Tài liệu Khảo sát đặc điểm và các yếu tố tiên lượng tử vong trong bệnh viện trên bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 232
* Bộ môn Lão khoa, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Công Thành ĐT: 0934669073 Email: congthanh.nls@gmail.com
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG
TRONG BỆNH VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CẤP
Nguyễn Công Thành*, Võ Thành Nhân*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi với tỉ lệ tử vong và chi
phí điều trị rất cao. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về suy tim cấp, đặc biệt trên đối tượng
người cao tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và các yếu tố tiên lượng tử vong trong bệnh viện trên bệnh nhân
cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu thực hiện trên 233 bệnh nhân ≥60
tuổi nhập viện vì suy tim cấp tại khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2015 đến 03/2016.
Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm và các yếu tố tiên lượng tử vong trong bệnh viện trên bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 232
* Bộ mơn Lão khoa, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Cơng Thành ĐT: 0934669073 Email: congthanh.nls@gmail.com
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG
TRONG BỆNH VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI SUY TIM CẤP
Nguyễn Cơng Thành*, Võ Thành Nhân*
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi với tỉ lệ tử vong và chi
phí điều trị rất cao. Hiện nay, ở Việt Nam chưa cĩ nhiều nghiên cứu về suy tim cấp, đặc biệt trên đối tượng
người cao tuổi.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và các yếu tố tiên lượng tử vong trong bệnh viện trên bệnh nhân
cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, tiến cứu thực hiện trên 233 bệnh nhân ≥60
tuổi nhập viện vì suy tim cấp tại khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ 10/2015 đến 03/2016.
Kết quả: Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 75,33±8,14, nam giới chiếm tỉ lệ 47,2%. Các bệnh
lý đi kèm thường gặp: bệnh tim thiếu máu cục bộ (77,3%), rối loạn lipid máu (55,4%), tăng huyết áp
(59,2%), bệnh thận mạn (45,1%), đái tháo đường (39,5%), rung nhĩ (24,5%). Tỉ lệ các thể suy tim cấp là
suy tim mạn mất bù (47,2%), chống tim (12,0%), phù phổi cấp (30,9%), suy tim tăng huyết áp (4,7%),
suy thất phải đơn độc (5,2%). Thời gian nằm viện trung bình là 12,4 ngày. Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện là
18,45%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến xác định một số yếu tố nguy cơ tử vong độc lập: chỉ số
Barthel ≤ 60 điểm (OR=3,016; 95%CI 1,973-9,350), chống tim (OR=5,195; 95%CI 1,820-32,917) và rối
loạn nhịp thất (OR=8,862; 95% CI 2,538-30,409).
Kết luận: Tỉ lệ tử vong trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp cao. Hạn chế hoạt động chức năng
cơ bản hằng ngày là một trong những yếu tố tiên lượng. Do đĩ, đánh giá lão khoa tồn diện đĩng vai trị rất quan
trọng trong tiếp cận, chẩn đốn và điều trị bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp.
Từ khĩa: suy tim cấp, tiên lượng, người cao tuổi
ABSTRACT
CHARACTERISTICS AND PREDICTORS OF HOSPITAL MORTALITY
AMONG OLDER PATIENTS HOSPITALIZED FOR ACUTE HEART FAILURE
Nguyen Cong Thanh, Vo Thanh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 232 - 238
Background: Acute heart failure (AHF) is the leading cause of hospitalization with high mortality rate and
healthcare costs in elderly population. Up till now, there is scarce evidence on acute heart failure from Vietnamese
medical literature, especially in elderly population.
Objectives: To identify predictors for hospital mortality rates and clinical characteristics of older patients
admitted to hospital for AHF.
Methods: A longitudinal, prospective observational study was conducted 233 patients with AFH, aged 60
and older, and admitted to Cardiology Department, Cho Ray hospital from 10/2015 to 3/2016.
Results: The average age of study population was 75.3 years (Standard Deviation (SD) 8.14), 47.2% were
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 233
male. The most common comorbidities were Ischemia Heart Disease (77.3%), Dyslipidemia (55.4%),
Hypertension (59.2%), Chronic Kidney Disease (45.1%), Diabetes (39.5%) and Atrial Fibrillation (24.5%). The
prevalence of clinical subtypes of AHF was as following: acute decompensated heart failure (47.2%), cardiogenic
shock (12%), pulmonary edema (30.9%), hypertensive acute heart failure (4.7%) and right heart failure (5.2%).
The mean length of hospital stay was 12.4 days. Hospital mortality rate was 18.45%. The multiple logistic
regression showed three variables independently associated with mortality: Barthel Index ≤60 (OR=3.016; 95% CI
1.973-9.350), Cardiogenic Shock (OR=5.195; 95% CI 1.820-32.917), and Ventricular Arrhythmias (OR=8.862;
95% CI: 2.538-30.409).
Conclusions: In-hospital mortality rate in elderly patients with AHF is high. Deteriorated basic activities of
daily living are proven to be one of the prognosis factors. Therefore, comprehensive geriatrics assessment plays an
important role in diagnosis and treatment of the elderly patients hospitalized for AHF.
Keywords: acute heart failure, prognosis, elderly
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim cấp là một hội chứng lâm sàng, đặc
trưng bởi tình trạng mới khởi phát hoặc tái phát,
diễn tiến nhanh chĩng các triệu chứng của suy
tim địi hỏi phải được nhập viện và điều trị khẩn
cấp hoặc cấp cứu(18). Suy tim cấp chiếm 10%
nguyên nhân nhập viện ở người cao tuổi(4). Mặc
dù cĩ nhiều tiến bộ trong chẩn đốn và điều trị,
nhưng suy tim cấp vẫn là gánh nặng cho nền y
tế với tỉ lệ tử vong và chi phí điều trị rất cao.
Theo nhiều nghiên cứu, tỉ lệ tử vong trong bệnh
viện do suy tim cấp là 3-7%(1,2,16). Một số yếu tố
được chứng minh cĩ liên quan tới tử vong như:
cao tuổi, phân độ NYHA III-IV, chống tim,
huyết áp tâm thu (HATT) lúc nhập viện thấp,
suy thận, thiếu máu, hạ Natri máu
Nhiều nghiên cứu lớn từ Hoa Kì như
ADHERE, OPTIMIZE-HF và từ châu Âu như
AHEAD, EHFS I-II, ESC-HF đã cung cấp những
thơng tin chi tiết về đặc điểm của suy tim cấp.
Hiện tại, ở Việt Nam chưa cĩ nhiều nghiên cứu
về suy tim cấp. Do đĩ, chúng tơi thực nghiện
nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm và các
yếu tố tiên lượng tử vong trong bệnh viện trên
bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp.
Hoạt động chức năng cơ bản hằng ngày
(BADLs) là những hoạt động thiết yếu để tự
chăm sĩc bản thân, nhưng chưa đủ để duy trì
một cuộc sống độc lập. Katz và cộng sự đã miêu
tả những hoạt động này bao gồm: ăn uống, tắm
rửa, thay quần áo, di chuyển, đi vệ sinh và tiêu
tiểu tự chủ(13). Mất khả năng BADLs là yếu tố
quan trọng tiên lượng mắc các bệnh lý cấp tính,
té ngã, chấn thương, suy giảm chức năng cơ
quan và tử vong ở người cao tuổi(10). Trong
nghiên cứu này, chúng tơi sử dụng thang điểm
Barthel(14) để đánh giá BADLs và xác định vai trị
của hạn chế BADLs trong tiên lượng bệnh nhân
cao tuổi suy tim cấp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu quan sát, tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥60 tuổi nhập viện vì suy tim cấp
tại khoa Nội Tim Mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ
10/2015 đến 03/2016.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Khơng đánh giá được chỉ số Barthel của
bệnh nhân trong vịng 30 ngày trước nhập viện.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Các đối tượng thõa tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ
được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu
thập dữ liệu theo bảng số liệu soạn sẵn, đánh giá
tình trạng BADLs của bệnh nhân tại thời điểm 30
ngày trước nhập viện, theo dõi diễn tiến và kết
quả điều trị.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 234
Các biến số nghiên cứu - phương pháp xử
lý số liệu
Nghiên cứu của chúng tơi khảo sát 26 biến số
bao gồm: 2 biến số dịch tễ (tuổi, giới tính), 7 biến
số về tiền căn bệnh lý (suy tim, tăng huyết áp,
đái tháo đường, bệnh thận mạn, rối loạn lipid
máu, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính), 3 biến số về tình trạng căn bản
của bệnh nhân (chỉ số Barthel, chỉ số Charlson,
phân độ NYHA), 7 biến số về tình trạng lâm
sàng lúc nhập viện (mạch, huyết áp, thở máy,
viêm phổi, rối loạn nhịp thất, chống tim, hội
chứng vành cấp), 6 biến số về cận lâm sàng lúc
nhập viện (Hemoglobin, Natri máu, Creatinin,
đường huyết, Troponin I, phân suất tống máu
thất trái), 1 biến số kết cục (tử vong trong
bệnh viện).
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23.0. Các
biến định tính được mơ tả bằng bảng phân phối
tần suất, tỉ lệ. Các biến định lượng được kiểm tra
cĩ phân phối chuẩn hay khơng bằng phép kiểm
Kolmogorov-Smirnow, mơ tả dưới dạng trung
bình ± độ lệch chuẩn (đối với phân phối chuẩn)
hoặc trung vị (bách phân vị thứ 25 và 75) (đối với
phân phối khơng chuẩn). Phân tích hồi quy
logistic đa biến nhằm xác định các yếu tố nguy
cơ độc lập của tử vong trong bệnh viện.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân cao tuổi nhâp viện vì
suy tim cấp
Nghiên cứu thực hiện trên 233 bệnh nhân
cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp. Tuổi trung
bình của dân số nghiên cứu là 75,33 ± 8,14, trong
đĩ nam giới chiếm tỉ lệ 47,2%. Tỉ lệ các thể suy
tim cấp lần lượt là: suy tim mạn mất bù (47,2%),
chống tim (12%), phù phổi cấp (30,9%), suy tim
tăng huyết áp (4,7%) và suy thất phải đơn độc
(5,2%). Thời gian nằm viện trung bình là 12,39 ±
8,94 ngày. Bảng 1 mơ tả chi tiết đặc điểm các
bệnh lý đi kèm, tình trạng lâm sàng và cận lâm
sàng của bệnh nhân cao tuổi suy tim cấp lúc
nhập viện.
Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Kết quả
Tuổi (năm) 75,33±8,14
Nam (%) 110 (47,2)
Tiền
căn
bệnh
lý
Tăng huyết áp (%) 138 (59,2)
Đái tháo đường (%) 92 (39,5)
BTTMCB (%) 180 (77,3)
Bệnh thận mạn (%) 105 (45,1)
Rối loạn lipid máu (%) 129 (55,4)
Rung nhĩ (%) 57 (24,5)
Bệnh lý mạch máu não (%) 39 (16,9)
COPD (%) 22 (9,4)
Suy tim (%) 173 (74,2)
Tình
trạng
cơ
bản
Chỉ số Barthel (điểm) 85 (55; 95)
Chỉ số Charlson (điểm) 3 (1; 5)
Phân độ
NYHA
Độ I (%) 54 (23,2)
Độ II (%) 75 (32,2)
Độ III (%) 83 (35,6)
Độ IV (%) 21 (9,0)
Sử dụng thuốc ức chế men chuyển 92 (39,0)
Sử dung thuốc chẹn thụ thể bê-ta 57 (24,5)
Sử dụng thuốc lợi tiểu 70 (30,0)
Tình
trạng
lúc
nhập
viện
Mạch (lần/phút) 100 (90; 110,5)
Huyết áp tâm thu (mmHg) 120 (100; 140)
Viêm phổi (%) 73 (31,3)
Rối loạn nhịp thất (%) 28 (12,0)
Hội chứng vành cấp (%) 80 (34,3)
Cận
lâm
sàng
lúc
nhập
viện
Hemoglobin (g/L) 117,91±34,92
Natri máu (mmol/L) 137 (132; 140)
Đường huyết (mg/dL) 133 (109; 205)
Creatinin (mg/dL) 1,40 (1,20; 1,90)
Troponin I (ng/mL) 0,20 (0,2; 1)
Phân suất tống máu thất trái (%) 31,00 (25; 40)
Tỉ lệ và các yếu tố tiên lượng tử vong trong
bệnh viện trên bệnh nhân cao tuổi suy tim
cấp
Trong thời gian nghiên cứu chúng tơi ghi
nhận 43 trường hợp tử vong trong bệnh viện,
chiếm tỉ lệ 18,45%. Tỉ lệ tử vong ở nhĩm bệnh
nhân chống tim là cao nhất (64,29%).
Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến
xác định các yếu tố nguy cơ độc lập tử vong
trong bệnh viện trên bệnh nhân cao tuổi nhập
viện vì suy tim cấp là: chỉ số Barthel ≤60 điểm
(OR=3,016; 95% CI 1,973-9,350), chống tim
(OR=5,195; 95% CI 1,820-32,917), rối loạn nhịp
thất (OR= 8,862; 95% CI 2,538-30,409).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 235
Bảng 2: Phân tích đơn biến các yếu tố tiên lượng tử
vong trong bệnh viện
Yếu tố
Tử vong n
(%)
P
Tuổi
60-79 21 (13,73)
0,010
≥80 22 (27,50)
Giới
Nam 13 (11,82)
0,014
Nữ 30(24,39)
Tiền căn
bệnh lý
Đái tháo
đường
Khơng 29 (20,57)
0,303
Cĩ 14 (15,22)
BTTMCB
Khơng 8 (15,09)
0,473
Cĩ 35 (19,44)
Bệnh thận
mạn
Khơng 25 (19,53)
0,640
Cĩ 18 (17,14)
Rối loạn lipid
máu
Khơng 16 (15,38)
0,278
Cĩ 27 (20,93)
Rung nhĩ
Khơng 33 (18,75)
0,838
Cĩ 10 (17,54)
Bệnh lý mạch
máu não
Khơng 33 (83,66)
0,205
Cĩ 10 (25,64)
COPD
Khơng 42 (19,91)
0,088
Cĩ 1 (4,55)
Tình trạng
căn bản
Barthel ≤60
điểm
Khơng 24 (30,38)
0,001
Cĩ 19 (12,34)
Charlson ≥3
điểm
Khơng 19 (18,10)
0,898
Cĩ 24 (18,75)
NYHA III-IV
Khơng 24 (18,60)
0,013
Cĩ 19 (18,27)
Tình trạng
lúc nhập
viện
Thở máy
Khơng 26 (13,68)
<0,001
Cĩ 17 (39,53)
Mạch <100
lần/phút
Khơng 13 (14,44)
0,212
Cĩ 30 (20,98)
HATT <100
mmHg
Khơng 23 (12,57)
<0,001
Cĩ 20 (40,00)
Viêm phổi
Khơng 24 (15,00)
0,044
Cĩ 19 (26,03)
Rối loạn nhịp
thất
Khơng 23 (13,94)
<0,001
Cĩ 20 (29,41)
Hội chứng
vành cấp
Khơng 11 (5,70)
<0,001
Cĩ 32 (80,00)
Chống tim
Khơng 25 (12,20)
<0,001
Cĩ 18 (64,29)
Cận lâm
sàng lúc
nhập viện
HGB <100 g/L
Khơng 26 (15,85)
0,115
Cĩ 17 (24,64)
Natri <135
mmol/L
Khơng 22 (15,60)
0,168
Cĩ 21 (22,83)
Đường huyết
>200
Khơng 7 (17,50)
0,853
Cĩ 36 (18,75)
Creatinin
>2,0mg/dL
Khơng 33 (17,93)
0,692
Cĩ 10 (20,41)
Troponin I >1
ng/mL
Khơng 12 (8,22)
<0,001
Cĩ 31 (35,63)
EF <40%
Khơng 10 (16,95)
0,730
Cĩ 33 (18,97)
Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic đa biến xác định
yếu tố tiên lượng tử vong độc lập
Yếu tố p OR 95% CI
Tuổi 0,172 2,054 (0,730;5,778)
Nữ giới 0,115 2,239 (0,822;6,104)
Chỉ số Barthel ≤60 điểm 0,046 3,016 (1,973;9,350)
NYHA III-IV 0,695 1,857 (0,351;4,031)
Thở máy 0,888 0,914 (0,261;3,191)
Huyết áp tâm thu
<100 mmHg
0,493 0,561 (0,107;2,936)
Chống tim 0,048 5,195 (1,820;32,97)
Hội chứng vành cấp 0,097 3,246 (0,807;13,01)
Viêm phổi 0,724 1,196 (0,443;3,226)
Rối loạn nhịp thất 0,001 8,862 (2,538;30,41)
Troponin I >1 ng/mL 0,622 1,375 (0,387;4,884)
Hemoglobin <100 g/L 0,415 0,991 (0,969;1,013)
BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì
suy tim cấp
Tuổi, giới tính
Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là
75,3±8,1, tuổi lớn nhất là 97, tuổi nhỏ nhất là 60.
Nghiên cứu của Miro O(15), Lee DS, Ezekowitz
JA(5) cũng cho kết quả tương tự. Các dữ liệu
nghiên cứu lớn từ ADHERE(2), OPTIMIZE-HF(9),
AHEAD(19) đều cĩ tuổi trung bình >70. Điều đĩ
chứng tỏ người cao tuổi là nhĩm đối tượng chịu
ảnh hưởng chính của suy tim cấp.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, nam giới
chiếm tỉ lệ 47,2%, sự khác biệt tỉ lệ giữa nam và
nữ khơng cĩ ý nghĩa thống kê (p=0,432). Kết quả
này cũng tương tự với nhiều nghiên cứu khác.
Mặc dù, nam giới là đối tượng nguy cơ chính của
các bệnh lý tim mạch và cĩ tỉ lệ suy tim cao hơn.
Nhưng tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới
nên xét trên đối tượng người cao tuổi thì nam
giới và nữ giới chịu ảnh hưởng tương đương
nhau. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học về suy tim
đều cho thấy ở độ tuổi càng cao, nữ giới càng
chiếm ưu thế hơn với các đặc điểm như: phân
suất tống máu bảo tồn, bệnh van tim, đái tháo
đường và tỉ lệ bệnh mạch vành ít hơn(20).
Tiền căn bệnh lý
Chúng tơi ghi nhận 72,4% bệnh nhân cĩ tiền
căn suy tim, cịn lại là lần đầu được chẩn đốn,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 236
hầu hết liên quan đến hội chứng vành cấp. Các
bệnh lý đi kèm trên bệnh nhân suy tim là: bệnh
tim thiếu máu cục bộ (77,3%), tăng huyết áp
(59,2%), rối loạn lipid máu (55,4%), bệnh thận
mạn (45,1%), đái tháo đường (39,5%), rung nhĩ
(24,5%), bệnh lý mạch máu não (16,9%). Từ đĩ,
cho ta thấy vai trị quan trọng của bệnh mạch
vành và các bệnh lý chuyển hĩa trong suy tim,
cĩ thể là nguyên nhân hoặc là bệnh đồng mắc,
gĩp phần làm tiên lượng bệnh nhân suy tim cấp
nặng nề hơn. Bên cạnh đĩ, tình trạng đa bệnh lý
là sự khác biệt quan trọng giữa bệnh nhân suy
tim cấp cao tuổi và trẻ tuổi.
Phân loại suy tim cấp
So với các nghiên cứu khác trong bảng 4, tỉ lệ
suy tim mạn mất bù trong nghiên cứu này thấp
hơn. Trong khi đĩ, chống tim và phù phổi cấp
chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều này cĩ thể do tỉ lệ suy
tim cấp do hội chứng vành cấp cao (34,3%) và
nơi thực hiện nghiên cứu là bệnh viện tuyến cuối
tập trung nhiều bệnh nặng.
Bảng 4: Phân loại suy tim cấp qua các nghiên cứu
Phân loại Chúng tơi Tomcikova
(21)
Nieminen
(16)
Harjola
(12)
Suy tim mạn mất bù (%) 47,2 56,4 65,0 66,9
Chống tim (%) 12,0 14,0 4,0 2,6
Phù phổi cấp (%) 30,9 18,1 16,0 16,0
Suy tim tăng huyết áp (%) 4,7 4,2 11,0 11,4
Suy thất phải đơn độc (%) 5,2 4,0 3,0 3,1
Cĩ hội chứng vành cấp (%) 34,3 22,5 23,1 29,1
Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên
cứu của chúng tơi là 12,39 ngày. Kết quả này cao
hơn các nghiên cứu khác. Điều này cĩ thể giải
thích như sau:
Do sự khác biệt trong cơng tác tổ chức hành
chính, phân cơng khám và điều trị bệnh nhân. Ví
dụ, thời gian nằm viện trung bình trên bệnh
nhân suy tim cấp tại Hoa Kì là 4 ngày
(ADHERE(2)), trong khi đĩ ở Châu Âu là 9 ngày
(EHFS II(16)).
Thời gian nằm viện kéo dài do nhiễm trùng
bệnh viện. Trong nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ
bệnh nhân bị viêm phổi lúc nhập viện là 31,3%.
Tình trạng bệnh nặng, đa bệnh lý, bao gồm
cả bệnh lý cấp tính và mạn tính.
Các yếu tố tiên lương tử vong trong bệnh
viện
Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện
So sánh với các nghiên cứu trên, nghiên cứu
của chúng tơi cĩ tỉ lệ tử vong trong bệnh viện cao
hơn. Điều đĩ cĩ thể giải thích như sau:
Tỉ lệ chống tim cao (12%). Trong nghiên
cứu AHEAD(19), ALARM-HF(6) chống tim
chiếm tỉ lệ 14,7% và 12,0% thì tỉ lệ tử vong cao
(12,7% và 12,0%). Ngược lại, các nghiên cứu
ADHERE(2), EHFS I(3), EHFS II(16), OPTIMIZE-
HF(7) cĩ tỉ lệ chống tim thấp (2-4%) thì tỉ lệ tử
vong cũng ít hơn (3-4%).
Bảng 5: Tỉ lệ tử vong trong bệnh viện do suy tim cấp
qua các nghiên cứu
Nghiên cứu Năm Tuổi
Tỉ lệ tử
vong(%)
Adams KF
(2)
2005 72,4±14,0 4,0
Nieminen MS
(16)
2006 70,0±12,1 6,7
Abraham WT
(1)
2008 73,2±14,0 3,8
Follath F
(6)
2008 66-70 12
Spinar J
(19)
2011 71,5±12,4 12,7
Nguyễn Thành Tuyên
(17)
2012 73,1±13,0 8,2
Chúng tơi 2016 75,33±8,14 18,45
Tại thời điểm nhập viện cĩ 12% bệnh nhân
rối loạn nhịp thất, 31,3% viêm phổi 18,5% thở
máy. Trong khi đĩ, nghiên cứu ADHERE chỉ
ghi nhận 1% bệnh nhân rối loạn nhịp thất, 5%
bệnh nhân thở máy(2). Hơn nữa, tỉ lệ bệnh
nhân hội chứng vành cấp trong nghiên cứu
của chúng tơi cao, đa phần khơng được điều
trị tái thơng mạch vành.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 237
Thời gian nằm viện trung bình trong nghiên
cứu của chúng tơi là 12,39. Theo Harjola V. P.,
thời gian nằm viện kéo dài làm tăng tỉ lệ tử vong
trong bệnh viện trên bệnh nhân suy tim(11 ).
Các yếu tố tiên lượng tử vong nội viện
Qua phân tích đơn biến, chúng tơi ghi nhận
các yếu tố liên quan đến tử vong trong bệnh viện
trên bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì suy tim cấp
bao gồm: tuổi ≥80, nữ giới, phân độ NYHA III-
IV, chỉ số Barthel ≤60 điểm, thở máy, huyết áp
tâm thu lúc nhập viện<100 mmHg, viêm phổi,
hội chứng vành cấp, chống tim, rối loạn nhịp
thất, Hemoglobin < 100 g/L, Troponin I ≥1
ng/mL. Phân tích hồi quy logistic đa biến xác
định các yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong
trong bệnh viện là: chỉ số Barthel ≤60 điểm
(OR=3,016; 95% CI 1,973-9,350), chống tim
(OR=5,195; 95% CI 1,820-32,917), rối loạn nhịp
thất (OR= 8,862;95% CI 2,538-30,409).
Nghiên cứu OPTIMIZE-HF khảo sát 45 biến
số cĩ liên quan tới tỉ lệ tử vong trong bệnh viện
do suy tim cấp. Kết quả phân tích đa biến cho
thấy các yếu tố nguy cơ độc lập là: nồng độ
Creatinin, huyết áp tâm thu lúc nhập viện thấp
và cao tuổi(1). Nghiên cứu ADHERE cĩ tỉ lệ tử
vong trong bệnh viện do suy tim cấp là 4,0%.
Qua khảo sát đa biến 39 yếu tố nguy cơ tử vong,
kết quả phân tích đưa ra 3 yếu tố nguy cơ độc
lập của tử vong trong bệnh viện bao gồm: tăng
Urê máu ≥43 mg/dL (15,35 mmol/L), huyết áp
tâm thu lúc nhập viện <115 mmHg và tăng
Creatinin ≥2,75 mg/dL (243,1 mmol/L)(2). Nghiên
cứu ALARM-HF cĩ tỉ lệ tử vong trong bệnh viện
là 12,0%. Các yếu tố nguy cơ độc lập bao gồm:
huyết áp tâm thu lúc nhập viện <100 mmHg,
phân suất tống máu thất trái <45% và Creatinin
máu >1,5 mg/dL(8).
Sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ độc lập
của tử vong trong bệnh viện do suy tim cấp
trong nghiên cứu của chúng tơi với các nghiên
cứu trên cĩ thể do khác biệt trong đặc điểm
dân số nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu,
phương pháp phân tích thống kê và cỡ mẫu.
Tuy nhiên, một số yếu tố như chống tim, rối
loạn nhịp thất là yếu tố nguy cơ độc lập được
xác định trong hầu hết các nghiên cứu. Các
yếu tố khác như cao tuổi, hạn chế BADLs, thở
máy, huyết áp tâm thu lúc nhập viện thấp, suy
thận cũng gĩp phần làm xấu đi tiên lượng
của bệnh nhân suy tim cấp.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tơi cung cấp một số
thơng tin về đặc điểm suy tim cấp ở người cao
tuổi, bao gồm dịch tễ học, các bệnh lý đi kèm,
phân loại suy tim cấp, tình trạng lâm sàng, cận
lâm sàng lúc nhập viện. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ tử vong trong bệnh viện do suy
tim cấp cao, và một số yếu tố tiên lượng tử
vong là chống tim, rối loạn nhịp thất và suy
giảm hoạt động chức năng. Từ đĩ, cũng cho
thấy vai trị của đánh giá lão khoa tồn diện
trong tiếp cận chẩn đốn và điều trị suy tim
cấp trên người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abraham WT, et al (2008),”Predictors of in-hospital mortality
in patients hospitalized for heart failure: insights from the
Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in
Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE-HF)",
Journal of the American College of Cardiology. 52(5), pp. 347-356.
2. Adams KF, et al (2005),”Characteristics and outcomes of
patients hospitalized for heart failure in the United States:
rationale, design, and preliminary observations from the first
100,000 cases in the Acute Decompensated Heart Failure
National Registry (ADHERE)", American heart journal. 149(2),
pp. 209-216.
3. Cleland J, et al (2003),”The EuroHeart Failure survey
programme—a survey on the quality of care among patients
with heart failure in Europe", European heart journal. 24(5), pp.
442-463.
4. Curtis LH, et al (2008),”Incidence and prevalence of heart
failure in elderly persons, 1994-2003", Archives of Internal
Medicine. 168 (4), pp. 418-424.
5. Ezekowitz JA, et al (2008),”Acute heart failure in the
emergency department: Short and long-term outcomes of
elderly patients with heart failure", European journal of heart
failure. 10(3), pp. 308-314.
6. Follath F, et al (2008),”263 Classifying patients with acute
heart failure: Presentation treatment and outcome. A ten
country survey of acute heart failure management
(ALARM-HF)", European Journal of Heart Failure Supplements.
7(S1), pp. 64-64.
7. Fonarow GC, et al (2004),”Organized program to initiate
lifesaving treatment in hospitalized patients with heart failure
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 238
(OPTIMIZE-HF): rationale and design", American heart journal.
148(1), pp. 43-51.
8. Fonarow GC, et al (2005),”Risk stratification for in-hospital
mortality in acutely decompensated heart failure: classification
and regression tree analysis", Jama. 293(5), pp. 572-580.
9. Gheorghiade M, et al (2006),”Systolic blood pressure at
admission, clinical characteristics, and outcomes in patients
hospitalized with acute heart failure", Jama. 296 (18), pp. 2217-
2226.
10. Guralnik JM, et al (1996),”Disability as a public health
outcome in the aging population", Annual review of public
health. 17 (1), pp. 25-46.
11. Harjola VP, et al (2010),”Characteristics, outcomes, and
predictors of mortality at 3 months and 1 year in patients
hospitalized for acute heart failure", Eur J Heart Fail. 12 (3), pp.
239-248.
12. Harjola VP, et al (2010),”Characteristics, outcomes, and
predictors of mortality at 3 months and 1 year in patients
hospitalized for acute heart failure", European journal of heart
failure. 12(3), pp. 239-248.
13. Katz S, et al (1963),”Studies of illness in the aged: the index of
ADL: a standardized measure of biological and psychosocial
function", Jama. 185(12), pp. 914-919.
14. Mahoney FI, et al (1965),”Functional evaluation: the barthel
index", Md State Med J. 14, pp. 61-65.
15. Mirĩ O, et al (2009),”Short-term prognostic factors in elderly
patients seen in emergency departments for acute heart
failure", Revista Espađola de Cardiología (English Edition). 62(7),
pp. 757-764.
16. Nieminen MS, et al (2006),”EuroHeart Failure Survey II (EHFS
II): a survey on hospitalized acute heart failure patients:
description of population", Eur Heart J. 27.
17. Nguyễn Thành Tuyên (2012),”Khảo sát đặc điểm người bệnh
suy tim cấp", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang, pp.
149-155.
18. Ponikowski P, et al (2016),”2016 ESC Guidelines for the
diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure:
The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and
chronic heart failure of the European Society of Cardiology
(ESC). Developed with the special contribution of the Heart
Failure Association (HFA) of the ESC", Eur J Heart Fail.
19. Spinar J, et al (2011),”Baseline characteristics and hospital
mortality in the Acute Heart Failure Database (AHEAD) Main
registry", Crit Care. 15(6), pp. R291.
20. Stein GY, et al (2012),”The diversity of heart failure in a
hospitalized population: the role of age", Journal of cardiac
failure. 18(8), pp. 645-653.
21. Tomcikova D, et al (2013),”Risk of in-hospital mortality
identified according to the typology of patients with acute
heart failure: Classification tree analysis on data from the
Acute Heart Failure Database–Main registry", Journal of critical
care. 28(3), pp. 250-258.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_va_cac_yeu_to_tien_luong_tu_vong_trong_ben.pdf