Tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lymphoma tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2014-2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 134
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LYMPHOMA
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2014-2017
Huỳnh Trọng Tín*, Nguyễn Hữu Dũng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U lymphoma trong tai mũi họng là một u ác tính có nguồn gốc từ tế bào lympho, chiếm khoảng
4% trong tổng số các ung thư ở Mỹ (Hiệp hội ung thư Mỹ năm 1993). Việc phân biệt lymphoma với các bệnh u
ác tính khác đôi khi gặp nhiều khó khăn.Phát hiện sớm các bệnh này đóng vai trò quan trọng trong điều trị và tiên
lượng cho bệnh nhân.
Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lymphoma trong tai mũi họng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu cắt ngang mô tả trên 54 trường hợp> 15 tuổi
được chẩn đoán là lymphoma vùng tai mũi họng, được nhập viện điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2014 đến
30/5/2017.
Kết quả: Tuổi trung bình là 52,67 tuổi. Nhóm tuổi từ 50-59 tuổi (31,5%). Tỉ lệ nam/nữ là ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lymphoma tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2014-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 134
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG LYMPHOMA
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2014-2017
Huỳnh Trọng Tín*, Nguyễn Hữu Dũng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U lymphoma trong tai mũi họng là một u ác tính có nguồn gốc từ tế bào lympho, chiếm khoảng
4% trong tổng số các ung thư ở Mỹ (Hiệp hội ung thư Mỹ năm 1993). Việc phân biệt lymphoma với các bệnh u
ác tính khác đôi khi gặp nhiều khó khăn.Phát hiện sớm các bệnh này đóng vai trò quan trọng trong điều trị và tiên
lượng cho bệnh nhân.
Mục đích: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lymphoma trong tai mũi họng.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu cắt ngang mô tả trên 54 trường hợp> 15 tuổi
được chẩn đoán là lymphoma vùng tai mũi họng, được nhập viện điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2014 đến
30/5/2017.
Kết quả: Tuổi trung bình là 52,67 tuổi. Nhóm tuổi từ 50-59 tuổi (31,5%). Tỉ lệ nam/nữ là 1,7/1. Thang
điểm ECOG là 1 điểm (70,3%). Thời gian phát hiện bệnh dưới 1 tháng (61%). Triệu chứng đầu tiên là triệu
chứng ngoài hạch (81%), đau họng khi nuốt (18,5%), sưng nướu rang (14,8%), nghẹt mũi (35,1%), khàn tiếng
(12,9%). Vị trí mắc bệnh một bên so với trục dọc cơ thể (83%), gặp nhiều nhất ở vùng hốc mũi-xoang cạnh
mũi(53,7%), kế đến là vòng Waldeyer (29,6%). Mô bệnh học loại lymphoma không Hodgkin (98%), lympho dòng
B (68,5%). 85% trường hợp chưa ghi nhận bệnh lý đi kèm. Nội soi tai mũi họng cho hình ảnh khối u vùng mũi
xoang (30,5%), u amidan (15,3%). 98,1% ở giai đoạn I và II của bệnh. Các trường hợp mắc bệnh có tiên lượng
nguy cơ thấp (66,7%) theo chỉ số IPI.
Kết luận: Lymphoma vùng tai mũi họng thường gặp nhiều ở nam. Tuổi trung bình là 52 tuổi. Triệu chứng
đầu tiên thường là triệu chứng ngoài hạch. Gặp nhiều ở vùng mũi-xoang cạnh mũi. Mô bệnh học lymphoma loại
không Hodgkin chiếm đa số.
Từ khóa: lymphoma vùng đầu cổ
ABSTRACT
SURVEY OF CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES OF LYMPHOMA AT CHO RAY HOSPITAL
Huynh Trong Tin, Nguyen Huu Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 134 - 139
Background: Nasopharyngeal lymphoma is a malignant tumor derived from lymphocytes, which accounts
for about 4% of all cancers in the United States (American Cancer Society, 1993). The distinction between
lymphoma and other malignancies is sometimes difficult. Early detection of these diseases plays an important role
in the treatment and prognosis of patients.
Objectives: To study the clinical, paraclinical characteristics of lymphoma in ENT.
Methods: A prospective, cross-sectional retrospective study of 54 cases> 15 years old and diagnosed
lymphoma in ENT, hospitalized at Cho Ray Hospital from 1 January 2014 to 30 May 2017.
Results: The average age was 52.67 years, the age group 50-59 years old (31.5%). The male / female ratio is
* Họcviêncaohọckhóa 2015-2017, ĐHYD TP. HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Tp HCM
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Hữu Dũng, ĐT: 0903676353. Email: drnguyenhuudung@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 135
1.7, The ECOG scale is 1 point (70.3%). Detection time less than 1 month (61%). The first symptoms were
extranodal symptoms (81%), sore throat (18.5%), gum disease (14.8%), stuffy nose (35.1%), hoarseness (12.9%
%). The position on one side of the vertical axis of the body (83%), most common in the nasal cavity (53.7%),
round Waldeyer (29.6%), Histopathogenic non-Hodgkin lymphoma (98%), B lymphocytes (68.5%), 85% of cases
have not recorded the accompanying disease. Endoscopic ENT for nasal sinus tumors (30.5%), tonsils tumor
(15.3%), 98.1% in the first and second stages of the disease. The cases had a low risk (66.7%) prognosis based on
the IPI index.
Conclusions: Lymphoma of the ENT is common in male. The average age is 52 years old. The first symptom
is usually extranodal symptoms. The most common sites are the nose and the paranasal sinuses. Non-hodgkin
lymphoma is predominant.
Keywords: Lymphomas of the head and neck
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lymphoma là loại bệnh phức tạp, Đây là
một trong ba loại ung thư thường gặp ở vùng
đầu mặt cổ, Việc phân biệt lymphoma trong
tai mũi họng là nguyên phát hay thứ phát,
phân biệt lymphoma với các bệnh u ác tính
khác đôi khi gặp nhiều khó khăn, Trong
lymphoma không hodgkin thể khối u biểu
hiện triệu chứng ngoài hạch vùng đầu cổ
chiếm gần 50% các trường hợp(8), Dưới sự phát
triển của các cận lâm sàng hỗ trợ, nhất là hóa
mô miễn dịch đã giúp chúng ta xác định dễ
dàng hơn, chính xác hơn về nguồn gốc và loại
tế bào u, So với các loại ung thư khác như
carcinoma, sarcoma, lymphoma dễ điều trị
khỏi, Trong những năm gần đây, nhiều loại
hóa chất có hiệu quả tốt trong điều trị các
bệnh lympho ác tính được tổng hợp, cùng với
việc cải tiến các biện pháp điều trị đã mang lại
kết quả to lớn, Việc phát hiện sớm các bệnh
này đóng vai trò quan trọng trong điều trị và
tiên lượng cho bệnh nhân, Do đó, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu bệnh lymphoma trong
Tai Mũi Họng.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm lâm sàng bệnh lymphoma
trong Tai Mũi Họng.
Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng bệnh
lymphoma trong Tai Mũi Họng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân> 15 tuổi, được chẩn
đoán lymphoma trong Tai Mũi Họng tại Bệnh
viện Chợ Rẫytừ 1/1/2014 đến 30/5/2017.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến cứu, hồi cứu cắt ngang mô tả, Dùng
phần mềm SPSS 10,0 để xử lý kết quả.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi
Nhóm tuổi 50-59 chiếm 31,5%. Tuổi trung
bình: 52,67 tuổi,tuổi lớn nhất: 80 tuổi, tuổi nhỏ
nhất: 24 tuổi.
Giới tính
Tỉ lệ nam/nữ=1,7/1,
Phân loại bệnh lymphoma
Lymphoma vùng tai mũi họng: lymphoma
không hodgkin (98%), lymphoma hodgkin (2%),.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 136
Lâm sàng
Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi bệnh tính từ lúc có triệu
chứng đầu tiên đến lúc bệnh nhân nhập viện,
ngắn nhất là hai tuần, dài nhất là 1năm.
Triệu chứng đầu tiên
Triệu chứng ngoài hạch (81%), triệu chứng
tại hạch (19%).
Vị trí tổn thương
Bảng 1. Vị trí tổn thương.
Vị trí Một bên Hai bên N Tỉ lệ (%)
Vòng Waldeyer
Amidan khẩucái
Amidan vòm
Amidan đáy lưỡi
8
2
4
2
0
0
16 29,6
Hốc mũi
xoang cạnh mũi
23 6 29 53,7
Hạch cổ 6 0 6 11,1
Tuyến nước bọt
Tuyến mang tai
Tuyến dưới hàm
1
1
1
0
3 5,5
Tổng cộng 54 100,0
Tổn thương xuất phát từ một bên so với trục
dọc của cơ thể (83%).
Các triệu chứng thực thể
Bảng 2. Các triệu chứng ngoài hạch.
Triệu chứng ngoài hạch N Tỉ lệ (%)
Vùng khẩu hầu Đau họng tự nhiên 5 9,2
Đau họng khi nuốt 10 18,5
Nuốt vướng 6 11,1
Chảy máu từ amidan 2 3,7
Chảy mủ từ amidan 2 3,7
Viêm amindan 5 9,2
Vùng hốc miệng Bướu bờ lưỡi 1 1,8
Bướu phần mềm má 1 1,8
Đau răng 2 3,7
Sưng nướu răng 8 14,8
Khít hàm 4 7,4
Hốc mũi- xoang
cạnh mũi
Nghẹt mũi 19 35,1
Chảy máu mũi 13 20,1
Chảy dịch mũi hôi 6 11,1
U hốc mũi 11 20,3
Sưng vùng mặt 18 33,3
Mất mùi 1 1,8
Đường hô hấp Khó thở 4 7,4
Khàn tiếng 7 12,9
Triệu chứng “khối u” 6 11,1
Các yếu tố liên quan đến bệnh
85% trường hợp không ghi nhận bệnh lý đi
kèm.
Cận lâm sàng
Nội soi tai mũi họng
Biểu đồ 2. Hình ảnh nội soi tai mũi họng.
CT và PET-CT
Các trường hợp chụp CT scan cho hình ảnh
tổn thương gây choán chỗ (32,5%).
Hóa mô miễn dịch
Lymphoma vùng tai mũi họng chủ yếu là tế
bào lympho dòng B (68,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 137
Bảng 3. Phân bố các dòng tế bào lympho.
Tế bào dòng B Tế bào dòng T Tổng
VòngWaldeyer
Amidan khẩu cái 8 (88,9%) 1 (11,1%) 9
Amidan đáy lưỡi 4 (100%) 0 (0%) 4
Amidan vòm 2 (100%) 0 (0%) 2
Hốc mũi xoang cạnh mũi 13 (48,1%) 14 (51,9%) 27
Vùng cổ 7 (87,5%) 1 (12,5%) 8
Tuyến nước
bọt
Tuyến mang tai 2 (100%) 0 (0%) 2
Tuyến dưới hàm 1 (50%) 1 (50%) 2
Tổng 37 (68,5%) 17 (31,5%) 54
Xếp giai đoạn
Giai đoạn: bệnh nhân vào viện chủ yếu ở
giai đoạn I và II (98,1%).
Triệu chứng B: triệu chứng B làm tình trạng
bệnh xấu hơn (62,9%).
Mối tương quan về bệnh
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tương
quan giữa thời gian khởi bệnh và giai đoạn của
bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
(p=0,406 >0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi
Nhóm tuổi gặp nhiều: 50-59 tuổi (31,5%).
Tuổi trung bình: 52,67 tuổi, Tuổi lớn nhất: 80
tuổi, Tuổi nhỏ nhất: 24 tuổi. Phù hợp với các
tác giả, nhóm tuổi trung bình mắc bệnh
50-59 tuổi(5,11).
Giới tính
Tỉ lệ nam/nữ=1,7/1, Kết quả phù hợp với các
tác giả khác, nam thường bệnh nhiều hơn nữ, tỉ
lệ 1,4/1-2/1(2,6).
Phân loại bệnh lymphoma
Lymphoma vùng tai mũi họng: lymphoma
không hodgkin (98%), lymphoma hodgkin
(2%), Kết quả tương đồng với các tác giả khác,
tỉ lệ lymphoma không Hodgkin chiếm cao.
Lâm sàng
Thời gian khởi bệnh
Thời gian khởi bệnh tính từ lúc có triệu
chứng đầu tiên đến lúc bệnh nhân nhập viện.
Kết quả ghi nhận ngắn nhất là hai tuần, dài nhất
là 1năm.
Kết quả có sự khác biệt so với các tác giả
khác, trung bình từ 4 tháng-10 tháng(11).
Triệu chứng đầu tiên
Triệu chứng đầu tiên là các triệu chứng cơ
năng xuất hiện lúc bệnh nhân do phát hiện ra:
triệu chứng ngoài hạch (81%), triệu chứng tại
hạch (19%). Theo Nguyễn Sào Trung, đối với u
lymphoma Hodgkin, triệu chứng khởi đầu luôn
là triệu chứng tại hạch với tình trang sưng to ở
một hạch hoặc một nhóm hạch; đối với
lymphoma non Hodgkin, chỉ có 2/3 bệnh nhân
có triệu chứng khởi phát với hạch sưng to và
không đau ở vùng ngoại vi(9).
Vị trí tổn thương
Bảng 1. Vị trí tổn thương.
Vị trí Một bên Hai bên N Tỉ lệ (%)
Vòng Waldeyer
Amidan khẩucái
Amidan vòm
Amidan đáy lưỡi
8
2
4
2
0
0
16 29,6
Hốc mũi
xoang cạnh mũi
23 6 29 53,7
Hạch cổ 6 0 6 11,1
Tuyến nước bọt
Tuyến mang tai
Tuyến dưới hàm
1
1
1
0
3 5,5
Tổng cộng 54 100,0
Lymphoma vùng tai mũi họng thường gặp
ở 4 vị trí: hốc mũi-xoang cạnh mũi, vòng
waldeyer, vùng cổ, tuyến nước bọt. Theo
Nguyễn Đình Phúc, tỉ lệ này là 40/50/10/0; Lê
Tấn Đạt là 35,9/8,5/0,7/2,1.
Tổn thương xuất phát từ một bên so với trục
dọc của cơ thể (83%), Có sự tương đồng với tác
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 138
giả Nguyễn Đình Phúc (64%)(8).
Các triệu chứng thực thể
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trong bệnh
lymphoma hầu như không có giới hạn và không
thể dự đoán trước được bệnh có thể bắt đầu ở từ
bất kỳ nơi nào có tổ chức lympho(7). Mắt là cơ
quan lân cận bị tổn thương nhiều nhất (11,1%).
Bảng 2. Các triệu chứng ngoài hạch.
Triệu chứng ngoài hạch N Tỉ lệ (%)
Vùng khẩu hầu Đau họng tự nhiên 5 9,2
Đau họng khi nuốt 10 18,5
Nuốt vướng 6 11,1
Chảy máu từ amidan 2 3,7
Chảy mủ từ amidan 2 3,7
Viêm amindan 5 9,2
Vùng hốc miệng Bướu bờ lưỡi 1 1,8
Bướu phần mềm má 1 1,8
Đau răng 2 3,7
Sưng nướu răng 8 14,8
Khít hàm 4 7,4
Hốc mũi- xoang
cạnh mũi
Nghẹt mũi 19 35,1
Chảy máu mũi 13 20,1
Chảy dịch mũi hôi 6 11,1
U hốc mũi 11 20,3
Sưng vùng mặt 18 33,3
Mất mùi 1 1,8
Đường hô hấp Khó thở 4 7,4
Khàn tiếng 7 12,9
Triệu chứng “khối u” 6 11,1
Các yếu tố liên quan đến bệnh
85% trường hợp không ghi nhận bệnh lý đi
kèm. Nhiều tác giả nghiên cứu cho thấy mối
tương quan bệnh lymphoma với các yếu tố:
virus Epstein Barr và lympho tế bào NK/T(4),
viêm gan C và tế bào MALT tuyến nước bọt(1),
viêm giáp Hashimoto và lympho tuyến giáp(12).
Cận lâm sàng
Nội soi tai mũi họng
CT và PET-CT
Các trường hợp chụp CT scan cho hình ảnh
tổn thương gây choán chỗ (32,5%). Về PET-CT,
ngoài các chỉ định chẩn đoán, đánh giá giai
đoạn, PET/CT còn có chỉ định đánh giá đáp ứng
điều trị và theo dõi sau điều trị.
Hóa mô miễn dịch
Lymphoma vùng tai mũi họng chủ yếu là tế
bào lympho dòng B (68,5%). Theo Nguyễn Đình
Phúc là 66%(8), Nguyễn Văn Hồng là 76%(10).
Xếp giai đoạn
Giai đoạn: bệnh nhân vào viện chủ yếu ở
giai đoạn I và II (98,1%), ở tác giả Hung-
Sheng-Chi là 80,2%(3).
Triệu chứng B: triệuchứng B làm tình trạng
bệnh xấu hơn (62,9%). Tác giả Nguyễn Sào
Trung có tỉ lệ thấp hơn (25%).
Mối tương quan về bệnh
Tương quan giữa thời gian khởi bệnh và giai
đoạn của bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống
kê với (p=0,406 >0,05).
KẾT LUẬN
Lymphoma vùng tai mũi họng thường gặp
nhiều ở nam. Tuổi trung bình là 52 tuổi. Triệu
chứng đầu tiên thường là triệu chứng ngoài
hạch. Gặp nhiều ở vùng mũi-xoang cạnh mũi.
Mô bệnh học lymphoma loại không Hodgkin
chiếm đa số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ambrosetti A et al (2004). Most cases of primary salivary
mucosa-associated lymphoid tissue lymphoma are associated
either with Sjoegren syndrome or hepatitis C virus infection.
Br J Haematol, 126(1):43-49.
2. Chalastras T et al (2007). Non-Hodgkin’s lymphoma of nasal
cavity and paranasal sinuses, A clinicopathological and
immunohistochemical study. Acta Otorhinolaryngol Ital,
27(1):6-9.
3. Chi HS et al (2012). Head and neck extranodal lymphoma in a
single institute: a 17-year retrospective analysis. Kaohsiung J
Med Sci, 28(8):435-41.
4. Hongyo T et al (2000). Specific c-kit mutations in sinonasal
natural killer/T-cell lymphoma in China and Japan. Cancer Res,
60(9):2345-7.
5. Lê Tấn Đạt et al (2005). Lymphoma không Hodgkin ngoài
hach nguyên phát người lớn: chẩn đoán và điều trị. Y học Tp
HCM, 9(1):189.
6. Lombard M et al (2015). Extranodal non-Hodgkin lymphoma
of the sinonasal cavities: a 22-case report. Eur Ann
Otorhinolaryngol Head Neck Dis,132(5):271-4.
7. Nguyễn Bá Đức (2001). Bài giảng ung thư học. Nhà xuất bản Y
học.
8. Nguyễn Đình Phúc (2009). Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với
mô bệnh học và hóa mô miễn dịch của u lympho không
hodgkine ngoài hạch vùng đầu cổ. Tạp chí nghiên cứu y học,
62(3).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 139
9. Nguyễn Sào Trung (2015). Bệnh lý hạch Lympho. Bài giảng lý
thuyết giải phẫu bệnh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Văn Hồng et al (1999). Nghiên cứu mô bệnh học và
hóa mô miễn dịch u lympho ác tính tiên phát không Hodgkin
ngoài hạch tại bệnh viện K Hà Nội từ 1996-1998. Tạp chí thông
tin Y Dược.
11. Picard A et al (2015). Extranodal lymphoma of the head and
neck: a 67-case series. Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis,
132(2):71-5.
12. Watanabe N et al (2011). Clinicopathological features of 171
cases of primary thyroid lymphoma: a long-term study
involving 24 553 patients with Hashimoto’s disease. Br J
Haematol, 153 (2):236-43.
Ngày nhận bài báo: 11/09/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_lymphoma_tai_benh_vi.pdf