Tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động hạ đường huyết trên chuột nhắt của viên nang cứng mimostam: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
102
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG
VÀ TÁC ĐỘNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CHUỘT NHẮT
CỦA VIÊN NANG CỨNG MIMOSTAM
Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Thị Bạch Tuyết**, Dương Thị Mộng Ngọc***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng của viên
nang cứng Mimostam chứa cao chiết từ hỗn hợp dược liệu gồm Râu mèo, Mướp đắng và Mắc cỡ.
Phương pháp: Khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase in vitro của bột thuốc viên nang
cứng Mimostam bằng phương pháp so màu. Khảo sát độc tính cấp đường uống trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ
lệ chết và biểu hiện độc tính trong vòng 72 giờ. Tác dụng hạ đường huyết của viên nang Mimostam được đánh
giá trên chuột đực gây đái tháo đường bằng cách tiêm tĩnh mạch liều duy nhất streptozotocin 170 mg/kg. Chuột
được cho uống viên Mimostam liều 0,5 và 1 g/kg mỗi ngày, 1 lần/ngày trong 14 ngày liên tục, đo nồng độ glucose
...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động hạ đường huyết trên chuột nhắt của viên nang cứng mimostam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
102
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG
VÀ TÁC ĐỘNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN CHUỘT NHẮT
CỦA VIÊN NANG CỨNG MIMOSTAM
Đỗ Thị Hồng Tươi*, Nguyễn Thị Bạch Tuyết**, Dương Thị Mộng Ngọc***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng của viên
nang cứng Mimostam chứa cao chiết từ hỗn hợp dược liệu gồm Râu mèo, Mướp đắng và Mắc cỡ.
Phương pháp: Khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase in vitro của bột thuốc viên nang
cứng Mimostam bằng phương pháp so màu. Khảo sát độc tính cấp đường uống trên chuột đực và cái, theo dõi tỷ
lệ chết và biểu hiện độc tính trong vòng 72 giờ. Tác dụng hạ đường huyết của viên nang Mimostam được đánh
giá trên chuột đực gây đái tháo đường bằng cách tiêm tĩnh mạch liều duy nhất streptozotocin 170 mg/kg. Chuột
được cho uống viên Mimostam liều 0,5 và 1 g/kg mỗi ngày, 1 lần/ngày trong 14 ngày liên tục, đo nồng độ glucose
mỗi 5 ngày. Glibenclamid liều 5 mg/kg được sử dụng làm thuốc đối chứng.
Kết quả: Bột thuốc viên Mimostam ức chế α-amylase và α-glucosidase in vitro với IC50 lần lượt là 655
µg/ml và 655,24 µg/ml so với 13,56 µg/ml và 450,74 µg/ml của đối chứng acarbose. Viên nang Mimostam không
thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt với liều tối đa qua kim Dmax 10 g/kg. Trên chuột bị đái tháo
đường, sau 2 tuần điều trị, viên nang Mimostam cho uống liều 0,5 g/kg và 1 g/kg giảm đường huyết lần lượt là
41,4% và 37,2% so với 63,1% của lô glibenclamid. Mimostam liều 1 g/kg và 0,5 g/kg thể hiện tác động hạ đường huyết
tương đương glibenclamid 5 mg/kg sau 5 và 10 ngày điều trị, tác dụng này thấp hơn glibenclamid sau 15 ngày.
Kết luận: Viên nang Mimostam không thể hiện độc tính cấp đường uống liều tối đa Dmax 10 g/kg. Chế phẩm
thể hiện tác động hạ đường huyết với liều 0,5 và 1 g/kg tương đương glibenclamid 5 mg/kg. Tác động này có thể
được giải thích một phần nhờ khả năng ức chế α-amylase và α-glucosidase.
Từ khóa: Viên nang Mimostam, α-amylase, α-glucosidase, độc tính cấp, tác dụng hạ đường huyết.
ABSTRACT
STUDY ON ORAL ACUTE TOXICITY AND HYPOGLYCEMIC EFFECT OF MIMOSTAM CAPSULE
IN MICE
Do Thi Hong Tuoi, Nguyen Thi Bach Tuyet, Duong Thi Mong Ngoc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 102- 108
Objectives: This study evaluated oral acute toxicity and hypoglycemic effect of Mimostam capsule from
extract of mixture of Momordica charantia Linn., Orthosiphon stamineus Benth and Mimosa pudica L.
Methods: In vitro inhibitory activity on α-amylase and α-glucosidase enzymes was
spectrophotometrically evaluated. In vivo experiments were carried out in Swiss albino mice, 6 - 7 week
aged; weighing 25 g. The oral acute toxicity in male and female mice was studied on the death rate within
72 hours after being dosed. Hypoglycemic effect of Mimostam capsule was examined in diabetic mice
induced by iv streptozotocine at 170 mg/kg. Mice were orally received Mimostam capsule once a day at the
doses of 0.5 and 1 g/kg for 14 continuous days. Blood glucose was determined every 5 days. Glibenclamide
at the dose of 5 mg/kg was used as a reference drug.
Khoa Dược - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Khoa Dược - Đại học Toulouse III, Paul Sabatier
*** Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
103
Results: Mimostam capsule inhibited in vitro activity of α-amylase and α-glucosidase enzymes with IC50
values of 655 µg/ml and 655.24 µg/ml compared to those of 13.56 µg/ml and 450.74 µg/ml of acarbose positive
control. This product had no oral acute toxicity in mice at the maximum dose of 10 g/kg. In hyperglycemic model,
after 2 week-treatment, glucose levels of mice treated with Mimostam capsule at 0.5 g/kg and 1 g/kg were
decreased 41.4% and 37.2% respectively, compared to 63.1% of 5 mg/kg glibenclamide group. Mimostam capsule
at 1 g/kg and 0.5 g/kg showed a hypoglycemic effect equivalent to 5 mg/kg glibenclamide after 5 and 10 days of
treatment. This effect was lower than that of glibenclamide after 15 days.
Conclusions: Mimostam capsule did not show oral acute toxicity in mice at the maximum oral dose (Dmax) of
10 g/kg. This product showed hypoglycemic effect at the oral doses of 0.5 and 1 g/kg similar to that of 5 mg/kg
glibenclamide. This effect of Mimostam capsule could be partially explained by its inhibitory activity on α-
amylase and α-glucosidase enzymes.
Key words: Mimostam capsule, α-amylase, α-glucosidase, acute toxicity, hypoglycemic effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là
một trong những nước có tỷ lệ tăng bệnh đái
tháo đường nhanh nhất thế giới với gần 5
triệu người mắc bệnh này và tỷ lệ tăng từ 8 -
20% mỗi năm(15). Các nhóm thuốc tổng hợp
điều trị hiện nay khó có thể ngăn chặn được
biến chứng và tác dụng không mong muốn
cho bệnh nhân. Do đó, sử dụng thảo dược là
sự thay thế tiềm năng trong việc kiểm soát
đường huyết thời gian dài. Hiện nay, nghiên
cứu và phát triển các loại thuốc trị đái tháo
đường từ thiên nhiên là một trong những định
hướng tại Việt Nam và thế giới. Một số dược
liệu được báo cáo có tác dụng hạ đường huyết
như Mướp đắng (Momordica charantia Linn.),
Râu mèo (Orthosiphon stamineus Benth), Mắc
cỡ (Mimosa pudica L.), Bạc hà (Mentha arvensis
L.), Nghệ (Curcuma longa L.), Mã đề (Plantago
asiatica L.)(2,4,11,12,14). Trong khuôn khổ đề tài
“Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình
bào chế viên nang từ cao hỗn hợp Râu mèo,
Mướp đắng và Mắc cỡ” do Sở Khoa học và
công nghệ Tp. Hồ Chí Minh phê duyệt của
nhóm nghiên cứu của ThS. Dương Thị Mộng
Ngọc (Trung tâm sâm và dược liệu Tp. Hồ Chí
Minh), đề tài thực hiện khảo sát độc tính cấp
đường uống và tác dụng hạ đường huyết trên
chuột nhắt của viên nang cứng Mimostam
chứa cao chiết của hỗn hợp dược liệu gồm Râu
mèo, Mướp đắng và Mắc cỡ nhằm cung cấp cơ
sở khoa học về tính an toàn và tác dụng của
chế phẩm ứng dụng trong điều trị bệnh đái
tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu thử
Viên nang cứng Mimostam 500 mg chứa 200
mg cao chiết của hỗn hợp dược liệu Râu mèo,
Mướp đắng và Mắc cỡ được sản xuất ngày
26/3/2018. Viên Mimostam được kiểm nghiệm
đạt tiêu chuẩn cơ sở và đóng gói trong chai nhựa
nút kín do ThS. Dương Thị Mộng Ngọc cung
cấp. Viên chứa bột thuốc màu nâu đen, có mùi
thơm đặc trưng của dược liệu.
Động vật thử nghiệm
Chuột nhắt Swiss albino, 5 - 6 tuần tuổi,
trọng lượng trung bình khoảng 25 g do Viện
Vaccin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang cung
cấp. Chuột khoẻ mạnh, không có biểu hiện bất
thường, nuôi ổn định trong môi trường thí
nghiệm 5 ngày trong lồng kích thước 25 x 35 x
15 cm (6 chuột/lồng) và cung cấp thức ăn,
nước uống đầy đủ trong thử nghiệm.
Hóa chất
Streptozotocin, α-amylase, α-glucosidase,
p-nitrophenyl-α-D-glucopyranosid (pNPG)
(Sigma-Aldrich, Hoa Kỳ); acarbose (CKD Bio,
Hàn Quốc), ethylen diamin tetra-acetic
(EDTA) (Merck, Đức), kit định lượng glucose
(Clinitech, Pháp), glibenclamid (Stada, Việt
Nam), tinh bột, Na2CO3, cồn 96%, ether ethylic
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
104
(Guangdong Guanghua, Trung Quốc), NaCl
0,9% (OPV, Việt Nam).
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập.
Khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-amylase in
vitro
Hoạt tính ức chế α-amylase được khảo sát
dựa vào phương pháp đo màu(4,7). Hỗn hợp phản
ứng gồm 1 ml tinh bột 1% (kl/tt), 1 ml α-amylase
(1,5 đơn vị/ml) pha trong đệm acetat 0,1 M (pH
7,2), 1 ml dung dịch mẫu thử (bột thuốc viên
Mimostam/đối chứng acarbose), 2 ml đệm acetat.
Ủ hỗn hợp 25 phút ở 37°C. Thêm 1 ml HCl 1N,
trộn đều để kết thúc phản ứng. Thêm 0,1 ml iod
1%. Đo OD ở bước sóng 565 nm. Mẫu chuẩn (có
α-amylase, không có mẫu thử) được tiến hành
song song. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, lấy giá
trị trung bình và xác định hoạt tính ức chế α-
amylase: % ức chế = (ODmẫu thử - ODmẫu chuẩn)/
ODmẫu chuẩn x 100. Xác định IC50 (nồng độ mẫu thử
ức chế 50% hoạt tính α-amylase) dựa vào
phương trình hồi quy giữa % ức chế và nồng độ
mẫu thử.
Khảo sát tác dụng ức chế enzym α-glucosidase
in vitro(9)
Hỗn hợp phản ứng gồm 40 µl α-glucosidase
(0,2 IU/ml), 50 µl mẫu thử hoặc acarbose hoặc
đệm phosphat pH 6,8 (so màu mẫu thử). Ủ 20
phút ở nhiệt độ phòng, thêm 40 µl pNPG 1 mM
trong đệm phosphat pH 6,8. Trộn đều, ủ 20 phút
ở nhiệt độ phòng. Kết thúc phản ứng bằng cách
thêm 130 µl Na2CO3 0,2 M (pH 9,7), trộn đều. Đo
OD ở bước sóng 405 nm. Mẫu chuẩn (không có
mẫu thử) được tiến hành song song. Hoạt tính
ức chế α-glucosidase tính theo công thức: % ức
chế = [(ODmẫu chuẩn-ODso màu mẫu chuẩn) - (ODmẫu thử-
ODso màu mẫu thử)]/(ODmẫu chuẩn-ODso màu mẫu chuẩn) x 100.
Xác định IC50 (nồng độ mẫu thử ức chế 50% hoạt
tính α-glucosidase) dựa vào phương trình hồi
quy giữa % ức chế và nồng độ mẫu thử.
Khảo sát độc tính cấp đường uống
6 chuột (3 đực, 3 cái) nhịn đói ít nhất 12 giờ,
được cho uống viên nang Mimostam liều duy
nhất tối đa có thể qua kim (thể tích 20 ml/kg)
theo “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và
lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu” của
Bộ Y tế(1). Theo dõi và ghi nhận cử động tổng
quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lông, ăn
uống, tiêu tiểu và số lượng chết của chuột trong
72 giờ. Nếu sau 72 giờ, chuột không có dấu hiệu
bất thường hoặc chết, tiếp tục theo dõi trong
vòng 7 ngày. Nếu có chuột chết, giảm liều, tìm
liều tối thiểu gây chết 100% chuột (LD100), liều tối
đa không gây chết chuột nào (LD0) và liều gây
chết 50% chuột (LD50).
Khảo sát tác động lên trọng lượng và đường
huyết trên chuột nhắt trắng gây đái tháo
đường bằng streptozotocin(8)
Chuột nhịn đói ít nhất 12 giờ, gây tăng
đường huyết bằng streptozotocin (pha trong
NaCl 0,9%) tiêm tĩnh mạch liều 170 mg/kg. Sau 5
ngày, định lượng glucose máu (chuột nhịn đói ít
nhất 12 giờ). Những chuột có đường huyết đói ≥
200 mg/dL được xem là chuột bị đái tháo đường,
điều trị bằng glibenclamid 5 mg/kg (đối chứng
dương) hoặc viên Mimostam liều 0,5 g/kg và 1
g/kg, cho uống 1 lần/ngày vào buổi sáng (8 - 10
giờ) trong 14 ngày. Theo dõi đường huyết của
chuột thử nghiệm mỗi 5 ngày bằng cách lấy máu
tĩnh mạch đuôi chuột đã được cho nhịn đói, định
lượng glucose huyết theo nguyên tắc enzym
màu bằng kit thử của Clinitech (Pháp). Nồng độ
glucose được tính theo công thức:
Nồng độ glucose (mg/dl) = [(Athử -
Atrắng)/(Achuẩn - Atrắng)] x Cchuẩn x độ pha loãng
Xử lý kết quả và phân tích thống kê
Kết quả trình bày dạng trung bình ± sai số
chuẩn của giá trị trung bình (Mean ± SEM). Số
liệu được phân tích thống kê bằng phép kiểm
Kruskal-Wallis và Mann-Whitney với phần
mềm SPSS 22.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Hoạt tính ức chế enzym α-amylase in vitro
Bột thuốc viên Mimostam thể hiện hoạt tính
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
105
ức chế enzym α-amylase với giá trị IC50 là 655
µg/ml cao hơn 48,3 lần so với IC50 của mẫu đối
chứng acarbose là 13,56 µg/ml (Bảng 1). Giá trị
IC50 này của acarbose phù hợp với báo cáo trước
đây với IC50 của acarbose là 12,48 µg/ml ở cùng
điều kiện phản ứng(7).
Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase in vitro
Từ kết quả thu được, xác định giá trị IC50 của
bột thuốc viên nang Mimostam và đối chứng
dương acarbose lần lượt là 655,24 µg/ml và
450,74 µg/ml (Bảng 2).
Bảng 1. Hoạt tính ức chế enzym α-amylase in vitro
Chất đối chiếu acarbose Bột thuốc viên nang cứng Mimostam
Nồng độ (µg/ml) % ức chế (Mean ± SD) Nồng độ (µg/ml) % ức chế (Mean ± SD)
5 29,81 ± 3,22 125 22,49 ± 1,94
10 41,19 ± 2,08 250 34,05 ± 6,34
15 55,18 ± 3,26 500 40,68 ± 3,67
20 61,83 ± 1,38 1000 59,23 ± 7,44
25 78,00 ± 1,49 1500 63,46 ± 5,84
30 81,74 ± 1,08 2000 70,12 ± 3,27
3000 78,17 ± 2,17
Phương trình: y = 0,0013x
2
+ 0,3126x - 5,3196
R
2
= 0,9843 IC50 = 13,56 µg/ml
Phương trình: y = 1,143 x
2
– 67,142 x + 1153,6
R
2
= 0,9849 IC50 = 655 µg/ml
Bảng 2. Hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase in vitro
Acarbose Bột thuốc viên nang cứng Mimostam
Nồng độ (µg/ml) Hoạt tính ức chế (%) Nồng độ (µg/ml) Hoạt tính ức chế (%)
1000 73,90 ± 2,76 1500 75,61 ± 2,25
500 54,57 ± 0,11 1000 60,77 ± 6,47
250 35,05 ± 0,65 500 42,76 ± 4,77
125 21,50 ± 3,56 250 32,64 ± 4,40
62,5 18,54 ± 1,17 125 21,79 ± 7,18
31,25 9,29 ± 0,97 62,5 7,03 ± 1,00
Phương trình: y = 0,1913x
2
- 1,2989x + 37,434
R
2
= 0,9954 IC50 = 450,74 µg/ml
Phương trình: y = 0,2848x
2
- 2,1029x + 48,384
R
2
= 0,9981 IC50 = 655,24 µg/ml
Độc tính cấp đường uống của viên nang
Mimostam
Khảo sát trên 6 chuột với liều tối đa có thể
bơm qua kim là 10 g/kg. Sau khi cho chuột uống,
tất cả chuột khỏe mạnh, ăn cám viên, uống nước,
tiêu tiểu, cử động bình thường và không có
chuột nào chết trong 72 giờ và 7 ngày quan sát.
Quan sát đại thể các cơ quan sau 7 ngày không
ghi nhận dấu hiệu bất thường nào của tim, gan,
thận, phổi và hệ tiêu hóa. Như vậy, viên nang
cứng Mimostam không thể hiện độc tính cấp
đường uống với liều tối đa có thể cho uống qua
kim (Dmax) là 10 g/kg trọng lượng chuột.
Tác động của viên Mimostam lên trọng lượng
và đường huyết của chuột đái tháo đường
Sau 5 ngày được nuôi ổn định ở điều kiện thí
nghiệm, chuột có khối lượng trung bình khoảng
30 g. Sau 5 ngày tiêm streptozotocin, tại thời
điểm bắt đầu khi điều trị (N0), chuột sinh lý có
trọng lượng tiếp tục tăng lên, trung bình 36,8 g
trong khi những chuột tiêm streptozotocin có
đường huyết ≥ 200 mg/dL có trọng lượng trung
bình 29,5 g, thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p <
0,05). Kết quả này có thể giải thích do
streptozotocin gây độc tế bào tụy dẫn đến tình
trạng giảm đáng kể trọng lượng cơ thể của chuột
so với chuột sinh lý (tăng cân liên tục), một trong
những triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo
đường. Trong thời gian điều trị, chuột ở các lô
được tiêm streptozotocin có khối lượng cơ thể
giảm khoảng 8,5 - 14 g so với chuột sinh lý tại các
thời điểm khảo sát (p < 0,01). Chuột ở lô chứng
bệnh có trọng lượng thay đổi không đáng kể
trong quá trình thử nghiệm so với thời điểm N0,
trong khi ở 2 lô cho uống thuốc viên nang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
106
Mimostam và lô uống glibenclamid, trọng lượng
cơ thể ổn định và tăng khoảng 1 - 2 g. Mặc dù sự
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05) nhưng điều đó gợi ý việc uống viên
Mimostam bước đầu có thể giúp duy trì thể
trạng của chuột thí nghiệm (Bảng 3).
Kết quả khảo sát tác động hạ đường huyết
của viên nang Mimostam trên chuột bị đái tháo
đường được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 3. Trọng lượng trung bình của các lô chuột đái tháo đường trong 15 ngày (N: ngày)
Lô (n=6) N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14
Sinh lý
36,8 ±
1,4
37,4 ±
1,2
38,2 ±
1,1
39,6 ±
1,1
39,0 ±
1,0
40,1 ±
1,1
40,5 ±
1,2
40,8 ±
1,2
40,4 ±
1,2
40,9 ±
1,0
41,8 ±
1,2
41,4 ±
0,8
42,3 ±
1,0
42,6 ±
1,3
41,7±
0,9
Chứng
bệnh
28,3
± 2,1**
27,6
± 2,0**
28,1
± 1,8**
28,5
± 1,8**
28,4
± 1,9**
27,3
± 1,7**
28,0
± 1,7**
28,4
± 1,7**
28,7
± 1,7**
27,9
± 1,8**
28,5
± 2,1**
28,2
± 1,8**
28,7
± 1,9**
28,7 ±
1,8**
28,4 ±
2,0**
Gliben-
clamid
5 mg/kg
31,7±
1,8*
31,4±
1,9*
31,4 ±
1,9*
30,9 ±
1,6*
31,5 ±
1,9*
30,3 ±
2,1*
31,0 ±
2,2*
30,9 ±
2,2*
31,4 ±
2,3*
31,5 ±
2,5*
31,1 ±
2,6*
30,9 ±
2,9*
31,0 ±
2,9*
31,2 ±
3,0*
31,1±
3,1*
Mimo-stam
1 g/kg
29,9±
1,4*
29,1 ±
1,5*
29,9 ±
1,1*
30,2 ±
1,3*
29,6 ±
1,2*
29,4 ±
1,5*
30,6±
1,4*
30,2 ±
1,4*
30,8 ±
1,6*
30,1 ±
1,6*
31,2 ±
1,8*
30,9 ±
1,8*
31,6 ±
1,8*
31,5 ±
1,7*
31,3±
2,1*
Mimo-stam
0,5 g/kg
28,0±
0,9*
28,9 ±
0,9*
30,2 ±
0,9*
31,4 ±
0,8*
30,2 ±
0,8*
29,9 ±
0,9*
25,8 ±
1,0*
29,2 ±
1,1*
30,2 ±
1,3*
28,4 ±
1,4*
29,9 ±
2,0*
31,2 ±
2,4*
30,5 ±
1,9*
30,8 ±
1,7*
29,9±
1,5*
* p < 0,05 và ** p < 0,01 so với lô sinh lý ở cùng thời điểm khảo sát
Bảng 4. Đường huyết của chuột bị đái tháo đường ở các lô vào ngày 0, 5, 10, 15
Lô (n = 6)
Đường huyết trung bình ± SEM (ml/dL)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15
Sinh lý 101,65 ± 4,26 74,47 ± 4,16 73,51 ± 4,25 85,00 ± 6,10
Chứng bệnh 263,70 ± 14,37
**
287,01 ± 13,96
**
297,21 ± 30,47
**
275,60 ± 34,34
**
Glibenclamid 5 mg/kg 266,88 ± 17,94
**
190,48 ± 20,32
**##
136,20 ± 15,39
**##
98,50 ± 12,28
##
Mimostam 1 g/kg 263,02 ± 19,25
**
180,58 ± 11,55
**##
152,31 ± 18,55
**#
154,18 ± 16,79
**##$
Mimostam 0,5 g/kg 266,59 ± 14,09
**
199,12 ± 22,53
**
146,58 ± 15,01
**##
167,47 ± 15,96
**##$
** p < 0,01 so với lô sinh lý # p < 0,05; ## p < 0,01: so với lô chứng bệnh
$ p < 0,05: so với lô glibenclamid ở cùng thời điểm khảo sát
Tại thời điểm ban đầu, chuột được tiêm
streptozotocin 170 mg/kg có đường huyết tăng
cao hơn 2,6 lần so với chuột sinh lý (p < 0,01).
Những chuột có đường huyết lớn hơn 200
mg/dL được phân chia vào 4 lô (chứng bệnh,
glibenclamid và 2 lô uống viên nang Mimostam)
sao cho đường huyết trung bình giữa 4 lô này
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Sau 5 ngày, kết quả cho thấy lô đối chứng
glibenclamid 5 mg/kg và 2 lô cho uống viên nang
Mimostam liều 0,5 g/kg, 1 g/kg làm giảm đường
huyết lần lượt khoảng 28,6%, 25,3% và 31,3% so
với thời điểm trước khi điều trị và thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh ở cùng thời
điểm (p < 0,05).
Vào ngày 10, đường huyết của lô điều trị
bằng glibenclamid 5 mg/kg, viên nang
Mimostam liều 0,5 g/kg và 1 g/kg giảm lần lượt
khoảng 49,0%, 42,1% và 45,0% so với thời điểm
trước điều trị và thấp có ý nghĩa thống kê so với
lô chứng bệnh (p < 0,05).
Tương tự, sau 15 ngày điều trị, kết quả cho
thấy các lô điều trị bằng glibenclamid 5 mg/kg,
viên nang Mimostam liều 0,5 g/kg và 1 g/kg
giảm lần lượt 63,1%, 41,4% và 37,2% so với trước
điều trị và thấp có ý nghĩa thống kê so với lô
chứng bệnh cùng thời điểm (p < 0,05).
Đường huyết của chuột ở 2 lô cho uống viên
nang Minostam liều 1 g/kg và 0,5 g/kg khác nhau
không có nghĩa thống kê tại cả 3 thời điểm khảo
sát (p > 0,05).
So sánh với thuốc đối chứng glibenclamid
uống liều 5 mg/kg, kết quả cho thấy tác động hạ
đường huyết ở lô điều trị bằng viên nang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
107
Mimostam liều 1 g/kg và 0,5 g/kg khác biệt
không có ý nghĩa thống kê sau 5 và 10 ngày điều
trị (p < 0,05); sau 15 ngày điều trị, tác dụng hạ
đường huyết của viên nang Mimostam thấp
hơn, đường huyết của 2 lô uống viên nang
Mimostam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lô
glibenclamid 5 mg/kg (p < 0,05).
Như vậy, viên nang Mimostam cho chuột
uống liều 1 g/kg và 0,5 g/kg thể hiện tác động hạ
đường huyết tương đương thuốc đối chứng
dương glibenclamid 5 mg/kg sau 5 và 10 ngày
điều trị, tác dụng này thấp hơn glibenclamid sau
15 ngày.
BÀN LUẬN
Để có thể tìm được các sản phẩm hỗ trợ
điều trị bệnh đái tháo đường, các nhà khoa
học đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết
của dược liệu riêng rẽ hoặc hỗn hợp các dược
liệu theo xu hướng hiện nay của các lương y
và doanh nghiệp. Theo xu hướng này, năm
2014 - 2016, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ
Chí Minh đã ký hợp đồng giao cho ThS.
Dương Thị Mộng Ngọc, Trung tâm Sâm và
Dược liệu TP. Hồ Chí Minh, thực hiện đề tài
“Nghiên cứu chiết xuất và thử tác dụng hạ
đường huyết của cao dược liệu từ Râu mèo,
Mướp đắng và Mắc cỡ”. Với những kết quả
khả quan thu được về tác động hạ glucose
huyết từ đề tài(3), nhóm nghiên cứu bào chế
viên nang cứng Mimostam nhằm góp phần
cung cấp thuốc có nguồn gốc tự nhiên ứng
dụng trong phòng và/hoặc điều trị bệnh đái
tháo đường.
Tác dụng ức chế α-amylase và α-
glucosidase của viên Mimostam phù hợp với
báo cáo trước đây về tác dụng ức chế hai
enzym này của từng dược liệu riêng lẻ. Theo
Poovitha và Parani (2016), dịch chiết từ các
loại Mướp đắng ức chế α-amylase và α-
glucosidase với IC50 trong khoảng 0,26 đến
0,29 mg/ml(10). Dịch chiết cồn 50% của Râu mèo
và sinensetin phân lập được ức chế α-
glucosidase với IC50 lần lượt là 4,63 và 0,66
mg/ml; ức chế α-amylase với IC50 lần lượt là
36,70 mg/ml và 1,13 mg/ml(7). Dịch chiết Mắc
cỡ cũng được báo cáo tác động ức chế α-
amylase với IC50 trong khoảng 54 đến 91 µg/ml
và α-glucosidase với IC50 trong khoảng 55 đến
93 µg/ml(13). Trên chuột nhắt, viên nang cứng
Mimostam không thể hiện độc tính cấp đường
uống với liều tối đa Dmax là 10 g/kg. Từ đó, đề
tài chọn khảo sát tác dụng hạ đường huyết
trên chuột đái tháo đường với liều 0,5 và 1
g/kg tương đương 1/20 và 1/10 Dmax theo
khuyến cáo của Bộ Y tế về liều thử tác dụng
dược lý thường nhỏ hơn hoặc bằng 1/5 Dmax(1).
Kết quả thu được cho thấy viên Mimostam
thể hiện tác dụng hạ đường huyết tương
đương với thuốc đối chứng glibenclamid. Tác
dụng này phù hợp với các báo cáo trước đây
về khả năng hạ đường huyết của Râu mèo,
Mướp đắng và Mắc cỡ. Cao nước lá Râu mèo
làm giảm đường huyết và điều hòa rối loạn
chuyển hóa lipid trên chuột gây đái tháo
đường bằng streptozotocin(7,9). Đối với Mướp
đắng, cao quả (liều 50 - 200 mg/ml) được báo
cáo tác dụng hạ đường huyết trên mô hình
gây tăng glucose huyết bằng streptozotocin và
không ảnh hưởng đến đường huyết của chuột
bình thường(6,10,16). Cao chiết ethanol và cao
chiết nước từ lá Mắc cỡ có tác dụng làm giảm
đường huyết trên mô hình gây đái tháo đường
bằng alloxan(12). Kết quả gợi ý tác dụng ức chế
α-amylase và α-glucosidase có thể là một
trong những cơ chế liên quan đến tác động hạ
đường huyết của viên nang Mimostam. Tác
động này của liều 0,5 g/kg và 1 g/kg khác biệt
không có ý nghĩa thống kê ở cả 3 thời điểm
khảo sát; kết quả gợi ý có thể dùng liều 0,5
g/kg trên chuột nhắt để ngoại suy liều điều trị
dự kiến ở người (4 - 5 viên 500 mg/ngày). Đề
tài góp phần cung cấp cơ sở về khả năng ứng
viên nang cứng Mimostam trong phòng
và/hoặc điều trị đái tháo đường trên lâm sàng.
KẾT LUẬN
Viên nang cứng Mimostam thể hiện tác động
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
108
ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase in
vitro với IC50 lần lượt là 655 µg/ml và 655,24
µg/ml so với IC50 của đối chứng acarbose lần lượt
là 13,56 µg/ml và 450,74 µg/ml. Chế phẩm không
thể hiện độc tính cấp đường uống với liều tối đa
Dmax là 10 g/kg, thể hiện tác động hạ đường
huyết ở liều 0,5 g/kg và 1 g/kg tương đương
nhau và tương đương với đối chứng glibenlamid
5 mg/kg sau 5 và 10 ngày điều trị.
LỜI CẢM ƠN: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm
ơn sự tài trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu. Ban hành theo quyết định số 141/QĐ-
K2ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015, tr.13-17.
2. Choi SY, Jung SH, Lee HS, Park KW, Yun BS, Lee KW (2008).
“Glycation inhibitory activity and the identification of an active
compound in P. asiatica extract”. Phytother. Res.; 22: 323–329.
3. Dương Thị Mộng Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Đan, Phạm Thị
Nguyệt Hằng, Phí Thị Xuyến, Đỗ Thị Phương (2015). “Khảo sát
độc tính cấp và tác dụng hạ glucose huyết thực nghiệm của cao
hỗn hợp Mắc cỡ, Râu mèo và Mướp đắng”. Tạp chí Y học Tp. Hồ
Chí Minh; 19(5): 91-95.
4. Gupta D, Chandrashekar, Richard L., Yogendra, Gupta N.
(2012). “In vitro antidiabetic activity of stem bark of Bauhinia
purpurea Linn.”. Der Pharmacia Lettre; 4(2): 614-619.
5. Mai Thị Cúc, Đỗ Thị Hồng Tươi (2015). “Phân tích sơ bộ thành
phần hóa học, khảo sát hoạt tính ức chế α-amylase, α-
glucosidase in vitro và độc tính cấp đường uống của trà thảo
mộc Karantina”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 19(3): 32-
37.
6. Miura T, Itoh C, Iwamoto N, Kato M, Kawai M, Park SR, Suzuki
I (2001). “Hypoglycemic activity of the fruit of the Momordica
charantia in type 2 diabetic mice”. J Nutr Sci Vitaminol.; 47(5): 340-
344.
7. Mohamed EA, Siddiqui MJ, Ang LF, Sadikun A, Chan SH, Tan
SC, Asmawi MZ, Yam MF (2012). “Potent α-glucosidase and α-
amylase inhibitory activities of standardized 50% ethanolic
extracts and sinensetin from Orthosiphon stamineus Benth as anti-
diabetic mechanism”. BMC Complement Altern Med.; 12: 176.
8. Ngô Thị Nga, Mai Thị Cúc, Đỗ Thị Hồng Tươi (2017). “Khảo sát
tác dụng hạ lipid huyết và hạ đường huyết của cao cồn 50% từ
trà thảo mộc Panas Karantina trên chuột nhắt”. Tạp chí Y học
Thành phố Hồ Chí Minh; 21(2): 7-15.
9. Phạm Thị Diệu Hạnh, Phùng Văn Trung, Nguyễn Ngọc Hạnh,
Nguyễn Đông Trúc (2007). “Khảo sát hoạt tính ức chế men
alpha glucosidase của các cao chiết hạt mướp đắng”. Tạp chí
Khoa học Trường đại học Cần Thơ; 7: 130-137.
10. Poovitha S, Parani M (2016). “In vitro and in vivo α-amylase and
α-glucosidase inhibiting activities of the protein extracts from
two varieties of bitter gourd (Momordica charantia L.)”. BMC
Complement Altern Med.; 16(1): 185.
11. Sriplang K, Adisakwattana S, Rungsipipat A, Yibchok-anun S
(2007). “Effects of Orthosiphon stamineus aqueous extract on
plasma glucose concentration and lipid profile in normal and
streptozotocin-induced diabetic rats”. Journal of
Ethnopharmacology; 109(3): 510-514.
12. Sutar NG, Sutar UN, Behera BC (2009). “Antidiabetic activity of
the leaves of Mimosa pudica Linn. in albino rats”. Journal of herbal
medicine and toxicology; 3(1): 123-126.
13. Thamizharasan S, Umamaheswari S, Rajeswary H (2016). “A-
amylase and ɑ-glucosidase activity of Mimosa pudica Linn
flowers”. Indian journal of research; 5(7): 224.
14. Viện dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
– tập I. NXB khoa học và kỹ thuật, tr. 172-173.
15. World Health Organization.
truy cập
ngày 6/6/2018.
16. Yadav M, Lavania A, Tomar R, Prasad GBKS, Jainm S, Yadav H
(2010). “Complementary and comparative study on
hypoglycemic and antihyperglycemic activity of various extracts
of Eugenia jambolana seed, Momordica charantia fruits, Gymnema
sylvestre, and Trigonella foenum graecum seeds in rats”. Appl
Biochem Biotechnol.; 160: 2388-2400.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 102_1987_2169120.pdf