM HIBISCUS MUTABILIS L LEAVES IN MICE Do Thi Hong Tuoi, Nguyen Thi Bach Tuyet, Nguyen Thi Phuong Truc, Tran Thi Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 40 – 44 Objectives: This work studied on oral acute toxicity and anti-inflammatory effect of extract from Hibiscus mutabilis L. leaves. Methods: Oral acute toxicity of H. mutabilis extract was investigated in male and female Swiss albino mice by monitoring mortality and toxicity within 72 hours. Anti-inflammatory effect at doses of 100 and 200 mg/kg was determined in 1% carrageenan-induced paw edema mouse model, 10 mice per group. Result: H. mutabilis extract did not show any signs of oral acute toxicity in mice at the maximum dose (Dmax) of 40 g extract/kg corresponding to 571 g plant dry powder/kg. The extract exhibited protective effect against acute inflammation at the oral doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg by decreasing hind paw edema in mice compared to pathological control at all tested times. In treatment protocol, the dose of 100 mg/kg showed a better anti-inflammatory effect than 200 mg/kg one. After 3h and 5h of oral administration of 100 mg/kg extract, hind paw edema reduced about 25% compared to control group. Conclusions: H. mutabilis extract did not show oral acute toxicity in mice at the maximum dose of 40 g/kg * Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược - Đại học Toulouse III, Paul Sabatier *** Trạm Y tế - Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 41 (corresponding to 571 g dry plant/kg). This extract exhibited protective and curative effects on inflammation at oral doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg in mice. Keywords: Hibiscus mutabilis L., acute toxicity, anti-inflammatory effect. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ hàng nghìn năm trước, con người đã biết phát hiện, chắt lọc những tinh tuý từ cây cỏ và sinh vật tồn tại trong tự nhiên để tạo ra những bài thuốc nâng cao sức khoẻ và điều trị bệnh. Phù dung (Hibiscus mutabilis L., họ Bông Malvaceae) là cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh do có hoa thay đổi màu sắc vào thời điểm khác nhau trong ngày; vỏ thân dùng để bện thừng, dệt vải hoặc làm giấy, lá và hoa tươi hoặc khô được dùng để làm thuốc(2,3) chữa mụn nhọt, sưng tấy, kinh nguyệt không đều. Ở Trung Quốc, lá và hoa phù dung dùng giải nhiệt giải độc, chữa ho lâu ngày, thuốc giảm đau chữa vết bỏng(2). Nhằm góp phần đánh giá tác dụng kháng viêm của các cây thuốc dân gian trên cơ sở khoa học, đề tài thực hiện “Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus mutabilis L.) trên chuột nhắt”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu thử Cao ethanol 96% từ lá Phù dung được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol 96% (tỷ lệ 1g bột dược liệu: 10 ml dung môi). Phù dung thu hái lá bánh tẻ vào tháng 6/2017 tại Thái Bình. Hiệu suất chiết là 12,96%. Cao thử có độ ẩm trung bình là 3,43%. Động vật thử nghiệm Chuột nhắt trắng đực và cái, chủng Swiss albino, 6 - 7 tuần tuổi, trọng lượng khoảng 25 g, được cung cấp bởi Viện Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Sử dụng chuột khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường. Chuột được nuôi trong lồng kích thước 25 x 35 x 15 cm, cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ. Chuột được nuôi trong môi trường thí nghiệm 5 ngày để ổn định trước khi thử nghiệm. Hóa chất Carrageenan 1% (Sigma Aldrich, Mỹ) pha trong dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch chống thấm Ornano imbidente (Ugo Basile, Ý) pha 1 ml với 250 mg NaCl trong 500 ml nước cất, diclofenac (viên nén Voltaren 75 mg, Novartis, Ý). Phương pháp nghiên cứu Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập. Khảo sát độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt trắng(1) Cho chuột (3 đực, 3 cái) nhịn đói 12 giờ trước khi tiến hành thử nghiệm. Cao được phân tán trong hỗn dịch tween 80 pha trong nước với nồng độ 10% (tt/tt). Liều đầu tiên được chọn đối với cao Phù dung là 40 g cao/kg tương ứng với 571 g dược liệu khô/kg (nồng độ tối đa qua kim là 2 g cao/ml, cho uống với thể tích 20 ml/kg). Tiến hành song song với chuột đối chứng cho uống hỗn dịch tween 80 10% (tt/tt). Theo dõi và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lông, ăn uống, tiêu tiểu và số lượng chết của chuột trong 72 giờ. Sau 72 giờ, chuột không có dấu hiệu bất thường hoặc chết, tiếp tục theo dõi trong 7 ngày. Chuột chết trong 7 ngày và những chuột sống sót sau 7 ngày được mổ để quan sát đại thể các cơ quan. Chuột chết hay không trong 72 giờ đầu sẽ quyết định bước tiếp theo: tiến hành với liều thấp hơn liều trước để xác định LD50 hoặc không cần tiếp tục tiến hành thử nghiệm. Khảo sát tác động dự phòng viêm cấp(7) Chuột đực được chia vào 6 lô sao cho Vo (đo bằng thiết bị plethysmometer Model 7140, Ugo Basile, Ý) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (10 chuột/lô): Lô sinh lý và lô chứng bệnh: uống nước cất; Lô dung môi: uống tween 80 pha trong nước cất nồng độ 1% (tt/tt); Lô đối chứng: uống diclofenac 5 mg/kg; Lô thử 1 và 2: uống cao Phù Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 42 dung liều 100 và 200 mg/kg. Chuột được cho uống mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng (9 đến 11 giờ) với thể tích 10 ml/kg trong 7 ngày. Ngày 7, sau khi cho chuột uống nước hoặc dung môi hoặc cao thử 1 giờ, chuột ở các lô (trừ lô sinh lý) được gây viêm bằng cách tiêm dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml carrageenan 1% và được cho vào lồng có giá đỡ để tránh nhiễm trùng chân. Đo thể tích chân chuột sau khi gây viêm 1, 3, 5, 24, 48, 72, 96 và 120 giờ (Vt). Sau khi đo thể tích bàn chân ở thời điểm 24, 48, 72 và 96 giờ, chuột được tiếp tục cho uống nước cất, dung môi, diclofenac hoặc cao thử (1 lần/ngày). Độ phù bàn chân X (%) ở các thời điểm khảo sát được tính theo công thức: X (%) = [(Vt – Vo)/ Vo] x 100, trong đó: Vo và Vt: thể tích chân chuột tại thời điểm trước và sau khi gây viêm (ml). Khảo sát tác dụng điều trị viêm cấp(7) Chuột đực được gây viêm bằng cách tiêm dưới da vào gan bàn chân phải sau 0,025 ml hỗn dịch carrageenan 1%. Đo thể tích chân chuột trước và 3 giờ sau gây viêm. Các chuột có độ phù bàn chân từ 50% trở lên được chia ngẫu nhiên vào các lô đảm bảo không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của độ phù giữa các lô, mỗi lô 10 con gồm: lô chứng bệnh uống nước cất; lô dung môi: uống tween 80 1% (tt/tt); lô đối chứng uống diclofenac 10 mg/kg; lô thử 1 và lô thử 2 lần lượt uống cao Phù dung liều 100 và 200 mg/kg. Chuột được cho uống nước cất, dung môi, diclofenac hoặc cao thử 1 lần (sau khi phân lô) với thể tích 10 ml/kg. Đo thể tích chân chuột sau khi cho uống 1, 3 và 5 giờ (Vt), tính mức độ phù bàn chân chuột X (%) ở các thời điểm. Xử lý kết quả và phân tích thống kê Kết quả được trình bày ở dạng giá trị trung bình ± SEM (standard error of mean - sai số chuẩn của số trung bình). Sự khác biệt giữa các lô được phân tích bằng phép kiểm Kruskal-Wallis và Mann-Whitney với phần mềm SPSS 22.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Độc tính cấp đường uống Độc tính cấp đường uống của cao ethanol 96% từ lá Phù dung được khảo sát trên 6 chuột nhắt trắng, chủng Swiss albino. Sau khi cho chuột uống cao thử Phù dung với liều tối đa có thể bơm được qua kim lần lượt là 40 g cao/kg, tất cả chuột thử nghiệm đều khỏe mạnh, ăn cám viên, uống nước, tiêu tiểu, cử động bình thường, không có dấu hiệu bất thường nào và không có chuột nào chết trong thời gian 72 giờ quan sát tương tự như lô đối chứng cho uống dung môi tween 80 10% (tt/tt). Tiếp tục theo dõi chuột trong 7 ngày, kết quả cho thấy không có chuột chết, chuột không có dấu hiệu bất thường về hành vi, trạng thái lông, ăn uống và tình trạng tiêu tiểu. Như vậy, cao chiết Phù dung không xác định được LD50, không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 517 g bột Phù dung khô/kg). Tác dụng dự phòng viêm cấp Cao chiết Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống với Dmax là 40 g cao/kg, chọn liều thử tác động phòng/điều trị viêm 100 và 200 mg/kg tương ứng 1/400 và 1/200 Dmax Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô chuột được trình bày ở Bảng 1. Chuột ở lô dung môi cho uống tween 80 1% (tt/tt) trong nước cất có độ phù bàn chân cao hơn lô chứng bệnh nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở tất cả thời điểm khảo sát (p > 0,05). Điều này cho thấy tween 80 1% (tt/tt) sử dụng để pha cao thử không ảnh hưởng đến độ phù chân chuột và kết quả của lô dung môi được dùng so sánh tác động kháng viêm của cao. Lô đối chứng diclofenac liều 5 mg/kg làm giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh. Sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p < 0,05) bắt đầu từ 1 giờ sau khi gây viêm. Lô cao Phù dung liều 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác động giảm độ phù bàn chân chuột so với lô dung môi tại các thời điểm khảo sát (p < 0,05). Tại các thời điểm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 43 khảo sát, độ phù của lô liều 100 mg/kg thể hiện tốt hơn liều 200 mg/kg mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). So với lô đối chứng diclofenac 5 mg/kg, độ phù của lô cao Phù dung 100 mg/kg khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm khảo sát (p > 0,05), trừ thời điểm sau 3 giờ và 5 giờ (p < 0,05). Lô uống liều 200 mg/kg có độ phù cao hơn lô diclofenac có ý nghĩa ở các thời điểm từ sau 1 giờ đến 48 giờ (p < 0,05); sau 72, 96 và 100 giờ, sự khác biệt giữa 2 lô không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Như vậy, cao lá Phù dung thể hiện tác động dự phòng viêm cấp ở liều cho uống 100 và 200 mg/kg, trong đó liều 100 mg/kg thể hiện tác động sớm và tốt hơn liều 200 mg/kg. Tác động này tương đương với diclofenac sau 24 giờ. Bảng 1. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô Lô (n = 10) Độ phù trung bình ± SEM (%) V1h V3h V5h V24h V48h V72h V96h V120h Sinh lý 1,74 ± 1,16 2,65 ± 1,35 4,55 ± 1,52 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 2,65 ± 1,35 Chứng bệnh 81,46 ± 5,85 *** 78,64 ± 5,02 *** 73,43 ± 5,94 *** 68,32 ± 7,25 *** 55,80 ± 6,45 *** 46,00 ± 6,84 *** 31,96 ± 4,93 *** 27,40 ± 4,31 *** Dung môi 96,55 ± 6,55 *** 88,74 ± 4,70 *** 86,82 ± 4,49 *** 78,30 ± 8,80 *** 78,24 ± 10,20 *** 62,95 ± 7,76 *** 47,14 ± 6,09 *** 38,48 ± 5,61 *** Diclofenac 5 mg/kg 59,85 ± 7,82 ***# 42,82 ± 5,58 ***## 40,09 ± 4,38 ***## 40,09 ± 5,50 ***# 29,45 ± 3,83 ***## 23,32 ± 3,61 ***## 15,42 ± 3,47 ***# 9,12 ± 3,05 ***## Cao Phù dung 100 mg/kg 49,68 ± 5,89 ***### 60,45 ± 6,66 ***##$ 54,62 ± 6,98 ***##$ 43,14 ± 8,36 ***# 29,87 ± 6,39 ***## 28,21 ± 7,29 ***## 19,94 ± 4,36 ***## 14,10 ± 5,43 ***## Cao Phù dung 200 mg/kg 73,63 ± 6,71 ***#@ 63,35 ± 5,74 ***##$ 56,84 ± 4,89 ***###$ 64,54 ± 5,55 ***$$ 48,22 ± 6,42 ***#$ 39,80 ± 7,05 ***# 27,43 ± 5,55 ***# 13,35 ± 4,22 ***## ***p < 0,001 so với lô sinh lý ở cùng thời điểm #p < 0,01 và ##p < 0,001 so với lô chứng bệnh (diclofenac) hoặc lô dung môi (cao thử) ở cùng thời điểm $p < 0,05 so với lô diclofenac ở cùng thời điểm @p < 0,05 so với lô cao liều 100 mg/kg ở cùng thời điểm. Tác động điều trị viêm cấp Sự thay đổi độ phù bàn chân chuột theo thời gian giữa các lô chuột được trình bày ở Bảng 2. Lô đối chứng diclofenac liều 10 mg/kg làm giảm độ phù bàn chân chuột so với lô chứng bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) bắt đầu từ 1giờ sau khi gây viêm. So với lô dung môi, cao lá Phù dung liều 100 mg/kg thể hiện tác dụng kháng viêm làm giảm độ phù bàn chân chuột sau 3 và 5 giờ khoảng 25% (p < 0,01) trong khi ở lô cho uống cao liều 200 mg/kg, độ phù thấp hơn lô dung môi từ 3% đến 13% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả ba thời điểm khảo sát (p > 0,05). Bảng 2. Sự thay đổi độ phù chân chuột theo thời gian giữa các lô Lô thử nghiệm (n = 10) Độ phù trung bình ± SEM (%) V0h V1h V3h V5h Chứng bệnh 65,85 ± 6,19 72,97 ± 5,16 69,95 ± 2,87 58,20 ± 3,56 Dung môi 65,11 ± 3,91 61,89 ± 6,78 64,00 ± 5,48 49,78 ± 4,36 Diclofenac 10 mg/kg 64,92 ± 3,35 39,52 ± 3,37 *** 30,68 ± 2,95 *** 26,86 ± 3,31 *** Cao Phù dung 100 mg/kg 65,46 ± 3,06 46,66 ± 3,87 38,26 ± 4,34 ** 32,19 ± 3,21 ** Cao Phù dung 200 mg/kg 64,26 ± 3,02 58,39 ± 3,23 #@ 47,36 ± 5,26 # 36,93 ± 4,30 **p < 0,01 và ***p < 0,001 so với lô chứng bệnh (diclofenac) hoặc lô dung môi (cao thử) ở cùng thời điểm #p < 0,05 so với lô diclofenac ở cùng thời điểm @p < 0,05 so với lô cao liều 100 mg/kg ở cùng thời điểm. Tác dụng làm giảm độ phù bàn chân của lô diclofenac 10 mg/kg cao gấp 1,6 đến 2,2 lần so lô cao Phù dung liều 100 mg/kg; tuy nhiên sự khác biệt về độ phù giữa 2 lô này không có ý nghĩa thống kê ở cả 3 thời điểm (p > 0,05). Chuột được cho uống cao thử liều 200 mg/kg có độ phù cao Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 44 hơn lô diclofenac có ý nghĩa thống kê sau 1, 3 giờ (p 0,05). So sánh giữa 2 liều 100 và 200 mg/kg của cao thử, kết quả cho thấy chỉ có khác biệt về độ phù sau 1 giờ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy, cao lá Phù dung thể hiện tác động điều trị viêm ở liều 100 mg/kg sau 3 giờ. Tác động này thể hiện chậm và yếu hơn so với thuốc đối chứng diclofenac 10 mg/kg. BÀN LUẬN Theo kinh nghiệm dân gian, lá và hoa Phù dung được dùng chữa mụn nhọt, lá tươi và hoa tươi được nhân dân giã đắp mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ và giảm đau(2). Có thể dùng lá hoặc hoa phơi khô tán nhỏ, khi dùng thêm nước chè đặc, trộn đều thành một thứ bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau(3,8). Dựa trên kinh nghiệm dân gian, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động kháng viêm của cao chiết lá Phù dung (Hibiscus mutabilis L.) trên chuột nhắt”. Kết quả cho thấy cao lá Phù dung có liều tối đa cho uống được mà không làm chết chuột và không thể hiện độc tính cấp là 40 g cao/kg, tương đương 517 g bột dược liệu khô/kg. Điều đó chứng tỏ cao lá Phù dung có tính an toàn cao, có khả năng phát triển thành sản phẩm ứng dụng trên lâm sàng. Dựa trên tài liệu tham khảo về tác dụng kháng viêm của cao chiết ethyl acetat từ lá Phù dung ở liều 100 mg/kg trên chuột(5) đề tài chọn khảo sát tác động phòng và điều trị viêm của cao lá Phù dung ở liều 100 mg/kg và 200 mg/kg. Kết quả cho thấy cao chiết lá Phù dung thể hiện tác động dự phòng và điều trị viêm ở liều 100 và 200 mg/kg. Tác dụng này có thể giải thích do thành phần flavonoid có trong dược liệu. Theo các báo cáo trước đây lá Phù dung chứa quercetin, isoquercetin, dẫn chất của quercetin như quercemeritrin, quercetin-3-D- xylosid, quercetin-3-sambubiosid hyperin, quercetin-4' glucosid quercimetrin, rutin, anthocyanin cyanidin, meratrin, hybridin, kaempferol, guaijaverin(2,5,6). Kết quả của đề tài cũng phù hợp với nghiên cứu chứng minh tác dụng kháng viêm của rutin, quercetin và kaempferol trên mô hình gây phù bàn chân chuột(4). So với diclofenac, tác động kháng viêm của cao lá Phù dung thể hiện chậm và yếu hơn; điều này có thể giải thích do cao thử có nguồn gốc tự nhiên, còn diclofenac là thuốc có nguồn gốc hóa học. Kết quả của đề tài gợi ý khả năng phát triển chế phẩm từ cao lá Phù dung để ứng dụng trong phòng và/hoặc điều trị các bệnh liên quan đến chứng viêm. KẾT LUẬN Cao ethanol 96% từ lá Phù dung không thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua kim (Dmax) là 40 g cao/kg (tương ứng 571 g bột Phù dung khô/kg). Trên mô hình chuột nhắt gây viêm cấp bằng carrageenan, cao chiết thể hiện tác động phòng viêm cấp với liều uống 100 mg/kg và 200 mg/kg cũng như tác dụng điều trị viêm với liều 100 mg/kg. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Ban hành theo Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, trang 13-17. 2. Đỗ Huy Bích và các cộng sự (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam – tập 2. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, tr. 524-526. 3. Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học, tr. 108-109. 4. Gomes A, Fernandes E, Lima JL, Mira L, Corvo ML (2008). “Molecular mechanisms of anti-inflammatory activity mediated by flavonoid”. Current Medicinal Chemistry; 15(16): 1586-1605. 5. Hiremath SN, Shashikant RP, Pal SC (2010). “Phytochemical and pharmacological Evaluation of Hibiscus mutabilis leaves". J. Chem. Pharm. Res; 2(1): 300-309. 6. Hou Z, Liang X, Su F, Su W (2015). “Preparative isolation and purification of seven compounds from Hibiscus mutabilis L. leaves by two-step high-speed counter-current chromatography". Chem. Ind. Chem. Eng. Q; 21(2): 331−341. 7. Patel M, Murugananthan G, Gowda KPS (2012). “In vivo animal models in preclinical evaluation of anti-inflammatory activity-A review”. Int. J. Pharm. Res. Allied Sci; 1(2): 1-5. 8. Salem ZMM, Salem AZM (2014). “Studies on biological activities and phytochemicals composition of Hibiscus species- A review". Life Sci. J; 11(5):1-8. Ngày nhận bài báo: 25/04/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_doc_tinh_cap_duong_uong_va_tac_dong_khang_viem_cap.pdf
Tài liệu liên quan