Khảo sát đặc điểm giải phẫu ứng dụng chỏm xương quay

Tài liệu Khảo sát đặc điểm giải phẫu ứng dụng chỏm xương quay: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 252 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG CHỎM XƯƠNG QUAY Lê Nguyên Bình*, Đỗ Phước Hùng**, Trương Trọng Tín** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chỏm xương quay là cấu trúc có vai trò quan trọng trong chức năng của khớp khuỷu. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu học của chỏm quay cùng mối liên quan với các cấu trúc lân cận sẽ giúp cho việc điều trị trong trường hợp gãy chỏm quay không thể phục hồi giải phẫu (Mason III, IV) một cách tốt nhất. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm giải phẫu học của chỏm xương quay và một số đặc điểm các cấu trúc lân cận có thể tiên đoán được kích thước chỏm xương quay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Gồm các khuỷu tay được cắt từ tay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và của xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Có 34 khuỷu tay được phẫu tích. Đườn...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm giải phẫu ứng dụng chỏm xương quay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 252 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG CHỎM XƯƠNG QUAY Lê Nguyên Bình*, Đỗ Phước Hùng**, Trương Trọng Tín** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chỏm xương quay là cấu trúc có vai trò quan trọng trong chức năng của khớp khuỷu. Sự hiểu biết về đặc điểm giải phẫu học của chỏm quay cùng mối liên quan với các cấu trúc lân cận sẽ giúp cho việc điều trị trong trường hợp gãy chỏm quay không thể phục hồi giải phẫu (Mason III, IV) một cách tốt nhất. Mục tiêu: Xác định các đặc điểm giải phẫu học của chỏm xương quay và một số đặc điểm các cấu trúc lân cận có thể tiên đoán được kích thước chỏm xương quay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Gồm các khuỷu tay được cắt từ tay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình và của xác tươi người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải Phẫu Học - Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Có 34 khuỷu tay được phẫu tích. Đường kính lớn nhất của chỏm quay (Dmax) là: 23,11mm±1,88mm ; đường kính nhỏ nhất (Dmin): 21,56mm±1,69mm. Đa số chỏm có dạng elip (79,4%), còn lại là dạng hình tròn (20,6%). Chiều cao chỏm quay (h): 11,41±1,44mm. Góc nghiêng của chỏm quay trên mặt phẳng trán: 3,410±1,78 và trên mặt phẳng đứng dọc: 7,580 ± 3,06. Độ sâu hố chỏm quay trung bình là: 2,25±0,34 mm. Đường kính trước sau cổ xương quay: 13,79 ± 1,28 mm. Đường kính trong ngoài cổ xương quay: 13,51±1,41 mm. Góc cổ thân trung bình: 162,56 ± 3,62 (trên mặt phẳng trán) và 173,43±2,84 (trên mặt phẳng đứng dọc). Đường kính lớn nhất và nhỏ nhất (Dmax và Dmin) có tương quan mạnh với khoảng cách từ bờ ngoài chỏm con xương cánh tay đến bờ ngoài ròng rọc (CAP-TRO) (r= 0.81). Chiều cao chỏm quay (h) có tương quan mạnh với chiều cao khuyết quay của xương trụ (h_trụ) (r= 0,81). Kết luận: Các số đo về hình thái học chỏm quay và các cấu trúc lân cận làm cơ sở tham khảo cho việc thiết kế chỏm quay nhân tạo. Từ khóa: chỏm quay, chỏm con xương cánh tay, chỏm quay nhân tạo, khuyết quay xương trụ. ABSTRACT RADIAL HEAD: A STUDY OF CLINICAL ANATOMY Le Nguyen Binh, Do Phuoc Hung, Truong Trong Tin * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 252 - 258 Introduction: Radial head is an important structure on the elbow’s movement. In practice, proper treament and better outcome need throughout knowledge in morphological features of radial head and the landmarks with surrounding structures. Objectives: The purpose of the study was to identify anatomical features and correlation of radial head’s main features with some features of humeral capitellum and proximal ulna. Methods: Serial cases study. We studied thirty fresh cadaveric hands and four amputated upper extremities. Results: The maximum diameter (Dmax) is: 23.11mm±1.88mm; the minimum diameter (Dmin): 21.56mm±1.69mm. Most of the radial head shape is eliptical (79.4%), the other is circular (20.6%). Radial head * Khoa Chấn thương chỉnh hình – BV Chợ Rẫy ** Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng - Đại học Y dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Nguyên Bình, ĐT: 01267455213, Email: drlenguyenbinh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 253 height (h) is: 11.41±1.44mm. The inclination of radial head relative to its neck is 3.410±1.78 (frontal view) and 7.580 ±3.06 (sagittal view). Radial head fovealis depth is 2.25±0.34 mm. The anteroposterial diameter of radial neck is 13.79±1.28 mm, the mediolateral diameter of radial neck is 13.51±1.41 mm. The angle between neck and diaphysis is 162.56±3.62 (frontal view) and 173.43±2.84 (sagittal view). Dmax and Dmin have strong correlation with CAP-TRO (r=0.81). Radial height has strong correlation with the height of lesser sigmoid notch of the ulna (r=0.81). Conclusions: The features of radial head and surrounding landmarks provide a remarkable data for designing the proper radial head prosthetics. Keywords: radial head, capitellum, radial head prosthetic, lesser sigmoid notch. ĐẶT VẤN ĐỀ Chỏm xương quay đóng vai trò như một yếu tố giữ vững thứ phát chống lại sự vẹo ngoài của khuỷu và chống bán trật ra sau khi khuỷu gấp(6). Chỏm quay chịu xấp xỉ 30% lực chống vẹo ngoài của khuỷu và chịu 60% lực truyền tải qua khớp khuỷu khi khuỷu gấp và 20% lực truyền tải khi khuỷu duỗi(13). Gãy chỏm xương quay chiếm 1/3 các tổn thương khớp khuỷu ở người lớn và có xuất độ 2,5 đến 2,8 trên 10000 người lớn mỗi năm(3,5). Việc điều trị gãy chỏm xương quay là một thách thức với các bác sĩ lâm sàng bởi vì không phải lúc nào cũng có thể bảo tồn được chỏm xương quay, đặc biệt trong trường hợp gãy nát (Mason III, IV). Theo Tejwani,các phương pháp điều trị như kết hợp xương cho thấy các kết quả còn nhiều hạn chế, trong khi phương pháp cắt chỏm quay có thể sự di chuyển lên trên của xương quay, hậu quả về lâu dài sẽ gây ra tổn thương Essex- Lopressti(10,11,16). Từ những khó khăn đó, phương pháp thay chỏm xương quay nhân tạo ra đời. Đây là phương pháp hữu ích trong các trường hợp gãy chỏm xương quay không thể phục hồi bằng phương pháp kết hợp xương(4,16). 1941, Speed(8) mô tả lần đầu tiên việc thay chỏm xương quay bằng chỏm quay nhân tạo từ kim loại, tuy nhiên kết quả đạt được còn khiêm tốn. Yếu tố quyết định thành công trong phẫu thuật thay chỏm xương quay nhân tạo chính là sự tương thích với kích thước và hình dáng giải phẫu của chỏm xương quay cũng như việc định hướng chính xác. Trong thực tế lâm sàng, việc xác định các số đo về hình thái học chỏm xương quay trong phẫu thuật thay chỏm thường khó khăn do chỏm xương quay gãy nát, vì vậy một số tác giả thực hiện đo trên chỏm xương quay đối diện, tuy nhiên các số đo này được tính trên các phương tiện hình ảnh học nên có thể gây ra sai lệch(7). Để đáp ứng được sự tương thích đó, cần có một nghiên cứu xác định hình thái giải phẫu chỏm xương quay nhằm tạo thuận lợi cho việc chế tạo trang thiết bị trong phẫu thuật thay chỏm quay nhân tạo và xác định các yếu tố gián tiếp như sự tương quan của chỏm xương quay với các cấu trúc lân cận, từ đó giúp tiên đoán chính xác hình thái học của chỏm xương quay. Tại Việt Nam, Nguyễn Minh Tùng(14) báo cáo hồi cứu cho thấy tỉ lệ cắt chỏm quay là 25%, trong đó các kết quả theo dõi xa có đến 20% là trung bình và xấu. Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm giải phẫu của chỏm xương quay làm nền tảng cho việc thay chỏm quay nhân tạo. Từ thực tế đó, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu "Khảo sát đặc điểm giải phẫu ứng dụng chỏm xương quay". Mục Tiêu nghiên cứu Xác định các đặc điểm giải phẫu học của chỏm xương quay và một số đặc điểm các cấu trúc lân cận có thể tiên đoán được kích thước chỏm xương quay. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 254 Đối tượng nghiên cứu - Các chỏm quay trên xác tươi tại bộ môn Giải phẫu học –Đại học y dược TP Hồ Chí Minh. - Các chỏm quay trên chi được cắt từ cánh tay do bệnh lí hoặc chấn thương động mạch, hoặc cắt do ung thư xương, phần mềm tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình. Tiêu chuẩn loại trừ + Xác có biến dạng vùng khuỷu. + Có bằng chứng can thiệp phẫu thuật vùng khuỷu. + Có bằng chứng u, viêm xương vùng khuỷu. Cỡ mẫu: 34 khuỷu tay. Phương pháp nghiên cứu Hình 1: Các kích thước chỏm quay được khảo sát. Với từng mẫu nghiên cứu, chúng tôi phẫu tích trên khuỷu tay xác tươi, bộc lộ chỏm quay, cắt các dây chằng và bao khớp xung quanh. Đánh dấu vị trí trước sau, trong, ngoài. Cắt đầu trên xương quay 5 cm dưới lồi củ quay, gắn chỏm quay cắt được lên chân đế theo hướng đã xác định, gắn chân đế + chỏm vào trục tọa độ 90- 90 chuẩn bị trước. Sau đó chúng tôi đo các kích thước của chỏm quay, các góc đo được đo trực tiếp bằng thước đo góc và chụp hình ở tư thế quy ước, các kích thước chỏm con và đo khuyết quay xương trụ (khuyết sigma nhỏ), xác định lại các góc đo bằng phần mềm Coreldraw 6.0 và xử lý, phân tích số liệu trên máy tính. KẾT QUẢ Đặc điểm hình thái học chỏm quay và cổ xương quay Đường kính lớn nhất của chỏm quay Dmax là: 23,11 ± 1,88 mm (18,50 – 25,53), đường kính này chúng tôi ghi nhận được nằm trên đường chéo ở vị trí đo trước trong đến sau ngoài, vị trí này theo nghiên cứu của chúng tôi là hằng định (34/34 mẫu), Đường kính nhỏ nhất của chỏm quay Dmin là: 21,56 ± 1,69 mm (17,81 – 24,07), chúng tôi ghi nhận số đo này trong các mẫu là ở vị trí trước ngoài đến sau trong (34/34 mẫu). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 255 Chúng tôi xác định hiệu số của Dmax-Dmin để làm căn cứ xác định hình dáng chỏm quay là hình tròn hay elip(2), nếu hiệu số này <= 1mm là dạng chỏm tròn, nếu >1mm là chỏm dạng elip. Kết quả có 27 trong 34 mẫu (chiếm 79,4%) có dạng elip và 7 mẫu có dạng hình tròn (chiếm 20,6%). Tâm chỏm quay hơi lệch ra sau so với đường thẳng này trên những mẫu chỏm quay có dạng elip, và nằm trên đường thẳng này với những chỏm quay có dạng hình tròn, kết quả này ghi nhận trên 25/27 mẫu chỏm quay elip, và 7/7 chỏm quay hình tròn Đường kính chỏm quay trước sau là: 22,76 ± 1,90 mm, đường kính chỏm quay trong ngoài là: 22,52 ± 1,85 mm Chiều cao chỏm quay ở vị trí trước, ngoài, sau, trong như trong bảng. Bảng 1: Chiều cao chỏm quay Chiều cao chỏm quay Kích thước (mm) Độ lệch chuẩn Trước 9,50 1,52 Ngoài 8,79 1,46 Sau 9,45 1,49 Trong 11,41 1,44 Góc nghiêng của chỏm quay trên mặt phẳng trán: 3,41 ± 1,78. Góc nghiêng của chỏm quay trên mặt phẳng đứng dọc: 7,58 ± 3,06.Chỏm quay nghiêng vào trong so với cổ xương quay (trên mặt phẳng trán) và nghiêng ra trước (trên mặt phẳng đứng dọc). Đường kính trước sau của hố chỏm quay là: 13,96 ± 1,35mm. Đường kính trong ngoài của hố chỏm quay là: 13,75 ± 1,23mm. Độ dày của chu vi hố chỏm quay dày nhất ở phía trong trung bình là 4,90 ± 0,85mm. Độ sâu hố chỏm quay trung bình là: 2,25 ± 0,34mm. Đường kính trước sau cổ xương quay: 13,79 ± 1,28mm. Đường kính trong ngoài cổ xương quay: 13,51 ± 1,41mm. Góc cổ thân trung bình : 162,56 ± 3,62 (trên mặt phẳng trán) và 173,43 ± 2,84 (trên mặt phẳng đứng dọc). Cổ xương quay nghiêng ra ngoài và nghiêng ra sau so với thân xương quay (34/34 mẫu). Đặc điểm các yếu tố tiên đoán kích thước chỏm Chúng tôi ghi nhận một số kích thước có liên quan như sau: Chiều dài xương quay trung bình: 232,02 ± 11,08 mm. Đường kính trước sau chỏm con xương cánh tay: 20,37 ± 1,83 mm. Đường kính trong ngoài của chỏm con xương cánh tay: 16,51 ± 1,30 mm. Khoảng cách từ bờ ngoài chỏm con tới bờ trong ròng rọc (CAP-TRO): 21,21 ± 1,85 mm. Độ cao của khuyết quay ở xương trụ: 11,18 ± 1,40 mm. Dùng phép kiểm định tương quan Pearson, chúng tôi ghi nhận sự tương quan giữa các yếu tố như trong bảng: Bảng 2: Hệ số tương quang các yếu tố tiên đoán kích thước chỏm Yếu tố liên quan Hệ số tương quan CAP-TRO với Dmax 0,77 CAP-TRO với Dmin 0,81 Đường kính chỏm con trước sau với Dmax 0,69 Đường kính chỏm con trước sau với Dmin 0,59 Đường kính chỏm con trong ngoài với Dmax 0,44 Đường kính chỏm con trong ngoài với Dmin 0,48 Chiều cao chỏm quay với chiều cao khuyết quay xương trụ 0,81 Chiều cao chỏm quay với chiều dài xương quay 0,44 Từ đó chúng tôi lập phương trình hồi quy để có công thức dự đoán cho các kích thước Dmax, Dmin, và chiều cao h. Dmax = 0,78 CAP-TRO + 6.45 (mm). Dmin = 0,73 CAP-TRO + 5,9 (mm). H = 0,83 h_tru + 2,12 (mm). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 256 BÀN LUẬN Đặc điểm hình thái học chỏm quay Về hình dáng của chỏm quay: chỏm quay có dạng hình tròn hay elip, đây là câu hỏi được đặt ra từ rất lâu và cũng chưa có sự thống nhất. Kết quả ghi nhận được 27 trong 34 mẫu (chiếm 79,4%) có dạng elip và 7 mẫu có dạng hình tròn (chiếm 20,6%). Trong các mẫu có dạng chỏm elip, đường kính lớn nhất ghi nhận tại vị trí trước trong đến sau ngoài, còn đường kính nhỏ nhất ghi nhận tại vị trí trước ngoài đến sau trong (27/27 mẫu). Tương đồng với kết luận của King và Beredjeklian(1): đa số chỏm không phải hình tròn mà có dạng elip. Điều này khác biệt so với nghiên cứu của Captier: 57% chỏm hình elip và 43% chỏm hình tròn. Từ đó chúng tôi cho rằng, chỏm quay ở người Việt Nam có dạng hình elip, gợi ý thiết kế một chỏm quay nhân tạo có dạng elip sẽ phù hợp hơn về cơ sinh học. Về đặc điểm các kích thước chỏm quay Bảng 3: Kích thước chỏm quay Nghiên cứu Số mẫu Dmax Dmin Chiều cao King (7) 28 24,3 ± 2,4 22,6 ± 2,4 Captier (2) 96 21,7 ± 2,7 20,2 ± 2,7 15,9 ± 2,3 Beredjiklian (1) 46 23 22 12 Mahaisavariya (12) 40 20,5 20,5 12,9 ± 1,4 Swiezkowski (15) 17 23,36 ± 1,14 10,14 ± 1,38 Chúng tôi 34 23,11 ± 1,88 21,56 ± 1,69 11,41 ± 1,44 Đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong nghiên cứu chúng tôi nhỏ hơn so với nghiên cứu của King(7) (đo trực tiếp trên xác tươi),và lớn hơn so với của Captier(2) (đo trên xác khô) (p<0,05), điều này có thể khác biệt do chủng tộc (khi so sánh với King), kích thước của chúng tôi hơi lớn hơn so với Captier, điều này được lý giải do mặt khớp chỏm quay được bao bọc một lớp sụn, các mẫu đo xương khô bị mất lớp sụn này làm cho số đo bị nhỏ đi so với thực tế.So với nghiên cứu của Mahaisavariya trên người châu Á, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt (p< 0,05) có ý nghĩa thống kê, điều này được lý giải vì tác giả sử dụng phương pháp đo đường kính trên CT-3D, phương pháp này được King và Beredjiklian cho rằng sẽ làm nhỏ kích thước thật sự vì không đo được lớp sụn của chỏm quay, hơn nữa tác giả Mahaisavariya giả định chỏm hình tròn nên chỉ tính đường kính trung bình bằng thuật toán, từ đó khó so sánh hình dạng chỏm như trong nghiên cứu của chúng tôi. Về chiều cao chỏm quay, kích thước chiều cao được tính là chiều cao tại vị trí phía trong của chỏm quay, do đây là vị trí có chiều cao lớn nhất (p<0,05), lại là vùng tiếp khớp với xương trụ(17). Chiều cao chỏm quay có vai trò rất quan trọng về mặt cơ sinh học, việc bảo tồn chiều cao chỏm quay là cần thiết để tránh các biến chứng ở cả khuỷu và cổ tay. Khi chiều cao chỏm quay giảm đi, sự di chuyển lên trên của chỏm quay về lâu dài sẽ làm trật khớp quay trụ dưới, gọi là tổn thương Essex-Lopressti(2). Ciều cao chỏm quay trong nghiên cứu của chúng tôi tương ứng với vị trí bên trong, đây cũng là vị trí có diện tiếp khớp với xương trụ theo nghiên cứu của Thái Hồng Phong và cs (2016)(17). Điều này cho thấy sự liên quan mật thiết về hình thái cũng như chức năng của phần bên trong chỏm quay với khớp quay trụ trên. So sánh với các nghiên cứu khác, chúng tôi nhận thấy chiều cao chỏm quay ở người Việt Nam là 11,41 mm (SD 1,44mm), kích thước này là khá nhỏ so với nghiên cứu của Captier(2) (đo trực tiếp trên xương khô) (p<0,05), cũng như nhỏ hơn so với các tác giả khác sử dụng MRI (Mahaisavariya(12))và CT-scan, điều này được giải thích do có sự khác biệt về chủng tộc so với Captier,King(7) (người châu Âu). Về góc nghiêng chỏm quay: kết quả của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 257 chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Swieszkowski (p>0,05), và cũng cùng nhận định về góc nghiêng của chỏm quay so với cổ xương quay (p<0,01). Độ sâu của hố chỏm quay trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,25mm tương đồng với King và hơi lớn hơn so với Swiezskowski. Chúng tôi thấy rằng thiết diện cổ xương quay có hình tròn với đường kính trung bình là:13,65 ± 1,34 mm. Đường kính cổ chiếm 59,17% so với đường kính lớn nhất của chỏm quay. Điều này gợi ý cho việc thiết kế phần chuôi của chỏm quay nhân tạo như sau: phần chuôi của chỏm quay có kích thước phải nhỏ hơn 60% đường kính lớn nhất của chỏm quay (chưa tính kích thước 2 vỏ xương). Điều này giúp tránh được biến chứng gây vỡ cổ xương quay khi khoan lòng tủy trong lúc đặt chuôi của chỏm nhân tạo. Đây cũng là điều chưa được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây. Về đặc điểm góc cổ thân: Góc cổ thân trên mặt phẳng trán trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn so với kết quả của Captier (p<0,01). Ngoài ra trong nghiên cứu của Captier, tác giả kiểm định mối liên hệ giữa góc cổ thân và hình dạng chỏm từ đó kết luận góc cổ thân lớn có liên quan đến chỏm dạng elip và ngược lại, góc cổ thân nhỏ có liên quan đến chỏm dạng hình tròn. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi khi dùng phép kiểm ANOVA chúng tôi không nhận thấy có sự tương quan này. Ngoài ra, một điểm khác trong nghiên cứu của chúng tôi mà chưa tác giả nào đề cập đó là đánh giá góc cổ thân ở mặt phẳng bên. Trong 34/34 mẫu, chúng tôi đều ghi nhận cổ xương quay trung bình 173.43 độ hơi ngả sau so với thân xương, đây cũng là điểm cần chú ý trong thiết kế chỏm quay nhân tạo. Đặc điểm các yếu tố tiên đoán kích thước chỏm Theo Leclerc (2013)(9) khảo sát trên 50 khuỷu tay bằng CT-scan, tác giả ghi nhận có mối liên hệ chặt giữa khoảng cách từ bờ ngoài chỏm con đến bờ ngoài ròng rọc xương cánh tay (CAP- TROridge) và đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất (Dmax và Dmin) lần lượt theo phương trình : Dmax = 0,9794 x CAP-TROCHridge + 2,2363 (mm). Dmin = 0,9612 x CAP-TROCHridge + 1,3996 (mm). Chúng tôi cũng sử dụng phương trình hồi quy tuyến tính để tìm mối liên hệ của các kích thước trên ở người Việt Nam và được các phương trình hồi quy như sau: Dmax = 0,78 CAP-TRO + 6,45. Dmin = 0,73 CAP-TRO + 5,9. Chiều cao chỏm quay (H)= 0,83 x Chiều cao khuyết quay + 2,12 (mm). Các phương trình hồi qui trên đều có tương quan mạnh (r> 0,8), từ đó chúng tôi cũng có cùng nhận định với Leclerc(9) về vai trò của khoảng cách CAP-TRO trong việc tiên đoán các đường kính lớn nhất và nhỏ nhât của chỏm quay, đặc biệt hữu ích trong trường hợp gãy nát chỏm. KẾT LUẬN Chỏm quay có vai trò quan trọng trong bảo đảm chức năng vận động của chi trên, việc phục hồi gần giống với hình thái học của chỏm quay trong trường hợp không thể bảo tồn chỏm quay là một yêu cầu cần thiết đối với các phẫu thuật viên để có thể mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân có chỉ định thay chỏm quay. Do cấu trúc phức tạp của chỏm quay và khớp quay trụ trên cũng như khớp khuỷu, cùng với sự gia tăng của các chấn thương liên quan đến chỏm quay nói riêng và vùng khuỷu nói chung, cũng như độ nặng của chấn thương tăng dần, việc có các số đo làm nền tảng chế tạo chỏm quay nhân tạo cũng như dự đoán kích thước chỏm quay sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thiết kế chỏm quay phù hợp giải phẫu và cơ sinh học, là một yêu cầu thiết thực và mang tính thời sự. Từ nghiên cứu của chúng tôi có thể góp phần làm cơ sở tham khảo để sản xuất chỏm quay nhân tạo phù hợp người Việt Nam với các đặc điểm nổi bật đã được nêu. Khi chỏm quay gãy nát không hồi phục, các mốc giải phẫu đã nêu như khoảng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Ngoại Khoa 258 cách CAP-TRO, chiều cao khuyết quay có thể xem như “kim chỉ nam” định hướng trước và trong phẫu thuật để có thể lựa chọn chỏm quay phù hợp nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beredjiklian P K, Nalbantoglu U, Potter H G, Hotchkiss R N (1999), "Prosthetic radial head components and proximal radial morphology: a mismatch". J Shoulder Elbow Surg, 8 (5), pp. 471-5. 2. Captier G, Canovas F, Mercier N, Thomas E, Bonnel F (2002), "Biometry of the radial head: biomechanical implications in pronation and supination". Surg Radiol Anat, 24 (5), pp. 295- 301. 3. Duckworth A D, Clement N D, Jenkins P J, Aitken S A, Court- Brown C M, et al. "The Epidemiology of Radial Head and Neck Fractures". Journal of Hand Surgery, 37 (1), pp. 112-119. 4. Furry K L, Clinkscales C M (1998), "Comminuted fractures of the radial head Arthroplasty versus internal fixation". Clin Orthop Relat Res, (353), pp. 40-52. 5. Kaas Laurens, van Riet Roger P, Vroemen Jos P A M, Eygendaal Denise "The epidemiology of radial head fractures". Journal of Shoulder and Elbow Surgery, 19 (4), pp. 520- 523. 6. Kapandji A (2001), "Biomechanics of pronation and supination of the forearm". Hand clinics, 17 (1), pp. 111-22, vii. 7. King G J, Zarzour Z D, Patterson S D, Johnson J A (2001), "An anthropometric study of the radial head: implications in the design of a prosthesis". J Arthroplasty, 16 (1), pp. 112-6. 8. Koslowsky T C, Beyer F, Germund I, Mader K, Jergas M, et al. (2007), "Morphometric parameters of the radial neck: an anatomical study". Surg Radiol Anat, 29 (4), pp. 279-84. 9. Leclerc A E, Deluce S, Ferreira L, Desai S, King G J, et al. (2013), "Measurements of the ispilateral capitellum can reliably predict the diameter of the radial head". J Shoulder Elbow Surg, 22 (12), pp. 1724-8. 10. Leppilahti J, Jalovaara P (2000), "Early excision of the radial head for fracture". Int Orthop, 24 (3), pp. 160-2. 11. Lindenhovius A L, Felsch Q, Doornberg J N, Ring D, Kloen P (2007), "Open reduction and internal fixation compared with excision for unstable displaced fractures of the radial head". J Hand Surg Am, 32 (5), pp. 630-6. 12. Mahaisavariya B, Saekee B, Sitthiseripratip K, Oris P, Tongdee T, et al. (2004), "Morphology of the radial head: a reverse engineering based evaluation using three-dimensional anatomical data of radial bone". Proc Inst Mech Eng H, 218 (1), pp. 79-84. 13. Morrey B F, An K N, Stormont T J (1988), "Force transmission through the radial head". J Bone Joint Surg Am, 70 (2), pp. 250- 6. 14. Swieszkowski W, Skalski K, Pomianowski S, Kedzior K (2001), "The anatomic features of the radial head and their implication for prosthesis design". Clin Biomech (Bristol, Avon), 16 (10), pp. 880-7. 15. Tejwani N C, Mehta H (2007), "Fractures of the radial head and neck: current concepts in management". J Am Acad Orthop Surg, 15 (7), pp. 380-7. 16. Thái Hồng Phong, Đỗ Phước Hùng (2016), "Nghiên cứu giải phẫu vùng không tiếp khớp của chỏm quay ở khớp quay trụ trên". Ngày nhận bài báo: 06/12/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_giai_phau_ung_dung_chom_xuong_quay.pdf
Tài liệu liên quan