Khảo sát đáp ứng miễn dịch với vắc xin amervac prrs trên lợn tại Tuyên Quang

Tài liệu Khảo sát đáp ứng miễn dịch với vắc xin amervac prrs trên lợn tại Tuyên Quang: Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 89 KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VỚI VẮC XIN AMERVAC PRRS TRÊN LỢN TẠI TUYÊN QUANG Nguyễn Văn Quang *, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Vũ Minh Thảo, Nguyễn Hữu Hòa Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khảo sát khả năng bảo hộ của vắc xin Amervacs PRRS trên lợn tại Tuyên Quang, kết quả cho thấy, vắc xin Amervac PRRS (vắc xin nhược độc của Công ty Laboratories HIPRA S.A - Tây Ban Nha) an toàn và có khả năng kích thích cơ thể lợn sản sinh kháng thể tốt, có hiệu lực bảo hộ cho 100% số lợn không mắc bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp - PRRS) trong 4 tháng theo dõi. Trước và sau khi tiêm vắc xin Amervac PRRS, 100% số lợn được tiêm phòng đều có thân nhiệt và tần số hô hấp nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không lợn nào có biểu hiện phản ứng với vắc xin. Sau 1 tháng có 78,57 - 100% số mẫu huyết thanh có kháng thể trong máu đạt hiệu giá ngưng kết ở mức 1/160. ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đáp ứng miễn dịch với vắc xin amervac prrs trên lợn tại Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 89 KHẢO SÁT ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VỚI VẮC XIN AMERVAC PRRS TRÊN LỢN TẠI TUYÊN QUANG Nguyễn Văn Quang *, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Diệu Thùy, Vũ Minh Thảo, Nguyễn Hữu Hòa Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Khảo sát khả năng bảo hộ của vắc xin Amervacs PRRS trên lợn tại Tuyên Quang, kết quả cho thấy, vắc xin Amervac PRRS (vắc xin nhược độc của Công ty Laboratories HIPRA S.A - Tây Ban Nha) an toàn và có khả năng kích thích cơ thể lợn sản sinh kháng thể tốt, có hiệu lực bảo hộ cho 100% số lợn không mắc bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp - PRRS) trong 4 tháng theo dõi. Trước và sau khi tiêm vắc xin Amervac PRRS, 100% số lợn được tiêm phòng đều có thân nhiệt và tần số hô hấp nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không lợn nào có biểu hiện phản ứng với vắc xin. Sau 1 tháng có 78,57 - 100% số mẫu huyết thanh có kháng thể trong máu đạt hiệu giá ngưng kết ở mức 1/160. Sau 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng 100% số mẫu đều ngưng kết ở hiệu giá từ 1/640 đến 1/2560. Từ khóa: lợn, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, hiệu giá kháng thể, vắc xin, Tuyên Quang ĐẶT VẤN ĐỀ* Một trong những bệnh có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nhiều cho chăn nuôi lợn là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Sydrome - PRRS) hay bệnh tai xanh ở lợn [1], [3], [4]. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở lợn nái, gây sảy thai hoặc đẻ non, lợn con sơ sinh yếu, chết thai, thở khó, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết cao, lợn thịt giảm ăn, sút cân, lợn đực chất lượng tinh giảm[7], [9]. Từ năm 2007 - 2013, bệnh đã bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước [8], [9], [10]. Lần đầu tiên dịch lợn tai xanh bùng phát ở Hải Dương vào ngày 12/3/2007, sau đó dịch lây lan nhanh và rộng khắp các tỉnh miền Bắc. Các năm tiếp theo dịch PRRS tiếp tục bùng phát ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Theo số liệu thống kê chăn nuôi ngày 01/4/2017, tỉnh Tuyên Quang có tổng số 543.372 con lợn. Mặc dù tỉnh Tuyên Quang chưa có dịch bệnh tai xanh xảy ra, song ở các tỉnh lân cận đã có dịch, vì vậy tỷ lệ mẫu huyết thanh lợn dương tính với virus PRRS chiếm tới 22% (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2017) [6]. Vấn đề phòng bệnh chủ động để bảo về cho đàn lợn bằng vắc xin là rất quan * Tel: 0912 660317, Email: nguyenthikimlan@tuaf.edu.vn trọng (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2013 [2]; Văn Đăng Kỳ, 2013 [5]; Yeom M. et al, 2015 [11]). Để có cơ sở khoa học cho công tác phòng bệnh hiệu quả, trong năm 2017, chúng tôi đã nghiên cứu khả năng bảo hộ của vắc xin Amervac PRRS trên lợn tại tỉnh Tuyên Quang. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu Lợn: 600 con, 4 tuần tuổi, khỏe mạnh, nuôi trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp (để khảo sát đáp ứng miễn dịch với vắc xin Amervac PRRS). Những lợn này chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh, là con của những lợn nái cũng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh tai xanh. Mẫu huyết thanh lợn: 300 mẫu (mỗi lợn lấy 1 mẫu) Vắc xin Amervac PRRS và dung dịch pha (Amervac PRRS là vắc xin nhược độc của Công ty Laboratories HIPRA S.A - Tây Ban Nha). Các thiết bị, dụng cụ; giống virus PRRS chuẩn; các loại hóa chất và dung dịch dùng cho nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu Xác định khả năng bảo hộ của vắc xin Amervac PRRS trên lợn tại một số trang trại chăn nuôi lợn tại TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (mức độ an toàn của vắc xin, hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắc xin Amervac PRRS 1, 2, 3 và 4 tháng). Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 90 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp sử dụng vắc xin Amervac PRRS - Địa điểm tiêm vắc xin Amervac PRRS cho lợn ở 4 trại lợn trên địa bàn TP. Tuyên Quang Trại 1: Trại lợn Phạm Ngọc Thìn, tại tổ 14, phường Hưng Thành (150 con) Trại 2: Trại lợn Nguyễn Văn Chung, tại tổ 14, phường Hưng Thành (120 con) Trại 3: Trại lợn Nguyễn Thị Kim Oanh, tại tổ 14, phường Hưng Thành (250 con) Trại 4: Trại lợn Long Thị Hằng, tại thôn 1, xã Đội Cấn (80 con) - Điều kiện của lợn được lựa chọn tiêm vắc xin: Trước khi tiêm vắc xin, xác định lợn có kháng thể kháng PRRSV trong huyết thanh hay không: Chọn những đàn lợn không được tiêm phòng bệnh tai xanh, đồng thời là con của những lợn mẹ cũng không được tiêm phòng bệnh này, sau đó kiểm tra định tính thấy không có kháng thể trong máu. Kiểm tra thân nhiệt, tần số hô hấp và biểu hiện của lợn trước khi tiêm vắc xin. - Tiêm vào bắp thịt cho mỗi lợn 2 ml vắc xin Amervac PRRS pha với dung dịch pha có sẵn. Theo dõi thân nhiệt, tần số hô hấp và biểu hiện của lợn sau khi được tiêm vắc xin. * Phương pháp lấy mẫu huyết thanh lợn sau tiêm vắc xin: Lấy mẫu huyết thanh lợn sau khi tiêm vắc xin 1, 2, 3 và 4 tháng. Mỗi thời điểm lấy ngẫu nhiên 75 mẫu huyết thanh (tổng là 300 mẫu). Xác định hiệu giá kháng thể sau tiêm Amervac PRRS bằng phương pháp IPMA. Các mẫu huyết thanh được pha loãng với dung dịch pha loãng theo cơ số 2, bắt đầu từ độ pha loãng 1/40. - Khả năng bảo hộ lợn được xác định bằng hiệu giá kháng thể: Theo TCVN (2014), vắc xin PRRS có khả năng bảo hộ khi hiệu giá kháng thể ngưng kết đạt từ 1/160 trở lên. * Phương pháp IPMA (Immuno – Peroxidase Monolayer Assay) xác định hiệu giá kháng thể được thực hiện theo quy trình chẩn đoán của Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương: Bước 1: Nuôi cấy tế bào MARC - 145 - Hồi phục tế bào - Cấy chuyển tế bào - Tách tế bào ra khỏi lọ Bước 2: Xử lý mẫu để phân lập virus Bệnh phẩm là huyết thanh: Lắc bằng máy trộn, ly tâm nhanh bằng máy ly tâm ở vận tốc 8000 vòng/phút trong 1 phút. Sau đó xử lý ở nhiệt độ 56oC trong 30 phút để diệt bổ thể rồi đem tiến hành các phương pháp để phát hiện kháng thể. Bước 3: Gây nhiễm các tế bào bằng virus PRRS - Lấy giống virus chuẩn từ nơi bảo quản, làm tan đá nhanh rồi pha loãng với môi trường MEN chứa 5% FCS để được liều 500 TCID50 virus/ml (giống virus đã được hiệu chỉnh nồng độ từ trước). - Cho 100 µl dung dịch virus đã pha loãng ở trên vào mỗi giếng. - Ủ các đĩa này trong 2 ngày, ở 37oC trong buồng CO2 nồng độ 5%. Bước 4: Cố định các tế bào - Đổ bỏ môi trường nuôi cấy và rửa các phiến một lần trong nước muối (saline). - Cho 100 µl dung dịch A (dung dịch cố định tế bào gồm PBS có 10% formalin và 1% NP40) vào mỗi giếng. - Ủ ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút. - Đổ bỏ dung dịch A, rồi rửa đĩa 2 lần bằng dung dịch B (dung dịch nước rửa gồm PRS với 1% Tween 80). Bước 5: Pha loãng huyết thanh - Chia 180 µl của NaCl 0,5 M với 4% huyết thanh ngựa và 0,5% Tween 80, có pH 7,2 (dung dịch đệm), vào từng giếng của các hàng A và E của các phiến đệm (dummy plates). - Chia 120 µl dung dịch đệm vào tất cả các giếng khác. - Pha 20 µl huyết thanh xét nghiệm hay huyết thanh đối chứng vào các giếng của các hàng A và E (độ pha loãng 1/10) và lắc đều. - Pha loãng huyết thanh bốn lần bằng chuyển 40 µl từ các hàng A và E sang các hàng B và F, tiếp tục như vậy, để cho ra các độ pha loãng 1/80, 1/160. Cho huyết thanh vào phiến đã có đại thực bào cố định - Chuyển 50 µl từ mỗi giếng của các đĩa đệm vào các giếng tương ứng của phiến đã có đại Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 91 thực bào cố định. Đậy các đĩa này lại và ủ trong 1 giờ ở 37oC. - Đổ bỏ dung dịch huyết thanh và rửa các đĩa ba lần bằng dung dịch B (dung dịch nước rửa, gồm PBS với 1% Tween 80). Bước 6: Cho kháng kháng thể PRRS đã gắn enzyme (kháng kháng thể này được tạo ra trên thỏ) - Pha loãng kháng thể với dung dịch pha loãng (dung dịch nước rửa B), theo tỷ lệ 1/80, 1/160. - Thêm 50 µl dịch pha loãng này vào từng giếng của các đĩa. Đậy các đĩa và ủ trong 1 giờ ở 37oC. - Rửa các phiến này ba lần bằng dung dịch B. Bước 7: Cho cơ chất - Chia 50 µl dung dịch chất nhiễm sắc/chất nền (AEC) đã lọc - dung dịch E (dung dịch ACE, gồm 1 ml dung dịch ACE nguyên chất + 14 ml dung dịch đệm axetat 0,1 M (pH = 5,2) + 15µl H2O2 30%) vào các giếng của các đĩa. - Ủ đĩa trong 30 phút ở nhiệt độ phòng. Bước 8: Đọc kết quả KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của lợn trước và sau khi tiêm vắc xin Amervacs PRRS Bảng 1. Chỉ tiêu sinh lý của lợn trước và sau khi tiêm vắc xin Trại lợn Số lợn kiểm tra (con) Trước tiêm Sau tiêm Nhiệt độ (oC) ( X mX  ) Hô hấp (Lần/phút) ( X mX  ) Nhiệt độ (oC) ( X mX  ) Hô hấp (Lần/phút) ( X mX  ) 1 30 38,86 ± 0,47 15,36 ± 0,3 39,38 ± 0,52 15,66 ± 0,4 2 30 38,35 ± 0,22 15,68 ± 0,2 39,35 ± 0,21 15,92 ± 0,1 3 30 38,32 ± 0,31 16,07 ± 0,1 39,12 ± 0,31 16,72 ± 0,1 4 30 38,93± 0,21 15,72 ± 0,2 39,97 ± 0,73 16,19 ± 0,3 Bảng 1 cho thấy: Sau khi tiêm phòng, thân nhiệt của đàn lợn có sự thay đổi một chút so với trước khi tiêm. Tuy nhiên, sự thay đổi này không đáng kể. Như vậy, sau khi tiêm phòng vắc xin Amervac PRRS, đàn lợn đều có thân nhiệt và tần số hô hấp hơi tăng một chút so với trước khi tiêm, nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Đây là một trong các phản ứng tích cực của cơ thể lợn, chứng tỏ vắc xin đưa vào cơ thể lợn đã có những đáp ứng tích cực để bắt đầu cho quá trình sản sinh kháng thể, tạo miễn dịch phòng bệnh tai xanh cho lợn. Kết quả theo dõi biểu hiện của lợn trước và sau khi tiêm vắc xin Amervacs PRRS Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Biểu hiện của lợn trước và sau khi tiêm vắc xin Trại lợn Số lợn theo dõi (con) Biểu hiện của lợn Trước khi tiêm Sau khi tiêm 1 150 Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường 2 120 Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường 3 250 Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường 4 80 Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường Khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường Quả bảng 2 cho thấy: Sau khi tiêm vắc xin Amervac PRRS, tất cả 600 con lợn được tiêm đều ăn uống, vận động bình thường. Điều đó chứng tỏ vắc xin này có độ an toàn rất cao, đúng như khuyến cáo của nhà sản xuất. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 1 tháng Để đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn sau khi tiêm vắc xin, chúng tôi đã lấy mẫu huyết thanh của 300 con lợn (đại diện cho 600 con được tiêm) ở 4 thời điểm: Sau khi tiêm 1, 2, 3 và 4 tháng; tiến hành xác định hiệu giá kháng thể bằng phương pháp IPMA, từ đó đánh giá được khả năng bảo hộ của vắc xin. Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 92 Kết quả được trình bày ở các bảng 3. Bảng 3. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 1 tháng Trại lợn Số kiểm tra (mẫu) Hiệu giá kháng thể Tổng mẫu từ 1/160 trở lên (mẫu) Tỷ lệ bảo hộ (%) 1/ 40 1/ 80 1/ 160 1/ 320 1/ 640 1/ 1280 1/ 2560 Trại 1 21 4 17 21 100 Trại 2 14 2 4 8 12 85,71 Trại 3 26 6 20 26 100 Trại 4 14 3 11 11 78,57 Tính chung 75 5 14 56 70 93,33 Kết quả ở bảng 3 cho thấy: Sau khi tiêm phòng vắc xin Amervac PRRS cho lợn, sau 1 tháng có 78,57 - 100% số lợn có kháng thể trong máu đạt hiệu giá ngưng kết ở mức 1/160. Điều này có nghĩa là: 78,57 - 100% số lợn sau khi tiêm vắc xin 1 tháng đã có khả năng bảo hộ cho lợn an toàn với bệnh tai xanh. Tại trại 1: Cả 21 mẫu đều đạt hiệu giá ngưng kết cao (100% có khả năng bảo hộ), trong đó có 4/21 mẫu (19,05%) đạt hiệu giá 1/160; 17/21 mẫu (80,95%) đạt hiệu giá 1/320. Tại trại 2: Có 2/14 mẫu (14,29%) đạt hiệu giá 1/80 (chưa có khả năng bảo hộ); 4/14 mẫu (28,57%) đạt hiệu giá 1/160 và 8/14 mẫu (57,14%) đạt hiệu giá 1/320. Tỷ lệ lợn được bảo hộ là 85,71%. Tại trại 3: 100% số mẫu chứng tỏ lợn được bảo hộ. Trong đó có 6/26 mẫu (23,08%) đạt hiệu giá 1/160; 20/26 mẫu (76,92%) đạt hiệu giá 1/320. Tại trại 4: Có 3/14 mẫu (21,43%) đạt hiệu giá 1/80 (chưa có khả năng bảo hộ); 11/14 mẫu (78,57%) đạt hiệu giá 1/320. Tỷ lệ lợn được bảo hộ là 78,57%. Kết quả trên tương đồng với nhận xét của Tô Long Thành (2007) [9]: Cơ thể vật nuôi cần một thời gian nhất định để huy động cơ chế phòng ngự đặc hiệu, sau khi tiêm vắc xin khoảng 2 tuần, kháng thể đặc hiệu sẽ được sản sinh ra và con vật sẽ có sức miễn dịch đối với bệnh. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 2 tháng Bảng 4. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 2 tháng Trại lợn Số kiểm tra (mẫu) Hiệu giá kháng thể Tổng mẫu từ 1/160 trở lên (mẫu) Tỷ lệ bảo hộ (%) 1/ 40 1/ 80 1/ 160 1/ 320 1/ 640 1/ 1280 1/ 2560 Trại 1 22 8 14 22 100 Trại 2 15 7 8 15 100 Trại 3 23 13 10 23 100 Trại 4 15 8 7 15 100 Tính chung 75 36 39 75 100 Qua kết quả ở bảng 4 cho thấy: Tại trại 1 có 8/22 mẫu đạt hiệu giá 1/640; 14/22 mẫu đạt hiệu giá 1/1280. Tại trại 2 có 7/15 mẫu đạt hiệu giá 1/640; 8/15 mẫu đạt hiệu giá 1/1280. Tại trại 3 có 13/23 mẫu đạt hiệu giá 1/640; 10/23 mẫu đạt hiệu giá 1/1280. Tại trại 4 có 8/15 mẫu đạt hiệu giá 1/640; 7/15 mẫu đạt hiệu giá 1/1280. Như vậy, sau 2 tháng, 100% số mẫu đều đạt hiệu giá 1/640 và 1/1280. Theo quy định, huyết thanh có hiệu giá từ 1/160 trở lên đã có hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ cho lợn không bị mắc PRRS. Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 93 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nhận xét của Tô Long Thành (2007) [9], khi các tác giả cho rằng: Vắc xin Amervac PRRS có khả năng bảo hộ cho đàn lợn rất cao (100%). Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 3 tháng Bảng 5. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 3 tháng Trại lợn Số kiểm tra (mẫu) Hiệu giá kháng thể Tổng mẫu từ 1/160 trở lên (mẫu) Tỷ lệ bảo hộ (%) 1/ 40 1/ 80 1/ 160 1/ 320 1/ 640 1/ 1280 1/ 2560 Trại 1 18 4 8 6 18 100 Trại 2 17 6 6 5 17 100 Trại 3 28 9 11 8 28 100 Trại 4 12 2 10 12 100 Tính chung 75 21 25 29 75 100 Qua bảng 5 cho thấy: Có 21/75 mẫu huyết thanh ngưng kết ở độ pha loãng 1/640; 25/75 mẫu ngưng kết ở độ pha loãng 1/1280; 29/75 mẫu ngưng kết ở độ pha loãng 1/2560. Tính chung, cả 75 mẫu đều có hàm lượng kháng thể cao, đủ khả năng bảo hộ cho lợn. Theo đó, đáp ứng miễn dich của lợn với vắc xin Amervac PRRS tại Tuyên Quang tốt hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tùng và cs (2012) [10] với vắc xin nhược độc chủng JXA1. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 4 tháng Bảng 6. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vắc xin 4 tháng Trại lợn Số kiểm tra (mẫu) Hiệu giá kháng thể Tổng mẫu từ 1/160 trở lên (mẫu) Tỷ lệ bảo hộ (%) 1/ 40 1/ 80 1/ 160 1/ 320 1/ 640 1/ 1280 1/ 2560 Trại 1 23 2 8 13 23 100 Trại 2 14 7 7 14 100 Trại 3 27 6 21 27 100 Trại 4 11 1 10 11 100 Tính chung 75 2 22 51 75 100 Qua bảng 6 cho thấy: Sau 4 tháng, chỉ có 2 mẫu huyết thanh đạt hiệu giá ngưng kết ở độ pha loãng 1/640, 22 mẫu ngưng kết ở độ pha loãng 1/1280; có tới 51 mẫu ngưng kết ở độ pha loãng 1/2560. Kết quả trên chứng tỏ rằng, sau khi tiêm 1 mũi vắc xin Amervac PRRS 4 tháng, hàm lượng kháng thể trong máu của lợn vẫn tiếp tục tăng lên với đậm độ cao hơn so với các thời điểm sau khi tiêm 2 và 3 tháng. Kết quả trên cũng cho thấy, 100% số lợn được tiêm vắc xin Amervac PRRS đều được bảo hộ sau khi tiêm. Mặc dù không có điều kiện tiếp tục theo dõi hiệu giá kháng thể sau khi tiêm vắc xin 5 và 6 tháng (do thí nghiệm được tiến hành tại các gia trại chăn nuôi lợn, số lợn tiêm phòng đã được chủ trại xuất bán sau 4 tháng theo dõi), song chúng tôi nhận thấy rằng, với khả năng sản sinh kháng thể ở thời điểm sau khi tiêm 4 tháng như trên thì lợn vẫn duy trì được hàm lượng kháng thể đủ khả năng bảo hộ ở một số tháng tiếp theo. Các kết quả ở bảng 4 - 7 cho phép chúng tôi nhận xét rằng: Vắc xin Amervac PRRS là loại vắc xin an toàn và có hiệu lực cao trong phòng bệnh tai xanh cho lợn tại tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy, chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tuyên Quang có thể lựa chọn loại vắc xin này để tiêm phòng cho đàn lợn ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm chủ động phòng bệnh tai xanh cho đàn lợn. KẾT LUẬN Vắc xin Amervac PRRS (vắc xin nhược độc của Công ty Laboratories HIPRA S.A - Tây Ban Nha) an toàn và có hiệu lực bảo hộ cho 100% số lợn được tiêm phòng ở Tuyên Quang trong 4 tháng theo dõi. Trước và sau khi tiêm vắc xin Amervac PRRS, 100% số lợn được tiêm phòng đều có Nguyễn Văn Quang và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 89 - 94 94 thân nhiệt và tần số hô hấp nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không lợn nào có biểu hiện phản ứng với vắc xin. Sau 1 tháng có 78,57 - 100% số lợn có kháng thể trong máu đạt hiệu giá ngưng kết ở mức 1/160. Sau 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng 100% số lợn đều ngưng kết ở hiệu giá từ 1/640 đến 1/2560. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Thị Diễm Hằng, Nguyễn Ngọc Hải (2014), “Đánh giá tình trạng gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lợn tại tỉnh Bình Dương bằng phương pháp Elisa và PCR”, Tạp chí Sinh học, 36 (1se), tr. 22 – 27. 2. Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Hữu Nam (2013), “Nghiên cứu chọn chủng virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) để sản xuất vắc xin phòng bệnh tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, 20 (1), tr. 5 - 15. 3. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2013), Bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 289 - 295. 4. Nguyễn Đức Hiền (2012), “Tình hình nhiễm hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản và một số yếu tố nguy cơ trong lan truyền bệnh giữa các đàn heo tại tỉnh Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ, 22c, tr. 96 - 105. 5. Văn Đăng Kỳ (2013), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tạp chí Khoa học Việt Nam, tập X, số 3 - 2013, tr. 76 - 80. 6. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Ngân, Trần Nhật Thắng, Nguyễn Hữu Hòa (2017), “Sự lưu hành virus gây bệnh tai xanh và kết quả phân lập vi khuẩn gây viêm phổi ở lợn tại tỉnh Tuyên Quang”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 168 (08), tr. 119 – 124. 7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đăng Kỳ (2007, Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn, Diễn đàn khuyến nông và công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 8. Hoàng Văn Năm (2001), “Hội chứng sinh sản và hô hấp ở lợn”, Bản dịch tổng hợp, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, số 1 - 2001, tr. 74 - 84. 9. Tô Long Thành (2007),“Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp lợn”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XIV, số 3/2007, tr. 96-98 10. Nguyễn Tùng, Tống Hữu Hiến, Nguyễn Trọng Cường (2012) “Khảo nghiệm vắc xin nhược độc chủng JXA1 phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập XVIII, số 6, tr. 17. 11. Yeom M., Lyoo K. S., Kang B. K., Song D., Park B. (2015), “Efficacy of a combined inactivated porcine reproductive and respiratory syndrome virus vắc xin using North American and European strains in specific pathogen free pigs”, Vet J., 233(15), pp. 64 – 67. SUMMARY SURVEY ON IMMUNE RESPONSE TO AMERVAC PRRS VACCINE IN PIGS IN TUYEN QUANG Nguyen Van Quang, Nguyen Thi Kim Lan * , Pham Dieu Thuy Vu Minh Thao, Nguyen Huu Hoa University of Agriculture and Forestry - TNU A surveying of the Amervac PRRS Vaccine on pigs in Tuyen Quang province, the results showed that, the vaccine Amervac PRRS (the weakened vaccine from Laboratories HIPRA SA - Spain) was safe and stimulating. Pig organ producing good antibody, effective protection for 100% of pigs without blue ear disease (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrom - PRRS) during 4 months of monitoring. Before and after vaccination with Amervac PRRS, 100% of the vaccinated pigs had body temperature and respiratory rate within normal physiological limits. No pigs exhibited a response to the vaccine. After 1 month, 78.57 - 100% of serum samples with antibodies in blood reached the agglutination mark at 1/160. After 2 months, 3 months and 4 months, 100% of samples were congested at titre from 1/640 to 1/2560. Keywords: Pig, Porcine Reproductive and Respiratory Syndrom, Antibody titre, Vaccine, Tuyen Quang Ngày nhận bài: 18/6/2018; Ngày phản biện: 06/7/2018; Ngày duyệt đăng: 31/7/2018 * Tel: 0912 660317, Email: nguyenthikimlan@tuaf.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf275_298_1_pb_2526_2127041.pdf
Tài liệu liên quan