Tài liệu Khảo sát dấu hiệu lo âu và một số yếu tố liên quan ở người mắc bệnh máu ác tính đến tái khám tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 268
KHẢO SÁT DẤU HIỆU LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI MẮC BỆNH MÁU ÁC TÍNH ĐẾN TÁI KHÁM
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC- TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
Tô Thị Kiều Dung*, Lưu Thị Bạch Yến*, Phạm Thị Thùy*, Nguyễn Thị Hương*, Cấn Trung Kiên*,
Lê Quang Tường*, Nguyễn Chí Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh nhân ung thư ngoài chịu đựng những đau về thể chất, còn phải đối mặt với những vấn đề
về tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn tinh thần. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu về vấn đề
này, nhất là trên bệnh nhân ung thư máu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng lo âu của người
bệnh và các yếu tố liên quan, từ đó đề ra các chính sách hỗ trợ phù hợp cho người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 bệnh nhân trên 18 tuổi,
mắc bệnh máu ác tính đến tái khám tại khoa khám bệnh, Viện Huyết học –Truy...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát dấu hiệu lo âu và một số yếu tố liên quan ở người mắc bệnh máu ác tính đến tái khám tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 268
KHẢO SÁT DẤU HIỆU LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở NGƯỜI MẮC BỆNH MÁU ÁC TÍNH ĐẾN TÁI KHÁM
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC- TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
Tô Thị Kiều Dung*, Lưu Thị Bạch Yến*, Phạm Thị Thùy*, Nguyễn Thị Hương*, Cấn Trung Kiên*,
Lê Quang Tường*, Nguyễn Chí Thắng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh nhân ung thư ngoài chịu đựng những đau về thể chất, còn phải đối mặt với những vấn đề
về tâm lý như lo âu, trầm cảm, rối loạn tinh thần. Tuy nhiên, rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam tìm hiểu về vấn đề
này, nhất là trên bệnh nhân ung thư máu. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng lo âu của người
bệnh và các yếu tố liên quan, từ đó đề ra các chính sách hỗ trợ phù hợp cho người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 292 bệnh nhân trên 18 tuổi,
mắc bệnh máu ác tính đến tái khám tại khoa khám bệnh, Viện Huyết học –Truyền máu TW trong thời gian từ
8/2018 đến 9/2018. Nghiên cứu sử dụng thang đo lo âu, trầm cảm của bệnh viện HADS (Anxiety, Depression in
Hospital Scale) với điểm cắt là 8 điểm.
Kết quả: Điểm lo âu trung bình là: 7,40 (SD=2,97) với 60% bệnh nhân có dấu hiệu lo âu; trong đó tỉ lệ lo âu
thực sự là 10%. Nhóm bệnh nhân nữ, tuổi trên 60, sống một mình, được BHYT chi trả dưới 100%, không đủ
khả năng chi trả có tỉ lệ lo âu cao hơn so với nhóm còn lại. Đặc biệt, bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ, tình
trạng bệnh không có sự cải thiện có nguy cơ lo âu cao hơn 6,43 lần và 25,62 lần so với nhóm còn lại, tương ứng.
Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thực trạng khá cao tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư máu. Tình
trạng này có mối liên quan với nhiều yếu tố. Các chính sách hỗ trợ và tư vấn tâm lý cho nhóm bệnh nhân
này là cần thiết.
Từ khóa: lo âu, bệnh máu ác tính, HADS. bạch cầu cấp yếu tố liên quan
ABSTRACT
THE EVALUATION OF THE AXIETY AND SOME RELATED FACTORS
IN PATIENTS WITH MALIGNANT BLOOD DISEASE
AT NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION IN 2018
To Thi Kieu Dung, Luu Thi Bach Yen, Pham Thi Thuy,Nguyen Thi Huong,Can Trung Kien,
Le Quang Tuong, Nguyen Chi Thang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 268 – 273
Objective: Cancer patients not only suffer from physical pain but also face to psychological problems such as
anxiety, depression, and mental disorders. However, the relevant studies in Vietnam have been limited, especially
patients with malignant blood disease. This study was conducted to assess the status of anxiety and relevant
factors, thereby setting appropriate support policies for patients.
Subjects and Methods: Cross-sectional study was conducted on 292 patients who were over 18 years of
age, suffered from malignant blood disease and re-visited at the outpatient department - National institute of
Hematology and Blood transfusion from August to September 2018. Anxiety was assessed by the Hospital
Anxiety and Depression Scale (HADS) with the cut point of 8.
*Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Tác giả liên lạc: ĐD. Lưu Thị Bạch Yến ĐT: 0982 124 067 Email: binhyen7780@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 269
Results: The mean anxiety score was: 7.40 (SD = 2.97). 60% of patients had signs of anxiety; with the actual
rate of 10% The groups of female patients, aged over 60, living alone, health insurance under 100%, inability to
pay had higher odd ratio than the other groups. In particular, the patients who had many side effects and no
improvement had odd ratio 6.43 times and 25.62 times higher than the other groups, respectively. This
relationship were statistically significant (p <0.05).
Conclusion: Research has shown that the status of anxiety was high in patients with malignant blood
disease. This status was related to many factors. Support and psychological counseling policies for these patients
were in need.
Key words: anxiety, malignant blood disease, blood cancer, HADS. relevant factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, ung thư đang là vấn đề được
quan tâm hàng đầu với số trường hợp mắc mới
tăng nhanh, từ 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ
vượt qua 190.000 trường hợp vào năm 2020 với
khoảng 115.000 người chết mỗi năm.
Ngoài tình hình dịch tễ bệnh, điều trị ung
thư là một trong những vấn đề đang được quan
tâm hàng đầu vì diễn biến phức tạp của bệnh và
khó khăn khi lựa chọn phương pháp điều trị
phù hợp. Trong quá trình điều trị, bên cạnh
những đau đớn về thể chất và các tác dụng
không mong muốn thì bệnh nhân ung thư
thường phải đối mặt với những vấn đề về tâm lý
như lo âu, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Điều này
phần nào ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của người bệnh, hiệu quả điều trị, và dễ dẫn đến
bệnh nhân từ chối điều trị.
Những cảm xúc tiêu cực, lo âu, buồn phiền
mà bệnh nhân ung thư đang trải qua hàng ngày
cần phải được chú ý phát hiện, tìm hiểu. Tuy vậy
việc nghiên cứu các vấn đề này tại Việt Nam vẫn
còn hạn chế. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát dấu hiệu lo âu và một số yếu tố liên
quan ở người mắc bệnh máu ác tính đến tái
khám tại khoa Khám bệnh, Viện Huyết học –
Truyền máu Trung Ương” với hai mục tiêu:
Mô tả thực trạng dấu hiệu tâm lý lo âu của
người bệnh ung thư đến tái khám tại khoa khám
bệnh – Viện Huyết học – Truyền máu Trung
Ương năm 2018.
Xác định một số yếu tố liên quan.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán mắc bệnh
máu ác tính đến tái khám tại khoa khám bệnh
Tiêu chuẩn loại trừ
Người bệnh hạn chế nghe nói, không đủ thể
lực và tinh thần để hoàn thành nghiên cứu hoặc
phỏng vấn bởi điều tra viên và không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện tại
khoa khám bệnh, Viện Huyết học –Truyền máu
TW trong thời gian từ 01/8/2018 đến 30/9/2018.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Được xác định dựa trên công thức:
n = z21- /2 x p (1-p)/d2
Trong đó:
n: cỡ mẫu, p: tỷ lệ ước tính.
d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn
(confident limit around the point estimate),
thường lấy = 0,05 (5%).
z: zscore tương ứng với mức ý nghĩa thống
kê mong muốn, thường lấy 95% CI, z=1,96.
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Huỳnh Lê
Phương(3) với tỷ lệ bệnh nhân có trạng thái lo âu
là p = 0,2, lựa chọn z = 1,96 và d = 0,05.
Cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 246 BN.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 270
Công cụ thu thập thông tin
Thông tin thu thập qua bộ câu hỏi có sẵn đo
lường về sự lo âu và trầm cảm tại bệnh viện
HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale).
Bảng câu hỏi được đề xuất bởi Zigmond và
Snaith và sau đó được áp dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu trên thế giới(6). Bảng bao gồm 7
câu hỏi và 4 mức độ trả lời tương ứng với điểm
0, 1, 2, 3. Kết quả được phân tích theo tổng điểm
các câu hỏi theo các mức độ:
Từ 0 đến 7 điểm: bình thường.
Từ 8 đến 10 điểm: có thể có triệu chứng của
lo âu.
Từ 11 đến 21 điểm: lo âu thực sự.
Nghiên cứu sử dụng điểm cắt 8. Ngoài ra,
các thông tin liên quan tới một số yếu tố nhân
khẩu học (như giới tính, trình độ học vấn, bảo
hiểm y tế, khoảng cách từ nhà tới bệnh viện),
yếu tố về kinh tế và tình trạng bệnh (loại ung
thư, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị) cũng
được thiết kế trong bộ câu hỏi phỏng vấn.
Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được làm sạch được nhập vào
máy tính và quản lý bằng phần mềm Excel.
Các thống kê mô tả được thực hiện thông
qua tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn
cho các biến định lượng và tỷ lệ % cho các biến
định tính.
Mô hình hồi quy logistic đa biến được áp
dụng nhằm xác định các yếu tố nguy cơ.
p-value <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và thực trạng
lo âu
Tổng số 292 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa
chọn và loại trừ được đưa vào nghiên cứu. Kết
quả phân tích đặc điểm nhân khẩu và kinh tế
bệnh nhân và thực trạng lo âu được trình bày
trong Bảng 1, 2.
Kết quả phân tích nhân khẩu học cho thấy,
bệnh nhân tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nam:nữ
là 1:1,72 và có độ tuổi trung bình là 39,7±9,9, tập
trung chủ yếu ở nhóm tuổi 40-49. Đa số bệnh
nhân ở với gia đình (88%), có trình độ học vấn
chủ yếu dưới trung học phổ thông 78%) và có
việc làm (78%). Phân tích thực trạng lo âu cho
thấy, tình trạng lo âu bệnh nhân mắc bệnh máu
ác tính đến tái khám có liên quan đến giới tính
và tình trạng công việc hiện tại. Nữ có nguy cơ
cao gấp 4,781 lần so với nam giới (95%CI=2,87-
7,97); bệnh nhân thất nghiệp hoặc không làm
việc có nguy cơ cao gấp 14,7 lần so với bệnh
nhân đang đi làm (95%CI=4,46-48,43). Các nguy
cơ này cao hơn có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Đối
với các yếu tố còn lại gồm tuổi càng cao, sống
độc thân, trình độ học vấn càng thấp có nguy cơ
lo âu hơn so với nhóm còn lại, tuy nhiên nguy cơ
này không có ý nghĩa thống kê.
Trên 90% bệnh nhân tham gia bảo hiểm y
tế với mức hưởng bảo hiểm y tế phần lớn dưới
100% (62%), tuy nhiên vẫn đủ chi trả cho quá
trình điều trị (74%) và sống không quá xa bệnh
viện (80%). Bệnh nhân có mức chi trả BHYT
dưới 100% có nguy cơ gặp triệu chứng lo âu
cao gấp 6,15 lần so với nhóm bệnh nhân được
BHYT thanh toán 100% (95% CI=3,66-10,34);
bệnh nhân có tình hình kinh tế thiếu thốn có
nguy cơ lo âu cao gấp 2,26 lần so với bệnh
nhân có đủ khả năng chi trả cho quá trình điều
trị (95% CI=1,27-4,01).
Bệnh nhân chủ yếu đang trong quá trình
điều trị theo phác đồ và có thời gian điều trị trên
6 tháng (95%). Bệnh nhân có phương pháp điều
trị chính là hóa trị hoặc điều trị triệu chứng
(68%). Tất cả các bệnh nhân vẫn duy trì bệnh
hoặc cải thiện tốt hơn, không có tiến triển xấu
(0%) và phần lớn gặp tác dụng phụ từ ít đến
trung bình (71%). Xét về mặt tình trạng bệnh, các
yếu tố phương pháp điều trị, tiến triển bệnh và
mức tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải khi điều
trị ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến triệu
chứng lo âu của người bệnh (< 0,05). Nhóm bệnh
nhân không điều trị hóa trị, không có sự cải
thiện tình trạng bệnh có nguy cơ lo âu cao gấp
11, 67 (95% CI=6,66-20,45) và 25,43 (95%
CI=13,53-47,8) so với nhóm bệnh nhân điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 271
hóa trị/xạ trị và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn,
tương ứng. Đối với mức tác dụng khi điều trị,
nhóm bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ có
nguy cơ lo âu thấp hơn 0,22 lần so với nhóm
bệnh nhân gặp tác dụng phụ từ ít đến trung
bình (Bảng 3).
Bảng 1. Thông tin chung và thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố nhân khẩu học N
HADS
Lo âu N (%) Không lo âu N (%) OR (95% CI) p
Giới tính
Nữ 185 137 (74) 48 (26)
4,78 (2,87-7,97) 0.000
Nam 107 40 (37,4) 67 (62,6)
Độ tuổi
18 – 39 118 84 (71,2) 34 (28,8) 1
40 – 49 130 66 (50,8) 64 (49,2) 0,42 (0,25-0,71) 0,001
50 – 59 34 20 (58,8) 14 (41,2) 0,58 (0,26-1,27) 0,175
≥60 10 7 (70) 3 (30) 0,94 (0,23-3,87) 0,937
Hôn nhân
Ly dị, góa, độc thân 35 25 (71,4) 10 (28,6) 1,73
(0,8 -3,75)
0.167
Đang sống với vợ/chồng/bạn tình 257 152 (59,1) 105 (40,9)
Nghề
nghiệp
Sinh viên 8 8 (100) 0 (0) -
Cán bộ nhà nước 19 16 (84,2) 3 (15,8) 1,07 0.942
Doanh nghiệp tư nhân 64 12 (67,2) 21 (32,8) 0,41 0,193
Nông dân 94 30 (31,9) 64 (68,1) 0,09 0,000
Lao động tự do 54 20 (55,6) 24 (44,4) 0,25 0,044
Về hưu 11 11 (100) 0 (0) -
Nội trợ 20 20 (100) 0 (0) -
Không có việc làm 4 4 (100) 0 (0) -
Khác 18 15 (83,3) 3 (16,7) 1
Học vấn
Phổ thông 227 141 (62,1) 86 (37,9) 1 -
Đại học 57 32 (56,1) 25 (43,9) 0,78 (0,43, 1,41) 0,409
Sau đại học 8 4 (50) 4 (50) 0,61 (0,15, 2,5) 0,492
Công việc
Không đi làm 53 50 (93,3) 3 (5,7) 14,7
(4,46-48,43)
0,000
Đi làm 239 127 (53,1) 112 (46,9)
Bảng 2. Thông tin chung về yếu tố kinh tế và thực trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu
Yếu tố kinh tế N
HADS
Lo âu N (%) Không lo âu N (%) OR (95% CI) p
BHYT
Không 20 8 (40) 12 (60) 0,41
(0,16 - 1,03)
0,057
Có 272 169 (62,1) 103 (37,9)
Mức BHYT chi trả
< 100% 180 138 (76,7) 42 (23,3) 6,15
(3,66 - 10,34)
0,000
100% 112 39 (34,8) 73 (65,2)
Tình hình kinh tế
Thiếu thốn 77 57 (74) 20 (26) 2,26
(1,27 - 4,01)
0,006
Đủ chi trả 215 120 (55,8) 95 (44,2)
Khoảng cách đến viện
> 50km 58 146 (62,4) 88 (37,6) 1,45
(0,81 - 2,58)
0,213
≤ 50km 234 31 (53,4) 27 (46,6)
Phương tiện đi lại
Ô Tô 210 126 (60) 84 (40) 1,04 (0,59 - 1,82) 0,895
Khác 16 12 (75) 4 (25) 2,08 (0,61 - 7,13) 0,245
Xe máy 66 30 (52,6) 27 (47,3) 1
Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với thực trạng lo âu của người bệnh
Tình trạng bệnh N
HADS
Lo âu N (%) Không lo âu N (%) OR 95% CI p
Giai đoạn bệnh
Điều trị theo phác đồ 230 127 (55,2) 103 (44,8) 0,46 (0,12 - 1,79) 0,264
Điều trị theo triệu chứng 51 42 (82,4) 9 (17,6) 1,75 (0,39 - 7,92) 0,467
Nặng tái phát 11 8 (72,8) 3 (27,2) 1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 272
Tình trạng bệnh N
HADS
Lo âu N (%) Không lo âu N (%) OR 95% CI p
Thời gian chẩn đoán
(tháng)
>6 tháng 277 165 (59,6) 112 (40,4) 0,37
(0,1-1,33)
0,128
≤6 tháng 15 12 (80) 3 (20)
Phương pháp điều trị
Không hóa, xạ trị 181 147 (81,2) 34 (18,8) 11,67
(6,66 - 20,45)
0,000
Hóa, xạ trị 111 30 (27) 81 (73)
Tiến triển bệnh
Chuyển biến xấu 0 0 0 - -
Bình thường 182 156 (85,7) 26 (14,3) 25,43
(13,53 - 47,8)
0,000
Chuyển biến tốt 110 21 (19) 89 (81)
Tác dụng phụ khi điều
trị
Nhiều 95 40 (42,1) 55 (57,9) 0,22
(0,13 - 0,38)
0,000
Ít đến trung bình 207 147 (71) 60 (29)
Thực trạng lo âu
Tiến hành phân tích tổng hợp thực trạng lo
âu của bệnh nhân dựa trên bộ công cụ HADS
cho kết quả được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Các mức độ lo âu của bệnh nhân theo thang
HADS
Mức độ lo âu Số lượng Tỉ lệ (%)
Không có triệu chứng lo âu
(0-7đ)
115 39,4
Có triệu chứng lo âu (8-10đ) 149 51,0
Lo âu thực sự (11 – 21đ) 28 9,6
Điểm trung bình±SD 7,40 ± 2,97
Dựa trên bộ công cụ HADS với điểm cắt lo
âu là 8 điểm, kết quả phân tích cho thấy, trên
60% bệnh nhân có triệu chứng lo âu; trong đó có
gần 10% bệnh nhân lo âu thực sự. Số bệnh nhân
không lo âu chiếm 39,4%.
Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của
người bệnh
Bảng 5 cho thấy khi sử dụng mô hình hồi
quy logistic đa biến thì: tâm lý lo âu ở bệnh nhân
mắc bệnh máu ác tính đến tái khám có liên quan
với phương pháp điều trị, sự tiến triển bệnh và
mức tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải trong
điều trị (p <0,05). Bệnh nhân không được điều trị
hóa trị và không có sự cải thiện tình trạng bệnh
có nguy cơ lo âu cao gấp 12,22 lần (95% CI=3,85-
38,71) và 20,28 lần (95% CI=8,25-49,81) so với
bệnh nhân được điều tri hóa/xạ trị và có sự
chuyển biến tốt. Trái ngược với phân tích đơn
biến, phân tích đa biến cho thấy bệnh nhân gặp
nhiều tác dụng phụ có nguy cơ lo âu cao gấp
6,43 lần (95%CI=1,76-23,48) so với nhóm bệnh
nhân gặp tác dụng phụ từ ít đến trung bình. Mối
liên quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,005). Đối
với các yếu tố gồm mức BHYT chi trả, tình hình
kinh tế bệnh nhân, thời gian chẩn đoán và giai
đoạn bệnh, sau khi hiệu chỉnh, các yếu tố này có
gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý lo âu của
bệnh nhân, nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu
tố trong nghiên cứu đến tình trạng lo âu của người
bệnh dựa trên thang điểm HADS
Yếu tố
OR hiệu chỉnh
(95%CI)
p
Mức BHYT chi trả 1,19 (0,51 - 2,8) 0,690
Tình hình kinh tế 2,24 (0,91 - 5,51) 0,078
Thời gian chẩn đoán (tháng) 1,24 (0,24 - 6,41) 0,794
Phương pháp điều trị 12,22 (3,85-38,71) 0,000
Giai
đoạn
bệnh
Điều trị theo phác đồ so
với Nặng/tái phát
0,26 (0,05 - 1,37) 0,111
Điều trị theo triệu chứng
so với Nặng/tái phát
0,22 (0,03-1,54) 0,127
Tiến triển bệnh 20,28 (8,25-49,81) 0,000
Tác dụng phụ trong điều trị 6,43 (1,76 - 23,48) 0,005
BÀN LUẬN
Trong tổng số 292 người bệnh tham gia
nghiên cứu có 36,6% là nam giới và 63,4% là nữ
giới với độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên
cứu là 39,7 (SD = 9,9). Kết quả phân tích thực
trạng lo âu cho thấy, có 60,6% có triệu chứng lo
âu với 9,6% lo âu thực sự. Kết quả này thấp hơn
kết quả nghiên cứu của Mackenzie trên 454 bệnh
nhân tại Úc năm 2013(4) có tỉ lệ lo âu thực sự là
15% , nghiên cứu về vấn đề lo âu của người bệnh
ung thư đang xạ trị do E. Frick và cộng sự
(2007)(1) dùng thang đo HADS cho 63 bệnh nhân
cho kết quả tỉ lệ lo âu thực sự là 15,9%. Điều này
có thể giải thích do đặc điểm riêng về cuộc sống,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 273
hoàn cảnh môi trường xã hội, cá tính của mỗi đối
tượng nghiên cứu.
Phân tích thực trạng lo âu dựa trên các yếu
tố cho thấy, chỉ có 37,4% nam giới có triệu chứng
bị lo âu trong khi đó ở nữ giới là 74%. Kết quả
này tương tự nghiên cứu của V Strong tại Anh
năm 2007 có tỉ lệ nam bị lo âu là 16%, nữ là 27%.
Điều này được giải thích bởi sự khác biệt cấu tạo
não bộ và ảnh hưởng của sự thay đổi hoocmon
trong cơ thể. Tình trạng lo âu cũng biểu hiện
nhiều hơn ở nhóm tuổi ≥ 60, nhóm đang sống
độc thân hoặc đã li dị, nhóm có trình độ từ trung
học phổ thông trở xuống và nhóm không đi làm.
Do đó, trong quá trình điều trị, đây là các đối
tượng cần được quan tâm và tư vấn tâm lý.
Đặc biệt, về tình trạng bệnh, bệnh nhân tuân
thủ điều trị và bệnh chuyến biến tốt ít lo âu hơn
so với nhóm đối tượng còn lại. Nghiên cứu của
Jin Sheng Hong và Jun Tian năm 2013(2) cũng cho
thấy những bệnh nhân bị ung thư giai đoạn
nặng có tỉ lệ lo âu cao, những đối tượng có tiến
triển và tình trạng bệnh xấu có tỉ lệ lo âu 9,62%
trong khi người bệnh có tiến triển tốt tỉ lệ lo âu là
1,67%. Như vậy có thể thấy, các kết quả trong
nghiên cứu của chúng tôi có nhiều nghiên cứu.
Ngoài ra, tâm lý lo âu ở bệnh nhân mắc bệnh
máu ác tính đến tái khám có liên quan với
phương pháp điều trị, sự tiến triển bệnh và mức
tác dụng phụ bệnh nhân gặp phải trong điều trị
(p < 0,05). Phân tích đa biến cho thấy, bệnh nhân
gặp nhiều tác dụng phụ có nguy cơ lo âu cao
gấp 6,43 lần (95% CI = 1,76-23,48) so với nhóm
bệnh nhân gặp tác dụng phụ từ ít đến trung
bình. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (p =
0,005). Do đó, trong quá trình điều trị, các bác sĩ
và điều dưỡng cần chủ động thăm hỏi và khai
thác các tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải,
đồng thời bệnh nhân cũng cần chủ động báo cáo
các tác dụng phụ nhằm có hướng xử lý kịp thời,
tránh gây tâm lý lo âu cho người bệnh về sau.
Mặc dù đây là một trong số ít nghiên cứu về
tình trạng lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
tại Việt Nam nhưng nghiên cứu của chúng tôi
vẫn tồn tại một số hạn chế. Kỹ thuật chọn mẫu
thuận tiện, được thực hiện chỉ tại một bệnh viện
sẽ không thể khái quát kết quả cho những quần
thể nghiên cứu khác. Nghiên cứu được thực hiện
với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, không
thể đưa ra mối quan hệ nhân quả trong diễn
biến của tình trạng lo âu.
KẾT LUẬN
Điểm lo âu trung bình của các bệnh nhân
tham gia nghiên cứu là: 7,40 (SD = 2,97). Tỉ lệ lo
âu của đối tượng nghiên cứu là 60%, trong đó tỉ
lệ lo âu thực sự là 10%. Phân tích đơn biến cho
thấy, lo âu của các đối tượng nghiên cứu có liên
quan đến giới tính, tình trạng công việc, mức chi
trả BHYT, tình hình kinh tế, phương pháp điều
trị, tiến triển bệnh và tác dụng phụ khi điều trị
(có ý nghĩa thống kê). Sau hiệu chỉnh, các yếu tố
phương pháp điều trị, tiến triển bệnh, tác dụng
phụ khi điều trị là 3 yếu tố độc lập dẫn đến tình
trạng lo âu của người bệnh tham gia nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frick E, Tyroller M và Panzer M (2007). Anxiety, depression and
quality of life of cancer patients undergoing radiation therapy: a
cross-sectional study in a community hospital outpatient centre.
Eur J Cancer Care, 16(2):130-136.
2. Hong JS, Tian J (2013). Prevalence of anxiety and depression and
their risk factors in Chinese cancer patients. Support Care Cancer,
22(2):453-9.
3. Huỳnh Lê Phương, Phan Thị Diễm Kiều, Lê Thị Vẹn, Tô Huỳnh
Minh Tâm, Nguyễn Thị Thu (2013). Khảo sát mức độ lo âu
trước mổ bệnh nhân khoa ngoại thần kinh. Y học Thành phố Hồ
Chí Minh, 17(2):84-89.
4. Mackenzie LJ, Carey ML, Sanson-Fisher RW, et al (2013).
Psychological distress in cancer patients undergoing radiation
therapy treatment. Support Care Cancer, 21(4):1043-51.
5. Tavoli A, Mohagheghi MA, et al (2007). Anxiety and depression
in patients with gastrointestinal cancer: does knowledge of
cancer diagnosis matter. BMC Gastroenterol, 7:28.
6. Zigmond AS, Snaith RP (1983). The hospital anxiety and
depression scale. Acta Psychiatrica Scand, 67:361-370.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dau_hieu_lo_au_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_m.pdf