Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của pet/ct đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017

Tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của pet/ct đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 27 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA PET/CT ĐỐI VỚI HẠCH CỔ DI CĂN CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2009-2017 Hồ Thùy Như*, Nguyễn Xuân Cảnh**, Lâm Huyền Trân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư chưa rõ nguyên phát chiếm từ 3-9% tổng số các u ác tính nói chung và trong 24-36% bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát, hạch cổ di căn là biểu hiện của ung thư tại vùng đầu cổ. Trước khi có PET/CT, tỉ lệ phát hiện vị trí ung thư nguyên phát trên các bệnh nhân này chỉ từ 20-40%. PET/CT làm tăng khả năng phát hiện hạch cổ di căn và hỗ trợ định vị vị trí của ung thư nguyên phát cũng như di căn xa. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017”. Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của pet/ct đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 27 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA PET/CT ĐỐI VỚI HẠCH CỔ DI CĂN CHƯA RÕ NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 2009-2017 Hồ Thùy Như*, Nguyễn Xuân Cảnh**, Lâm Huyền Trân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư chưa rõ nguyên phát chiếm từ 3-9% tổng số các u ác tính nói chung và trong 24-36% bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát, hạch cổ di căn là biểu hiện của ung thư tại vùng đầu cổ. Trước khi có PET/CT, tỉ lệ phát hiện vị trí ung thư nguyên phát trên các bệnh nhân này chỉ từ 20-40%. PET/CT làm tăng khả năng phát hiện hạch cổ di căn và hỗ trợ định vị vị trí của ung thư nguyên phát cũng như di căn xa. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017”. Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 143 trường hợp hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát được chụp PET/CT tại bệnh viện Chợ Rẫy 2009 – 2017. Kết quả: Bệnh thường gặp ở nhóm 40-60 tuổi, trung bình là 53 tuổi. Nam giới bị nhiều gấp 3 lần nữ giới. Thường bệnh nhân vào viện với một khối vùng cổ không đau xuất hiện 4,33 tháng trước đó. Hạch cổ hay gặp nhóm II và III, một bên, kích thước 1-3 cm, giới hạn rõ, mật độ chắc, không đau, di động, bề mặt da bình thường, giai đoạn N2. Loại giải phẫu bệnh hay gặp nhất là carcinom tế bào gai. PET/CT có tỉ lệ phát hiện u nguyên phát trung bình 60%, với độ nhạy 93,98% và độ đặc hiệu 85%. Các vị trí u nguyên phát tìm thấy thường gặp nhất là vòm, amiđan, thanh quản, đáy lưỡi, các tuyến vùng đầu cổ như tuyến giáp, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm. Có 9,79% các trường hợp phát hiện di căn xa ở xương, phổi, não và gan. Kết luận: Nên sử dụng PET/CT như là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tay để tìm kiếm u nguyên phát, đánh giá hạch di căn và di căn xa trên bệnh nhân hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát. Từ khóa: hạch cổ di căn, ung thư chưa rõ nguyên phát, PET/CT ABSTRACT CLINICAL FEATURES AND THE ROLE OF PET/CT IN CERVICAL LYMPH NODE METASTASES FROM A CANCER OF UNKNOWN PRIMARY AT CHO RAY HOSPITAL 2009-2017 Ho Thuy Nhu, Nguyen Xuan Canh, Lam Huyen Tran * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 27-33 Objective: Clinical features and the role of PET/CT to cancer of unknown primary (CUP) with lymph neck metastases. Material and method: Retrospective study of 143 patients diagnosed with metastatic cervical lymph nodes of unknown primary who had PET/CT results at Cho Ray hospital 2009 - 2017. Results: CUP with cervical lymph node metastases was most common at age 40-60, mean age was 53. The incidence of male patient tripled female’s one. Chief complaint was cervical painless mass that was presented for 4.33 months. Clinical examination revealed mostly group II and III, ipsilateral, size 1-3cm, well-defined, firmly palpable, painless neck lymph nodes with normal skin overlying. Most patients had squamous cell carcinoma pathologically. Detective rate of PET/CT was about 60% sensitivity and specificity were 93.98% and 85% * Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, ** Khoa PET/CT bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Lâm Huyền Trân ĐT: 0913120599 Email: huyentranent@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 28 respectively. The most common primary sites were nasopharynx, tonsil, vocal cord, tongue base, thyroid gland, parotid gland, submandibular gland. 9.79% patients had distant metastases to bone, lung, brain and liver. Conclusions: PET/CT was a preferred option in identifying primary site of CUP with neck lymph nodes. Keywords: cervical lymph node metastases, cancer of unknown primary, PET/CT ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư chưa rõ nguyên phát chiếm từ 3-5% tổng số các u ác tính nói chung và trong 24-36% bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát, hạch cổ di căn là biểu hiện của ung thư tại vùng đầu cổ. Tỉ lệ phát hiện vị trí ung thư nguyên phát trên các bệnh nhân này trước khi có PET/CT chỉ từ 20-40%(1). Nhìn chung, tiên lượng của ung thư chưa rõ nguyên phát rất kém, và thời gian sống còn trung bình chỉ từ 6-10 tháng(1). Nhằm góp phần chẩn đoán được vị trí ung thư nguyên phát, phân giai đoạn bệnh, hướng dẫn điều trị, làm giảm tử vong cho các bệnh nhân có hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại bệnh viện Chợ Rẫy 2009-2017”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Tất cả bệnh nhân có hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát có chỉ định chụp PET/CT tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 2009 - 2017: Có đầy đủ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện, các thông tin hành chính được ghi chép rõ ràng. Đã được khai thác bệnh sử, thăm khám lâm sàng kèm kết quả siêu âm, X quang ngực, CT scan/MRI, xạ hình xương, nội soi thanh khí quản, sinh thiết ổ nguyên phát, phương pháp điều trị ghi rõ trong hồ sơ bệnh án. Hạch di căn được xác định bằng kết quả sinh thiết hoặc FNA. Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh nhân đã chẩn đoán được vị trí ung thư nguyên phát trước khi chụp PET/CT. Các bệnh nhân đã được hóa trị hoặc xạ trị trước khi chụp PET/CT. Bệnh nhân có thai. Bệnh nhân đái tháo đường có đường huyết >180mg%. Phương pháp Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 143 trường hợp. KẾT QUẢ Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân Giới tính Tổng số 143 bệnh nhân trong nghiên cứu, có 108 bệnh nhân nam (chiếm 75,52% tổng số bệnh nhân) và 35 bệnh nhân nữ (chiếm 24,48% tổng số bệnh nhân). Tỉ lệ bệnh nhân hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát nam: nữ = 3:1. Tuổi Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 52,99 tuổi. Trong đó người nhỏ tuổi nhất là 19 tuổi, người cao tuổi nhất là 85 tuổi. Trong khảo sát của chúng tôi, tuổi mắc hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát nhiều nhất là nhóm 51-60 tuổi (chiếm 38,07%), kế đến là nhóm 41-50 tuổi, chiếm 25,87%. Thấp nhất là nhóm trẻ 19-30 tuổi (10,49%). Triệu chứng cơ năng Bảng 1. Các triệu chúng cơ năng Lí do đến khám N Tỉ lệ % Khối ở cổ 143 100 Ho 9 6,29 Nhức đầu 5 3,49 Đau vai 4 2,80 Nuốt khó 2 1,40 Đau bụng 1 0,70 Đau tai 1 0,70 Đau lưng 1 0,70 Ù tai 1 0,70 Thời gian mắc bệnh trước khi đến khám Thời gian mắc bệnh trung bình của 143 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 4,33 ± 6,67 tháng, trong đó thời gian bệnh ngắn nhất trước khi đến khám là 1 tháng, dài nhất là 60 tháng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 29 Đặc điểm hạch cổ Bảng 2. Số lượng hạch cổ Số lượng hạch cổ N Tỉ lệ % Một hạch đơn độc 61 43,26 Nhiều hạch 80 56,74 Tổng cộng 141 100 Bảng 3. Vị trí hạch cổ Bảng 4. Giới hạn hạch cổ Giới hạn hạch cổ N Tỉ lệ % Rõ 80 100 Không rõ 60 42,25 Tổng cộng 140 100 Bảng 5. Mật độ hạch cổ Mật độ hạch cổ N Tỉ lệ % Mềm 14 9,33 Chắc 84 59,57 Cứng 43 30,50 Tổng cộng 141 100 Bảng 6. Tính chất đau của hạch cổ Tính chất đau N Tỉ lệ % Đau 6 6,19 Không đau 134 93,71 Tổng cộng 140 100 Bảng 7. Tính di động của hạch cổ Tính di động N Tỉ lệ % Di động 126 89,36 Dính 15 10,64 Tổng cộng 141 100 Bảng 8. Tính chất da trên bề mặt hạch cổ Tính chất da N Tỉ lệ % Bình thường 136 96,45 Đỏ 2 2,13 Sần sùi 3 1,42 Tổng cộng 141 100 Bảng 9. Kích thước hạch cổ Kích thước hạch N Tỉ lệ % <1cm 10 7,09 1-3cm 96 68,09 3-6cm 29 20,57 >6cm 6 4,26 Tổng cộng 141 100 Biểu đồ 1. Phân nhóm hạch cổ Biểu đồ 2. Kết quả giải phẫu bệnh/FNA hạch cổ 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV Nhóm V Nhóm VI 5.67% 39.72% 32.62% 7.09% 13.48% 1.42% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 50.00% Carcinom tế bào gai Carcinom không biệt hóa Carcinom kém biệt hóa Carcinom tuyến Carcinom bọc dạng tuyến Carcinom 45.77% 21.83% 9.15% 17.61% 0.70% 4.94% Vị trí hạch cổ N Tỉ lệ % Một bên 101 71,63 Hai bên 40 28,37 Tổng cộng 141 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 30 Vai trò của PET/CT Khả năng phát hiện u nguyên phát của PET/CT PET/CT phát hiện được u nguyên phát ở 87/143 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 60,84%. 56 bệnh nhân còn lại (chiếm 39,16% tổng số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu) PET/CT không tìm được u nguyên phát. Bảng 10. Hiệu quả của PET/CT U nguyên phát (+) U nguyên phát (-) Tổng cộng PET/CT (+) 78 9 87 PET/CT (-) 5 51 56 Tổng cộng 83 60 143 Từ kết quả trên ta đánh giá được vai trò của PET/CT đối với hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát như sau: Tỉ lệ phát hiện (detection rate) = = = 60,84%. Độ nhạy (sensitivity) = = = 93,98%. Độ đặc hiệu (specificity) = = = 85,00%. Giá trị tiên đoán dương (PPV) = = = 89,66%. Giá trị tiên đoán âm (NPV) = = = 91,07%. Vị trí các khối u nguyên phát và hạch di căn trên PET/CT Bảng 11. Vị trí u nguyên phát trên PET/CT U nguyên phát N Tỉ lệ % Vòm 37 42,53 Amidan 18 20,64 Thanh quản 8 9,20 Đáy lưỡi 7 8,05 Hốc mũi 3 3,45 Phổi 3 3,45 Tuyến giáp 2 2,30 Tuyến dưới hàm 2 2,30 Tuyến mang tai 2 2,30 Dạ dày 2 2,30 Đại tràng 1 1,15 Túi mật 1 1,15 Vú 1 1,15 Tổng cộng 87 100 Bảng 12. Vị trí hạch di căn trên PET/CT Hạch di căn N Tỉ lệ % Cổ 130 96,30 Rốn phổi 8 5,93 Dọc ĐM chủ bụng 7 5,19 Trung thất 5 3,70 Cạnh khí phế quản 5 3,70 Cạnh thực quản 5 3,70 Khoang sau hầu 3 2,22 Nách 3 2,22 Rốn gan 2 1,48 Dọc bờ cong dạ dày 2 1,48 Tổng cộng 143 100 Khả năng phát hiện di căn xa của PET/CT Bảng 13. Vị trí di căn xa trên PET/CT Vị trí di căn xa N Tỉ lệ % Xương 8 57,14 Xương sườn 3 21,43 Xương cột sống 2 14,23 Xương chậu 1 7,14 Xương vai 1 7,14 Xương đùi 1 7,14 Não 2 14,23 Phổi 2 14,23 Gan 2 14,23 Tổng cộng 14 100 PET/CT phát hiện được 14 trường hợp di căn xa trên tổng số 143 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 9,79%. BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân Giới tính Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 143 bệnh nhân, trong đó có 24,48% là nữ, 75,52% là nam. Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ = 3:1. Khi so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước đây trong nước của Nguyễn Phi Long năm 2002 và Lâm Đức Hoàng năm 2014, thì nhìn chung tỉ lệ nam:nữ mắc hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát dao động từ 2:1 đến 4:1(3,4,5). Tuổi Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân ở trong độ tuổi 40-60 tuổi, chiếm 52,94% và tuổi trung bình là 52,99 ± 12,29. Trong nước, nghiên cứu của Lâm Đức Hoàng và cộng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 31 sự tại khoa Xạ bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh trên 78 bệnh nhân hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát cũng ghi nhận thường gặp nhất ở tuổi trung niên 40-60 tuổi, với tuổi trung bình là 51,7 ± 0,54(3). Một nghiên cứu khác của Nguyễn Phi Long trên 35 bệnh nhân hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát tại bệnh viện K ghi nhận bệnh nhân thường gặp nhất ở nhóm tuổi 40-60 tuổi, tuổi cao nhất 81 tuổi, thấp nhất 9 tuổi, trung bình là 47,99 tuổi(4). Triệu chứng cơ năng Tất cả bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đều than phiền có một khối vùng cổ. Ngoài ra chúng tôi còn ghi nhận một số ít bệnh nhân có triệu chứng ho, nhức đầu, đau vai, nuốt khó, đau bụng, đau tai, đau lưng, ù tai, chỉ chiếm 0,70 – 6,29%. Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng ghi nhận điều tương tự, đại đa số bệnh nhân than phiền có sự hiện diện một khối bên cổ không đau. Các triệu chứng còn lại như đau, ù tai rất ít. Thời gian mắc bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc bệnh trung bình trước khi đến khám là khoảng 4,33 ± 6,67 tháng, với thời gian ngắn nhất là 1 tháng và dài nhất lên đến 60 tháng. Nghiên cứu của tác giả Lâm Đức Hoàng cũng cho kết quả thờ gian trung bình là 3 tháng với khoảng thời gian dao động từ 1 đến 60 tháng(3). Tác giả Nguyễn Phi Long cho thấy 60% các bệnh nhân trong nghiên cứu có thời gian bị bệnh trung bình dưới 3 tháng, 34,3% có thời gian bệnh từ 3 đến 6 tháng, và 5,7% mắc bệnh trên 6 tháng(3). Đặc điểm lâm sàng của hạch cổ Về số lượng hạch cổ, qua khảo sát 143 bệnh nhân hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát, chúng tôi nhận thấy gần một nửa trường hợp (43,26%) chỉ có một hạch cổ. Tỉ lệ này cũng khá tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước(3,4,5). Về vị trí hạch cổ di căn, hai nghiên cứu về hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát trong nước của tác giả Nguyễn Phi Long trên 35 bệnh nhân tại bệnh viện K năm 2002 và của tác giả Lâm Đức Hoàng tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 cho thấy đa số hạch cổ là một bên, hạch hai bên chỉ chiếm số lượng ít(3). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy khoảng ¾ các trường hợp là di căn hạch cổ một bên. Về kích thước hạch cổ di căn thì trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước hạch chủ yếu là nhóm <3cm, chiếm hơn 75,18%, tiếp theo là nhóm 3-6cm chiếm 20,57%, còn nhóm hạch kích thước >6cm chỉ chiếm 4,26%. Lâm Đức Hoàng và cộng sự trong nghiên cứu tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cũng cho kết quả tương tự, với kích thước hạch từ 1- 10cm và trung bình kích thước hạch là 4cm(3). Về nhóm hạch cổ di căn, theo Grau C. và cộng sự, hơn nửa các trường hợp carcinom tế bào gai đầu cổ cho di căn hạch cổ nhóm II và nhóm III, trong đó nhóm II thường gặp nhất(1). Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả hạch di căn thường gặp nhất là nhóm II (39,72%) và nhóm III (32,62%). Về các đặc điểm lâm sàng khác của hạch cổ, chúng tôi nhận thấy ở các hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát, hơn nửa số hạch có giới hạn rõ (57,45%), mật độ chắc (59,57%), đại đa số là không đau (93,71%), các hạch chủ yếu di động (89,36%) và có da trên bề mặt hạch bình thường (96,45%). Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Long năm 2002 tại bệnh viện K với mẫu 35 bệnh nhân hạch di căn chưa rõ nguyên phát cũng cho kết quả hạch không đau khi sờ (80%), hạch di động đa số (71,4%), da trên bề mặt hạch bình thường 100%(6). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phi Long. Một số đặc điểm như giới hạn của hạch cổ, mật độ của hạch cổ di căn nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên đánh giá mà chưa gặp ở các nghiên cứu tương tự trong nước. Qua khảo sát kết quả giải phẫu bệnh hoặc FNA hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát, chúng tôi thấy đa số (45,77%) có kết quả là carcinom tế bào gai. Ở các nghiên cứu khác đa số cũng cho Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 32 kết quả carcinom tế bào gai(1,3,5). Vai trò của PET/CT Tỉ lệ phát hiện u nguyên phát Bên cạnh các phương tiện chẩn đoán hình ảnh kinh điển thì PET/CT là phương tiện hiện đại nhất và hiệu quả nhất trong việc truy tìm u nguyên phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 143 bệnh nhân được chụp PET/CT và có 87 bệnh nhân tìm được vị trí u nguyên phát, chiếm tỉ lệ 60,84%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ phát hiện tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Vị trí các u nguyên phát tìm được Những vị trí u nguyên phát thường gặp nhất mà PET/CT phát hiện được trong khảo sát của chúng tôi bao gồm vòm hầu, amidan, thanh quản, đáy lưỡi và hạ thanh môn. Điều này cũng tương đồng với các nghiên cứu của Lâm Đức Hoàng và của Nguyễn Phi Long(3,5). Có thể thấy, đa phần các ung thư chưa rõ nguyên phát cho di căn hạch cổ đều xuất phát từ vùng đầu cổ, ở những vị trí khó quan sát khi thăm khám và dễ bỏ sót bằng các phương pháp cận lâm sàng thường quy. Hiệu quả của PET/CT Kwee và Kwee đã công bố một nghiên cứu gộp phân tích 11 nghiên cứu, gồm 433 bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát được chụp PET/CT; kết quả là tỉ lệ phát hiện ở khoảng 37%, độ nhạy và độ đặc hiệu đều ở mức 84%. Ở 4/11 nghiên cứu đó, nếu chỉ chọn đúng bệnh nhân ung thư chưa rõ nguyên phát đưa vào nghiên cứu thì tỉ lệ phát hiện lên đến 28-57%, độ nhạy khoảng 70-100% và độ đặc hiệu từ 73-100%(2). Điều này tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi khi cho kết quả độ nhạy 93,98% và độ đặc hiệu 85%. PET/CT trong đánh giá hạch di căn Trong khảo sát của chúng tôi, tỉ lệ phát hiện hạch di căn của PET/CT là 96,30%. Một vài trường hợp không thấy hạch cổ di căn khi chụp PET/CT là do bệnh nhân đã được mổ lấy hạch sinh thiết trước khi chụp, nên khi chụp PET/CT không còn nhìn thấy hình ảnh của hạch cổ di căn nữa. PET/CT trong đánh giá di căn xa Sau khi chụp PET/CT, có 14/143 các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện di căn xa, chiếm 15,79% tổng số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu. Vị trí di căn xa thường gặp nhất là xương (xương sườn, cột sống, xương chậu, xương vai, xương đùi), não, phổi, gan. Việc phát hiện ra di căn xa làm thay đổi hoàn toàn chẩn đoán giai đoạn bệnh cũng như thay đổi phương pháp điều trị và tiên lượng của bệnh nhân. KẾT LUẬN Qua phân tích 143 trường hợp hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát, chúng tôi rút ra được những kết luận sau đây: Độ tuổi thường gặp là 40-60 tuổi, tuổi trung bình là 53 tuổi. Nam giới bị nhiều gấp 3 lần nữ giới. Bệnh nhân thường vào viện với một khối vùng cổ không đau xuất hiện khoảng 4,33 tháng trước đó. Khám thực thể thường phát hiện hạch cổ nhóm II và III, một bên thường gặp hơn hai bên với kích thước trung bình là 1-3 cm. Hạch cổ thường có giới hạn rõ, mật độ chắc, không đau, di động, bề mặt da bình thường. Hạch thường ở giai đoạn N2, đa số bệnh nhân ở giai đoạn muộn (III-IV). Loại giải phẫu bệnh hay gặp nhất của hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát là carcinom tế bào gai. PET/CT có tỉ lệ phát hiện u nguyên phát trung bình 60%, với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 93,98% và 85%, các vị trí u nguyên phát tìm thấy thường gặp nhất là vòm, amiđan, thanh quản, đáy lưỡi, các tuyến vùng đầu cổ như tuyến giáp, tuyến mang tai, tuyến dưới hàm. Ngoài ra các ung thư dưới xương đòn như dạ dày, vú, túi mật, đại tràng cũng cho hạch di căn ở cổ với tỉ lệ thấp hơn. Có 9,79% các trường hợp phát hiện di căn xa ở các cơ quan như xương, phổi, não và gan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Grau C, Johansen LV, Jakobsen J, Geertsen P, Andersen E et al (2000). Cervical lymph node metastases from unknown primary tumours: results from a national survey by the Danish Society Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 33 for Head and Neck Oncology. Radiotherapy and Oncology, 55(2):pp. 121-129. 2. Kwee TC, Kwee RM (2009). Combined FDG-PET/CT for the detection of unknown primary tumors: systematic review and meta-analysis. European radiology, 19(3):pp. 731-744. 3. Lâm Đức Hoàng (2014). Chẩn đoán và điều trị carcinom tế bào gai di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát. Khoa Xạ 3 - bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, pp. 26-31. 4. Nguyễn Phi Long (2007). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị các di căn hạch cổ trong ung thư đầu cổ và di căn không rõ nguồn gốc. Học viện Quân Y, pp.7-13. 5. Nguyễn Phi Long (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm tế bào học và giải phẫu bệnh bệnh hạch cổ di căn trong các ung thư đầu cổ và di căn hạch cổ chưa rõ nguyên phát. Tạp chí Y học thực hành, 7(515):pp. 44-48. 6. Nguyễn Phi Long (2002). Nghiên cứu hình thái học các di căn hạch cổ không rõ nguồn gốc. Tạp chí Y Học Việt Nam, 277:pp.91-96. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_lam_sang_va_vai_tro_cua_petct_doi_voi_hach.pdf
Tài liệu liên quan