Tài liệu Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
20
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH CỔ CỦA UNG THƯ LƯỠI
Trần Minh Tuấn*, Phạm Kiên Hữu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Di căn hạch cổ là một yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong ung thư lưỡi. Số lượng bệnh
nhân phát hiện hạch cổ tại thời điểm chẩn đoán khá cao, tỷ lệ tái phát hạch cổ còn tương đối nhiều, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi, đặc biệt theo hệ thống phân loại mới
AJCC 8th (American Joint Committee on Cancer) năm 2017.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh theo hệ thống phân loại AJCC 8th.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 37 bệnh nhân ung thư lưỡi khoang miệng có chỉ
định phẫu thuật cắt u và nạo vét hạch cổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
01/2015 đến tháng 06/2018.
Kết quả: Độ tuổi mắc ung thư lưỡi từ 18 đến 75 tuổi, trung bình là 5...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
20
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH CỔ CỦA UNG THƯ LƯỠI
Trần Minh Tuấn*, Phạm Kiên Hữu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Di căn hạch cổ là một yếu tố tiên lượng quan trọng nhất trong ung thư lưỡi. Số lượng bệnh
nhân phát hiện hạch cổ tại thời điểm chẩn đoán khá cao, tỷ lệ tái phát hạch cổ còn tương đối nhiều, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi, đặc biệt theo hệ thống phân loại mới
AJCC 8th (American Joint Committee on Cancer) năm 2017.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ
Chí Minh theo hệ thống phân loại AJCC 8th.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu 37 bệnh nhân ung thư lưỡi khoang miệng có chỉ
định phẫu thuật cắt u và nạo vét hạch cổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng
01/2015 đến tháng 06/2018.
Kết quả: Độ tuổi mắc ung thư lưỡi từ 18 đến 75 tuổi, trung bình là 50,4. Triệu chứng đầu tiên thường gặp
nhất là vết loét lâu lành (60,6%). Tỷ lệ di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi là 37,8%, tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm
là 30,4%. Hạch cổ di căn có xâm lấn vỏ bao chiếm 28,6%. Tỷ lệ di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi phụ thuộc vào
chiều sâu xâm lấn của u (p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ di căn hạch theo giai đoạn
T khi phân chia theo AJCC 8th so với theo AJCC 7th.
Kết luận: Tỷ lệ di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi chiếm tỷ lệ khá cao. Hệ thống phân loại theo AJCC 8th
giúp tiên lượng chính xác hơn tình trạng di căn hạch cổ của ung thư lưỡi, trong đó chiều sâu xâm lấn u là yếu tố
tiên lượng độc lập trong di căn hạch cổ của ung thư lưỡi.
Từ khóa: ung thư lưỡi, di căn hạch cổ, chiều sâu xâm lấn u, di căn hạch cổ âm thầm
ABSTRACT
PATTERNS OF CERVICAL NODE METASTASIS FROM TONGUE CANCER
Tran Minh Tuan, Pham Kien Huu
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 20-26
Background: Cervical node metastasis is one of the most important prognostic factors of tongue cancer. At
presentation, the number of patients had cervical node metastasis was quite high, and the rate of recurrent cervical
node metastasis remained high. However, there were very few studies about the patterns of cervical neck
metastasis from oral tongue cancer, especially following the 8th edition of the American Joint Committee on
Cancer (AJCC) Staging System, which was published in 2017.
Objective: investigate patterns of cervical node metastasis from tongue cancer at University Medical Center
of Ho Chi Minh City following the AJCC 8th Staging System.
Method: A retrospective analysis of 37 patients undergoing surgical resection for oral tongue cancer and
neck dissection between January 2015 and June 2018 at University Medical Center of Ho Chi Minh City.
Results: The age ranged from 18 to 75 years with a mean age of 50.4 years. The most common symptom
was non-healing tongue ulcer (60.6%). Incidence of cervical node metastasis was 37.8% and occult cervical
node metastasis was present in 30.4%. Incidence of extranodal extension was about 28.6%. Incidence of
cervical node metastasis depended on the depth of tumor invasion (p<0.05). There was a statistically
* Bộ môn Tai mũi họng, Đại họcY Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Trần Minh Tuấn ĐT: 0938312436 Email: drminhtuan.yds@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
21
significant difference about incidence of cervical node metastasis which was staged based on the 7th and the
8th editions of AJCC Staging system.
Conclusion: Incidence of cervical node metastasis was quite high. The 8th Edition of the AJCC Staging
System was shown to allow a more precise prognosis about incidence of cervical node metastasis of oral tongue
cancer, and the depth of invasion was an independent predictor of cervical node metastasis.
Keywords: tongue cancer, cervical node metastasis, depth of invasion, occult cervical node metastasis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư lưỡi là một trong những ung thư
thường gặp nhất của vùng khoang miệng. Trong
ung thư lưỡi, di căn hạch vùng là một yếu tố tiên
lượng quan trọng nhất. Đối với những bệnh
nhân có di căn hạch, thời gian sống còn giảm đi
một nửa(3).
Sự ra đời của của hệ thống phân loại giai
đoạn theo AJCC 8th (Hội Ung thư Hoa Kỳ) được
hoàn thiện từ năm 2017 đã đưa ra những cập
nhật mới nhất hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị và
tiên lượng các bệnh lý ung thư đầu cổ, trong đó
có ung thư lưỡi một cách chính xác và ngày càng
“cá thể hóa”.
Khoa tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiếp nhận
và điều trị khá nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi. Số
lượng bệnh nhân phát hiện hạch cổ tại thời điểm
chẩn đoán khá cao, tỷ lệ tái phát hạch cổ còn
tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu
đầy đủ nào về đặc điểm di căn hạch cổ của Ung
thư lưỡi, đặc biệt theo hệ thống phân loại AJCC
8th. Chính vì những lý do trên, chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu này với mục tiêu khảo sát
đặc điểm di căn hạch cổ của ung thư lưỡi tại
Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh theo hệ thống phân loại AJCC 8th.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư lưỡi khoang miệng đã
được chẩn đoán xác định bằng giải phẫu bệnh
lý, có chỉ định cắt u và nạo vét hạch cổ tại Bệnh
viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 01/2015 đến tháng 06/2018.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu.
Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Các bước tiến hành
Xây dựng bệnh án mẫu chung cho toàn bộ
quá trình nghiên cứu.
Lựa chọn các bệnh án đáp ứng đủ yêu cầu
nghiên cứu, bệnh nhân được phỏng vấn trực
tiếp hoặc qua điện thoại, thu thập dữ liệu trong
bệnh án theo như phiếu thu thập số liệu.
Ghi nhận tường trình phẫu thuật, đặc điểm
của u lưỡi và hạch cổ lúc mổ.
Quy trình phẫu thuật
Nạo hạch cổ
Tất cả bệnh nhân được xếp loại giai đoạn
lâm sàng N0 sẽ được tiến hành nạo hạch cổ trên
cơ vai móng nhóm I, II, III. Đối với bệnh nhân có
hạch cổ trên lâm sàng, nạo hạch cổ triệt căn chọn
lọc tùy theo vị trí hạch. Chỉ định nạo hạch cổ đối
bên khi: u ở giai đoạn tiến triển (T3, T4), u xâm
lấn qua đường giữa lưỡi, xâm lấn đến đáy lưỡi,
di căn nhiều hạch cổ cùng bên (≥ 02 hạch). Hạch
cổ sau khi được nạo vét sẽ được chia thành các
nhóm hạch riêng biệt theo từng bên: nhóm I, II,
III, IV, V, VI (nếu có).
Cắt u lưỡi
U lưỡi được cắt rộng, biên phẫu thuật cách u
01cm và gửi sinh thiết lạnh biên.
Ghi nhận kết quả giải phẫu bệnh sau mổ:
đặc điểm của u (kích thước u, chiều sâu xâm lấn
u) và hạch cổ (có di căn không, kích thước hạch,
có xâm lấn vỏ bao không). Chiều sâu xâm lấn u
và tình trạng xâm lấn vỏ bao hạch sẽ được các
bác sĩ Giải phẫu bệnh có kinh nghiệm đọc lại
trên các mẫu đã gửi. Chiều sâu xâm lấn của u
trên giải phẫu bệnh: được xác định là khoảng
cách từ màng đáy của mô lành cạnh u đến vị trí
xâm lấn sâu nhất của u.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
22
Hình 1. Nạo hạch cổ trên cơ vai móng 2 bên, hạch cổ được chia thành từng nhóm riêng biệt
KẾT QUẢ
Chúng tôi ghi nhận được 37 bệnh nhân ung
thư lưỡi đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng,
giải phẫu bệnh ung thư lưỡi
Tuổi trung bình: 50,5 tuổi. Tuổi thường gặp:
40-60 tuổi (54,1%). Tuổi trẻ nhất: 18 tuổi, tuổi lớn
nhất: 75 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ: 2,08/1.
Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trong 03
tháng (57%). Triệu chứng đầu tiên thương gặp
nhất là vết loét lâu lành (49%). Vị trí u thường
gặp nhất là bờ lưỡi (73%). Dạng sùi và sùi loét là
2 dạng hình thái u thường gặp nhất (81,1%). Đa
số u có kích thước ≤ 2cm (43%). Chiều sâu xâm
lấn u trung bình là 9,02 mm, chiều sâu xâm lấn u
nhỏ nhất: 01 mm, lớn nhất là 19 mm.
Trong 16 trường hợp giai đoạn T1 theo phân
loại AJCC 7th thì có 5 trường hợp (31,3%) được
phân độ T2 và 4 trường hợp (25%) được phân độ
T3 theo AJCC 8th. Trong 16 trường hợp giai đoạn
T2 theo phân loại AJCC 7th thì có 8 trường hợp
(50,0%) được phân độ T3 theo AJCC 8th. Sự khác
biệt khi phân loại giai đoạn T theo AJCC 7th và
AJCC 8th có ý nghĩa thống kê (kiểm định
ANOVA, p<0,05).
100% ung thư lưỡi trong nghiên cứu là
Carcinoma tế bào gai, độ mô học chủ yếu là biệt
hóa vừa (73,0%).
Biểu đồ 1. So sánh đặc điểm giai đoạn T khi phân loại
theo AJCC 7th và theo AJCC 8th
Đặc điểm hạch cổ
Có 27,0% trường hợp phát hiện hạch qua
thăm khám lâm sàng, đa số phát hiện 01 hạch
(90%), cùng bên (100%), nhóm II (90%), kích
thước ≤ 3cm (100%).
Có 37,8% bệnh nhân phát hiện di căn hạch cổ
trên mẫu hạch gửi Giải phẫu bệnh, trong đó
30,8% bệnh nhân giai đoạn T2 có di căn hạch,
16 16
1
4
0
7
13 13
4
0
0
5
10
15
20
T1 T2 T3 T4a T4b
Theo AJCC 7th
Theo AJCC 8th
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
23
giai đoạn T3 là 53,8% và giai đoạn T4a là 75%,
trong khi đó ở giai đoạn T1 không có bệnh nhân
nào phát hiện di căn hạch.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình
trạng di căn hạch cổ giữa các hình thái u, kích
thước u và chiều sâu xâm lấn của u (p<0,05).
Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u
và tình trạng di căn hạch cổ
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 28,6% bệnh
nhân di căn hạch cổ có hạch xâm lấn vỏ bao.
Tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm
Tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm trong nghiên
cứu của chúng tôi là 30,4%.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05,
kiểm định Fisher) về tình trạng di căn hạch cổ
âm thầm ở 2 nhóm u có chiều sâu xâm lấn ≤5mm
và >5mm.
Tỷ lệ di căn hạch âm thầm ở giai đoạn T1
theo AJCC 7th là 15,4% và theo AJCC 8th là 0%, ở
giai đoạn T2 theo AJCC 7th là 37,5% và theo
AJCC 8th là 14,3%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu
bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường gặp ở người lớn tuổi,
tuổi trung bình của ung thư lưỡi tại Mỹ là
khoảng 60 tuổi. Gần đây tỷ lệ ung thư lưỡi tại
Mỹ có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở bệnh
nhân trẻ tuổi ( <40 tuổi)(4). Nghiên cứu của chúng
tôi, tuổi trung bình mắc ung thư lưỡi là 50,5 tuổi,
tỷ lệ nam/nữ: 2,08/1, trong đó nhóm tuổi < 40
tuổi chiếm 18%. Sự khác biệt trong nghiên cứu
của chúng tôi với các nghiên cứu trước đó có lẽ
do khuynh hướng ngày càng trẻ hóa của ung
thư lưỡi.
Đặc điểm lâm sàng ung thư lưỡi
Ung thư 2/3 trước lưỡi ở vị trí thường dễ
phát hiện, tuy nhiên ung thư lưỡi giai đoạn sớm
thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng
nghèo nàn nên thường bị bỏ sót. Trong nghiên
cứu này, thời gian phát hiện bệnh <3 tháng
chiếm 56,8% và 78,4% phát hiện trong 6 tháng
đầu. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước
đó của tác giả Nguyễn Thanh Tùng: thời gian
phát hiện bệnh < 6 tháng là 79,6%(9).
Đặc điểm u nguyên phát
Vị trí u
Ung thư lưỡi thường xuất phát từ bờ lưỡi.
Khoảng 80% ung thư lưỡi là ở bờ lưỡi, 10% ung
thư xuất phát từ bụng lưỡi, lưng lưỡi chiếm
khoảng 8% và đầu lưỡi là 2%(14). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, vị trí u thường gặp nhất là bờ
lưỡi với 73%, triệu chứng đầu tiên thường gặp
nhất là vết loét lâu lành (48,6%)(9).
Kích thước u
Kết quả trên nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận kích thước u từ ≤ 2 cm chiếm tỷ lệ cao nhất:
43,2%, kích thước u >4cm chiếm tỷ lệ 18,9%, so
với tác giả Nguyễn Hữu Phúc, kích thước u >
4cm chiếm tỷ lệ cao nhất: 41%, kích thước u
<2cm chiếm tỷ lệ 25%(8). Và so với kết quả nghiên
cứu của tác giả Manish Mair từ năm 2007-2010
trên 588 bệnh nhân thì kích thước u từ 2-4cm
chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,4%(6).
Chiều sâu xâm lấn của u
Chiều sâu xâm lấn của u trên giải phẫu
bệnh được xác định là khoảng cách từ đường
ngang qua màng đáy của mô lành cạnh u đến
vị trí xâm lấn sâu nhất của u(11). Trong nghiên
cứu của chúng tôi, trên 37 bệnh nhân bệnh
nhân có chiều sâu xâm lấn u trên giải phẫu
bệnh trung bình là 9,02mm, chiều sâu xâm lấn
u nhỏ nhất: 1mm, lớn nhất: 19mm, đa số các u
0
5
10
15
7
12
4
0
4
10
pN (-) pN(+)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
24
có chiều sâu xâm lấn > 5mm (chiếm 81%). So
với kết quả nghiên cứu của tác giả Winson
Jianhong Tan từ 2002-2005 trên 67 bệnh nhân:
chiều sâu xâm lấn u trung bình: 7mm, nhỏ
nhất: 1mm, lớn nhất: 35mm, chiều sâu xâm lấn
của u ≥ 4mm chiếm tỷ lệ 55%(12).
Xếp loại giai đoạn T của u
Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh
phân loại giai đoạn T của u theo AJCC 7th và
AJCC 8th có sự khác biệt sau:
Bảng 1. So sánh phân loại giai đoạn T theo AJCC 7th
và AJCC 8th
Giai đoạn
bệnh
Phân loại theo AJCC
7
th
(n=37)
Phân loại theo AJCC
8
th
(n=37)
T1 16 (43,2 %) 7 (18,9%)
T2 15 (40,5%) 13 (35,1%)
T3 2 (5,4%) 13 (35,1%)
T4a 4 (10,8%) 4 (10,8%)
T4b 0 (0%) 0 (0%)
Tổng 37 (100%) 37 (100%)
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, trong
12 trường hợp T1 theo phân loại AJCC 7th thì có
4 trường hợp (33,3%) được phân độ thành T2 và
3 trường hợp (25%) được phân độ thành T3 theo
AJCC 8th. Nghiên cứu của tác giả G. Tirelli năm
2017 về so sánh xếp loại giai đoạn theo AJCC 7th
và AJCC 8th trên 72 bệnh nhân ung thư lưỡi cũng
đưa ra kết luận: sự phân chia giai đoạn bệnh
theo AJCC 8th thay đổi có ý nghĩa so với theo
AJCC 7th và chiều sâu xâm lấn của u là một yếu
tố độc lập trong tiên lượng di căn hạch cổ và tiên
lượng sống còn(13).
Về đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư lưỡi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, carcinoma
tế bào gai chiếm 100%, mức độ biệt hóa chủ yếu
là biệt hóa vừa (73%). So với nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thanh Tùng thì mức độ biệt hóa chủ
yếu là biệt hóa rõ (chiếm: 54,5%)(9).
Đặc điểm hạch cổ di căn
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 27%
bệnh nhân khám thấy hạch cổ. Nếu kết hợp với
CT scan/MRI, nghiên cứu ghi nhận 40,5% bệnh
nhân phát hiện hạch cổ.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 37,8%
trường hợp phát hiện di căn hạch cổ trên mẫu
hạch gửi Giải phẫu bệnh. Vị trí nhóm hạch cổ
thường di căn nhất là nhóm II (78,6% trường
hợp có di căn hạch), tiếp theo là nhóm I: 42,9%,
nhóm III: 28,6%, không ghi nhận trường hợp nào
di căn hạch nhóm IV. Số lượng hạch cổ di căn
thường là nhiều hạch (chiếm 64,3%), vị trí di căn
thường là cùng bên sang thương nguyên phát
(chiếm 100%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có nhiều
đặc điểm tương tự kết quả của tác giả Nithya(10):
số lượng hạch cổ di căn thường là nhiều hạch, vị
trí đa số cùng bên sang thương nguyên phát,
nhóm hạch cổ II thường gặp nhất, tiếp theo là
nhóm I.
Về đặc điểm xâm lấn vỏ bao
theo hệ thống phân loại AJCC 8th, hạch có
xâm lấn vỏ bao được đưa vào xếp loại giai đoạn
u khi tình trạng xâm lấn vỏ bao thấy được bằng
mắt thường hoặc xâm lấn vỏ bao >2mm khi
quan sát dưới kính hiển vi. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, có 28,6% hạch di căn có xâm lấn
vỏ bao. Theo tác giả G. Tirelli là 14%(13).
Mối liên quan giữa hình thái u và tình trạng
di căn hạch cổ: Trong nghiên cứu của chúng tôi,
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về
tình trạng di căn hạch cổ giữa các hình thái u,
trong đó tỷ lệ di căn hạch cổ ở u có dạng thâm
nhiễm là 100%. So sánh với kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, tỷ lệ di căn hạch
cổ ở u có dạng thâm nhiễm là 61%, so với dạng
sùi và loét có tỷ lệ lần lượt là 28,2% và 16,7%(8).
Mối liên quan giữa kích thước u và tình
trạng di căn hạch cổ: Nhiều nghiên cứu về các
yếu tố tiên lượng di căn hạch cổ của ung thư lưỡi
đều đưa ra kết luận kích thước u là một yếu tố
tiên lượng di căn hạch cổ, kích thước u càng lớn,
tỷ lệ di căn hạch cổ càng cao(8). Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tỷ lệ di căn hạch khác nhau có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm u kích thước khác
nhau (p<0,05). Kết quả này cũng tương tự kết
quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Phúc
và tác giả Nithya.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
25
Mối liên quan giữa chiều sâu xâm lấn u và tình
trạng di căn hạch cổ
So sánh với các nghiên cứu khác về tỷ lệ di
căn hạch theo chiều sâu xâm lấn u
Bảng 2. Tỷ lệ di căn hạch cổ theo chiều sâu xâm lấn
của u
Chiều sâu
xâm lấn u
Tarun Kumar
(2011)
(6)
Ahmed
(2018)
(1)
Nghiên cứu này
≤5mm 2/15(13,3%) 0/49 (0%) 0/7(0%)
> 5mm 28/45 (62,2%) 20/29 (69%) 14/30(46,7%)
Tổng 60 78 37
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận
có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về
tỷ lệ di căn hạch cổ ở nhóm u có chiều sâu xâm
lấn u ≤5mm và nhóm u >5mm. Kết quả này cũng
tương tự nghiên cứu của tác giả Tarun Kumar và
tác giả Ahmed(1,5).
Mối liên quan giữa giai đoạn T và tình trạng
di căn hạch cổ
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về tỷ lệ di
căn hạch theo giai đoạn T của u khi phân chia
theo AJCC 7th và theo AJCC 8th. Trong nghiên
cứu của chúng tôi khi xếp loại giai đoạn u theo
AJCC 7th thì tỷ lệ di căn hạch cổ ở giai đoạn T1 là
25%, trong khi xếp loại theo AJCC 8th thì tỷ lệ di
căn hạch ở giai đoạn T1 là 0%. Điều này có thể
giải thích do phân loại AJCC 8th có phân loại giai
đoạn giai đoạn T dựa vào chiều sâu xâm lấn của
u, do đó nhiều trường hợp T1(56,3% trường
hợp) theo phân loại AJCC 7th chuyển thành giai
đoạn T2, T3 khi phân loại theo AJCC 8th. Như
vậy việc phân loại T theo phân loại AJCC 8th dựa
vào chiều sâu xâm lấn của u giúp tiên lượng di
căn hạch cổ chính xác hơn, đặc biệt là trong ung
thư lưỡi giai đoạn sớm(12).
Tỷ lệ hạch di căn âm thầm
Nguy cơ di căn hạch âm thầm không sờ thấy
được trên lâm sàng hoặc không phát hiện trên
CT-scan/MRI được đánh giá bằng cách nghiên
cứu tỷ lệ hạch dương tính trong mẫu bệnh phẩm
khi nạo hạch cổ hay bằng cách đếm, thu thập,
theo dõi số hạch cổ lúc đầu không sờ được
nhưng sau đó xuất hiện nếu không điều trị.
Trong nghiên cứu này, hạch cổ trên lâm sàng
được chúng tôi ghi nhận từ khám lâm sàng và
dựa trên CT-scan/MRI. Những trường hợp
không phát hiện hạch cổ trên lâm sàng nhưng
được nạo hạch cổ phòng ngừa được ghi nhận và
theo dõi tỷ lệ di căn hạch cổ trên giải phẫu bệnh
sau mổ.
Theo Million RR và Cassisi NJ thì tỷ lệ di căn
hạch âm thầm trong ung thư lưỡi là 25-54%(7). Ở
Việt Nam, tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm trong
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Phúc là
27,9%(8). Đối với trường hợp giai đoạn T1T2N0,
theo nghiên cứu của Byers và cộng sự ghi nhận
có 20-30% bệnh nhân có di căn hạch cổ trong kết
quả giải phẫu bệnh sau nạo hạch cổ chức năng(2).
Tỷ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Hữu Phúc là 27,6%(8). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm là 30,4%.
Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của các
tác giả khác. Đối với trường hợp T1N0 trước mổ,
tỷ lệ di căn hạch cổ trên giải phẫu bệnh trong
nghiên cứu của chúng tôi là 15,4% nếu phân loại
theo AJCC 7th và 0% nếu phân loại theo AJCC 8th.
Sự khác biệt về tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ở
giai đoạn T1N0 theo phân loại AJCC 7th và AJCC
8th là do trong phân loại AJCC 8th có phân loại
theo chiều sâu xâm lấn u. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm ở nhóm
u có chiều sâu xâm lấn ≤5mm là 0% so với nhóm
>5mm là 41,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
KẾT LUẬN
Ung thư lưỡi thường nằm ở vị trí có thể
phát hiện sớm, do đó cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về bệnh cũng như tầm soát sớm
ung thư lưỡi.
Di căn hạch cổ trong ung thư lưỡi chiếm tỷ
lệ khá cao và có mối liên hệ với chiều sâu xâm
lấn của u. Hệ thống phân loại TNM theo AJCC
8th giúp tiên lượng chính xác hơn tình trạng di
căn hạch cổ của ung thư lưỡi, do đó chúng tôi
đề nghị cần áp dụng rộng rãi hệ thống phân
loại TNM mới trong phân loại giai đoạn ung
thư lưỡi, trong đó đưa chiều sâu xâm lấn u vào
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
26
yếu tố tiên lượng trong di căn hạch cổ của ung
thư lưỡi.
Với tỷ lệ di căn hạch cổ âm thầm còn khá
cao, việc nạo hạch cổ phòng ngừa nên được áp
dụng thường quy cho các trường hợp T2N0,
T3N0 theo phân loại AJCC 8th. Đối với các
trường hợp T1N0 theo phân loại AJCC 8th, tỷ lệ
di căn hạch cổ ầm thầm thấp do đó việc nạo
hạch cổ phòng ngừa cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu của chúng tôi còn những hạn
chế khi không đánh giá được chiều sâu xâm lấn
u trước mổ, số lượng bệnh nhân khảo sát chưa
lớn, thời gian nghiên cứu chưa đủ dài nên không
đánh giá được đầy đủ tiên lượng sống còn và tỷ
lệ hạch cổ tái phát sau khi nạo vét hạch. Chúng
tôi hi vọng với những số liệu thu được từ nghiên
cứu này sẽ mở ra những hướng nghiên cứu với
thiết kế nghiên cứu mạnh hơn, qui mô lớn hơn
trong việc ứng dụng các phương tiện chẩn đoán
có thể xác định chiều sâu xâm lấn của u trước
mổ một cách chính xác, cũng như hướng nghiên
cứu trong việc xem xét những trường hợp T1N0
theo phân loại AJCC 8th không cần nạo hạch cổ
dự phòng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed SQ, Junaid M, Awan S, Kazi M, Khan HU, Halim S
(2018). Frequency of Cervical Nodal Metastasis in Early-Stage
Squamous Cell Carcinoma of the Tongue. Int Arch
Otorhinolaryngology, 22(2):pp. 136-140.
2. Flint PW, Haughey BH, Lund VJ (2015). Malignant Neoplasms
of Oral Cavity. Cummings Otolaryngology Head and Neck surgery,
pp. 1359-1387.
3. Grayney DO, Erman AB (2013). Oral cavity cancer. Bailey's Head
and Neck Surgery - Otolaryngology, 5th Edition, pp. 1850-1873.
4. Goldstein DP, Irish JC (2005). Head and neck squamous cell
carcinoma in the young patient. Otolaryngol Head and Neck
Surgery, pp. 207-211.
5. Kumar T, Patel MD (2013). Pattern of lymphatic metastasis in
relation to the depth of tumor in oral tongue cancers: a clinico
pathological correlation. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg.
65(Suppl 1): pp. 59-63.
6. Mair M, Nair D, Nair S, Malik A, Mishra A, Kannan S, Bobdey S
(2018). Comparison of tumor volume, thickness, and T
classification as predictors of outcomes in surgically treated
squamous cell carcinoma of the oral tongue. Head Neck,
40(8):1667-1675.
7. Million RR, Cassisi NJ, Clark JJ (1989), Cancer of the Head and
Neck, Principles and practice of oncology, pp.372-380.
8. Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Chấn Hùng, Trần Văn Thiệp
(2005). Ung thư lưỡi: dịch tễ, chẩn đoán, điều trị. Tạp chí y học
TP. Hồ Chí Minh. 17, tr. 199-202.
9. Nguyễn Thanh Tùng, Trần Phan Chung Thủy, Lý Xuân Quang,
Trần Minh Trường (2013). Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, giải
phẫu bệnh của Ung thư lưỡi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 17, tr. 431-434.
10. Nithya C, Pandey M, Naik B, Ahamed IM (2003). Patterns of
cervical metastasis from carcinoma of the oral tongue. World J
Surg Oncol, 1: pp. 10-14.
11. Ridge J. Lydiatt W (2017). Lip and Oral Cavity. AJCC Cancer
Staging Manual,Edition, 8th, American Joint Committee on
Cancer, pp. 79-94.
12. Tan WJ, Chia CS, Tan HK, Soo KC, Iyer NG (2012). Prognostic
significance of invasion depth in oral tongue squamous cell
carcinoma. ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec, 74(5):pp. 264-70.
13. Tirelli G, Gatto A, Boscolo N (2018). Prognosis of oral cancer: a
comparison of the staging systems given in the 7th and 8th
editions of the American Joint Committee on Cancer Staging
Manual. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, pp. 8-13.
14. Trần Thị Hợp, Nguyễn Bá Đức (2001). Ung thư lưỡi, Bài giảng
ung thư học. NXB Y học, tr.101-105.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_di_can_hach_co_cua_ung_thu_luoi.pdf