Tài liệu Khảo sát đặc điểm polyp dạ dày: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 97
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM POLYP DẠ DÀY
Lê Đình Quang*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phần lớn polyp dạ dày không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện hiện tình cờ qua nội soi đường
tiêu hóa. Một số polyp dạ dày có tiềm năng hóa ác. Tình trạng viêm trợt hoặc loét bề mặt polyp dạ dày có thể đưa
đến chảy máu ẩn và thiếu máu. Hiếm hơn, polyp dạ dày lớn ở vùng hang vị có thể gây hẹp môn vị. Các yếu tố ảnh
hưởng đến tần suất của các loại polyp dạ dày bao gồm tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, sử dụng ức chế bơm
proton (PPI).
Mục tiêu: xác định tỉ lệ các loại polyp dạ dày, đặc điểm của các loại polyp dạ dày và sự khác biệt về đặc điểm
hình thái nội soi giữa polyp không tân sinh và tân sinh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Chúng tôi thu thập được 954 bệnh nhân có tổn thương
dạng polyp ở dạ dày trong vòng 2 năm (2014 và 2015). Các biến số khảo sát: tuổi, giới, đặc điểm polyp dạ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm polyp dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 97
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM POLYP DẠ DÀY
Lê Đình Quang*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phần lớn polyp dạ dày không gây ra triệu chứng gì và chỉ phát hiện hiện tình cờ qua nội soi đường
tiêu hóa. Một số polyp dạ dày có tiềm năng hóa ác. Tình trạng viêm trợt hoặc loét bề mặt polyp dạ dày có thể đưa
đến chảy máu ẩn và thiếu máu. Hiếm hơn, polyp dạ dày lớn ở vùng hang vị có thể gây hẹp môn vị. Các yếu tố ảnh
hưởng đến tần suất của các loại polyp dạ dày bao gồm tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, sử dụng ức chế bơm
proton (PPI).
Mục tiêu: xác định tỉ lệ các loại polyp dạ dày, đặc điểm của các loại polyp dạ dày và sự khác biệt về đặc điểm
hình thái nội soi giữa polyp không tân sinh và tân sinh.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu. Chúng tôi thu thập được 954 bệnh nhân có tổn thương
dạng polyp ở dạ dày trong vòng 2 năm (2014 và 2015). Các biến số khảo sát: tuổi, giới, đặc điểm polyp dạ dày bao
gồm vị trí, kích thước, số lượng, hình dạng, màu sắc, mô xung quanh và mô bệnh học. Phương pháp thống kê: Xử
lý số liệu với phần mềm SPSS 16.0. Biến định lượng: kiểm định bằng phép kiểm T-Test. Biến định tính: kiểm định
bằng phép kiểm Chi - Square hoặc Fisher. Giá trị có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Kết quả: Polyp dạ dày chiếm tỉ lệ 76% (725/954), bao gồm 43,7% polyp tăng sản, 54,2% polyp tuyến đáy vị
và 2,1% u tuyến ống. Đặc điểm polyp tăng sản: 43,5% ở hang môn vị, 95,6% không cuống, 98,7% giống mô
xung quanh, 4,1% viêm trợt bề mặt, 0,3% loạn sản nhẹ. Đặc điểm polyp tuyến đáy vị: 48,9% ở thân vị, 98,5%
không cuống, 100% giống mô xung quanh, 0,3% viêm trợt bề mặt,100% không loạn sản. Đặc điểm adenoma:
46,7% ở hang môn vị, 33,3% có cuống, 26,7% khác mô xung quanh, 6,7% viêm trợt bề mặt, 86,6% loạn sản nhẹ,
6,7% loạn sản vừa. Đặc điểm khác biệt giữa polyp tân sinh và không tân sinh bao gồm có cuống (OR = 17,25, p <
0,0001), khác mô xung quanh (OR = 64,18, p < 0,0001), kích thước lớn hơn (p = 0,026).
Kết luận: Polyp ở dạ dày phần lớn là polyp không tân sinh. Hình dạng và kích thước polyp gợi ý phân biệt
giữa polyp không tân sinh và polyp tân sinh (adenoma).
Từ khóa: Polyp dạ dày, adenoma
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF GASTRIC POLYP
Le Dinh Quang, Quach Trong Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 97 - 102
Background: Almost gastric polyps have no symptoms and are found incidentally through upper
gastrointestinal endoscopy. Some gastric polyps are pre-cancerous. An erosion or ulcer of gastric polyp surface can
result in occult bleeding and anemia. Rarely, a large size polyp in antrum can lead pylorus obstruction. The
Helicobacter pylori infection and PPI usage influent an incidence of types of gastric polyp.
Objectives: Determine the prevalence of types of gastric polyp, characteristics of each type and differences in
endoscopic appearance between non-neoplasia and neoplasia polyp.
Method: Retrospective study. 954 patients with polypoid lesion were recruited within 2 year period (2014
and 2015). The variable were obtained such as age, sex, characteristics of gastric polyp including location, size,
Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. CKI Lê Đình Quang ĐT: 0985938040 Email: dinhquangledr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 98
quantity, appearance, color, surrounding mucosa and pathology. Statistical software was SPSS 16.0. T – test was
for quantitative variable. Chi – Square or Fisher test were for qualitative variable. Values had statistical
significance if p value was less 0.05.
Results: 76% of patients (725/954) were histological diagnosed as gastric polyp, including 43.7%
hyperplastic polyp, 54.2% fundic gland polyp and 2.1% tubular adenoma. The characteristics of hyperplastic
polyp were 43.5% in antrum, 95.6% sessile, 98.7% similar with surrounding mucosa, 4.1% erosive surface, 0.3%
low grade dysplasia. The characteristics of fundic gland polyp were 48.9% in gastric body, 98.5% sessile, 100%
similar with surrounding mucosa, 0.3% erosive surface, 100% non-dysplasia. The characteristics of adenoma
were 46.7% in antrum, 33.3% pedicle, 26.7% unsimilar with surrounding mucosa, 6.7% erosive surface, 86.6%
low grade dysplasia, 6.7% moderate grade dysplasia. There were significant differences between non-neoplastic
and neoplastic polyp, such as pedicle polyp (OR = 17.25, p < 0.0001), difference with surrounding mucosa (OR =
64.18, p < 0.0001), size of polyp (p = 0.026).
Conclusion: Most of gastric polyp were non-neoplastic. The appearance and size of polyp were useful for
differentiating non-neoplastic polyps from neoplastic polyps (adenoma).
Keyword: Gastric polyp, adenoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các cấu trúc bất thường phát triển từ niêm
mạc bình thường và nhô vào đường tiêu hóa
được gọi là các tổn thương dạng polyp(18).
Phần lớn polyp dạ dày không gây ra triệu
chứng gì và chỉ phát hiện hiện tình cờ qua nội
soi đường tiêu hóa(28). Một số polyp dạ dày có
tiềm năng hóa(17). Tình trạng viêm trợt hoặc
loét bề mặt polyp dạ dày có thể đưa đến chảy
máu ẩn và thiếu máu(27). Hiếm hơn, polyp dạ
dày lớn ở vùng hang vị có thể gây hẹp môn
vị(1,10). Polyp dạ dày được phân thành nhiều
loại. Các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất của
các loại polyp dạ dày bao gồm tình trạng
nhiễm Helicobacter pylori, sử dụng PPI(4,16).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục
đích xác định tỉ lệ các loại polyp dạ dày, đặc
điểm của các loại polyp dạ dày và sự khác biệt
về đặc điểm hình thái nội soi giữa polyp
không tân sinh và tân sinh.
Mục tiêu nghiên cứu
1/ Xác định tỉ lệ các loại polyp dạ dày.
2/ Mô tả đặc điểm hình thái nội soi của các
loại polyp dạ dày.
3/ So sánh sự khác biệt về đặc điểm hình thái
nội soi giữa polyp không tân sinh và tân sinh.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân có tổn thương dạng polyp ở dạ
dày qua nội soi đường tiêu hóa trên trong vòng 2
năm (2014 và 2015).
Tiêu chuẩn loại trừ
Các trường hợp không đủ dữ kiện trong hồ
sơ lưu trữ (hình ảnh nội soi và mô bệnh học).
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu.
Cỡ mẫu
954 bệnh nhân có tổn thương dạng polyp ở
dạ dày.
Phương pháp thống kê
Xử lý số liệu với phần mềm SPSS 16.0.
Biến định lượng: kiểm định bằng phép kiểm
T-Test.
Biến định tính: kiểm định bằng phép kiểm
Chi - Square hoặc Fisher.
Giá trị có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
Cách thức tiến hành
Chúng tôi thu thập dữ liệu từ phòng lưu trữ
hồ sơ của Khoa Nội Soi - Bệnh viện Đại học Y
Dược. Sau đó, chúng tôi ghi nhận các dữ liệu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 99
nghiên cứu theo bảng thu thập dữ liệu và phân
tích dữ liệu. Các biến số khảo sát bao gồm tuổi,
giới, đặc điểm polyp dạ dày qua nội soi (vị trí,
kích thước, số lượng, hình dạng, màu sắc, mô
xung quanh) và mô bệnh học của polyp dạ dày.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Đặc điểm các loại polyp dạ dày
Polyp tăng
sản
(n = 317)
Polyp tuyến
đáy vị
(n = 393)
Adenoma
(n = 15)
Giới (n,%)
Nữ 238 (75,1) 324 (82,4) 14 (93,3)
Nam 79 (24,9) 69 (17,6) 1 (6,7)
Vị trí (n,%)
Tâm vị 40 (12,6) 9 (2,3) 0
Phình vị 47 (14,8) 160 (40,7) 2 (13,3)
Thân vị 78 (24,6) 192 (48,9) 6 (40)
Hang môn vị 138 (43,5) 13 (3,3) 7 (46,7)
Từ 2 vị trí trở lên 14 (4,5) 19 (4,8) 0
Cuống (n,%)
Không cuống 303 (95,6) 387 (98,5) 10 (66,7)
Có cuống 14 (4,4) 6 (1,5) 5 (33,3)
Mô xung quanh
(n,%)
Giống 313 (98,7) 393 (100) 11 (73,3)
Khác 4 (1,3) 0 4 (26,7)
Màu sắc (n,%)
Giống 281 (88,6) 390 (99,2) 11 (73,3)
Nhạt hơn 2 (0,6) 0 0
Đậm hơn 34 (10,8) 3 (0,8) 4 (26,7)
Bề mặt (n,%)
Bình thường 304 (95,9) 392 (99,7) 14 (93,3)
Viêm trợt 13 (4,1) 1 (0,3) 1 (6,7)
Số lượng (n,%)
1 278 (87,7) 296 (75,3) 12 (80)
>1 39 (12,3) 97 (24,7) 3 (20)
Tình trạng
nhiễm Hp (n,%)
Dương tính 55 (17,4) 46 (11,7) 3 (20)
Âm tính 242 (76,3) 329 (83,7) 8 (53,3)
Không rõ 20 (6,3) 18 (4,6) 4 (26,7)
Loạn sản (n,%)
Không loạn sản 316 (99,7) 393 (100) 1 (6,7)
Loạn sản nhẹ 1 (0,3) 0 13 (86,6)
Loạn sản vừa 0 0 1 (6,7)
Loạn sản nặng 0 0 0
Chúng tôi thu thập được 954 bệnh nhân có
tổn thương dạng polyp dạ dày. Trong đó,
725/954 (76%) bệnh nhân có kết quả mô bệnh học
là polyp dạ dày. Các loại polyp dạ dày bao gồm
43,7% polyp tăng sản, 54,2% polyp tuyến đáy vị
và 2,1% u tuyến ống.
Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa kích thước polyp
và adenoma
Kích thước AUC Ss Sp
5 mm 0,643 0,600 0,686
10 mm 0,636 0,333 0,939
20 mm 0,531 0,367 0,996
Bảng 2: Sự khác biệt về hình thái của polyp không tân
sinh và tân sinh (adenoma)
Polyp không tân
sinh
n = 710
Adenoma
n = 15
P
Cuống (n, %) < 0,0001*
Không cuống 690 (98,6) 10 (1,4) OR = 17,25
(5.397 –
55.133) Có cuống 20 (80) 5 (20)
Mô xung quanh
(n, %)
< 0,0001*
Giống 706 (98,5) 11 (1,5) OR = 64,18
(14,201 –
290,081) Khác 4 (50) 4 (50)
Màu sắc (n, %) 0.009*
Giống 671 (98,4) 11 (1,6) OR = 6,256
(1,905 –
20,546) Khác 39 (90,7) 4 (9,3)
Số lượng 1,74 ± 2,3
1,27 ±
0,59
0,424
Kích thước 4,12 ± 2,53 7,9 ± 5,85 0,026*
Tuổi 49,57 ± 11,97 55,4 ±
16,5
0,065
*Khác biệt có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 100
BÀN LUẬN
Phần lớn polyp dạ dày không có triệu chứng
và chỉ được phát hiện tình cờ qua nội soi đường
tiêu hóa trên(28). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
trong số 954 bệnh nhân có tổn thương dạng
polyp trên hình ảnh nội soi, có 725 (76%) bệnh
nhân có kết quả mô bệnh học là polyp dạ dày,
229 (24%) bệnh nhân có kết quả mô bệnh học là
viêm dạ dày mạn. Theo tác giả Carmack SW và
công sự ghi nhận khoảng 20% mẫu sinh thiết
từcác tổn thương dạng polyp trên hình ảnh nội
soi không có chẩn đoán mô bệnh học xác định(4).
Theo nghiên cứu trên 7925 mẫu sinh thiết từ các
tổn thương dạng polyp dạ dày cho thấy 16,1%
không có tiêu chuẩn của polyp dạ dày trên mô
bệnh học, mà cho kết quả niêm mạc bình thường
hoặc viêm dạ dày(3,5). Như vậy, việc sinh thiết
thường quy các tổn thương dạng polyp là cần
thiết để xác định chính xác mô bệnh học sẽ giúp
ích cho chẩn đoán, xử trí và theo dõi bệnh
nhân.Các loại polyp dạ dày bao gồm 43,7%
polyp tăng sản, 54,2% polyp tuyến đáy vị và
2,1% u tuyến ống. Theo nghiên cứu của Morais
DJ và công sự, polyp tăng sản chiếm ưu thế
(109/153), kế đến là polyp tuyến đáy vị (25/153)
và polyp tuyến (AP) (19/153)(2,21).
Polyp dạ dày có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào
trong niêm mạc dạ dày(2,21). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, polyp tăng sản xuất hiện nhiều nhất ở
hang môn vị (chiếm 43,5%), kế đến là thân vị,
phình vị và tâm vị. Polyp tuyến đáy vị xuất hiện
chủ yếu ở thân vị và phình vị (chiếm 89,6%). U
tuyến xuất hiện nhiều nhất ở hang môn vị, kế đến
là thân vị và phình vị. Theo các nghiên cứu của
các tác giả khác cũng cho thấy kết quả tương tự về
vị trí xuất hiện của các loại polyp(2,8,14).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết
bệnh nhân có polyp dạ dày là nữ giới. Điều này
có sự khác biệt với nghiên cứu của Morais DJ và
cộng sự(21) cho thấy polyp dạ dày xuất hiện ở cả
hai giới với tỉ lệ gần bằng nhau. Polyp tuyến
(AP) gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 2 : 1(2,3).
Polyp tuyến đáy vị thường không có cuống,
màu sắc bề mặt polyp không khác với niêm mạc
xung quanh và kích thước thường nhỏ hơn 10
mm(3,4,6). Cũng giống như ghi nhận của nghiên
cứu chúng tôi, 98,5% polyp tuyến đáy vị không
có cuống, 100% polyp giống với mô xung quanh
và 98% polyp có kích thước nhỏ hơn 10 mm.
Nhiều báo cáo cho thấy vai trò của PPI trong sự
hình thành polyp tuyến đáy vị(12,16). Việc sử dụng
PPI kéo dài (trên 5 năm) làm gia tăng tỉ lệ hình
thành polyp tuyến đáy vị gấp 4 lần. Đồng thời,
báo cáo cũng ghi nhận việc ngưng sử dụng PPI
làm giảm hình thành polyp tuyến đáy vị(4,7).
Polyp tăng sản là loại polyp dạ dày thường
gặp thứ hai sau polyp tuyến đáy vị. Loại polyp
này có thể có cuống hoặc không, kích thước nhỏ
hơn 20 mm(4,12). Điều này được ghi nhận trong
nghiên cứu của chúng tôi, 95,6% polyp không có
cuống, 89% polyp nhỏ hơn 10 mm và 98,7%
polyp giống mô xung quanh. Loại polyp này có
liên quan chặt chẽ với tình trạng viêm dạ dày
mạn, nhiễm Helicobacter pylori và thiếu máu(1,4,24).
80% polyp tăng sản thoái triển sau khi tiệt trừ
Helicobacter pylori(4,19,25).
Polyp tuyến (AP) thường là dạng phẳng,
không cuống hơn là có cuống. Kích thước polyp
từ vài mm đến vài cm(4,6). Loại polyp này liên
quan với viêm teo dạ dày và chuyển sản ruột(4).
Ghi nhận từ nghiên cứu của chúng tôi, 33.3%
adenomacó cuống, 33,3% có kích thước lớn hơn
10mm và 26,7% có hình dạng khác mô xung
quanh, màu đậm hơn. Việc đánh giá niêm mạc
xung quanh tổn thương sẽ cho thông tin quan
trọng giúp chẩn đoán và hướng xử trí(3,4). Đây là
loại polyp có nguy cơ hóa ác cao, nên việc nhận
diện trên nội soi cũng rất quan trọng. Chúng tôi
tìm thấy một số đặc điểm khác biệt có ý nghĩa
giữa u tuyến và hai loại polyp còn lại bao gồm
kích thước polyp, hình dạng polyp, màu sắc và
niêm mạc xung quanh polyp.
Tình trạng viêm trợt hoặc loét bề mặt polyp
có thể gây ra mất máu ẩn và thiếu máu(2,21,27).
Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ viêm
trợt bề mặt polyp là 2,1%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tiêu Hóa 101
Về số lượng polyp, chúng tôi ghi nhận 87,7%
bệnh nhân có 1 polyp tăng sản, 12,3% bệnh nhân
có > 1 polyp tăng sản. 75,3% bệnh nhân có 1
polyp tuyến đáy vị, 24,7% bệnh nhân có > 1
polyp tăng sản. 80% bệnh nhân có 1 adenoma,
20% bệnh nhân có > 1 adenoma. 19,2% bệnh
nhân có > 1 polyp dạ dày. Nghiên cứu từ bệnh
nhân Greek(2,3) có 27% bệnh nhân có > 1 polyp dạ
dày. Đối với nhóm bệnh nhân có nhiều polyp
tuyến đáy vị ở dạ dày (đặc biệt người trẻ), nên
xem xét Family Adenomatous Polyposis (FAP).
Cũng nên xem xét đánh giá kỹ loạn sản ở nhóm
bệnh nhân này(3,4).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 0,3%
polyp tăng sản có loạn sản nhẹ, 86,7% u tuyến có
loạn sản nhẹ và 6,7% u tuyến có loạn sản vừa.
Nguy cơ phát triển carcinoma từ polyp tăng sản
hiếm và loại polyp này không được xem là dạng
tổn thương tiền ung thư. Các nghiên cứu trước
đây cho thấy tỉ lệ nguy cơ phát triển thành
adenocarcinoma từ polyp tăng sản là dưới
1%(2,23). Tiến trình chuyển thành ung thư của
polyp tăng sản chưa được hiểu rõ(2,9,11,13). Theo
nghiên cứu của tác giả Morais DJ (21 cho thấy
trong số 19 polyp tuyến có 1/19 (5,2%) dạng u
tuyến ống nhú và 18/19 (94,8%) dạng tubular
adenoma. 4/19 (21%) polyp tuyến có loạn sản
bao gồm 1 u tuyến ống nhú có loạn sản vừa, 1 u
tuyến ống có loạn sản nặng và 2 u tuyến ống có
loạn sản nhẹ. U tuyến nhú và u tuyến ống nhú
có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Theo
tác giả Nakamura và Nakano(23) ghi nhận có ung
thư trong 33% các trường hợp polyp tuyến. Tác
giả Morais DJ báo cáo 1 polyp tuyến hóa ác với
đặc điểm kích thước lớn hơn 2 cm, bán cuống và
có lõm ở trung tâm(2). Tác giả cũng ghi nhận
polyp tuyến đáy vị không kèm loạn sản và phát
triển ung thư giống với kết quả của chúng tôi.
Các chuyên gia nội soi khuyến cáo các polyp
dạ dày có kích thước >= 5 mm nên được cắt bỏ
hoàn toàn sau khi cân nhắc nguy cơ lợi và hại
cho từng trường hợp cụ thể(2,15,22). Lợi ích của việc
cắt bỏ hoàn toàn polyp sẽ giúp cho việc đánh giá
mô bệnh học toàn diện và chính xác hơn việc
sinh thiết từng mẫu nhỏ. Đặc biệt những trường
hợp polyp có những ổ hóa ác rải rác trên bề mặt.
Theo tác giả Sivelli và cộng sự(29) ghi nhận mô
bệnh học từ 164 polyp dạ dày được cắt bỏ hoàn
toàn bao gồm 44,5% polyp tăng sản, 16,4% polyp
tuyến và 0,6% polyp tuyến hóa ác. Theo tác giả
Hnizdil và cộng sự(14) ghi nhận mô bệnh học từ
28 polyp dạ dày được cắt bỏ hoàn toàn bao gồm
67,8% polyp tăng sản, 21,5% polyp tuyến đáy vị
và 10,7% polyp tuyến. Theo tác giả Macenlle
Garcia và cộng sự(20) ghi nhận mô bệnh học từ 64
polyp dạ dày được cắt bỏ hoàn toàn bao gồm
37,5% polyp tăng sản, 12,5% polyp tuyến và 2%
polyp hóa ác. Theo tác giả Palacios Salas và cộng
sự(26) ghi nhận mô bệnh học từ 68 polyp dạ dày
được cắt bỏ hoàn toàn bao gồm 75% polyp tăng
sản, 5,9% polyp tuyến đáy vị và 16,2% polyp
tuyến(2,21). Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận có 70 polyp dạ dày được cắt bỏ hoàn toàn
qua nội soi và cho thấy 58,5% polyp tăng sản,
37,1% polyp tuyến đáy vị và 4,3% polyp tuyến.
KẾT LUẬN
Polyp ở dạ dày phần lớn là polyp không tân
sinh. Hình dạng và kích thước polyp gợi ý phân
biệt giữa polyp không tân sinh và polyp tân sinh
(adenoma).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abraham SC, Singh VK, Yardley JH, et al (2001).
Hyperplastic polyps of the stomach: Associations with
histologic patterns of gastritis and gastric atrophy. Am J
Surg Pathol, 25(4): 500 – 507.
2. Archimandritis A, Spiliadis C, Tzivras M, et al (1996).
Gastric epithelial polyps: a retrospective endoscopic
study of 12974 symptomatic patients. Ital J
Gastroenterol, 28: 387 – 390.
3. Burt RW (2003). Gastric fundic gland polyps.
Gastroenterology, 125(5): 1462 – 1469.
4. Carmack SW, Genta RM, Graham DY, et al (2009).
Management of gastric polyps: a pathology-based
guide for gastroenterologists. Nat Rev Gastroenterol
Hepatol, 6: 331 – 341.
5. Carmack SW, Genta RM, Schuler CM, et al (2009). The
current spectrum of gastric polyps: a 1-year national
study of over 120,000 patients. Am J Gastroenterol, 104:
1524 – 1532.
6. Chandrasekhara V, Ginsberg GG (2011). Endoscopic
management of gastrointestinal stromal tumors. Curr
Gastroenterol Rep, 13(6): 532 – 539.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 102
7. Choudhry U, Boyce HW Jr, Coppola D (1998). Proton
pump inhibitor-associated gastric polyps: a
retrospective analysis of their frequency, and
endoscopic, histologic, and ultrastructural
characteristics. Am J Clin Pathol, 110(5): 615 – 621.
8. Deppish LM, Rona VT (1989). Gastric epithelial polyps:
a 10-year study. J Clin Gastroenterol, 11: 10 – 15.
9. Di Giulio E, Lahner E, Micheletti A, et al (2005).
Occurrence and risk factors for benign epithelial gastric
polyps in atrophic body gastritis on diagnosis and
follow-up. Aliment Pharmacol Ther, 21: 567 – 567.
10. Gencosmanoglu R, Sen-Oran E, Kurtkaya-Yapicier O, et
al (2003). Gastric polypoid lesions: analysis of 150
endoscopic polypectomy specimens from 91 patients.
World J Gastroenterol, 9: 2236 – 2239.
11. Ginsberg GG, Firas HAK, Fleischer DE, et al (1995).
Gastric polyps: relationship of size and histology to
cancer risk. Am J Gastroenterol, 91: 714 – 717.
12. Goddard AF, Badreldin R, Pritchard DM, et al (2010).
The management of gastric polyps. Gut, 59(9): 1270 –
1276.
13. Hattori T (1985). Morphological range of hyperplastic
polyps of the stomach. J Clin Pathol, 38: 622 – 630.
14. Hnizdil L, Piskac P, Dvorak M (2002). Endoscopic
gastric polypectomy – personal experience. Rozhl Chir,
81: 324 – 326.
15. Hughes R (1984). Gastric polyps and polypectomy:
rational, technique and complications. Gastrointest
Endosc, 30: 101 – 102.
16. Jalving M, Koornstra JJ, Wesseling J, et al (2006).
Increased risk of fundic gland polyps during long- term
proton pump inhibitor therapy. Aliment Pharmacol Ther,
24: 1341 – 1348.
17. Jass JR, Sobin LH, Watanabe H (1990). The World
Health Organization’s histologic classification of
gastrointestinal tumors. A commentary on the second
edition. Cancer, 66: 2162 – 2167.
18. Lau CF, Hui PK, Mak KL, et al. Gastric polypoid
lesions-illustrative cases and literature review. Am J
Gastroenterol 1998; 93: 2559 – 2564.
19. Ljubicic N, Banic M, Kujundzic M, et al (1999). The
effect of eradicating Helicobacter pylori infection on
the course of adenomatous and hyperplastic gastric
polyps. Eur J Gastroenterol Hepatol, 11(7): 727 – 730.
20. Macenlle-Garcia R, Bassante-Flores LA, Fernandez-
Seara J (2003). Gastric epithelial polyps. A
retrospectrive study 1995-2000. Rev Clin Esp, 203: 368 –
372.
21. Morais DJ, Yamanaka A, Zeitune JMR, et al (2007).
Gastric polyps: a retrospective analysis of 26000
digestive endoscopies. Arq Gastroenterol, 44(1): 14 – 17.
22. Muehldorfer SM, Stolte M, Martus P, et al (2002).
Diagnostic accuracy of forceps biopsy versus
polypectomy for gastric polyps: a prospective
multicentre study. Gut, 50: 465 – 470.
23. Nakamura T, Nakano G (1985). Histopathological
classifi cation and malignant chance in gastric polyps. J
Clin Pathol, 38: 754 – 764.
24. Ohkusa T, Miwa H, Hojo M, et al (2003). Endoscopic,
histological and serologic find ings of gastric
hyperplastic polyps after eradication of Helicobacter
pylori: comparison between responder and non-
responder cases. Digestion, 68: 57 – 62.
25. Ohkusa T, Takashimizu I, Fujiki K, et al (1998).
Disappearance of hyperplastic polyps in the stomach
after eradication of Helicobacter pylori. A randomized,
clinical trial. Ann Intern Med, 129(9): 712 – 715.
26. Palacios-Salas F, Frisancho-Velarde O, Palomino-
Portilla E (2003). Gastric polyps and histological
changes in surrounding mucosa. Rev Gastroenterol Peru,
23: 245 – 253.
27. Sebastian MW (1997). Benign tumors of stomach. In:
Sebastian DC, ed. The Biological Basis of Modern
Surgical Practice. Philadelphia: W.B. Saunders
Company, 868 – 875.
28. Silverstein FE, Tytgat GNJ (1997). Stomach II: tumors
and polyps. In: Sil- verstein FE, Tytgat GNJ, eds.
Gastrointestinal Endoscopy. London: Mosby, 147-180.
29. Sivelli R, Del Rio P, Bonati L, et al (2002). Gastric
polyps: a clinical contribution. Chir Ital, 54: 37 – 40.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_polyp_da_day.pdf