Tài liệu Khảo sát điểm chất lượng cuộc sống của người dân ở một số khu vực thường xuyên ngập úng tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 503
KHẢO SÁT ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở MỘT SỐ KHU VỰC THƯỜNG XUYÊN NGẬP ÚNG
TẠI PHƯỜNG PHÚ THUẬN, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Văn Chính*, Đặng Ngọc Chánh*, Lê Việt Anh*, Nguyễn Thị Hồng Diễm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: TP.HCM là đô thị lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả nước với sự đóng góp 20% vào
GDP quốc gia và 30% vào tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù có vai trò quan trọng chiến lược trong nền kinh tế
quốc gia, tuy nhiên TP.HCM lại nằm trên một nền đất thấp và dễ dàng bị ngập do mưa lớn, nước lũ thượng
nguồn hay triều cường. Trước tình trạng ngập úng thường xuyện xảy ra trên diện rộng tại TP.HCM, có thể gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống (CLCS) dựa vào thang
đo WHOQOL-BREF của người dân phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM tại thời điểm bị ngập l...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát điểm chất lượng cuộc sống của người dân ở một số khu vực thường xuyên ngập úng tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 503
KHẢO SÁT ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở MỘT SỐ KHU VỰC THƯỜNG XUYÊN NGẬP ÚNG
TẠI PHƯỜNG PHÚ THUẬN, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Văn Chính*, Đặng Ngọc Chánh*, Lê Việt Anh*, Nguyễn Thị Hồng Diễm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: TP.HCM là đô thị lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả nước với sự đóng góp 20% vào
GDP quốc gia và 30% vào tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù có vai trò quan trọng chiến lược trong nền kinh tế
quốc gia, tuy nhiên TP.HCM lại nằm trên một nền đất thấp và dễ dàng bị ngập do mưa lớn, nước lũ thượng
nguồn hay triều cường. Trước tình trạng ngập úng thường xuyện xảy ra trên diện rộng tại TP.HCM, có thể gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự thay đổi điểm trung bình chất lượng cuộc sống (CLCS) dựa vào thang
đo WHOQOL-BREF của người dân phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM tại thời điểm bị ngập lụt so với thời
điểm không bị ngập lụt.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế theo dõi dọc có bắt cặp và phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại
hộ gia đình. Tiến hành thu thập dữ kiện vào 2 thời điểm khi không bị ngập lụt và khi bị ngập lụt. Sử dụng bộ câu
hỏi bộ câu hỏi WHOQOL-BREF đã được chuẩn hóa tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu: Điểm CLCS của 3 lĩnh vực Sức khỏe thể chất (SKTC), Sức khỏe tinh thần(SKTT) và
Môi trường sống (MTS) tại thời điểm ngập lụt đều thấp hơn so với thời điểm không bị ngập lụt. Điểm CLCS ở
lĩnh vực MTS của người dân ở khu vực có tình trạng ngập lụt nặng hơn như đường Huỳnh Tấn Phát thấp hơn
so với các khu vực còn lại. Tuổi, giới, trình độ học vấn và thu nhập gây ảnh hưởng tiêu cực tới điểm CLCS ở cả 4
lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH và MTS.
Kết luận: Tình trạng ngập lụt có gây ảnh hưởng tới điểm trung bình CLCS của người dân phường Phú
Thuận, Quận 7, TP. HCM ở 3 lĩnh vực SKTC, SKTT và MTS.
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, ngập úng, đô thị
ABSTRACT
QUALITY OF LIFE SCORES ASSESSMENT AMONG PEOPLE LIVING IN SOME AREAS
WITH FREQUENT FLOODING IN PHU THUAN WARD, DISTRICT 7, HO CHI MINH CITY
Dang Van Chinh, Dang Ngoc Chanh, Le Viet Anh, Nguyen Thi Hong Diem
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 503 – 509
Background: Ho Chi Minh City is the biggest city and the economic center of Vietnam with its contribution
of 20 percent to the country’s GDP and 30 percent to the total export value. Despite of its strategic role in the
national economy, Ho Chi Minh City is located in a lowland area and easily flooded by heavy rains, upstream
floods, or strong flood tides. The risks of frequent large-scale flooding in Ho Chi Minh City can lead to serious
impacts on people’s living and health.
Objectives: To examine changes in the average scores of the quality of life of people living in Phu Thuan
ward, district 7, Ho Chi Minh City using WHOQOL-BREF instrument by comparing between the flooding
period and the non-flooding period.
*Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Việt An ĐT: 0987123847 Email: levietanh@iph.org.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 504
Methods: Using tracking methods and paired comparison and in person interviews with households;
collecting data in both flooding and non-flooding periods; employing WHOQOL-BREF standardized for
Vietnam.
Results: The quality of life (QOL) score in three aspects included physical health, mental health and living
conditions at flooding time was lower than non - flooding time. The QOL score of living conditions of people who
living at affected areas was lower than other areas, such as at Huynh Tan Phat road area. There were 4 factors
including: age, gender, educational level and income have affected to QOL scores in term of physical health,
mental health and living condition.
Conclusion: Flooding did affect the average score of people’s quality of life in Phu Thuan ward, district 7,
Ho Chi Minh City in three aspects of in terms of physical health, mental health and living conditions.
Keywords: quality of life, flooding, urban
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đô thị
lớn nhất và là trung tâm kinh tế của cả nước với
sự đóng góp 20% vào GDP quốc gia và 30% vào
tổng giá trị xuất khẩu. Mặc dù có vai trò quan
trọng chiến lược trong nền kinh tế quốc gia, tuy
nhiên TP. Hồ Chí Minh lại nằm trên một nền đất
thấp và dễ dàng bị ngập do mưa lớn, nước lũ
thượng nguồn hay triều cường(6). Theo Trung
tâm Chống ngập của thành phố, 60% diện tích
toàn thành có cao độ thấp hơn 2 m, trong khi
mực nước cao nhất tại trạm Phú An trên sông
Sài Gòn và gần trung tâm thành phố có thể đạt
1,55 m. Với mực nước 1,55 m cộng thêm 1m
nước biển dâng cao vào cuối thế kỷ sẽ gây ngập
phần lớn diện tích thành phố(7). Hơn nữa, tốc độ
lún gần 15 mm/năm hiện nay tại nhiều điểm
trong thành phố sẽ làm trầm trọng hơn vấn đề.
Hiện nay, cả thành phố có hơn 100 điểm
ngập, tổng cộng 154/322 xã phường đã ghi nhận
bị ngập lụt thường xuyên. Trong điều kiện khí
hậu cá biệt như cơn bão Linda năm 1997 thì 48%
dân số thành phố sẽ chịu cảnh ngập lụt. Một báo
cáo khác của Ngân hàng Thế giới xếp TP. Hồ
Chí Minh vào danh sách 25 thành phố rủi ro
nhất thế giới về quy mô dân số chịu ảnh hưởng
của các cơn bão liên quan tới BĐKH(4). Nghiên
cứu của Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế
(ICEM 2009) dự báo tới năm 2050, 50% các nhà
máy nước, 60% các nhà máy xử lý nước thải,
90% diện tích các bãi rác thải và 30% đến 70% hệ
thống giao thông bao gồm đường cao tốc, cảng
và hệ thống metro có nguy cơ ngập lụt(1). Trước
nguy cơ thường xuyên xảy ra ngập tại TP. Hồ
Chí Minh trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh hoạt, sức khoẻ của người
dân(3). Tuy nhiên, hiện tại các nhà nghiên cứu chỉ
tập trung vào việc đánh giá tình trạng ngập lụt
ảnh hưởng tới giao thông đô thị hay quy hoạch
đô thị. Hầu như, chưa có nhiều nghiên cứu tìm
hiểu về những ảnh hưởng của tình trạng này lên
đời sống cũng như sức khỏe của người dân.
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc
và một phần thị trấn huyện Nhà Bè cũ với
tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía
Đông Nam thành phố. Đây là khu vực có địa
hình tương đối thấp trung bình 0,6m đến 1,5m,
chịu ảnh hưởng trược tiếp của tình trạng ngập
triều với độ ngập sâu có thể từ 0,5 -1,0 m(2).
Trong 5 năm gần đây, các khu vực trên địa bàn
quận như đường Huỳnh Tấn Phát, Gò Ô Môi,
đường Phú Thuận,thường xuyên xảy ra tình
trạng ngập lụt kéo dài(5). Người dân sinh sống
tại đây cũng đã nhiều năm liền chịu cảnh sống
và sinh hoạt chung với ngập lụt. Với hiện
trạng như vậy, có thể gây ảnh hưởng không
nhỏ đến CLCS của dân cư sinh sống trên
những khu vực này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
về CLCS của người dân ở khu vực thường
xuyên ngập lụt phường Phú Thuận, quận 7,
TP. Hồ Chí Minh được tiến hành với mong
muốn đưa ra thêm các bằng chứng khoa học
giúp các ban ngành địa phương có cái nhìn
đúng đắn cũng như có thêm các giải pháp
ngăn ngừa và giảm bớt ảnh hưởng của tình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 505
trạng ngập lụt lên đời sống của người dân
trong khu vực.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định sự thay đổi điểm trung bình CLCS
dựa vào thang đo WHOQOL-BREF của người
dân phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM tại
thời điểm bị ngập lụt so với thời điểm không bị
ngập lụt.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Có 247 người dân trên 18 tuổi sống ít nhất 1
năm ở khu vực thường xuyên bị ngập lụt tại
phường Phú Thuận, quận 7, TP. HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thiết kế theo dõi dọc có bắt cặp và
phương pháp phỏng vấn trực tiếp tại hộ gia
đình. Các đối tượng nghiên cứu sẽ được lên
danh sách và tiến hành thu thập dữ kiện vào 2
thời điểm khi không bị ngập lụt và khi bị ngập
lụt. Để hạn chế tình trạng bị mất mẫu trong quá
trình thu thập thông tin, mẫu được lấy dự trù
lên 10%. Trong trường hợp mẫu bị mất nhiều
hơn 10%, thì mẫu sẽ được lấy thay thế bằng các
đối tượng sinh sống trong cùng khu vực có độ
tuổi tương đương với các đối tượng đã bị mất
mẫu. Sử dụng bộ câu hỏi WHOQOL-BREF đã
được chuẩn hóa tại Việt Nam.
KẾT QUẢ
Đặc tính về dân số - xã hội
Bảng 1: Tần số và tỉ lệ người dân phân bố theo đặc
tính dân số- xã hội (N= 247)
Đặc tính n %
Tuổi
Trung bình ± Độ lệch chuẩn 39,33 ±8,36
Giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất 22 - 64
Giới tính
Nam 129 52,23
Nữ 118 47,77
Trình độ học vấn
Biết đọc, viết/Cấp 1/Cấp 2 62 25,10
Từ cấp 3 trở lên 185 74,90
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 55 22,27
Có vợ/chồng 192 77,73
Nghề nghiệp chính
Công chức/viên chức/nhân viên 72 29,15
Công nhân 71 28,74
Nghề tự do 78 31,58
Nội trợ/hưu trí 26 10,53
Địa điểm
Huỳnh Tấn Phát 50 20,24
Gò Ô Môi 50 20,24
Hoàng Quốc Việt 48 19,43
Đào Trí 49 19,84
Phú Thuận 50 20,24
Thời gian cư ngụ trên địa bàn
Từ 1 đến dưới 5 năm 80 32,39
Từ 5 đến dưới 10 năm 80 32,39
Trên 10 năm 87 35,22
Thu nhập bình quân (triệu đồng)
Trung bình ± Độ lệch chuẩn 7,49 ± 1,44
Giá trị nhỏ nhất – giá trị lớn nhất 3,5 - 16
Tuổi của các đối tượng tham gia phỏng
vấn có trung bình là 39 tuổi. Trong đó người
nhỏ tuổi nhất tham gia nghiên cứu là 22 tuổi
và cao tuổi nhất tham gia nghiên cứu là 64
tuổi. Tỉ lệ giới tính phân bố khá đồng đều với
nam 52,23% và nữ 47,77%. Đa số dối tượng có
trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên, tỉ lệ này
chiếm gần 75%, chỉ 25,1% có trình độ học vấn
dưới cấp 3. Có 77,73% các đối tượng được
phỏng vấn đã kết hôn và có gia đình. Nhóm
đối tượng làm nghề tự do chiếm tỉ lệ cao nhất
hơn 31,58%, tiếp đó nhóm công nhân viên
chức, nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ 29,15%
và nhóm công nhân chiếm tỉ lệ 27%. Thời gian
sinh sống của người dân trong khu vực chủ
yếu là trên 10 năm chiếm 35,22%. Thu nhập
bình quân theo đầu người hàng tháng của gia
đình các đối tượng có trung bình là 7,49 triệu,
thấp nhất là 3,5 triệu đồng và cao nhất là 16
triệu đồng (Bảng 1).
Ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt lên điểm
trung bình CLCS của người dân
Trong vòng 4 tuần (01 tháng), đa số đối
tượng tham gia trả lời phỏng vấn ở thời điểm
khộng bị ngập lụt tự đánh giá mức “Tốt” đối với
chất lượng bản thân (44,9%). Tỉ lệ tự đánh giá
chất lượng cuộc sống bình thường trong thời
điểm không bị ngập cũng khá cao (41,3%). Trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 506
thời điểm bị ngập lụt thì mức tự đánh giá của
các đội tượng về chất lượng cuộc sống chủ yếu
là mức “Bình thường” (50,8%). Mức đánh giá
chất lượng cuộc sống “Tốt” tại thời điểm này
giảm xuống còn 29,3%, sự thay đổi này có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng 2).
Bảng 2: Ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt đến mức độ tự đánh giá về CLCS trong 1 tháng vừa qua (N=247)
Chất lượng cuộc sống Rất kém (n,%) Kém (n,%) Bình thường(n,%) Tốt (n,%) Rất tốt (n,%)
Không ngập lụt 0 22 (8,9) 102 (41,3) 111(44,9) 12 (4,9)
Ngập lụt 2 (0,8) 42 (17,1) 125 (50,8) 72 (29,3) 5 (2,0)
X
2
=58,11; p <0,001*
*Kiểm định Stuart-Maxwell
Bảng 3: Ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt đến mức độ hài lòng về sức khỏe bản thân trong 1 tháng qua
(N=247)
Tình trạng sức khỏe
Rất không hài lòng
(n,%)
Không hài lòng
(n,%)
Bình thường
(n,%)
Hài lòng
(n,%)
Rất hài lòng
(n,%)
Không bị ngập lụt 1 (0,4) 24 (9,7) 96 (38,9) 108 (43,7) 18 (7,3)
Bị ngập lụt 5 (2,0) 43 (17,5) 113 (45,9) 78 (31,7) 7 (2,9)
X
2
=49,2; p <0,001*
* Kiểm định Stuart-Maxwell
Tại thời điểm khộng bị ngập lụt mức độ tự
đánh giá về tình trạng sức khỏe của các đối
tượng chủ yếu là “Hài lòng” (43,7%). Mức “Bình
thường” cũng chiếm tỉ lệ khá cao 38,9%. Tại thời
điểm bị ngập lụt mức độ tự đánh giá về tình
trạng sức khỏe của các đối tượng chủ yếu là
“Bình thường” (45,9%). Mức “Hài lòng” giảm
xuống còn 31,7%, sự thay đổi này cũng có ý
nghĩa thống kê (p <0,05) (Bảng 3).
Điểm trung bình CLCS bốn lĩnh vực sức
khỏe của người dân được khi không bị ngập lụt
dao động từ 53,02 đến 67,00 điểm. Trong đó,
điểm trung bình CLCS lĩnh vực SKTC cao nhất
(67,00 ± 13,44), tiếp theo là điểm trung bình
CLCS lĩnh vực sức khoẻ tâm thần (54,13 ± 15,06),
và điểm trung bình CLCS lĩnh vực MTS (53,56 ±
13,62), thấp nhất là điểm trung bình CLCS lĩnh
vực QHXH (53,02 ± 13,46).
Điểm trung bình CLCS bốn lĩnh vực sức
khỏe của người dân được khi bị ngập lụt dao
động từ 47,75 đến 63,06 điểm. Trong đó, điểm
trung bình CLCS lĩnh vực SKTC cao nhất (63,06
± 14,99), tiếp theo là điểm trung bình CLCS lĩnh
vực QHXH (53,03 ± 13,74), và điểm trung bình
CLCS lĩnh vực SKTT (48,33 ± 16,90), thấp nhất là
trung bình CLCS lĩnh vực MTS (47,75 ± 14,64).
Bảng 4 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về điểm CLCS giữa 2 thời điểm ngập
lụt và không ngập giữa ở các lĩnh vực SKTC,
SKTT và MTS (p <0,001). Trong đó, điểm CLCS
của 3 lĩnh vực SKTC, SKTT và MTS tại thời điểm
ngập lụt đều thấp hơn so với điểm CLCS của 3
lĩnh vực SKTC, SKTT và MTS tại thời điểm
không bị ngập lụt. Lĩnh vực QHXH không có
sức khác biệt giữa 2 thời điểm ngập lụt và không
ngập lụt (p >0,05).
Bảng 4: Ảnh hưởng của tình trạng ngập lụt đến 4 lĩnh vực của CLCS (N= 247)
Lĩnh vực Không ngập lụt (TB ± ĐLC) Ngập lụt (TB ± ĐLC) t p
Sức khỏe thể chất 67,00 ± 13,45 63,06 ± 14,99 5,66 p <0,001
Sức khỏe tâm thần 54,13 ± 15,06 48,33 ± 16,9 8,69 p <0,001
Quan hệ xã hội 53,02 ± 13,46 53,03 ± 13,74 -0,08 0,93
Môi trường sống 53,56 ± 13,62 47,75 ± 14,64 10,71 p <0,001
Các yếu tố liên quan tới điểm trung bình CLCS
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê về điểm CLCS hai lĩnh vực
SKTC và SKTT giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ
(p <0,05). Hai lĩnh vực QHXH và MTS thì không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm
giới tính nam và nữ (p >0,05). Có sự tương quan
nghịch có ý nghĩa thống kê về điểm CLCS cả 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 507
lĩnh vực với tuổi của đối tượng tham gia nghiên
cứu (p <0,001). Trong đó, độ tuổi đối tượng càng
cao thì điểm CLCS tại các lĩnh vực SKTC, SKTT,
QHXH và MTS càng giảm.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
CLCS ở cả 4 lĩnh vực giữa các nhóm đối tượng
có trình độ học vấn khác nhau (p <0,001). Trong
đó, nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ cấp 3
trở lên có điểm CLCS lĩnh vực SKTC, SKTT,
QHXH và MTS cao hơn nhóm có trình độ học
vấn từ cấp 2 trở xuống.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê điểm
CLCS ở lĩnh vực SKTC giữa nhóm đã kết hôn và
còn độc thân (p <0,05). Trong đó, nhóm có tình
trạng hôn nhân đã kết hôn có điểm CLCS ở lĩnh
vực SKTC thấp hơn nhóm độc thân.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
CLCS ở cả 4 lĩnh vực giữa các nhóm nghề
nghiệp khác nhau. Trong đó nhóm “Công
chức/viên chức/nhân viên văn phòng” có điểm
CLCS ở các lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH và
MTS cao hơn các nhóm còn lại (p <0,001).
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa khu
vực sống và điểm CLCS hai lĩnh vực SKTT và
MTS (p <0,05). Hai lĩnh vực SKTC và QHXH thì
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
các khu vực sống (p >0,05). Trong đó, đối tượng
sống tại khu vực đường Gò Ô Môi có điểm
CLCS ở lĩnh vực MTS thấp nhất, còn đối tượng
sống tại khu vực đường Phú Thuận có điểm
CLCS ở lĩnh vực SKTT thấp nhất.
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm
CLCS ở cả 4 lĩnh vực giữa các nhóm có thời gian
cư ngụ trên địa bàn trên địa bàn khác nhau.
Trong đó nhóm sống từ 1 đến dưới 5 năm có
điểm CLCS ở các lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH
và MTS cao hơn tất các nhóm còn lại.
Có sự tương quan thuận có ý nghĩa thống kê
về điểm CLCS cả 4 lĩnh vực với thu nhập hàng
tháng của gia đinh đối tượng phỏng vấn
(p<0,001). Trong đó, thu nhập bình quân của gia
đình đối tượng càng cao thì điểm CLCS tại các
lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH và MTS càng tăng.
Bảng 5: Các yếu tố liên quan tới với điểm trung bình CLCS (N=247)
Đặc tính
Sức khỏe thể chất
(TB ± ĐLC)
Sức khỏe tinh thần
(TB ± ĐLC)
Quan hệ xã hội
(TB ± ĐLC)
Môi trường
(TB ± ĐLC)
Giới
Nam 66,33 ± 13,25 53,34 ± 15,19 54,08 ± 13,85 51,11 ± 13,96
Nữ 63,58 ± 15,38 48,93 ± 17,08 51,88 ± 13,23 50,17 ± 14,92
p 0,03 0,003 0,07 0,47
Tuổi
r -0,51 -0,37 -0,25 -0,20
Hệ số hồi quy -0,87 -0,72 -0,41 -0,34
p < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Trình độ học vấn
Dưới cấp 3 56,53 ± 13,49 40,90± 14,68 46,26± 11,91 40,06 ± 11,24
Từ cấp 3 trở lên 67,87 ± 13,51 54,70 ± 15,26 55,30 ± 13,37 54,21 ± 13,61
p < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Hôn nhân
Độc thân 67,90 ± 12,91 52,47 ± 15,46 53,96 ± 14,86 48,63 ± 13,00
Có vợ/chồng 64,20 ± 14,66 50,88 ± 16,47 52,76 ± 13,21 51,24 ± 14,77
p 0,02 0,37 0,41 0,09
Nghề nghiệp
Công chức/viên chức/nhân
viên
69,53± 13,45 56,56 ± 14,77 57,53 ± 11,87 57,34 ± 13,11
Công nhân 66,15 ± 11,56 49,87 ± 12,83 50,61 ± 14,48 47,36 ± 12,23
Nghề tự do 64,58 ± 14,04 51,28 ± 18,72 53,27 ± 14,18 50,62 ± 15,70
Nội trợ/hưu trí 50,77 ± 15,76 40,10 ± 14,47 46,42 ± 8,99 41,27 ± 10,91
p < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 508
Đặc tính
Sức khỏe thể chất
(TB ± ĐLC)
Sức khỏe tinh thần
(TB ± ĐLC)
Quan hệ xã hội
(TB ± ĐLC)
Môi trường
(TB ± ĐLC)
Khu vực sống
Huỳnh Tấn Phát 63,40 ± 13,62 51,20 ± 13,96 55,61 ± 14,06 44,79 ± 10,78
Gò Ô Môi 64,49 ± 15,46 49,44 ± 17,23 52,07 ± 11,82 42,79 ± 14,09
Hoàng Quốc Việt 65,14 ± 15,95 53,17 ± 18,34 50,98 ± 15,52 59,18 ± 13,92
Đào Trí 67,06 ± 9,64 54,80 ± 11,42 53,20 ± 13,05 47,02 ± 10,97
Phú Thuận 65,07 ± 16,13 47,72 ± 18,46 53,20 ± 13,11 59,78 ± 12,34
p 0,50 0,02 0,49* < 0,001
Thời gian cư ngụ trên địa
bàn
<5 năm 68,41 ± 10,84 55,05 ± 12,90 56,13 ± 13,70 47,31 ± 11,81
Từ 5 - <10 năm 66,57 ± 14,38 51,44 ± 17,90 52,47 ± 14,36 51,57 ± 15,22
Trên 10 năm 60,48 ± 16,00 47,53 ± 16,68 50,69 ± 12,22 52,90 ± 15,34
p < 0,001 0,0001 0,002* 0,001
Thu nhập bình quân
r 0,20 0,27 0,29 0,32
Hệ số hồi quy 0,64 1,00 0,91 1,05
p < 0,001 < 0,001 < 0,001 < 0,001
*Kiểm định Kruskal – Wallis
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình CLCS
bốn lĩnh vực sức khỏe của người dân được khi
không bị ngập lụt dao động từ 53,02 đến 67,00
điểm. Trong đó, điểm trung bình CLCS lĩnh vực
SKTC cao nhất, tiếp theo là điểm trung bình
CLCS lĩnh vực sức khoẻ tâm thần, và điểm trung
bình CLCS lĩnh vực MTS, thấp nhất là điểm
trung bình CLCS lĩnh vực QHXH. Điểm trung
bình CLCS bốn lĩnh vực sức khỏe của người dân
được khi bị ngập lụt dao động từ 47,75 đến 63,06
điểm. Trong đó, điểm trung bình CLCS lĩnh vực
SKTC cao nhất, tiếp theo là điểm trung bình
CLCS lĩnh vực QHXH và điểm trung bình CLCS
lĩnh vực SKTT, thấp nhất là trung bình CLCS
lĩnh vực MTS.
Tình trạng ngập lụt là một trong những
yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
điểm CLCS ở 3 lĩnh vực với p <0,0001. Ở giai
đoạn ngập lụt, khi xét lĩnh vực SKTC, SKTT,
MTS, điểm CLCS đều có xu hướng giảm, dao
động trong khoảng 4-5 điểm so với giai đoạn
không ngập lụt. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu năm 2004 của tác giả Tan HZ và
cộng sự được thực hiện tại khu vực hồ Động
Đình, Hồ Nam, một trong 4 hồ ngước ngọt lớn
nhất Trung Quốc(Error! Reference source not found.).
KẾT LUẬN
Tình trạng ngập lụt có gây ảnh hưởng tới
điểm trung bình CLCS của người dân phường
Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM ở 3 lĩnh vực
SKTC, SKTT và MTS. Trong đó, điểm CLCS của
3 lĩnh vực SKTC, SKTT và MTS tại thời điểm
ngập lụt đều thấp hơn so với thời điểm không bị
ngập lụt. Điểm CLCS ở lĩnh vực MTS của người
dân ở khu vực có tình trạng ngập lụt nặng hơn
như đường Huỳnh Tấn Phát thấp hơn so với các
khu vực còn lại. Tuổi gây ảnh hưởng tiêu cực tới
điểm CLCS ở cả 4 lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH
và MTS. Tuổi càng cao thì điểm CLCS cả 4 lĩnh
vực: SKTC, SKTT, QHXH và MTS càng thấp. Nữ
giới có điểm CLCS ở hai lĩnh vực SKTC và SKTT
thấp hơn so với nhóm đối tượng nam giới.
Nhóm có trình độ học vấn cao có điểm CLCS ở 3
lĩnh vực SKTT, QHXH và MTS cao hơn so với
nhóm có trình độ học vấn thấp hơn. Nhóm đối
tượng công nhân có điểm CLCS ở 4 lĩnh vực
SKTC, SKTT, QHXH và MTS khá thấp so với
nhóm công chức/viên chức/nhân viên hành
chính. Thu nhập bình quân của gia đình có ảnh
hưởng tốt tới điểm CLCS ở cả 4 lĩnh vực SKTC,
SKTT, QHXH và MTS. Thu nhập càng cao thì
điểm CLCS ở cả 4 lĩnh vực SKTC, SKTT, QHXH
và MTS càng tăng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 509
KIẾN NGHỊ
Cần sớm có giải pháp giải quyết tình trạng
ngập lụt này như xây dựng thêm các hồ điều
hòa để thu gom và điều tiết nước cho toàn bộ
khu vực. Đặc biệt ưu tiên giải quyết ở hai khu
vực đường Huỳnh Tấn Phát và Gò Ô Môi. Đây
là 2 khu vực này có mức độ ngập nghiêm trọng
và điểm CLCS của người dân thấp hơn hẳn so
với các khu vực khác.
Đẩy mạnh vai trò của các câu lạc bộ trong
việc nâng cao sức khỏe của người dân, đặc biệt
trong nhóm người cao tuổi.
Tăng cường các chiến lược dài hạn trong
chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ tìm kiếm việc
làm, duy trì và phát triển các quỹ hỗ trợ cho vay
xóa đói giảm nghèo.
Trong các chương trình chăm sóc và nâng
cao sức khỏe cho người dân, cần quan tâm nhiều
hơn đến đối tượng nữ giới, trình độ học vấn
thấp và đối tượng công nhân.
Hội phụ nữ tại phường cần có nhiều hơn
các chương trình tư vấn tâm lý, hoạt động vui
chơi để nhằm tăng CLCS ở lĩnh vực SKTT cho
nữ giới.
Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu với
quy mô lớn hơn về sức khỏe của người dân ở các
khu vực thường xuyên ngập lụt trên địa bàn TP
HCM để có những đánh giá xác thực hơn về
những ảnh hưởng của hiện tượng ngập lụt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kỳ Phùng (2011). Biến đổi khí hậu và tác động đến
thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh, pp.82-83.
2. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007). Nghiên cứu đánh giá tình
trạng ngập lụt và đề xuất giải pháp giảm ngập cho quận Bình
Thạnh. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Môi Trường, Đại
học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Thu Hằng, Vũ Thụy Hà Anh và Nguyễn Lê Anh
Pha (2014). Ảnh hưởng của ngập lụt do triều cường đến đời
sống người dân quận 8 TP. HCM. Đại học Sài Gòn, pp.17-18.
4. Susmita Dasgupta and et al (2009). Climate Change and the
Future Impacts of Storm-Surge Disasters in Developing
Countries. Center for global development, pp.11-12.
5. Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP. HCM
(2014). Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2025. Trung tâm Điều hành chương trình
chống ngập nước TP. HCM, pp.4-5.
6. Trương Văn Hiếu (2008). Đánh giá ảnh hưởng của mưa, triều
đến tình trạng ngập và biện pháp thoát nước đô thị khu vực TP
Hồ Chí Minh. Viện Khí tượng thủy văn vả môi trường phía
Nam, pp.8-9.
7. Vũ Thị Loan (2010). Tình hình ngập lụt ở thành phố Hồ Chí
Minh và những vấn đề cần giải quyết. Đại học Kĩ thuật Công
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, pp.2-3.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 503_102_2212132.pdf