Tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u xương các xoang cạnh mũi ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 117
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U XƯƠNG
CÁC XOANG CẠNH MŨI Ở BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 06/2016 ĐẾN THÁNG 06/2017
Hồ Kim Thương*, Trần Phan Chung Thủy**
TÓM TẮT
Mở đầu: U xương các xoang cạnh mũi (UXCXCM) là bệnh lý của hệ thống xương với các sang thương
xương lành tính, gặp ở các xoang cạnh mũi với tần suất 0,002% ở các bệnh nhân đến khám tai mũi họng.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u xương các xoang cạnh mũi.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 68 bệnh nhân UXCXCM được
phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ 01/06/2016 – 30/06/2017.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 68 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình là 45,7 và tỉ lệ nữ/nam xấp xỉ 2/1. U
xương tập trung nhiều nhất ở xoang sàng (63,2%), tiếp theo là xoang trán (35,5%), xoang bướm (1,3%), xoang
hàm (0%). Kích th...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u xương các xoang cạnh mũi ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2016 đến tháng 06/2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 117
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA U XƯƠNG
CÁC XOANG CẠNH MŨI Ở BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ THÁNG 06/2016 ĐẾN THÁNG 06/2017
Hồ Kim Thương*, Trần Phan Chung Thủy**
TÓM TẮT
Mở đầu: U xương các xoang cạnh mũi (UXCXCM) là bệnh lý của hệ thống xương với các sang thương
xương lành tính, gặp ở các xoang cạnh mũi với tần suất 0,002% ở các bệnh nhân đến khám tai mũi họng.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u xương các xoang cạnh mũi.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 68 bệnh nhân UXCXCM được
phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ 01/06/2016 – 30/06/2017.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 68 bệnh nhân, với độ tuổi trung bình là 45,7 và tỉ lệ nữ/nam xấp xỉ 2/1. U
xương tập trung nhiều nhất ở xoang sàng (63,2%), tiếp theo là xoang trán (35,5%), xoang bướm (1,3%), xoang
hàm (0%). Kích thước trung bình là 8,20±5,95 mm, khoảng dao động từ 3-45mm. Đau đầu là triệu chứng
thường gặp nhất nhưng chưa thể kết luận đau đầu là do UXCXCM gây ra. Phẫu thuật nội soi được sử dụng
trong tất cả trường hợp u xương xoang sàng và xoang bướm. Phẫu thuật đường ngoài và kết hợp được sử dụng
trong 16 ca u xương xoang trán. Nghiên cứu ghi nhận 1 trường hợp u xương xoang bướm khi phẫu thuật có biến
chứng dò dịch não tủy.
Kết luận: UXCXCM gặp nhiều nhất ở xoang sàng tiếp theo là xoang trán. CT-Scan là phương tiệnvàng
trong chẩn đoán và khảo sát đặc điểm của UXCXCM từ đó giúp hoạch định phương hướng điều trị. MRI hỗ trợ
chẩn đoán phân biệt và được sử dụng khi u xương xâm lấn ổ mắt hoặc nội sọ. Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của u xương. Phẫu thuật nội soi tiếp cận được đa số các u
xương. Tuy nhiên, phẫu thuật đường ngoài vẫn đóng vai trò quan trọng trong một số trường hợp.
Từ khóa: u xương các xoang cạnh mũi, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng
ABSTRACT
INVESTIGATION CLINICAL AND PARACLINICAL CHARACTERISTICS OF PARANASAL SINUS
OSTEOMAS AT EAR NOSE THROAT HOSPITAL OF HO CHI MINH CITY FROM JUNE 2016 TO
JUNE 2017
Ho Kim Thuong, Tran Phan Chung Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 117 - 122
Introduction: Paranasal sinus osteomas is a benign lesion of bone structure which seen in 0.002% patients
came with ENT complains.
Objective: To investigate clinical and paraclinical characteristics of paranasal sinus (PNS) osteomas.
Method of study: Descriptive cross-sectional study of 68 patients with PNS osteomas treated by surgical
technique at Ear Nose Throat Hospital of Ho Chi Minh city from 1st June 2016 to 30th June 2017.
Results: A total of 68 patients were included in our study. The mean age was 45.7 years and female to male
ratio was 2:1. PNS osteomas were found most common in ethnocide sinus (63.2%), followed by frontal sinus
* Học viên chuyên khoa cấp 2 khóa 2015-2017 ** Bệnh viện Tai Mũi Họng Tp HCM
Tác giả liên lạc: PGS TS Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 0979917777, Email: drthuytranent@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 118
(35.5%), sphenoid sinus (1.3%), and maxillary sinus (0%). Mean tumor size was 8.20±5.95 mm, ranging from
3mm to 45mm. The most common symptom was headache and it is not clear whether this symptom was
associated with the tumor. Endoscopic approach was used in all patients with ethnocide osteoma and sphenoid
osteoma. 16 patients with a frontal osteoma underwent external approach and combined procedure. Cerebrospinal
fluid leak occurred intraoperatively in 1 patient with a sphenoid osteoma.
Conclusion: PNS osteomas were most common in the ethnocide sinus, followed by the frontal sinus. CT-
scan is an excellent tool for diagnosing and estimating characteristics of the osteomas and for planning the
treatment. Magnetic resonance imaging (MRI) is useful for the differential diagnosis and in cases with
intracranial or intraorbital extension. The choice of a surgical approach depends on the location, the size and the
extension of the osteoma. Endoscopic surgery can approach most of tumors. External and combined procedure,
however, play an important role in some cases.
Keywords: paranasal sinus osteomas, clinical characteristics, paraclinical characteristics
ĐẶT VẤN ĐỀ
U xương các xoang cạnh mũi (paranasal
sinus osteomas) là bệnh lý của hệ thống xương
với các sang thương xương lành tính, gặp ở các
xoang cạnh mũi với tần suất 0.002% ở các bệnh
nhân đến khám tai mũi họng, 1% trên phim X-
Quang quy ước và 3% trên CT scan mũi
xoang(4,11,18). UXCXCM gặp nhiều nhất ở xoang
trán, xoang sàng, hiếm gặp ở xoang hàm và
xoang bướm(2,7,8,13,15). Bệnh nguyên của UXCXCM
vẫn còn nhiều tranh cãi và có 3 giả thuyết được
đặt ra là giả thuyết mô phôi, giả thuyết nhiễm
trùng và giả thuyết chấn thương(3,9,17). Chỉ có
khoảng 10% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng
và triệu chứng chủ yếu là đau đầu tương ứng
với vị trí của u xương với tỉ lệ 52 – 100%(6). Khi u
xương phát triển lớn có thể gây bít tắc đường
dẫn lưu xoang hoặc chèn ép các cơ quan lân cận.
Khảo sát các đặc điểm của u xương xoang cạnh
mũi qua hình ảnh học rất quan trọng, giúp chẩn
đoán, tiên lượng và ngăn ngừa biến chứng của
phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả 68 nhân được
chẩn đoán và phẫu thuật lấy UXCXCM ở bệnh
viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh từ
01/06/2016 đến tháng 30/06/2017.
KẾT QUẢ
Chúng tôi ghi nhận 68 bệnh nhân với tổng
cộng 76 u xương.
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Giới tính: nữ/nam = 45/23, xấp xỉ 2/1.
- Tuổi: tuổi trung bình là 45,7±12,8; nhóm
tuổi tập trung là 31- 50 tuổi (54,4%).
Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
- Lý do đến khám thường gặp nhất là đau
đầu (50%).
- Tiền căn: đa số không có tiền căn chấn
thương mũi xoang (97,1%); không có tiền căn
phẫu thuật mũi xoang (94,1%); không có tiền căn
viêm xoang (75%).
- Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là
đau đầu (91,1%).
- Triệu chứng thực thể tại mắt: có 1 trường
hợp lồi mắt (1,5%).
Đặc điểm u xương trên CT-scan:
Phân bố trong các xoang cạnh mũi: 48 u
xương xoang sàng (63,2%), 27 u xương xoang
trán (35,5%), 1 u xương xoang bướm (1,3%), 0 u
xương xoang hàm (0%).
- Đa u xương: có 8 bệnh nhân có 2 u xương
(11,8%).
- Kích thước trung bình: 8,20±5,95 mm, (3-
45mm).
- Đặc điểm của u xương xoang sàng:
Vị trí chân bám: tế bào sàng (64,6%), xương
giấy (31,3%), trần sàng (4,1%).
Vị trí trong xoang sàng: sàng trước (62,5%);
sàng sau (37,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 119
Đặc điểm của u xương xoang trán:
Vị trí chân bám: thành sau (66,7%) thành
trước (14,8%), vách liên xoang (7,4%), xương
giấy (7,4%), trần hốc mắt (3,7%).
Liên quan với phễu trán: che lấp một phần
(51,9%), không che lấp (29,6%); che lấp toàn bộ
(18,5%).
Liên quan với ngách trán: che lấp một phần
(51,9%), không che lấp (33,3%); che lấp toàn bộ
(14,8%).
Liên quan với xương giấy: nằm ở phía trong
(63,0%); nằm ở phía ngoài lẫn trong (33,3%); nằm
ở phía ngoài (3,7%).
Liên quan với Agger Nasi: nằm ở phía trên
(55,5%); nằm ở phía trước (26,0%); nằm ở phía
sau (18,5%).
- U xương đi kèm với viêm xoang: 46 trường
hợp u xương đi kèm với viêm xoang (60,5%), 30
trường hợp u xương không đi kèm với viêm
xoang (39,5%).
Đặc điểm u xương trên MRI
Có 1 trường hợp được chụp MRI là u xương
xoang trán trái, kích thước 45x25x20 (mm), thâm
nhiễm và chèn ép nhẹ thành trên mắt trái, không
thâm nhiễm vào các cơ vận nhãn và tổ chức hốc
mắt hậu nhãn cầu, không phát hiện khối choán
chỗ nào khác.
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Mô xương đặc, lành tính, ít tủy.
Kết quả phẫu thuật
U xương xoang sàng: Tất cả đều được lấy
qua đường nội soi. Có 1 trường hợp không lấy
trọn (2,1%).
U xương xoang trán: 11 u xương được lấy
qua đường nội soi (40,7%), 9 u xương được lấy
qua đường ngoài (33,3%), 7 u xương được lấy
bằng phương pháp kết hợp đường nội soi với
đường ngoài (26,0%). Có 2 trường hợp không lấy
trọn (7,4%).
Trường hợp 1 ca u xương xoang bướm
được lấy trọn qua đường nội soi, có biến
chứng dò dịch não tủy khi lấy u. Sau khi được
vá dò dịch não tủy, bệnh nhân ổn định trong
thời gian hậu phẫu.
Hình 1. Hình ảnh u xương xoang bướm bên trái.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nữ/nam
xấp xỉ 2/1, không tương đồng với các tác giả
nước ngoài(3,5,11,13,15) nhưng tương đồng với
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam là Dương
Thanh Hồng(10) và Lê Khánh Huy(14)]. Nguyên
nhân có thể do UXCXCM ở người phụ nữ Việt
Nam có sự khác biệt với các dân tộc khác. Cần
thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn và cỡ mẫu
lớn hơn để kiểm chứng giả thuyết này. Phát hiện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 120
UXCXCM tập trung ở độ tuổi trung niên, tương
đồng với các tác giả(5,8,13,15). Nguyên nhân có thể
do u xương tiến triển chậm, cần thời gian để
phát triển đến mức gây triệu chứng để bệnh
nhân đi khám bệnh.
Lý do đến khám và triệu chứng cơ năng
thường gặp nhất là đau đầu, tương đồng với các
tác giả(2,5,8,18). Tuy nhiên chưa thể kết luận
UXCXCM là nguyên nhân duy nhất gây đau đầu
vì đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có
bệnh lý mũi xoang khác đi kèm có thể gây đau
đầu. Mẫu nghiên cứu có 1 trường hợp lồi mắt.
Trong các nghiên cứu khác, triệu chứng thực thể
tại mắt và biến dạng vùng mặt được ghi nhận
nhưng với tỉ lệ rất thấp(5,10,11,13). Điều này cho thấy,
triệu chứng thực thể của UXCXCM hiếm gặp và
xuất hiện khi u xương phát triển xâm lấn các cơ
quan lân cận.
Trong nhiều nghiên cứu khác, UXCXCM gặp
nhiều nhất ở xoang trán(2,8,13). Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của chúng tôi, u xương phân bố
trong các xoang cạnh mũi theo thứ tự giảm dần
là xoang sàng, xoang trán, xoang hàm và xoang
bướm. Chúng tôi cũng ghi nhận rất ít trường
hợp đa u xương, tương tự nhiều nghiên cứu
khác(13,15). Những bệnh nhân này cần được tư vấn
để làm thêm các xét nghiệm khác tầm soát hội
chứng Gardner.
Các u xương xoang sàng có vị trí chân bám
nhiều nhất vào thành tế bào sàng (64,4%); tỉ lệ u
xương bám vào cấu trúc nguy hiểm như xương
giấy là 31,3%, trần sàng là 4,1%. Các u xương
xoang sàng tập trung nhiều ở các tế bào sàng
trước, tương đồng với các tác giả. Kết quả này
ủng hộ cho giả thuyết mô phôi đó là UXCXCM
hình thành từ mô phôi sụn của xương sàng và
phần màng của xương trán nhưng không giải
thích được UXCXCM ở những vị trí khác(3,17).
Các u xương xoang xoang trán có vị trí chân
bám nhiều nhất vào thành sau của xoang trán; tỉ
lệ u xương bám vào cấu trúc nguy hiểm xương
giấy là 7,4%. Các đặc điểm khác của u xương
xoang trán được ghi nhận là che lấp một phần
phễu trán, che lấp một phần ngách trán, nằm
phía trong xương giấy, nằm phía trên Agger
Nasi.
Tỉ lệ viêm xoang của chúng tôi cao hơn
trong các nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài có thể vì bệnh nhân Việt Nam ít quan
tâm đến sức khỏe hơn và tìm đến bác sĩ khi
bệnh đã nặng(2,13). Tác giả Aldren CP(1) cho
rằng quá trình viêm niêm mạc xoang kéo dài
có thể kích hoạt tăng trưởng tế bào xương và
dẫn đến hình thành u xương ở xoang bị viêm.
Mặt khác, u xương kích thước lớn hoặc ở vị trí
gần đường dẫn lưu xoang sẽ ảnh hưởng đến
quá trình dẫn lưu xoang và gây viêm xoang(16).
Nhìn chung trong các nghiên cứu, UXCXCM
và viêm xoang có mối liên quan với nhau
nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi UXCXCM là
nguyên nhân hay hậu quả của viêm xoang.
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, có 1
bệnh nhân được chụp MRI. Ở trường hợp này,
MRI giúp hỗ trợ đánh giá mức độ xâm lấn của u
xương xoang trán lên thành trên mắt trái.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật
theo đường nội soi tiếp cận đường hầu hết các
trường hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp u
xương xoang trán của được lấy qua phẫu thuật
đường ngoài (phẫu thuật Jacques) hoặc kết hợp.
Lựa chọn phương thức phẫu thuật phụ thuộc
vào vị trí, kích thước của u xương. Phẫu thuật
đường ngoài cho phẫu trường rộng hơn, phẫu
thuật viên thao tác bằng hai tay, giúp kiểm soát
tốt hơn biến chứng chảy máu và dò dịch não tủy.
Trong khi đó, phẫu thuật nội soi cho hình ảnh
cấu trúc giải phẫu rõ nét hơn, giúp kiểm tra các
đường dẫn lưu xoang tốt hơn, không để lại sẹo
mất thẩm mỹ, thời gian nằm viện ngắn hơn và
giảm chảy máu hơn(2,7,8,15,18).
Trường hợp u xương xoang sàng không thể
lấy trọn vì có chân bám rộng và chặt vào trần
sàng và trường hợp u xương xoang trán không
thể lấy trọn vì chân bám rộng vào thành sau
xoang trán mỏng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 121
Trường hợp ca u xương xoang bướm có chân
bám rộng và chặt vào thành trên xoang bướm
nên khi bẩy u xương dính kèm theo xương sàn
sọ kích thước 0,2cm x 0,2cm và có biến chứng
chảy dịch não tủy. Do đó, cần lưu ý biến chứng
chảy dịch não tủy khi lấy u xương.
KẾT LUẬN
UXCXCM gặp nhiều nhất ở xoang sàng
tiếp theo là xoang trán. CT-Scan là phương
tiệnvàng trong chẩn đoán và khảo sát đặc
điểm của UXCXCM từ đó giúp hoạch định
phương hướng điều trị. MRI hỗ trợ chẩn đoán
phân biệt và được sử dụng khi u xương xâm
lấn ổ mắt hoặc nội sọ. Lựa chọn phương pháp
phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thước và
mức độ xâm lấn của u xương. Phẫu thuật nội
soi tiếp cận được đa số các u xương. Tuy
nhiên, phẫu thuật đường ngoài vẫn đóng vai
trò quan trọng trong một số trường hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aldren CP, Soames JV, and Birchal JP (1993). "Bone
remodeling in an osteoma of the paranasal sinuses". J
Laryngol Otol. 107: p.633–635.
2. Arslan H, et al. (2017). "Anatomic variations of the
paranasal sinuses: CT examination for endoscopic sinus
surgery". Auris Nasus Larynx. 26: p.39-48.
3. Atallah N and Jay MM (1981). "Osteomas of the paranasal
sinuses". The Journal of Laryngology and Otology. 95: p.291–
304.
4. Boffano P, et al. (2012). "Review of 43 osteomas of the
craniomaxill of acial region". J Oral Maxillofac Surg 70:
p.1093–1095.
5. Buyuklu F, Akdogan MV, and Ozer C (2011). "Growth
characteristics and clinical manifestations of the paranasal
sinus osteomas.". Otolaryngol Head Neck Surg 145: p.319-
323.
6. Castelnuovo P, et al. (2008). "Osteomas of the
maxillofacial district: endoscopic surgery versus open
surgery". J Craniofac Surg. 19: p.1446–1452.
7. Celenk F, et al. (2012). "Paranasal sinus osteomas". J
Craniofac Surg. 23: p.433–437.
8. Chahed H, et al. (2016). "Paranasal sinus osteomas:
Diagnosis and treatment". Rev Stomatol Chir Maxillofac
Chir Orale. 117(5): p.306-310.
9. Cokkeser Y, Bayarogullari H, and Kahraman SS (2013).
"Our experience with the surgical management of
paranasal sinuses osteomas". Eur Arch Otorhinolaryngol.
270: p.123–128.
10. Dương Thanh Hồng (2010). "Phẫu thuật nội soi điều trị u
xương xoang sàng". Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh.
11. Earwaker J (1993). "Paranasal sinus osteomas: A review of
46 cases". Skeletal Radiol. 22: p.417–423.
12. Folpe AL (2009). "Bone and sofe tissue pathology". Saunders.
13. Janovic A, et al. (2013). "Paranasal sinus osteoma: is there
any association with anatomical variations". Rhinology. 51:
p.54–60.
14. Lê Khánh Huy (2010). "Chẩn đoán và phương hướng điều
trị u xương xoang trán". Luận văn nội trú. Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.
15. Lee DH (2015). "Characteristics of paranasal sinus
osteoma and treatment outcomes". Acta Otolaryngol.
135(6): p.602-607.
16. Mansour AM, et al. (1999). "Ethmoid sinus osteoma
presenting as epiphora and orbital cellulitis: case report
and literature review". Surv Ophthalmol. 43: p.413-426.
17. Morreti A, et al. (2004). "Osteoma of the maxillary sinus:
case report". Acta Otorhinolaryngolyngol Ital. 24: p.219–222.
18. Strek P, et al. (2007). "Osteomas of the paranasal sinus:
surgical treatment options". MedSciMonit 13: p.244–250
Ngày nhận bài báo: 11/09/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_u_xuong_cac_x.pdf