Tài liệu Khảo sát đặc điểm nghe kém một bên ở trẻ em lứa tuổi học đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh từ 11/2014-6/2015: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 34
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHE KÉM MỘT BÊN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC
ĐƯỜNGTẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TP. HCMTỪ 11/2014 - 6/2015
Hà Nguyễn Anh Thư*, Lâm Huyền Trân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nghe kém một bên ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca gồm 122 trẻ từ 6 đến
dưới 16 tuổi có nghe kém một bên đến khám tại phòng khám TMH BV Nguyễn Tri Phương và BV Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.
Kết quả: tuổi trung bình 11,35 ± 2,895, tỷ lệ nam/ nữ = 1,26/1. Nguyên nhân gây nghe kém một bên ở
nhóm bệnh nhiễm trùng tai giữa: viêm tai giữa cấp 61,3%, viêm tai giữa mạn không có polyp 35,5%,viêm tai
giữa mạn có polyp 3,2%; Đặc điểm thính học: tai phải nghe kém một bên 58%; chủ yếu là nghe kém dẫn truyền
61,3% và mức độ nhẹ 58%; TLĐ dạng phẳng 58...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm nghe kém một bên ở trẻ em lứa tuổi học đường tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh từ 11/2014-6/2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 34
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGHE KÉM MỘT BÊN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI HỌC
ĐƯỜNGTẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TP. HCMTỪ 11/2014 - 6/2015
Hà Nguyễn Anh Thư*, Lâm Huyền Trân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nghe kém một bên ở trẻ em lứa tuổi học đường.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca gồm 122 trẻ từ 6 đến
dưới 16 tuổi có nghe kém một bên đến khám tại phòng khám TMH BV Nguyễn Tri Phương và BV Tai Mũi
Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.
Kết quả: tuổi trung bình 11,35 ± 2,895, tỷ lệ nam/ nữ = 1,26/1. Nguyên nhân gây nghe kém một bên ở
nhóm bệnh nhiễm trùng tai giữa: viêm tai giữa cấp 61,3%, viêm tai giữa mạn không có polyp 35,5%,viêm tai
giữa mạn có polyp 3,2%; Đặc điểm thính học: tai phải nghe kém một bên 58%; chủ yếu là nghe kém dẫn truyền
61,3% và mức độ nhẹ 58%; TLĐ dạng phẳng 58%; Ở nhóm nguyên nhân không do bệnh nhiễm trùng tai giữa:
loạn sản sợi xương thái dương 1,1%; hẹp ống tai ngoài bẩm sinh 1,1%; sau chấn thương đầu 3,3%; tiền sử
nhiễm virus quai bị 4,4%; không rõ nguyên nhân 90,1%; Đặc điểm thính học: tai trái nghe kém một bên 51,6%;
chủ yếu là nghe kém tiếp nhận 95,6% và mức độ sâu 67%; TLĐ dạng điếc sâu tỷ lệ cao 62,6%.
Kết luận: Nghe kém một bên do nguyên nhân nhiễm trùng tai giữa thì viêm tai giữa cấp chiếm tỷ lệ cao
nhất, thường là nghe kém dẫn truyền ở mức độ nhẹ. Nghe kém một bên khôngdo nhiễm trùng tai giữa thì nghe
kém không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ rất cao, thường là nghe kém tiếp nhận ở mức độ sâu.
Từ khoá: nghe kém một bên, nghe kém, trẻ em.
ABSTRACT
A SURVEY OF CHARACTERISTICS OF UNILATERAL HEARING LOSSIN SCHOOL – AGE
CHILDREN AT NGUYEN TRI PHUONG HOSPITALAND EAR NOSE THROAT HOSPITAL HCMC
FOR A PERIOD 11/2014 – 6/2015
Ha Nguyen Anh Thu, Lam Huyen Tran
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 34 - 39
Objectives: Survey of characteristics of unilateral hearing loss in school-age children.
Material andMethods: Done in a prospective study by describing a series of cases including 122 children
aged 6 to under 16 having unilateral hearing loss admitted to Nguyen Tri Phuong Hospital and Ear Nose Throat
Hospital HCMC for a period of November 2014 - June 2015.
Result: Mean age ± 2895 11:35, the ratio of male to female is 1,26: 1. Causes of unilateral hearing loss due
tomiddle-ear infections: 61.3 % for acute otitis media; 35.5% for chronic otitis without polyps; chronic otitis
media with polyps 3.2%. Audiological characteristics: higher unilateral hearing loss in right ear of 58%; mostly
61.3% conductive hearing loss in which 58% at the mild level; flat audiogram 58%. In the group without middle-
ear infections: 1.1% temporal bone dysplasia fiber; 1.1% congenital external ear canal stenosis; 3.3 % upon
having head injury; 4.4% having a history of mumps virus infection; 90.1% unknown. Audiological
characteristics: greater unilateral hearing loss in left ear of 51.6%; mostly 95.6% sensorineural hearing loss in
Khoa Y- ĐHQG TP. HCM Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: Bs. Hà Nguyễn Anh Thư ĐT: 0985953130 Email:thutigona1@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 35
which 67% at the profound level; profound audiogram 62.6%.
Conclusion: For unilateral hearing loss caused by middle ear infections, acute otitis media accounts for the
highest percentage. Thisusually leads to mild conductive hearing loss. For hearing loss absolved for an internal
infection of the middle ear, the hearing loss of unknown causes accounts very high percentage. This is usually
observed in profound sensorineural hearing loss.
Keywords: unilateral hearing loss, hearing loss, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo một số nghiên cứu, ước tính có
khoảng từ 0,5% - 5% trẻ em trong độ tuổi đi
học bị nghe kém một bên và do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra(8). Một số nghiên cứu
cho thấy có mối tương quan trực tiếp giữa
nghe kém một bênở trẻ trong độ tuổi đi học và
sự suy giảm khả năng học tập(5,6). Hơn nữa
hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến
khả năng xác định hướng, khoảng cách và âm
thanh.Do đó, thính giác đóng vai trò hết sức
quan trọng giúp hình thành kiến thức, kỹ năng
cần thiết và những hành vi đúng để trở thành
người có ích cho xã hội.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
122 trẻ là công dân Việt Nam từ 6 tuổi đến
dưới 16 tuổi có nghe kém một bên đến khám tại
phòng khám TMHBV Nguyễn Tri Phương và
BV Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng
11/2014 đến tháng 6/2015.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Các bước tiến hành
- Bệnh nhân được hỏi bệnh, thăm khám lâm
sàng TMH.
- Khảo sát đặc điểm thính lực đồ:
+ Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nghe kém:
chúng tôi căn cứ vào kết quảthính lực đồ và
phân loại theo WHO.
+ Phân loại hình dạng thính lực đồ : theo
nguồn tài liệu của tác giả Đặng Xuân Hùng và
Andrea L. Pittman(2,7).
=> Sau khi hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm
sàng, có kết quả thính lực đồ chẩn đoán nghe
kém một bên, chúng tôi chia đối tượng nghiên
cứu thành 2 nhóm theo nguyên nhân: do bệnh
nhiễm trùng tai giữa và không do bệnh nhiễm
trùng tai giữa để khảo sát.
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu nhập liệu được phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS 16.0.
Số liệu được tính ở dạng tần suất và tỉ lệ,
trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận.
Giới tính
Tỷ lệ nam: 55,7 % (68/122) nhiều hơn tỷ lệ
nữ: 44,3 % (54/122).
Tuổi
Biểu đồ 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhận xét: Tuổi trung bình là 11.35 tuổi với
độ lệch chuẩn ± 2,895, cao nhất là 15 tuổi và thấp
nhất là 6 tuổi.
Khảo sát một số nguyên nhân gây nghe
kém một bên
Bảng 1. Nguyên nhân gây nghe kém một bên do bệnh
nhiễm trùng tai giữa
Bệnh nhiễm trùng tai
giữa
Giới tính Tổng
Nam Nữ
VTG cấp 10 (52,6%) 9 (75%) 19 (61,3%)
VTG mạn không polyp 8 (42,1 %) 3 (25 %) 11 (35,5 %)
VTG mạn có polyp 1 (5,3%) 0 (0%) 1 (3,2%)
Tổng 19 (100%) 12 (100%) 31 (100%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 36
Nhận xét: Trong số những trẻ có bệnh lý
nhiễm trùng tai giữa, tỷ lệ viêm tai giữa cấp cao
nhất 19/31 trẻ (61.3%), đồng thờitỷ lệ nam (19/31)
nhiều hơn nữ(12/31).
Bảng 2. Nguyên nhân nghe kém một bên không do
nhiễm trùng tai giữa
Nguyên nhân Giới tính Tổng
Nam Nữ
Loạn sản sợi XTD 0 (0%) 1 (2,4%) 1 (1,1%)
Hẹp OTNBS 1 (2%) 0 (0%) 1 (1,1%)
Sau chấn thương đầu 2 (4%) 1 (2,4%) 3 (3,3%)
TS nhiễm vius quai bị 2 (4%) 2 (4,7%) 4 (4,4%)
Không rõ NN 44 (89,8%) 38 (90,5%) 82 (90,1%)
Tổng 49 (100%) 42 (100%) 91 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm không có bệnh lý nhiễm
trùng tai giữa, số trẻ bị nghe kém một bên không rõ
nguyên nhân nhiều nhất với 82 trẻ chiếm tỷ lệ 90,1%.
Đặc điểm thính học trẻ nghe kém một
bên
Nhóm trẻ có bệnh nhiễm trùng tai giữa.
Bảng 3. Vị trí tai nghe kém
Bệnh nhiễm
trùng tai giữa
Vị trí tai nghe kém Tổng
Tai trái Tai phải
VTG cấp 8 (61,5%) 11 (61,1%) 19 (63,3%)
VTG mạn
không polyp
4 (30,8%) 7 (38,9%) 11 (35,5%)
VTG mạn có
polyp
1 (7,7%) 0 (0%) 1 (3,2%)
Tổng 13 (100%) 18 (100%) 31 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm
trùng tai giữa, số tai phải nghe kém một bên
nhiều hơn tai trái.
Bảng 4. Mức độ nghe kém một bên theo bệnh nhiễm
trùng tai giữa
Mức độ
nghe kém
VTG cấp VTG mạn
không polyp
VTG mạn
có polyp
Tổng
Nhẹ 14
(73,7%)
4 (36,4%) 0 (0%) 18 (58%)
Trung bình 5 (26,3%) 3 (27,2%) 1 (100%) 9 (29%)
Nặng 0 (0%) 4 (36,4%) 0 (0%) 4 (13%)
Sâu 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 19 (100%) 11 (100%) 1 (100%) 31 (100%)
F= 11,939; p = 0,005< 0,05
Nhận xét: Trong các bệnh nhiễm trùng tai
giữa, nghe kém một bên mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ
cao nhất 58%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5. Phân loại nghe kém theo bệnh lý nhiễm
trùng tai giữa
Phân loại
nghe kém
VTG cấp VTG mạn
không
polyp
VTG mạn
có polyp
Tổng
Dẫn truyền 19
(100%)
0 (0%) 0 (0%) 19 (61,3%)
Tiếp nhận 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Hỗn hợp 0 (0%) 11 (100%) 1 (100%) 12 (38,7%)
Tổng 19
(100%)
11 (100%) 1 (100%) 31 (100%)
F = 14,326; p = 0,001 < 0,05.
Nhận xét: Trong các bệnh nhiễm trùng tai
giữa, nghe kém một bên dạng dẫn truyền chiếm
tỷ lệ cao nhất (61,3%), tiếp theo là dạng hỗn hợp
(38,7%), không có trường hợp nào là dạng tiếp
nhận. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Phân bố số trường hợp nghe kémtheo
dạng thính lực đồ
Dạng thính
lực đồ
VTGcấp VTGmạn
không
polyp
VTGmạn
có polyp
Tổng
Phẳng 13
(68,4%)
5 (45,5%) 0 (0%) 18 (58%)
Giảm dần 0 (0%) 2 (18,2%) 1 (100%) 3 (9,7%)
Dốc xuống 0 (0%) 1 (9,1%) 0 (0%) 1 (3,2%)
Hình chữ U 2 (10,5%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (6,5%)
Hình lều 2 (10,5%) 2 (18,2%) 0 (0%) 4 (12,9%)
Điếc sâu 1 (5,3%) 1 (9,1%) 0 (0%) 2 (6,5%)
Khác 1 (5,3%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (3,2%)
Tổng 19 (100%) 11 (100%) 1 (100%) 31 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm
trùng tai giữa, TLĐ dạng phẳng tỷ lệ cao nhất
(58%), tiếp theo là dạng hình lều (12,9%). Các
dạng còn lại chiếm tỷ lệ thấp.
Nhóm trẻ không có bệnh nhiễm trùng tai
giữa.
Bảng 7. Vị trí tai nghe kém
Nguyên nhân Vị trí tai nghe kém Tổng
Trái Phải
Loạn sản sợi XTD 1 (2,1%) 0 (0%) 1 (1,1%)
Hẹp OTNBS 1 (2,1%) 0 (0%) 1 (1,1%)
Sau CT đầu 1 (2,1%) 2 (4,5%) 3 (3,3%)
TS nhiễm virus quai bị 2 (4,2%) 2 (4,5%) 4 (4,4%)
Không rõ NN 42(89,4%) 40 (91%) 82 (90,1%)
Tổng 47 (100%) 44 (100%) 91 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm nghe kém một bên không
do nhiễm trùng tai giữa, trẻ nghe kém một bên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 37
tai trái là 47/91 trẻ (51,6%) cao hơn tai phải 44/91 trẻ (48,4%).
Bảng 8. Mức độ nghe kém một bên của trẻ
Mức độ nghe kém Loạn sản sợi XTD Hẹp OTNBS Sau CT đầu TS VR quai bị Không rõ NN Tổng
Nhẹ 0 (0%) 0 (0%) 1 (33,3%) 0 (0%) 4 (4,9%) 5 (5,5%)
TB 1 (100%) 0 (0%) 2 (66,7%) 0 (0%) 8 (9,8%) 11 (12,1%)
Nặng 0 (0%) 1 (100%) 0 (0%) 0 (0%) 13 (15,9%) 14 (15,4%)
Sâu 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 4 (100%) 57 (69,5%) 61 (67%)
Tổng 1 (100%) 1 (100%) 3 (100%) 4 (100%) 82 (100%) 91 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm nghe kém một bên không
do nhiễm trùng tai giữa, nghe kém một bên mức
độ sâu cao nhất 67%, tiếp đến là mức độ nặng
15,4%, tiếp đến là mức độ trung bình 12,1%. Mức
độ nhẹ chiếm tỷ lệ thấp nhất 5,5%.
Bảng 9. Phân loại nghe kém một bên của trẻ
Phân loại nghe kém Loạn sản sợi XTD Hẹp OTNBS Sau CT đầu TSNVR quai bị Không rõ NN Tổng
Dẫn truyền 1 (100%) 1 (100%) 2 (66,7%) 0 (0%) 0 (0%) 4 (4,4%)
Tiếp nhận 0 (0%) 0 (0%) 1 (33,3%) 4 (100%) 82 (100%) 87 (95,6%)
Hốn hợp 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 1 (100%) 1 (100%) 3 (100%) 4 (100%) 82 (100%) 91 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm nghe kém một bên không
do nhiễm trùng tai giữa, đa số là dạng tiếp nhận
chiếm 95,6%. Có 4,4% dạng dẫn truyền. Không
có dạng hỗn hợp.
Bảng 10.Phân bố số trường hợp nghe kémtheo dạng thính lực đồ
Dạng thính lực đồ Loạn sản sợi XTD Hẹp OTN BS Sau CT đầu TS NVR quai bị Không rõ NN Tổng
Phẳng 1 (100%) 1 (100%) 3 (100%) 0 (0%) 7 (8,5%) 12 (13,2%)
Giảm dần 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 7 (8,5%) 7 (7,7%)
Dốc xuống 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 9 (11%) 9 (9,9%)
Hình chữ U 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 3 (36,6%) 3 (3,3%)
Hình lều 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (2,4%) 2 (2,2%)
Điếc sâu 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 4 (100%) 53 (64,6%) 57 (62,6%)
Khác 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 1 (1,2%) 1 (1,1%)
Tổng 1 (100%) 1 (100%) 3 (100%) 4 (100%) 82 (100%) 91 (100%)
Nhận xét: Ở nhóm nghe kém một bên không do
nhiễm trùng tai giữa, TLĐ dạng điếc sâu cao nhất
62,6%, kế đến là dạng phẳng 13,2%. Còn các dạng
khác chiếm tỷ lệ thấp hơn.
BÀN LUẬN
Giới tính
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nghe
kém một bên ở nam cao hơn nữ, (tỷ lệ nam/nữ
=1,26/1). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Kris English và Timothy Haffey với tỷ
lệ nam/nữ lần lượt là 1,12/1 và 1,17/1. Trong
khi đó, tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của
Patrick E là 1,65/1.
Tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt
về độ tuổi nghiên cứu so với các nghiên cứu
khác.Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn chọn
mẫu khác nhau giữa nghiên cứu của chúng tôi
và nghiên cứu của Kris English, Patrick E,
Timothy Hafey. Đồng thời sự khác biệt này
còn do sự không thống nhất về quy định độ
tuổi của trẻ em giữa các quốc gia. Tại Việt
Nam, theo Luật BVCS & GD TE thì trẻ em là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Khảo sát một số nguyên nhân gây nghe
kém một bên
Nghe kém một bên do bệnh lý nhiễm trùng
tai giữa: Trong số những trẻ có bệnh lý nhiễm
trùng tai giữa, tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn
nữ. Có thể lý giải do nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên là một nguyên nhân gây nên bệnh
nhiễm trùng tai giữa. Một số nghiên cứu ở
nước ta cho thấy trẻ nam thường dễ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hơn so
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 38
với các trẻ nữ. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Sơn (1996) tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ nhiễm
khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ nam và nữ lần
lượt là 72,6% và 68,4%.
Nghe kém một bên không do bệnh lýnhiễm
trùng tai giữa: Chúng tôi ghi nhận số trẻ nghe
kém một bên không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ
khá cao là 90,1%. Theo nghiên cứu của Patrick E
và cộng sự, tỷ lệ nghe kém một bên ở trẻ em
không rõ nguyên nhân là 65,2 % (1991)(1). Theo
báo cáo từ năm 1990 - 1999 của Kris English và
Gerald Church, có 60% trẻ em nghe kém một
bên không xác định được nguyên nhân(3).
Đặc điểm thính học ở trẻ nghe kém một
bên
Tai nghe kém
Nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm trùng tai giữa: Có
thể do trong thời gian thu thập số liệu của chúng
tôi, số trẻ nghe kém một bên ở tai phải nhiều hơn
số trẻ nghe kém một bên ở tai trái.
Nhóm trẻ không mắc bệnh nhiễm trùng tai
giữa: số trẻ nghe kém một bên tai trái (51,6%) cao
hơn tai phải (48,4%). Như vậy nghiên cứu của
chúng tôi tương đồng vớiEverberg (1960)(4).
Phân loại nghe kém
Ở nhóm trẻ không mắc bệnh nhiễm trùng tai
giữa thì hình thức nghe kém chủ yếu là nghe
kém tiếp nhận do tổn thương tai trong và không
rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó,
nhóm nghe kém một bên do nhiễm trùng tai
giữa thì đa số là nghe kém dẫn truyền.
Mức độ nghe kém một bên của trẻ
Nhóm trẻ nghe kém do các bệnh nhiễm
trùng tai giữa có mức độ nghe kém một bên nhẹ
hơn so với nhóm trẻ không có bệnh nhiễm trùng
tai giữa.
Dạng thính lực đồ
Nhóm trẻ mắc bệnh nhiễm trùng tai giữa:
TLĐ dạng phẳng chiếm tỷ lệ cao nhất (58%).Như
vậy, ở các trường hợp viêm tai giữa thì đa số
thính lực đồ có ngưỡng nghe tương đương nhau
ở mọi tần số.
Nhóm trẻ không mắc bệnh nhiễm trùng tai
giữa: TLĐdạng điếc sâu chiếm tỷ lệ cao nhất
62,6%. Kết quả này là phù hợp vì ở nhóm trẻ
này, đa số là nghe kém tiếp nhận một bên mức
độ sâu.TLĐ dạng điếc sâu là một yếu tố tiên
lượng xấu trong điều trị. Các nguyên nhân có
thể gây ra dạng thính lực đồ này thường do
virus mà đặc biệt là điếc do quai bị, cúm hoặc do
tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu nuôi tai trong.
KẾT LUẬN
Đặc điểm chung
Về tuổi: trung bình là 11,35 tuổi với SD = ±
2,895, cao nhất là 15 tuổi và thấp nhất là 6 tuổi.
Về giới tính: tỷ lệ nam/ nữ = 1,26/1.
Khảo sát một số nguyên nhân gây nghe
kém một bên
Nhóm bệnh nhiễm trùng tai giữa: viêm tai
giữa cấp 61,3%; viêm tai giữa mạn không có
polyp 35,5%;viêm tai giữa mạn có polyp 3,2%.
Nhóm không có bệnh nhiễm trùng tai giữa:
loạn sản sợi xương thái dương 1,1%; hẹp ống tai
ngoài bẩm sinh 1,1%; sau chấn thương đầu 3,3%;
tiền sử nhiễm virus quai bị 4,4%; không rõ
nguyên nhân 90,1%.
Đặc điểm thính học ở trẻ nghe kém một
bên
Nhóm do bệnh nhiễm trùng tai giữa: tai phải
nghe kém một bên nhiều hơn 58%; chủ yếu là
nghe kém dẫn truyền 61,3% và mức độ nhẹ 58%;
TLĐ dạng phẳng tỷ lệ cao 58%.
Nhóm không dobệnh nhiễm trùng tai giữa:
tai trái nghe kém một bên nhiều hơn 51,6%; chủ
yếu là nghe kém tiếp nhận 95,6% và mức độ sâu
67%; TLĐ dạng điếc sâu tỷ lệ cao 62,6%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brookhouser PE, Worthington DW and Kelly WJ (1991),
“Unilateral hearing loss in children”, The Laryngoscope,
Vol.101 (12), pp. 1264–1272.
2. Đặng Xuân Hùng (2010), Thính học lâm sàng chẩn đoán, Nhà
xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. English K, Church G (1999), “Unilateral Hearing Loss in
Children: An Update for the1990s”, Language, Speech, and
Hearing Services in Schools, Vol. 30, pp. 26 – 31.
4. Everberg G (1960), “Etiology of Unilateral Total Deafness”,
Ann OtolRhinol Laryngol, Vol.69, pp. 711 – 730.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 39
5. Ngô Đức Xương (1997), Nghiên cứu tình hình suy giảm thính
lực ở học sinh tiểu học Hải Phòng, Luận văn chuyên khoa II,
Đại học Y Hải Phòng, Hải Phòng.
6. Nguyễn Tuyết Xương (2014), Một số đặc điểm và yếu tố nguy
cơ của nghe kém ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi tại các trường mẫu
giáo nội thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ dịch tễ học, Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.
7. Pittman AL, Stelmachowicz PG (2003), “Hearing loss in
children and adults: Audiometric characteristics, asymmetry
and progression”, Ear and Hearing, Vol.3, pp.198-205.
8. Song JJ, Choi HG, Oh SH, Chang SO, Kim CS, Lee JH. (2009),
“Unilateral sensorineural hearing loss in children:
Theimportance of temporal bone computed tomography and
audiometric follow-up”, Otol. Neurotol, Vol. 30, pp. 604–608.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 10/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_nghe_kem_mot_ben_o_tre_em_lua_tuoi_hoc_duo.pdf