Tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao chiết kim thất láng (gynura nitida dc., asteraceae): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 647
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG VÀ TÁC ĐỘNG
CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT
KIM THẤT LÁNG (GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE)
Trần Thị Nguyệt Ánh*, Trần Thị Ngọc Tú*, Bùi Mỹ Linh**, Đỗ Thị Hồng Tươi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đề tài cung cấp cơ sở về tính an toàn và tác dụng dược lý của Kim thất láng qua khảo sát độc tính
cấp đường uống và tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của dược liệu này.
Phương pháp nghiên cứu: Cây Kim thất láng được chiết với 4 dung môi khác nhau. Dựa trên kết quả khảo
sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp DPPH, chọn cao chiết tiềm năng. Khảo sát độc tính cấp
đường uống và xác định LD50 của cao chiết tiềm năng bằng phương pháp Behrens; tác động chống oxy hóa, bảo vệ
gan trên chuột nhắt gây tổn thương gan bằng cách cho uống paracetamol liều 400 mg/kg.
Kết quả: Cao tiềm năng là cao cồn 50% (hiệu suất chiết 26,2%) thể hiện hoạt tính chống oxy ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát độc tính cấp đường uống và tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của cao chiết kim thất láng (gynura nitida dc., asteraceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 647
KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG VÀ TÁC ĐỘNG
CHỐNG OXY HÓA, BẢO VỆ GAN CỦA CAO CHIẾT
KIM THẤT LÁNG (GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE)
Trần Thị Nguyệt Ánh*, Trần Thị Ngọc Tú*, Bùi Mỹ Linh**, Đỗ Thị Hồng Tươi*
TÓM TẮT
Mở đầu: Đề tài cung cấp cơ sở về tính an toàn và tác dụng dược lý của Kim thất láng qua khảo sát độc tính
cấp đường uống và tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của dược liệu này.
Phương pháp nghiên cứu: Cây Kim thất láng được chiết với 4 dung môi khác nhau. Dựa trên kết quả khảo
sát hoạt tính chống oxy hóa in vitro bằng phương pháp DPPH, chọn cao chiết tiềm năng. Khảo sát độc tính cấp
đường uống và xác định LD50 của cao chiết tiềm năng bằng phương pháp Behrens; tác động chống oxy hóa, bảo vệ
gan trên chuột nhắt gây tổn thương gan bằng cách cho uống paracetamol liều 400 mg/kg.
Kết quả: Cao tiềm năng là cao cồn 50% (hiệu suất chiết 26,2%) thể hiện hoạt tính chống oxy hóa in vitro với
EC50 là 615,23 µg/ml. Khi cho uống, LD50 trên chuột nhắt của cao cồn 50% từ Kim thất láng là 25,64 ± 1,39 g
cao/kg. Cho chuột uống paracetamol 400 mg/kg gây tổn thương gan, làm tăng đáng kể hoạt tính AST, ALT huyết.
Cao Kim thất láng ở liều 130 và 260 mg/kg làm giảm hoạt tính AST, ALT huyết, hàm lượng MDA trong gan,
phục hồi GSH so với lô chứng bệnh. Liều 260 mg/kg cho tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan tốt hơn liều 130
mg/kg và tương đương với thuốc đối chứng silymarin 100 mg/kg, đưa hàm lượng MDA và GSH của gan trở về
như mức sinh lý bình thường. Phân tích đại thể và vi thể gan cho thấy việc uống cao Kim thất láng trong 7 ngày
làm giảm tổn thương gan do paracetamol gây ra.
Kết luận: Cao cồn 50% từ Kim thất láng thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt với LD50 là 25,64
± 1,39 g/kg và tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan ở liều 130 mg/kg và 260 mg/kg; trong đó liều 260 mg/kg có tác
động tương đương silymarin liều 100 mg/kg.
Từ khóa: Kim thất láng, độc tính cấp, paracetamol, chống oxy hóa, bảo vệ gan.
ABSTRACT
STUDY ON ACUTE ORAL TOXICITY AND ANTIOXIDANT, HEPATOPROTECTIVE EFFECTS
OF EXTRACTS FROM GYNURA NITIDA DC., ASTERACEAE
Tran Thi Nguyet Anh, Tran Thi Ngoc Tu, Bui My Linh, Do Thi Hong Tuoi
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 647 – 654
Introduction: The aim of this study is to evaluate acute oral toxicity and antioxidant, hepatoprotective effects
of Gynura nitida DC., Asteraceae in order to provide the evidences about the safety and pharmacological effect of
this plant.
Methods: Dry material was extracted with 4 different solvents (96%, 70%, 50% ethanol and water). Based
on the in vitro antioxidant activity of the extracts by DPPH test, potential solvent was selected. The oral acute
toxicity was evaluated in mice and LD50 estimated by Behrens method. The antioxidant and hepatoprotective
effects of G. nitida extracts were examined in mice induced liver damage by oral administration of 400 mg/kg
paracetamol.
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
**Khoa Dược, Trường Đại học Buôn Ma Thuột
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 648
Results: The potential solvent is 50% ethanol (rendement of extraction de 26.2%). This extract expressed
acute oral toxicity with value of EC50 of 615.23 g/ml. For oral acute toxicity of 50% ethanol extract in mice, LD50
was 25.64 ± 1.39 g/kg. Oral administration of 400 mg/kg paracetamol induced liver injury associated to
significant increases in AST, ALT. The oral doses of 130 and 260 mg/kg of G. nitida extract decreased ALT, AST,
MDA levels and increased GSH compared to pathological group. The antioxidant and hepatoprotective effects of
dose of 260 mg/kg were better than those of 130 mg/kg; this effect was similar to that of 100 mg/kg silymarin with
normal MDA and GSH levels as those of physiological group. Macro-and micro-analyse of liver showed that oral
administration of G. nitida extract for 7 days decreased paracetamol-induced liver injury.
Conclusion: The 50% ethanol extract of G. nitida had oral acute toxicity in mice with LD50 of
25.64 ± 1.39 g/kg as well as expressed antioxidant, hepatoprotective effects at the doses of 130 mg/kg and 260
mg/kg; effects at 260 mg/kg similar to those of 100 mg/kg silymarin.
Key words: Gynura nitida DC., acute toxicity, paracetamol, antioxidant, hepatoprotective effect
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan dễ bị ảnh hưởng bởi chất độc nên bệnh
gan đa dạng và phức tạp. Xu hướng điều trị
bệnh gan hiện nay là sử dụng thuốc từ dược liệu
nhờ ưu điểm có thể sử dụng lâu dài, an toàn.
Gần đây, Kim thất láng (Gynura nitida
DC., Asteraceae) thường gọi là Rau rừng,
được người dân ưa thích và phân phối trong
siêu thị ở nhiều tỉnh của Việt Nam(5,11). Một
số báo cáo cho thấy các loài trong chi Gynura
có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa. G.
procumbens sử dụng trong dân gian ở Thái
Lan trị viêm tại chỗ, thấp khớp, bệnh do
virus(1,6). Dịch chiết ether của G. bicolor ngăn
cản hoạt động của NF-κB, ức chế sản xuất
NO, PGE2, giảm đáp ứng viêm ở tế bào
RAW 267.7(16). Dịch chiết ethyl acetat của G.
bicolor chứa hợp chất phenol có hoạt tính
chống oxy hóa mạnh(16). G. procumbens thể
hiện khả năng khử DPPH tương ứng với
tổng lượng phenolic theo thứ tự dịch chiết
methanol > ethanol > nước; khả năng ức chế
CYP3A4, CYP1A2 tương ứng với lượng
flavonoid: dịch chiết ethanol > methanol >
nước(1). Theo Wan và cộng sự (2014), dịch
chiết từ lá G. formosana có khả năng chống
oxy hóa, khử gốc tự do phụ thuộc lượng
hợp chất phenolic và flavonoid ở những
nhiệt độ khác nhau(15). Tuy nhiên, các báo
cáo về tính an toàn và tác động chống oxy
hóa, bảo vệ gan của cây Kim thất láng còn
rất hạn chế. Từ những cơ sở trên, đề tài thực
hiện “Khảo sát độc tính cấp đường uống và
tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan của Kim
thất láng (Gynura nitida DC.)”
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu thử
Phần trên mặt đất cây Kim thất láng thu hái
tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk vào tháng 10/2016,
được định danh, cung cấp bởi PGS.TS. Bùi Mỹ
Linh, Trường Đại học Buôn Ma Thuột.
Hóa chất
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH), acid
ascorbic, MDA chuẩn, GSH chuẩn, acid
thiobarbituric (Sigma-Aldrich, Mỹ); paracetamol
(Sanofi-Aventis, Việt Nam); thuốc thử Folin-
Ciocalteu, methanol, acid tricloroacetic (TCA),
Tris-HCl (Merck, Đức), silymarin (viên
Légalon®, số lô: B1600984, ngày sản xuất:
01/4/2016; hạn dùng: 31/3/2021, Madaus GmbH,
Đức), formalin, NaCl, KCl (Guangdong
Guanghua, Trung Quốc).
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt Swiss albino đực và cái, 5-6 tuần
tuổi, trọng lượng trung bình 22-25 g, do Viện
Vaccin và sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp.
Chuột khoẻ mạnh, nuôi ổn định 5 ngày trong
lồng 25x35x15 cm (6 chuột/lồng), cung cấp thức
ăn, nước uống đầy đủ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 649
Phương pháp nghiên cứu
Chiết xuất dược liệu
Cao được chiết nóng theo tỷ lệ 1 g bột dược
liệu với 10 ml dung môi (nước, cồn 50%, 70%,
96% hoặc dung môi tiềm năng) ở 90 oC, chiết 3
lần, 30 phút/lần; dịch chiết được bốc hơi dung
môi trên bếp cách thủy ở 50 oC và cô giảm áp thu
hồi dung môi, thu cao toàn phần, hút ẩm đến
khối lượng không đổi (trong bình hút ẩm).
Khảo sát hoạt tính chống oxy hoá in vitro
bằng phương pháp DPPH(14)
Hoạt tính chống oxy hóa của mẫu tỷ lệ thuận
với sự giảm cường độ màu của DPPH và được
xác định bằng cách đo OD ở 517 nm. Kết quả
được tính theo công thức: HTCO (%) = [(ODchứng -
ODthử)/ ODchứng] × 100. Mẫu chứng (có DPPH,
không có mẫu thử) và acid ascorbic được tiến
hành song song. Xác định EC50 (nồng độ có
HTCO 50%) bằng phần mềm Excel 2010.
Khảo sát chất lượng của cao toàn phần
tiềm năng
Dựa vào hoạt tính chống oxy hóa in vitro của
04 cao, xác định dung môi tiềm năng, chiết cao
tiềm năng. Độ tinh khiết (độ ẩm, độ tro toàn
phần, độ tro không tan trong acid) của cao tiềm
năng được xác định theo các phụ lục tương ứng
trong Dược điển Việt Nam V(2). Hợp chất
polyphenol trong cao tiềm năng được định
lượng bằng phương pháp Folin - Ciocalteu sử
dụng chất chuẩn pyrogallol(2,12).
Khảo sát độc tính cấp đường uống trên
chuột nhắt
Thực hiện theo “Hướng dẫn thử nghiệm
tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu” của Bộ Y tế ban hành theo quyết định
số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015(3). Chuột (50%
đực, 50% cái) được nhịn đói ít nhất 12 giờ, cho
uống cùng liều cao thử trong điều kiện ổn định,
quan sát trong 72 giờ. Giai đoạn sơ bộ xác định
liều lớn nhất không làm chết con nào (LD0) và
liều tối thiểu gây chết 100% chuột (LD100). Sau đó,
chia chuột làm 5 lô (10 con/lô), chia liều ở các lô
theo cấp số cộng khoảng từ LD0 - LD100. Theo dõi
chuột trong 72 giờ, ghi nhận biểu hiện độc (cử
động tổng quát, hành vi, trạng thái lông, ăn
uống, tiêu tiểu), số chuột chết/sống, lập bảng
số liệu, tính LD50.
Liều
Số lượng thực tế Số lượng tích lũy
Số chết
Số
sống
Tổng
số
Số
chết
Số
sống
Tổng số
%
chết
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
LD50 được tính theo phương pháp Behrens:
LD50 = D1 + [(50-a) x d]/(b-a)
Trong đó: D1: liều có % chết sát dưới 50%; a:
% chết sát dưới 50%; b: % chết sát trên 50%; d:
khoảng cách giữa liều có % chết sát dưới 50% và
sát trên 50%.
Tính sai số chuẩn của LD50: Vẽ đồ thị biểu diễn
% chết tích lũy theo liều, xác định LD16 và LD84.
Sai số chuẩn của LD50 tính theo công thức:
, với s = (LD84 - LD16)/2 là phân phối
chuẩn; hằng số Behrens k = 0,66; d: bước nhảy
liều giữa 2 liều gần LD50; n: số chuột trung bình
của các nhóm. Nếu sau 72 giờ, chuột không có
dấu hiệu bất thường hoặc chết, theo dõi tiếp
trong 14 ngày. Chuột chết trong thời gian quan
sát, mổ xác để xem nguyên nhân chết. Những
chuột sống sau 14 ngày được mổ để xem các cơ
quan bên trong có bất thường không.
Khảo sát tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ gan
trên chuột nhắt(9,10)
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 5 lô
(n = 6): lô 1 (sinh lý) và lô 2 (chứng bệnh): uống
nước cất, lô 3 (đối chiếu): uống silymarin 100
mg/kg, lô 4, 5: uống cao thử lần lượt với liều 130
và 260 mg/kg; uống 1 lần/ngày vào buổi sáng,
thể tích 10 ml/kg, liên tục trong 7 ngày. Ngày thứ
7, sau 1 giờ cho chuột uống nước cất, cao thử
hoặc silymarin, gây độc gan cho chuột (trừ lô 1)
bằng cách cho uống paracetamol liều duy nhất
400 mg/kg. Sau 6 giờ cho uống paracetamol, gây
mê chuột bằng đá CO2, mổ lấy máu tim đo hoạt
tính ALT (alanin aminotransferase), AST
(aspartat aminotransferase) bằng phương pháp
đo động học enzym; tách gan, quan sát đại thể,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 650
ghi trọng lượng. Một phần gan được ngâm trong
formol 10% để nhuộm hematoxylin-eosin (HE),
phân tích vi thể; phần còn lại để định lượng
MDA, GSH.
Định lượng malonyl dialdehyd (MDA),
glutathion (GSH) trong gan: một phần gan được
nghiền đồng thể trong KCl 1,15% (tỉ lệ 1g:10 ml)
ở 0-4°C. Lấy 2 ml dịch đồng thể, thêm 1 ml Tris-
HCl ủ 60 phút ở 37°C; thêm 1 ml TCA 10%, ly
tâm 15 phút 10000 rpm ở 4°C; lấy 2 ml dịch trong
phản ứng với 1 ml acid thiobarbituric 0,8% ở
100°C trong 15 phút, đo OD ở 532 nm để định
lượng MDA. Lấy 1 ml dịch đồng thể, thêm 2 ml
Tris-HCl ủ 60 phút ở 37°C; thêm 1 ml TCA 10%,
ly tâm 15 phút, 10000 rpm ở 4oC; lấy 1 ml dịch
trong phản ứng với 1,8 ml đệm phosphat-EDTA,
0,2 ml thuốc thử Ellman, ủ ở nhiệt độ phòng 3
phút, đo OD ở 412 nm để định lượng GSH. Hàm
lượng MDA và GSH (nmol/ml dịch đồng thể)
được tính theo phương trình hồi quy của
MDA/GSH chuẩn. Từ đó, xác định hàm lượng
MDA hoặc GSH (nmol/g protein) theo công
thức: C = Cnmol/ml × 1000/Cprotein; trong đó Cprotein xác
định bằng phương pháp Bradford dựa vào
đường cong chuẩn độ của albumin huyết thanh
bò (BSA)(4).
Phân tích kết quả và xử lý số liệu thống kê
Kết quả xử lý bằng Excel, trình bày dạng giá
trị trung bình ± sai số chuẩn của giá trị trung
bình (Mean ± SEM), phân tích thống kê bằng test
Kruskal-Wallis và Mann-Whitney (phần mềm
SPSS 20.0). Sự khác biệt có ý nghĩa khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Hiệu suất chiết và hoạt tính chống oxy hóa
của các cao toàn phần
Hiệu suất chiết cao với 04 dung môi cồn 96%,
cồn 70%, cồn 50% và nước lần lượt là 8,13%,
18,67%, 25,93% và 22,93%. Hoạt tính chống oxy
hóa in vitro của 4 cao ở nồng độ 1000 µg/ml lần
lượt là 20,89%, 48,21%, 73,62% và 10,05%. Từ đó,
khảo sát hoạt tính chống oxy ở các nồng độ khác
của cao cồn 50% để xác định EC50 so với chất acid
ascorbic. Dựa theo phương trình tuyến tính giữa
nồng độ và hoạt tính chống oxy hóa của cao Kim
thất láng (y = 0,0543x + 16,593, R² = 0,9934) và
chất đối chứng acid ascorbic (y = 6,9411x - 0,4636,
R² = 0,9936), xác định EC50 của cao cồn 50% và
acid ascorbic lần lượt là 615,23 và 7,27 µg/ml.
Từ đó, tiến hành chiết cao tiềm năng với
cồn 50% có hiệu suất chiết 26,2%, thu cao
đặc, màu xanh đen đậm, có mùi thơm đặc
trưng của dược liệu.
Chất lượng của cao cồn 50%
Cao có độ ẩm trung bình 10,8%, độ tro toàn
phần trung bình là 8,8%, độ tro không tan trong
acid trung bình 0,6%. Cao chứa nhóm hợp chất
polyphenol với hàm lượng polyphenol toàn
phần theo phương pháp Folin-Ciocalteu là 85 mg
pyrogallol/g cao.
Độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt của
cao cồn 50% từ cây Kim thất láng
Cho chuột uống đồng lượng cao thử ở nồng
độ tối đa phân tán trong nước cất qua kim là
1500 mg/ml, thể tích cho chuột uống 20 ml/kg
(tương đương 30 g cao/kg). Quan sát thấy chuột
giảm di chuyển, thở nhanh trong 2-3 phút. Sau 5
phút, chuột co thắt thành bụng kéo dài 30 phút.
Khoảng từ 30 - 60 phút, 20% (2/10) chuột co giật
và chết, số chuột còn lại di chuyển, ăn cám và
uống nước bình thường. Sau 72 giờ, 60% (6/10)
chuột chết. Tiến hành giảm liều cao thử, kết quả
cho thấy liều cao nhất không gây chết chuột
(LD0) là 14 g cao/kg. Tiến hành xác định LD50: Số
lượng chuột chết và sống ở mỗi lô sau 72 giờ
được trình bày ở Bảng 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 651
Bảng 1: Số lượng chuột chết/sống ở mỗi lô uống
cao Kim thất láng
Liều
(g/kg)
Số lượng chuột thực
tế
Số lượng chuột tích lũy
Số
chết
Số
sống
Tổng
số
Số
chết
Số
sống
Tổng
số
% chết
14 0 10 10 0 34 34 0
18 2 8 10 2 24 26 7,69
22 3 7 10 5 16 21 23,81
26 5 5 10 10 9 19 52,63
30 6 4 10 16 4 20 80,00
Giá trị LD50 xác định theo phương pháp
Behrens:
LD50 = D1 + [(50-a) x d]/(b-a) = 22 + [(50 -
23,81) x 4]/(52,63 - 23,81) = 25,64 mg/kg
Đồ thị biểu diễn tỷ lệ phần trăm chết tích lũy
(%) theo liều dùng ở Hình 1.
Hình 1: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ chết tích lũy (%) theo
liều uống cao Kim thất láng
Từ đồ thị, xác định LD16 = 16,07 g/kg và LD84
= 30,67 g/kg.
Phân phối chuẩn s = (LD84 - LD16)/2 = (30,67 –
16,07)/2 = 7,3
Sai số chuẩn của LD50 tính theo công thức:
39,110/43,766,0.. xx
n
dsk
Es
Vậy LD50 của cao cồn 50% từ cây Kim thất
láng là 25,64 ± 1,39 (g/kg).
Chuột chết trong thử nghiệm và chuột sống
sau 14 ngày được mổ, quan sát đại thể cho thấy
không có sự thay đổi về đại thể ở tất cả chuột
thử nghiệm.
Tác động chống oxy hóa, bảo vệ gan in vivo của
cao cồn 50% từ cây Kim thất láng
Liều có thể dùng trong thử nghiệm sinh lý
(Ds) ở chuột nhắt không vượt quá 1/10 LD50(5). Do
đó, đề tài chọn liều cho uống của cao cồn 50% là
130 mg/kg và 260 mg cao/kg (tương ứng 1/200 và
1/100 LD50, tương đương 500 mg và 1000 mg bột
dược liệu khô/kg) để khảo sát tác động chống
oxy hóa, bảo vệ gan trên chuột nhắt được gây
tổn thương gan bằng paracetamol.
Tác động lên hoạt tính enzym gan
Tác động của cao Kim thất láng lên hoạt tính
enzym AST, ALT được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Hoạt tính AST, ALT ở các lô chuột thử nghiệm
Lô (n = 6) AST (U/L) ALT (U/L)
Sinh lý 123,78 ± 6,92 62,78 ± 4,61
Chứng bệnh 5975,22 ± 292,76
***
9910,62 ± 446,31
***
Silymarin 100
mg/kg
2449,82 ± 635,53
***##
4834,17 ± 1222,15
***##
Cao thử liều
130 mg/kg
4166,92 ± 144,96
***##
7508,58 ± 548,42
***##
Cao thử liều
260 mg/kg
2448,63 ± 459,07
***##
3965,93 ± 719,95
***##
***p < 0,001 so với lô sinh lý, ##p < 0,01 so với lô chứng bệnh
Hoạt tính AST, ALT của lô chứng bệnh cao
hơn lô sinh lý (p < 0,001; AST tăng 48,3 lần,
ALT tăng 157,9 lần). Khi dự phòng tổn thương
gan bằng cách cho chuột uống silymarin 100
mg/kg hoặc cao thử liều 130 và 260 mg/kg,
hoạt tính AST, ALT của chuột giảm có ý nghĩa
so với lô chứng bệnh (p < 0,01). Cụ thể: lô
silymarin, AST giảm 2,43 lần và ALT giảm
2,05 lần; lô cao thử liều 130 và 260 mg/kg: AST
giảm lần lượt 1,43 và 2,44 lần; ALT giảm lần
lượt 1,32 và 2,50 lần. Tác dụng của cao Kim
thất láng liều 260 mg/kg khác biệt không có ý
nghĩa so với silymarin 100 mg/kg (p > 0,05).
Giữa 2 liều cao thử, liều 260 mg/kg giảm hoạt
tính ALT tốt hơn liều 130 mg/kg (p < 0,05; thấp
hơn 1,9 lần); hoạt tính AST của chuột uống cao
thử liều 130 mg/kg cao gấp 1,7 lần so với liều
260 mg/kg nhưng khác biệt không có ý nghĩa
(p > 0,05); do số lượng chuột thử nghiệm ít,
khoảng dao động giữa các chuột trong một
lô rộng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 652
Tác động lên hàm lượng MDA, GSH của gan
Từ phương trình tuyến tính của protein
(y = 0,1704x + 0,2541, R2 = 0,9553), MDA chuẩn
(y = 0,0356x + 0,0912, R² = 0,9936) và GSH chuẩn
(y = 0,0007x + 0,1431, R² = 0,9951) suy ra hàm
lượng MDA và GSH trong gan (Bảng 3).
Bảng 3: Hàm lượng MDA, GSH trong gan của
các lô chuột thử nghiệm
Lô (n = 6) nmol MDA/g
protein
nmol GSH/g protein
Sinh lý 2,96 ± 0,27 972,93 ± 39,28
Chứng bệnh 14,33 ± 2,09
**
153,61 ± 15,09
**
Silymarin
liều 100 mg/kg
2,63 ± 0,29
##
685,81 ± 102,28
*##
Cao thử
liều 130 mg/kg
3,92 ± 0,34
##
287,26 ± 26,94
**##
Cao thử
liều 260 mg/kg
2,39 ± 0,37
##
916,20 ± 85,65
##
*p < 0,05 và **p < 0,01 so với lô sinh lý
##p < 0,01 so với lô chứng bệnh
Hàm lượng MDA ở lô chứng bệnh tăng 4,84
lần so với lô sinh lý (p < 0,01). Lô silymarin 100
mg/kg và 2 lô thử đều có hàm lượng MDA gan
thấp hơn lô chứng bệnh (p < 0,01), cụ thể MDA ở
3 lô này giảm lần lượt 5,45; 3,66 và 5,60 lần và
không khác biệt có ý nghĩa so với sinh lý (p >
0,05). Ngoài ra, hàm lượng MDA ở lô cao liều
260 mg/kg thấp hơn có ý nghĩa so với liều 130
mg/kg (p < 0,05) và không khác biệt so với
silymarin 100 mg/kg (p > 0,05).
Về hàm lượng GSH trong gan, lô chứng
bệnh giảm 6,33 lần so với lô sinh lý (p < 0,01).
Lượng GSH của lô silymarin 100 mg/kg, 2 lô cao
Kim thất láng liều 130 và 260 mg/kg tăng lần
lượt 4,46; 1,87 và 5,96 lần so với lô chứng bệnh (p
< 0,01). Hàm lượng GSH ở lô silymarin và lô cao
liều 130 mg/kg lần lượt bằng khoảng 70% và 30%
lô sinh lý (p < 0,05). Ở lô cao thử liều 260 mg/kg,
GSH gan phục hồi gần trở về mức sinh lý
(khoảng 94%, p > 0,05), khác biệt không có ý
nghĩa so với silymarin 100 mg/kg (p > 0,05). Giữa
2 liều của cao thử, lượng GSH ở lô uống liều 260
mg/kg cao hơn lô 130 mg/kg (p < 0,01).
Tác động lên đại thể, vi thể gan
Về đại thể, tất cả chuột sinh lý đều có
gan màu đỏ, không phù mề, mặt nhẵn và
mềm mại. Chuột chứng bệnh có gan bạc
màu, bề mặt có chấm trắng và sung huyết.
Đa số chuột ở 2 lô cao thử và lô silymarin có
gan màu đỏ, bề mặt nhẵn, không nổi nốt
trắng hoặc sung huyết.
Kết quả phân tích vi phẫu gan chuột ở các lô
được trình bày trong Bảng 4 và Hình 2.
Bảng 4: Kết quả phân tích vi phẫu gan chuột thử
nghiệm
Lô
(n=6)
Kết quả phân tích vi phẫu gan
Sinh lý
6/6 mẫu gan bình thường, không viêm hay
hoại tử.
Chứng bệnh
4/6 mẫu gan viêm mức độ 8/18 (hoại tử
quanh tĩnh mạch trung tâm 6/6 và trong tiểu
thùy gan: 2/4); 2/6 mẫu gan viêm mức độ
6/18 (hoại tử quanh tĩnh mạch trung tâm 4/6
và trong tiểu thùy gan: 2/4)
Silymarin
100 mg/kg
3/6 mẫu gan viêm mức độ 8/18
3/6 mẫu gan viêm mức độ 6/18
Cao Kim thất
láng liều
130 mg/kg
1/6 mẫu gan viêm mức độ 8/18; 1/6 mẫu gan
viêm mức độ 7/18 (hoại tử quanh tĩnh mạch
trung tâm 5/6 và trong tiểu thùy gan: 2/4); 2/6
mẫu gan viêm mức độ 6/18; 1/6 mẫu gan
viêm mức độ 4/18 (hoại tử quanh tĩnh mạch
trung tâm 3/6 và trong tiểu thùy gan: 1/4); 1/6
mẫu gan viêm mức độ 3/18
Cao Kim thất
láng liều
260 mg/kg
3/6 mẫu gan viêm mức độ 7/18
3/6 mẫu gan viêm mức độ 6/18
Kết quả cho thấy lô sinh lý không chuột
nào xuất hiện tình trạng viêm gan. Với lô
chứng bệnh, xuất hiện tình trạng viêm gan
cấp thể hiện qua những bất thường trên đại
thể và vi thể gan (hoại tử nặng tế bào gan).
Khi cho chuột uống cao cồn 50% từ Kim thất
láng liều 130 và 260 mg/kg hoặc mẫu đối
chứng silymarin 100 mg/kg, kết quả cho
thấy có sự giảm tổn thương gan do
paracetamol gây ra rõ rệt.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 653
Hoại tử quanh tĩnh mạch trung tâm Hoại tử tiểu thùy gan
Hình 2: Vi thể cấu trúc tế bào gan
BÀN LUẬN
Từ hiệu suất chiết và hoạt tính chống oxy
hóa in vitro khảo sát bằng phương pháp DPPH,
cồn 50% được chọn là dung môi tiềm năng để
chiết khối lượng lớn cao Kim thất láng. Cao cồn
50% thể hiện hoạt tính chống oxy hóa in vitro với
EC50 615,23 mg/ml, hàm lượng polyphenol toàn
phần tương ứng 85 mg pyrogallol/g cao, phù
hợp với một số báo cáo về hàm lượng
polyphenol của G. procumbens khoảng 70,7 mg
GAE/g cao và một số loài chi Gynura có hoạt tính
chống oxy hóa theo cơ chế bắt gốc tự do(1).
Đề tài khảo sát khả năng chống oxy hóa, bảo
vệ gan in vivo của cao cồn 50% từ cây Kim thất
láng trên chuột nhắt gây tổn thương gan bằng
paracetamol đã được báo cáo với liều 200 - 400
mg/kg có thể gây độc gan trong vòng 6-24 giờ(10).
Kết quả cho thấy paracetamol làm tăng AST,
ALT, MDA và giảm GSH tương tự báo cáo của
Madkour và cộng sự (2013)(9). Cao chiết Kim thất
láng cho uống liều 130 và 260 mg/kg thể hiện tác
động chống oxy hóa, bảo vệ gan; giúp giảm hoạt
tính AST, ALT, hàm lượng MDA và tăng GSH,
đặc biệt với liều 260 mg/kg thể hiện tác dụng
tương tự silymarin 100 mg/kg, giúp giá trị MDA
và GSH trở về gần với mức sinh lý. Tác dụng
bảo vệ gan của cao Kim thất láng còn được
khẳng định bởi sự giảm tổn thương gan ở các lô
điều trị so với lô chứng bệnh khi phân tích vi thể
cấu trúc gan. Tác động chống oxy hóa, bảo vệ
gan của Kim thất láng phù hợp với báo cáo về
tác dụng dược lý của các loài thuộc chi Gynura
như khả năng chống oxy hóa, cải thiện sự tăng
hoạt tính AST, ALT của dịch chiết G. formosana
trên chuột cống bị viêm gan nhiễm mỡ không do
rượu và cao chiết G. procumbens trên thỏ bị tổn
thương gan do chế độ ăn giàu cholesterol(7,8,14,15).
KẾT LUẬN
Cao cồn 50% từ cây Kim thất láng thể hiện
độc tính cấp đường uống với LD50 là 25,64 ± 1,39
g/kg. Cho chuột nhắt uống cao liều 130 và 260
mg/kg trong 7 ngày liên tiếp thể hiện tác động
chống oxy hóa, bảo vệ gan, giảm tổn thương gan
do paracetamol gây ra; trong đó liều 260 mg/kg
tác động tốt hơn liều 130 mg/kg và tương tự tác
động của silymarin 100 mg/kg. Đề tài mở ra triển
vọng nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ Kim
thất láng ứng dụng trong phòng và/hoặc điều trị
các bệnh về gan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Afandi A, et al. (2014), “Antioxidant properties of Gynura
procumbens extracts and their inhibitory effects on two major
human recombinant cytochrome P450s using a high
throughput luminescence assay”, Asian journal of Pharmaceutical
and Clinical Research, 7(5), pp. 36-41.
2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam 5, NXB Y học, PL
203, 204, 205.
3. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015,
Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu.
4. Bradford MM (1976), “A rapid and sensitive method for the
quantitation of microgram quantities of protein utilizing the
principle of protein-dye binding”, Analytical Biochemistry, 72,
pp. 248 - 254.
5. Đỗ Trung Đàm (2014), Phương pháp xác định độc tính
của thuốc, NXB Y học, Hà Nội, tr.15-157, 199-215.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 654
6. Iskander M, et al. (2002), “Antiinflammatory screening of the
medical plant Gynura procumbens”, Plant Foods for Human
Nutrition, 57(3-4), pp. 233-244.
7. Ismail MAH, et al. (2016), “Effects of Gynura procumbens extract
on liver function test of hypercholesterolemia induced rabbits”,
78(6-7), pp. 49-54
8. Ma J (2017), “Antioxidant and anti-inflammatory activities of
ethyl acetate extract of Gynura formosana leaves”, Experimental
and therapeutic medicine, 14, pp. 2303-2309.
9. Madkour FF, Abdel-Daim MM (2013), “Hepatoprotective and
antioxidant activity of Dunaliella salina in paracetamol-induced
acute toxicity in rats”, Indian journal of Pharmaceutical Sciences,
75(6), pp. 642-648.
10. Maes M, et al. (2016), “Experimental models of hepatotoxicity
related to acute liver failure”, Toxicology and Applied
Pharmacology, 290, pp. 86-97.
11. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển III, Nhà xuất
bản trẻ, tr. 230-233.
12. Singleton VL, et al. (1999), “Analysis of total phenols and other
oxidation substrates and antioxidants by means of Folin-
Ciocalteu reagent”, Methods Enzymol, 299, pp. 152-178.
13. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.
14. Wan C, et al. (2011), “Antioxidant activity and free
radical-scavenging capacity of Gynura divaricate leaf
extracts at different temperatures”, Pharmacognosy
Magazine, 7(25), pp. 40-45.
15. Wan Y, et al. (2014), “Therapeutical effect of Gynura formosana
alcohol extract on non-alcoholic fatty liver disease in rats”,
Global journal of Intergrated Chinese Medicine and Western
Medicine, 2(2).
16. Wu C, et al. (2013), “Antiinflammatory activity of Gynura
bicolor ether extract through inhibits nuclear factor kappa B
activation”, Journal of Traditional and Complementary Medicine,
3(1), pp. 48-52.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_doc_tinh_cap_duong_uong_va_tac_dong_chong_oxy_hoa_b.pdf