Khảo sát đặc điểm lỗ lưỡi trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt

Tài liệu Khảo sát đặc điểm lỗ lưỡi trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 55 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LỖ LƯỠI TRÊN HÌNH ẢNH CBCT Ở XƯƠNG HÀM DƯỚI NGƯỜI VIỆT Dương Mỹ Linh*, Phạm Thị Hương Loan**, Lương Văn Tô My**, Lê Đức Lánh** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm của lỗ lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên, tần suất xuất hiện của lỗ lưỡi phụ và các đặc điểm thông nối của lỗ lưỡi bên ở xương hàm dưới người Việt trên CBCT. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, gồm 148 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ tại Bộ môn Tia X được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: 100% các cá thể có ít nhất một lỗ lưỡi giữa, trong đó mỗi cá thể có thể có nhiều hơn 1 lỗ. 51% lỗ lưỡi giữa nằm ở vị trí trên gai cằm, 48% ở dưới gai cằm và chỉ có 1% nằm ở vị trí ngay gai cằm. Đường kính dọc và ngang của lỗ lưỡi giữa là 1,12 ± 0,63 mm và 0,89 ± 0,3 mm. Khoảng cách trung bình đến bờ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lỗ lưỡi trên hình ảnh CBCT ở xương hàm dưới người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 55 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LỖ LƯỠI TRÊN HÌNH ẢNH CBCT Ở XƯƠNG HÀM DƯỚI NGƯỜI VIỆT Dương Mỹ Linh*, Phạm Thị Hương Loan**, Lương Văn Tô My**, Lê Đức Lánh** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm của lỗ lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên, tần suất xuất hiện của lỗ lưỡi phụ và các đặc điểm thông nối của lỗ lưỡi bên ở xương hàm dưới người Việt trên CBCT. Đối tượng và Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, gồm 148 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ tại Bộ môn Tia X được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: 100% các cá thể có ít nhất một lỗ lưỡi giữa, trong đó mỗi cá thể có thể có nhiều hơn 1 lỗ. 51% lỗ lưỡi giữa nằm ở vị trí trên gai cằm, 48% ở dưới gai cằm và chỉ có 1% nằm ở vị trí ngay gai cằm. Đường kính dọc và ngang của lỗ lưỡi giữa là 1,12 ± 0,63 mm và 0,89 ± 0,3 mm. Khoảng cách trung bình đến bờ dưới XHD là 8,61 ± 2,09 mm. Tỉ lệ lỗ lưỡi phụ rất thấp (8%). Tỉ lệ lỗ lưỡi bên ở vùng răng cửa-răng nanh là 27,7% với đường kính dọc và ngang trung bình là 0,79 ± 0,21 mm và 0,83 ± 0,23 mm, lỗ lưỡi bên vùng răng cối nhỏ - răng cối lớn xuất hiện nhiều hơn 72,3% với đường kính ngang và dọc là 0,92 ± 0,34 mm và 0,98 ±1,58 mm. Lỗ lưỡi bên cách bờ dưới XHD với khoảng cách an toàn là 8,93 ± 1,5 mm (ở vùng R cửa- nanh) và 8,48 ± 1,58 mm (ở vùng R cối nhỏ - R cối lớn). Với đặc điểm thông nối của ống lưỡi bên, ghi nhận được có 19,6% thông nối với ống cửa, 30,4% thông nối với ống răng dưới và có 8,8% thông nối ở vị trí giữa lỗ lưỡi bên với ống răng dưới và ống cửa Kết luận: Cùng với việc xác định ống cửa XHD, việc xác định các đặc điểm và khoảng cách đến bờ trước và bờ dưới XHD của lỗ lưỡi giúp xác định được giới hạn vùng an toàn để lấy xương vùng cằm. Sự hiện diện của ống lưỡi bên, đặc biệt là các ống có đường kính lớn sẽ giúp các nhà lâm sàng tránh được nguy cơ chảy máu và tổn thương thần kinh do can thiệp trong xương ở vùng này. Từ khóa: lỗ lưỡi, xương hàm dưới, cone beam CT. ABSTRACT ASSESSING ANATOMICAL STRUCTURE OF MANDIBULAR LINGUAL FORAMEN IN CBCTS IMAGES OF VIETNAMESE Duong My Linh, Pham Thi Huong Loan, Luong Van To My, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 55 - 60 Objectives: (1) To assess the location, quantity and frequency of the median lingual foramina, the frequency of the accessory median lingual foramen and the connection of the lateral lingual foramen. Materials and Methods: A cross-sectional study of 148 CBCT images examined in the Oral Radiology Department, Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City. Results: All the patients had at least one of median lingual foramina (LF), the foramina located in three points regarding mental spine: upper (51%), lower (48%) and at the mental spine (1%). Accessory lingual foramen was found with very low percentage (8%). On the other hand, 27.7% of lateral LF located at the incisive- canine region and 72.3% of them was in the premolar-molar region. Furthermore, 19.6% of lateral LF connected * BS Răng Hàm Mặt 2008-2014, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Dương Mỹ Linh ĐT: 0919149048 Email: linh2807@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 56 to the mandibular incisive canal, 30.4% of them to the mandibular canal and 8.8% of ones connected to both íncisive and madibular canals. Conclusion: In accompany with examining the mandibular incisive canal, defining the existing, distance from the mandibular lingual foramina to the anterior and inferior margin by CBCT determined the safe zone to harvest chin bone. Identifying the lateral LF may help dental practitioners prevent bleeding and nerve injury complications in mandibular surgery. Key words: lingual foramen, mandibular, cone-beam CT MỞ ĐẦU Xương hàm dưới (XHD), nhất là vùng cằm, đã từng được coi là vùng an toàn và là vùng cho xương lý tưởng trong các phẫu thuật ghép xương tự thân, nay trở thành một vùng đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà lâm sàng khi tiến hành phẫu thuật trên vùng này. Những trường hợp chảy máu dữ dội hay tụ máu lan tỏa vùng sàn miệng sau phẫu thuật gây bít kín đường thở, đe dọa tính mạng bệnh nhân được ghi nhận ngày càng nhiều làm cho các nghiên cứu sâu hơn về giải phẫu ở vùng cằm được quan tâm nhiều hơn. Hình ảnh CBCT có khả năng phát hiện những cấu trúc nhỏ ở vùng răng- xương ổ vì chúng có độ phân giải cao và lượng tia thấp, rất hữu ích trong quan sát lỗ lưỡi và ống lưỡi. Ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về lỗ lưỡi và ống lưỡi. Nghiên cứu này nhằm khảo sát số lượng, vị trí và kích thước của lỗ lưỡi giữa, tần suất xuất hiện của lỗ lưỡi phụ, số lượng, kích thước và đặc điểm thông nối của lỗ lưỡi bên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả với mẫu thuận tiện gồm 148 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ tại Bộ môn Tia X được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu được chọn thỏa các tiêu chuẩn là hàm dưới còn đủ răng có hoặc không có răng khôn, không mang khí cụ chỉnh hình, không có sang thương bệnh lý, gãy xương hoặc có răng mọc ngầm sâu, hình ảnh XHD trên CBCT nhìn thấy rõ vùng cằm. Trình tự của phương pháp nghiên cứu: Bước 1: Chọn mặt phẳng khảo sát Lỗ lưỡi giữa: khảo sát trên lát cắt thiết diện qua đường giữa XHD. Lỗ lưỡi phụ: khảo sát trên lát cắt ngang Lỗ lưỡi bên trên lát cắt ngang và lát cắt thiết diện. Bước 2: Khảo sát đặc điểm lỗ lưỡi Lỗ lưỡi giữa: xác định gai cằm, vị trí lỗ lưỡi: Ngang / trên / dưới gai cằm, đo đường kính ngang và dọc; khoảng cách từ lỗ lưỡi giữa đến bờ dưới XHD, đến bờ trước XHD. Ghi nhận lỗ lưỡi phụ nếu có ở 2 bên lỗ lưỡi giữa. Khảo sát lỗ lưỡi bên: xác định sự hiện diện, vị trí của lỗ lưỡi bên: vùng II (vùng răng cửa- nanh), vùng III (vùng răng cối nhỏ - cối lớn) phân loại theo von Arx (2011)(25), xác định sự thông nối của ống lưỡi bên với ống cửa và ống răng dưới. Bước 3: Thu thập và xử lý số liệu: Các số liệu, dữ liệu thu thập và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Tất cả các phép kiểm thống kê đều sử dụng với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Có 148 hình ảnh CBCT đạt tiêu chuẩn chọn từ 148 cá thể người Việt tuổi từ 18 đến 67 tuổi, kết quả thu được như sau: Đặc điểm của lỗ lưỡi giữa Bảng 1: Số lượng và vị trí lỗ lưỡi giữa Số lỗ (%) Trên gai cằm Ngay gai cằm Dưới gai cằm Tổng 1 63 (23%) 2 (1%) 7 (3%) 72 (27%) 2 42 (15%) 0 42 (15%) 84 (30%) 3 21 (8%) 0 45 (17%) 66 (25%) 4 13 (5%) 0 35 (13%) 48 (18%) Tổng 139 (51%) 2 (1%) 129 (48%) 270 (100%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 57 Tất cả các cá thể đều có lỗ lưỡi ngay đường giữa (100%), tương tự với các nghiên cứu khác của Katakami (2008)(5), Babiuc (2011)(1), Sheikhi (2012)(20) (100%). Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Parnia (2011)(16) (49%), von Arx (2011)(25) (96,2%), Makris (2010)(12) (81%) và Romanos (2012)(17) (86%). Về ý nghĩa lâm sàng thì vị trí của lỗ lưỡi giữ vai trò quan trọng hơn trong phòng ngừa biến chứng(19,24). Nghiên cứu này ghi nhận được có 89,9% (Bảng 2) lỗ lưỡi giữa nằm ở vị trí trên gai cằm, tương tự với nghiên cứu của Kawai (2007)(7) (86,8%) và thấp hơn nghiên cứu của Tagaya (2009)(22) (95%) và Sheikhi (2012)(20) (99%). Chỉ có 1% lỗ lưỡi nằm ngay gai cằm, thấp hơn kết quả của Liang (2007)(9) (25%), Naketar (2011)(14) (8%) (đều nghiên cứu trên XHD khô) và Tagaya (2009)(22) (khảo sát trên hình ảnh CT là 49,5%). Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn do vậy cần thêm nhiều nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn để khảo sát đặc điểm này. Hầu hết các trường hợp lỗ lưỡi nằm ở vị trí thấp - dưới gai cằm (88,5%), tỉ lệ này cao hơn các nghiên cứu khác như Kawai (2007)(7) (83,8%), Tagaya (2009)(22) (57%) cũng như Sheikhi (2012)(20) (74,5%). Ghi nhận về chiều hướng của ống lưỡi: đa số các ống lưỡi dưới gai cằm đi theo hướng ra trước và lên trên, phù hợp với nghiên cứu của Babiuc(1),Tagaya(22) và von Arx(25). Bảng 2: Kích thước lỗ lưỡi giữa Đặc điểm Tỉ lệ % Trên tổng cá thể Đường kính (mm) Khoảng cách đến XHD (mm) dọc ngang bờ dưới thành ngoài Lỗ trên gai cằm Lỗ ngay gai cằm Lỗ dưới gai cằm 89,9% 88,5% 1% 1,07 ± 0,3 1,40 ± 0,0 0,88 ±0,31 1,15 ± 0,4 0,74 ± 0,0 0,79 ± 0,3 9,03 ± 2,29 9,52 ± 1,76 7,28 ± 2,21 4,92 ± 1,67 5,79 ± 1,23 4,47 ± 1,47 Tổng 1,12 ± 0,6 0,89 ± 0,3 8,61 ± 2,09 5,06 ± 1,46 Đường kính dọc trung bình chung của lỗ lưỡi giữa là 1,12 ± 0,63 mm và đường kính ngang trung bình 0,89 ± 0,30 mm phù hợp với nghiên cứu của von Arx (2011)(25) là 1,01 mm và 0,97 mm. Ở lỗ lưỡi trên và dưới gai cằm, đường kính dọc tương tự như Sheikhi (2012)(20) (1,12 ± 0,31 mm - lỗ trên gai cằm và 0,9 ± 0,39 mm - lỗ dưới gai cằm). Khoảng cách trung bình của ống tới thành ngoài XHD trung bình là 4,92 ± 1,67 mm (ống trên gai cằm) và 4,47 ± 1,47 mm (dưới gai cằm) phù hợp với nghiên cứu của Sheikhi(20) (2012) là 4,73 mm và 4,8 mm. Đối với khoảng cách tới bờ dưới của XHD của ống trên gai cằm là 9,03± 2,29 mm, khoảng cách này nhỏ hơn khoảng cách tương ứng trên người Nhật là 11,4 mm (Kawai 2007(7)) và trên người Iran là 10,08 mm (Sheikhi 2012(20)). Ngược lại đối với ống dưới gai cằm, khoảng cách này là 7,28 ± 2,21 mm, lớn hơn so với Kawai (4,40 mm)(7) và Sheikhi (6,43 mm(20). Kết quả này có thể giải thích rằng ống trên gai cằm có khuynh hướng nghiêng xuống dưới nhiều hơn so với ống dưới gai cằm. Đây cũng là một đặc điểm cần lưu ý trên lâm sàng. Đồng thời cũng ghi nhận một trường hợp có lỗ dưới gai cằm thông ra mặt ngoài XHD, đây là thông nối loại I theo ghi nhận của Trikeriotis (14/50 cá thể)(24). Sự thông nối này có thể góp phần vào sự lan tràn của carcinoma giữa bản xương ngoài và trong của XHD(4). Khảo sát lỗ lưỡi phụ Tỉ lệ lỗ lưỡi phụ ghi nhận trong nghiên cứu này là 8% cao hơn so với nghiên cứu của Nagar (2001)(13) (trên xương hàm khô 1,6%) và thấp hơn trong các nghiên cứu của Kawai (2007)(7) (42,6%). Sự sai biệt này có thể do kích thước lỗ lưỡi phụ khá nhỏ nên khó ghi nhận chính xác. Mặt khác nghiên cứu của Kawai trên hình ảnh CBCT của xương hàm khô có thể loại trừ được những cử động vô ý của bệnh nhân, được chụp bằng máy PSR9000N có kích thước voxel là 0,1mm(7), hai yếu tố này có thể làm tăng độ rõ nét của hình ảnh CBCT, từ đó ghi nhận chính xác hơn các lỗ có đường kính nhỏ. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 58 Khảo sát lỗ lưỡi bên Bảng 3: Số lượng và kích thước lỗ lưỡi bên vùng II và III Số lượng Đường kính dọc (mm) Đường kính ngang (mm) Khoảng cách đến bờ dưới XHD (mm) Vùng II 43 (27,7%) 0,79 ± 0,21 0,92 ± 0,34 8,93 ± 1,50 Vùng III 113 (72,3%) 0,83 ± 0,23 0,98 ± 0,35 8,48 ± 1,58 Theo Patil (2013)(15), các lỗ lưỡi bên vùng răng trước mà không tính đến các lỗ lưỡi giữa thì có ý nghĩa nhiều hơn trên lâm sàng vì implant thường được đặt vào vùng này hơn là ở vị trí ngay đường giữa. Chúng tôi ghi nhận được 43 cá thể có lỗ lưỡi vùng II hay lỗ lưỡi ở vùng răng cửa và răng nanh (chiếm 27,7%), tỉ lệ này thấp hơn các nghiên cứu khác (34%(23) và 42,6%(7)) và cao hơn trong nghiên cứu của Patil(15) (19,7%). Sự thay đổi kết quả trong những nghiên cứu này có thể do sự loại trừ những lỗ lưỡi có kích thước quá nhỏ(15) vì đa số tác giả đồng ý rằng chỉ những lỗ lưỡi có kích thước đủ lớn mới có ý nghĩa trong lâm sàng] và các kích thước này có liên quan trực tiếp tới kích thước mạch máu đi trong ống lưỡi tương ứng(3). Sự hiện diện ít nhất một lỗ lưỡi bên vùng III trên hình ảnh CBCT của người Việt ghi nhận được là 72,3%, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trong nghiên cứu của Tepper(2000)(23) (trên hình ảnh CT 53%), Katakami(2009)(5) (trên hình ảnh CBCT 40%) và Sahman(2014)(18) (trên hình ảnh CBCT của người Thổ Nhĩ Kì là 24,8%). Có tác giả cho rằng sự khác nhau giữa các nghiên cứu có thể do chủng tộc(16). Một nghiên cứu khác của Liang (2009)(10) thì cho 29 rằng lỗ lưỡi bên vùng răng cối nhỏ và răng cối lớn thường được ghi nhận nhiều hơn ở người Indonesia và Eskimos. Điều này có thể gợi ý rằng sự phân bố của lỗ lưỡi bên vùng III có liên quan tới yếu tố chủng tộc. - Về đường kính của lỗ lưỡi bên: Gahleitner (2001)(3) cho rằng đường kính của lỗ lưỡi bên rất quan trọng bởi vì chúng liên quan trực tiếp với đường kính của mạch máu đi qua lỗ lưỡi, do vậy đường kính càng lớn thì càng dễ bị chảy máu(3,6). Lustig (2003) cho rằng đường kính lỗ lưỡi bên từ 0,18 đến 1,80 mm có tốc độ chảy máu là 0,7-3,7 ml/phút(11). Điều này có thể lý giải được những trường hợp chảy máu trầm trọng khi tổn thương các mạch máu này. Đường kính trung bình của lỗ lưỡi bên vùng II là 0,79 ± 0,21 mm (chiều dọc) và 0,83 ± 0,23 mm (chiều ngang). Ở vùng III thì đường kính theo chiều dọc và theo chiều ngang lần lượt là 0,92 ± 0,34 mm và 0,98 ± 0,35 mm, kích thước này gần như tương đương với kích thước lỗ lưỡi bên trong nghiên cứu của von Arx (2011)(25) (0,9mm và 1,2mm) và Kilic (2014)(8) (0,92 mm) và tương đối lớn hơn so với kích thước của Sahman (2012)(18) (0,64 mm). Đa số các tác giả cho rằng hình ảnh CBCT của lỗ lưỡi bên ở vùng răng cối và răng cối nhỏ là rất quan trọng trong kế hoạch điều trị cấy ghép implant bởi vì chúng giúp các nhà lâm sàng đánh giá được những mạch máu đi trong ống này(7). Về hình dạng hơi oval theo chiều ngang của lỗ lưỡi bên có thể giải thích rằng lỗ lưỡi có thể có thiết diện hình tròn, nhưng hầu hết ống lưỡi bên đều chạy trong xương hàm theo hướng chếch về phía trước nên khi mở vào mặt trong XHD theo hướng chéo(25). - Về khoảng cách của lỗ lưỡi bên đến bờ dưới XHD: Ở vùng II, khoảng cách trung bình từ lỗ lưỡi bên tới bờ dưới XHD là 8,93 mm, lớn hơn so với Sekerci(19) (7,11mm). Khoảng cách này tương đối lớn hơn so với khoảng cách tương ứng ở vùng III. Điều này có nghĩa là lỗ lưỡi bên vùng II nằm gần với đỉnh sống hàm hơn, do vậy hệ thống mạch máu và thần kinh đi trong lỗ lưỡi bên vùng II này dễ bị tổn thương khi can thiệp phẫu thuật(22). Khoảng cách trung bình của lỗ lưỡi bên vùng III đến bờ dưới XHD là 8,48mm, tương đương nghiên cứu của Kilic(8) (8,18 mm). Khoảng cách này dài hơn so với nghiên cứu của Tagaya(22) (7,7mm), von Arx(25) (7,07 mm) và Sekerci(19)(6,83 mm). Một số tác giả đề nghị rằng nên chọn những implant có chiều dài sao cho implant vẫn còn cách bờ xương XHD một Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 59 khoảng an toàn cao 8 mm(4) và kết quả khoảng cách trong nghiên cứu này thì phù hợp với đề nghị trên. Sự thông nối của ống lưỡi bên và các cấu trúc giải phẫu lân cận Nghiên cứu này ghi nhận 29 cá thể có thông nối giữa lỗ lưỡi bên với ống cửa, chiếm tỉ lệ 19,6%, thấp hơn nghiên cứu của Von Arx(25) với tỉ lệ 44,8%. Sự thông nối của lỗ lưỡi bên với ORD trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 30,4% phù hợp với nghiên cứu của Katakami (2009)(5) (33%) và hơi thấp hơn trong nghiên cứu của Patil(15) (45,4%). Kawai (2006)(6) đã ghi nhận trên xác một nhánh của ĐM xương ổ răng dưới đi ra lỗ lưỡi bên ở vùng răng cối nhỏ. Mặt khác, Schiller(21) cũng ghi nhận trên xương hàm khô các nhánh của ĐM dưới lưỡi đi vào các lỗ lưỡi bên vùng răng cối nhỏ. Như vậy ngoài sự thông nối của lỗ lưỡi bên với ORD còn có sự thông nối giữa mạch máu xương ổ răng dưới và ĐM dưới lưỡi qua các ống lưỡi bên. Ngay tại vị trí lỗ cằm có 13 cá thể (8,8%) có thông nối giữa ống lưỡi bên vùng III, ống cửa và ORD (vùng răng cối nhỏ hàm dưới). Đây là vị trí thông nối quan trọng cần lưu ý vì tổn thương mạch máu ở vùng này có thể khó kiểm soát vì chảy 31 máu cùng lúc của 3 động mạch xương ổ dưới, động mạch răng cửa hàm dưới và động mạch đi vào lỗ lưỡi bên. Đa số các tác giả cho rằng ĐM đi vào lỗ lưỡi bên vùng này thường là nhánh của ĐM dưới lưỡi, ĐM dưới cằm hoặc thông nối của hai ĐM này(3,9). Trong đó ĐM dưới cằm là một cấu trúc quan trọng có thể gây chảy máu vùng sàn miệng nghiêm trọng(2). Tổn thương mô mềm gần lỗ lưỡi bên có thể gây chảy máu trầm trọng. Vì vậy những lỗ lưỡi vùng này là một cấu trúc quan trọng trên lâm sàng ngay cả khi chúng có đường kính nhỏ hơn 1 mm(4). KẾT LUẬN 1. Về sự hiện diện của lỗ lưỡi giữa và lỗ lưỡi bên: - 100% các cá thể có ít nhất một lỗ lưỡi giữa, trong đó mỗi cá thể có từ 1 đến 4 lỗ. - Vị trí lỗ lưỡi giữa: 51% ở vị trí trên gai cằm, 48% ở vị trí dưới gai cằm và chỉ có 1% lỗ lưỡi nằm ở vị trí ngay gai cằm - Tỉ lệ lỗ lưỡi phụ rất thấp (8%) - Tỉ lệ lỗ lưỡi bên vùng răng cửa - răng nanh là 27,7% - Tỉ lệ lỗ lưỡi bên vùng răng cối nhỏ - răng cối lớn là 72,3% 2. Đặc điểm của lỗ lưỡi - Lỗ lưỡi giữa: Đường kính dọc và ngang trung bình là 1,12 ± 0,63 mm và 0,89 ± 0,3 mm. Khoảng cách trung bình đến bờ dưới XHD là 8,61 ± 2,09 mm. Lỗ trên gai cằm có đường kính dọc và ngang trung bình là 1,07 ± 0,35 mm và 1,15 ± 0,48 mm, khoảng cách trung bình đến bờ dưới XHD là 9,03 ± 2,29 mm. Lỗ ngay gai cằm có đường kính dọc và ngang trung bình là 1,4 ± 0,07 mm và 0,74 ± 0,07 mm, khoảng cách trung bình đến bờ dưới XHD là 9,52 ± 1,76 mm. Lỗ dưới gai cằm có đường kính dọc và ngang trung bình là 0,88 ± 0,31mm và 0,79 ± 0,34 mm, khoảng cách trung bình đến bờ dưới XHD là 7,28 ± 2,21 mm. - Lỗ lưỡi bên: Đường kính dọc và ngang trung bình của vùng II là 0,79 ± 0,21 mm và 0,83 ± 0,23 mm và của vùng III là 0,92 ± 0,34 mm và 0,98 ±1,58 mm. Lỗ lưỡi bên cách bờ dưới XHD với khoảng cách an toàn là 8,93 ± 1,5 mm (vùng II) và 8,48 ± 1,58 mm (vùng III) 3. Đặc điểm thông nối của ống lưỡi bên Tỉ lệ ống lưỡi bên thông nối với ống cửa là 19,6% và với ORD là 30,4%. Tỉ lệ thông nối ở vị trí giao của ORD và ống cửa với lỗ lưỡi bên là 8,8%. Mặc dù tỉ lệ này tương đối thấp nhưng đây là vị trí quan trọng cần lưu ý trên lâm sàng khi can thiệp phẫu thuật trong vùng này. Cùng với việc xác định ống cửa XHD, việc xác định sự hiện diện, khoảng cách đến bờ trước và bờ dưới XHD của lỗ lưỡi giúp xác định được giới hạn vùng an toàn để lấy xương vùng cằm. Sự hiện diện của ống lưỡi bên, đặc biệt là các ống có đường kính >1mm sẽ giúp các nhà lâm sàng tránh được nguy cơ chảy máu và tổn thương thần kinh do can thiệp trong xương ở vùng này. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Babiuc I., et al. (2011). "Cone beam computed tomography observations of the lingual foramina and their bony canals in the median region of the mandible." Romanian Journal of Morphology and Embryology 52(3): pp827-829; 2. Bavitz J. B., et al. (1994). "Arterial supply to the floor of the mouth and lingual gingiva." Oral surgery, oral medicine, oral pathology 77(3): pp232-235; 3. Gahleitner A., et al. (2001). "Lingual Vascular Canals of the Mandible: Evaluation with Dental CT 1." Radiology 220(1): pp186-189; 4. Kalpidis, Christos D. R. and Reza M. Setayesh (2004). "Hemorrhaging associated with endosseous implant placement in the anterior mandible: a review of the literature." Journal of periodontology 75(5): pp631-645; 5. Katakami K., et al. (2009). "Anatomical characteristics of the mandibular lingual foramina observed on limited cone-beam CT images." Clinical oral implants research 20(4): pp386-390; 6. Kawai, Taisuke, et al. (2006). "Anastomosis between the inferior alveolar artery branches and submental artery in human mandible." Surgical and Radiologic Anatomy 28(3): pp308-310; 7. Kawai T., et al. (2007). "Classification of the lingual foramina and their bony canals in the median region of the mandible: cone beam computed tomography observations of dry Japanese mandibles." Oral Radiology 23(2): pp42-48; 8. Kilic E., et al. (2014). "Determination of lingual vascular canals in the interforaminal region before implant surgery to prevent life threatening bleeding complications." Clinical oral implants research 25(2): pp90-93; 9. Liang X., et al. (2007). "Lingual foramina on the mandibular midline revisited: a macroanatomical study." Clinical Anatomy 20(3): pp246-251; 10. Liang X., et al. (2009). "Chronologic and geographic variability of neurovascular structures in the human mandible." Forensic Science International 190(1): pp24-32; 11. Lustig J. P., et al. (2003). "Ultrasound identification and quantitative measurement of blood supply to the anterior part of the mandible." Oral Surgery, Oral Medicine, Oral Pathology, Oral Radiology and Endodontics 96(5): pp625-629; 12. Makris N., et al. (2010). "Evaluation of the visibility and the course of the mandibular incisive canal and the lingual foramen using cone beam computed tomography." Clinical Oral Implants Research 21(7): pp766-771; 13. Nagar M., et al. (2001). "Accessory lingual foramen in adult Indian mandibles." Journal of the Anatomical Society of India 50(1): pp13-14 14. Natekar P. E., et al. (2011). "Variations in position of lingual foramen of the mandible in reconstructive surgery." Indian Journal of Otology 17(1): pp12; 15. Patil S., et al. (2013). "Accessory mandibular foramina: a CT study of 300 cases." Surgical and Radiologic Anatomy 35(4): pp323-330; 16. Parnia F., et al. (2013). "Characteristics of anatomical landmarks in the mandibular interforaminal region: a cone- beam computed tomography study." Medicina Oral Patologia Oral y Cirugia Bucal 17(3): pp420; 17. Romanos G. E., et al. (2011). "Distribution of endosseous bony canals in the mandibular symphysis as detected with cone beam computed tomography." The International Journal of Oral & Maxillofacial Implants 27(2): pp273-277; 18. Sahman H., et al. (2013). "Lateral lingual vascular canals of the mandible: a CBCT study of 500 cases." Surgical and Radiologic Anatomy: pp1-6; 19. Sekerci A., et al. (2014). "Evaluation of location and dimensions of mandibular lingual foramina using cone-beam computed tomography." Surgical and Radiologic Anatomy: pp1- 8; 20. Sheikhi M., et al. (2012). "Assessing the anatomical variations of lingual foramen and its bony canals with CBCT taken from 102 patients in Isfahan." Dental research journal 9(Suppl 1): pp45; 21. Schiller W. R. and Wiswell O. B. (1954). "Lingual foramina of the mandible." The Anatomical Record 119(3): pp387-390; 22. Tagaya A., et al. (2009). "Assessment of the blood supply to the lingual surface of the mandible for reduction of bleeding during implant surgery." Clinical oral implants research 20(4): pp351-355; 23. Tepper G., et al. (2000). "Computed tomographic diagnosis and localization of bone canals in the mandibular interforaminal region for prevention of bleeding complications during implant surgery." 16(1): pp68-72; 24. Trikeriotis D., et al. (2008). "Anterior mandible canal communications: a potential portal of entry for tumour spread." Dento-Maxillo-Facial Radiology 37: pp125-129; 25. von Arx T., et al. (2011). "Evaluation of location and dimensions of lingual foramina using limited cone-beam computed tomography." Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 69(11): pp2777-2785. Ngày nhận bài báo: 26/01/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2016 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_lo_luoi_tren_hinh_anh_cbct_o_xuong_ham_duo.pdf
Tài liệu liên quan