Tài liệu Khảo sát đặc điểm bệnh võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện mắt – tai mũi họng – răng hàm mặt tỉnh An Giang: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 194
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN MẮT – TAI MŨI HỌNG – RĂNG HÀM MẶT
TỈNH AN GIANG
Huỳnh Nên Mơ, Trần Anh Tuấn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân gây mù lòa lớn. Để phòng ngừa
và hạn chế bệnh lý này, việc nắm được đặc điểm hình thái võng mạc đái tháo đường và mối liên quan đến các yếu
tố: thời gian mắc bệnh, tình trạng kiểm soát đường máu, tăng huyết áp, sự thay đổi chế độ ăn có chỉ số đường
thấp và giàu chất xơ là rất quan trọng nhằm tầm soát, phát hiện sớm, quản lý và điều trị tốt. Nghiên cứu được
tiến hành nhằm mô tả đặc điểm dân số, xác định tỉ lệ hình thái tổn thương võng mạc trên chụp hình đáy mắt và
mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện Mắt – Tai mũi hong – Răng hàm
mặt An Giang.
Phương pháp nghiên ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm bệnh võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện mắt – tai mũi họng – răng hàm mặt tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 194
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI BỆNH VIỆN MẮT – TAI MŨI HỌNG – RĂNG HÀM MẶT
TỈNH AN GIANG
Huỳnh Nên Mơ, Trần Anh Tuấn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Bệnh lý võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân gây mù lòa lớn. Để phòng ngừa
và hạn chế bệnh lý này, việc nắm được đặc điểm hình thái võng mạc đái tháo đường và mối liên quan đến các yếu
tố: thời gian mắc bệnh, tình trạng kiểm soát đường máu, tăng huyết áp, sự thay đổi chế độ ăn có chỉ số đường
thấp và giàu chất xơ là rất quan trọng nhằm tầm soát, phát hiện sớm, quản lý và điều trị tốt. Nghiên cứu được
tiến hành nhằm mô tả đặc điểm dân số, xác định tỉ lệ hình thái tổn thương võng mạc trên chụp hình đáy mắt và
mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện Mắt – Tai mũi hong – Răng hàm
mặt An Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 376 mắt ở 188 bệnh nhân võng mạc
đái tháo đường. Khảo sát hình thái và tỉ lệ tổn thương võng mạc bằng chụp hình đáy mắt, xác định các yếu tố liên
quan: thời gian mắc bệnh, tình trạng kiểm soát đường máu, tăng huyết áp, sự thay đổi chế độ ăn bằng phân tích
hồi quy logistic đơn biến, đa biến.
Kết quả: Các tỉ lệ hình thái tổn thương võng mạc: vi phình mạch: 73,09%, xuất huyết: 31,64%, xuất tiết:
55,27%, tĩnh mạch chuỗi hạt: 38,9%, bất thường vi mạch máu: 16,73%, tân mạch: 18,18%, bong võng mạc:
1,82%, xuất huyết dịch kính: 12,36%. Yếu tố nguy cơ liên quan đến võng mạc đái tháo đường là thời gian mắc
bệnh đái tháo đường và việc thay đổi chế độ ăn.
Kết luận: Việc thay đổi chế độ ăn có liên quan quyết định đến sự hiện diện võng mạc đái tháo đường tăng
sinh, nhóm không tuân thủ việc thay đổi chế độ ăn có nguy cơ võng mạc đái tháo đường tăng sinh gấp 34 lần
nhóm có thay đổi chế độ ăn.
Từ khóa: võng mạc, đái tháo đường.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF DIABETIC RETINOPATHY AT OPHTHALMOLOGICAL –
OTORHINOLARYNGOLOGICAL - ODONTOSTOMATOLOGICAL HOSPITAL AN GIANG PROVICE
Huynh Nen Mo, Tran Anh Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 194 - 199
Purpose: Diabetic retinopathy is major cause of blindness. Prophylaxis and limit this disease, the
throughout grasp about the morphological characteristics of the diabetic retinopathy and relationship with
the elements: time, control glycemia condition, hypertension, dietary change (low-glycemic-index and high
in fiber) is important to early detection, screening, better treatment and management. The research was
conducted to describe the population which determines the ratio retinal lesions form on fundus angiography
and relationship with risk factors of diabetic retinopathy at ophthalmological - otorhinolaryngological -
odontostomatological hospital An Giang province.
Methods: It is a descriptive cross-sectional study: on 376 eyes in 188 patients with diabetic
retinopathy. Survey form and ratio retinal lesion by fundus angiography, determination related factor by
*Bệnh viện Mắt-TMH-RHM-Tỉnh An Giang **Bộ môn Mắt trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Nên Mơ ĐT: 0979003572 Email: bsnm.ophth@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 195
multiple logistic regression.
Results: The ratio of retinal lesions form: Micro aneurysm 73.09%, retinal hemorrhage: 31.64%, exudates:
55.27%, venus beading: 38.9%, intraretinal microvascular abnormalities: 16.73%, neovascularization: 18.18%,
retinal detachment: 1.82%, vitreous hemorrhage: 12.36%. The risk factors related with diabetic retinopathy is the
time of diabetes and dietary change.
Conclusion: Dietary change related with proliferative phase of diabetic retinopathy, the group doesn’t adhere
to change diet has 34 times risk as much as the group changes diet.
Keywords: diabetic retinophathy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, theo một khảo sát năm 1999,
trên 250 bệnh nhân đái tháo đường ở bệnh viện
Chợ Rẫy, tỉ lệ mắc bệnh võng mạc đái tháo
đường là 25,2%(3), và năm 2008 trên 512 bệnh
nhân đái tháo đường ở bệnh viện Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ này là 28,7%.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công
trình nghiên cứu vềchẩn đoán từ xa, laser trị
liệubệnh võng mạc đái tháo đường(4).Từ năm
2012, bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang cùng
Ban Chỉ đạo Phòng chống mù lòa quốc gia đã và
đang thực hiện mục tiêu thanh toán các bệnh
gây mù có thể phòng tránh được. Đặc biệt với
việc đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp hình
đáy mắt, máy Laser argon quang đông võng mạc
có thể tầm soát, phát hiện sớm và điều trị bệnh
võng mạc đái tháo đường. Để phục vụ tốt cho
công tác phòng chống mù lòa, những vấn đề đặt
ra là cần phải xác định đặc điểm hình thái và
phân loại bệnh võng mạc đái tháo đường như
thế nào, mối liên hệ giữa biến chứng võng mạc
với những yếu tố dịch tễ và một số bệnh lý liên
quan. Với mục tiêu như vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu những hình thái bệnh võng mạc đái
tháo đường đang khám và điều trị tại bệnh viện
Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt An Giang,
khảo sát mối liên quan với một số yếu tố dịch tễ
như thời gian mắc bệnh đái tháo đường, tình
trạng kiểm soát đường máu, việc thay đổi chế độ
ăn và tăng huyết áp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dân số bệnh võng mạc đái
tháo đường tại bệnh viện Mắt – Tai Mũi Họng –
Răng Hàm Mặt An Giang.
Mô tả những đặc điểm hình thái tổn thương
võng mạc và tỉ lệ trên chụp hình màu đáy mắt
của dân số nghiên cứu.
Xác định mối liên quan giữa bệnh võng mạc
đái tháo đường với các yếu tố: thời gian mắc
bệnh đái tháo đường, tình trạng kiểm soát
đường máu, tăng huyết áp, việc thay đổi chế độ
ăn của dân số nghiên cứu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh võng
mạc đái tháo đường đến khám và điều trị tại
khoa Mắt của bệnh viện Mắt – Tai Mũi Họng –
Răng Hàm Mặt An Giang từ tháng 08 năm 2015
đến tháng 08 năm 2016.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh võng
mạc đái tháo đường bởi bác sĩ nhãn khoa, không
giới hạn tuổi, giới.
Có đủ các kết quả khám và xét nghiệm bao
gồm: thời gian mắc bệnh đái tháo đường,
HbA1C, huyết áp.
Bệnh nhân hợp tác.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức
Với p: tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đườngkhông tăng sinh là
58% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Uyên Duyên(4), d: độ
chính xác mong muốn là 5%.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 196
376 mắt trên 188 bệnh nhân.
Qui trình nghiên cứu
Ghi nhận biến số nền bệnh nhân đủ điều
kiện chọn vào nghiên cứu, đo thị lực, khám
sinh hiển vi, khám 3 mặt gương Goldmann,
chụp hình màu đáy mắt ghi nhận tổn thương
bệnh lý võng mạc đái tháo đường, xác định tỷ
lệ và các yếu tố nguy cơ của bệnh lý võng mạc
đái tháo đường.
Phương tiện nghiên cứu
Hồ sơ bệnh nhân với đầy đủ các xét nghiệm
đã yêu cầu, phiếu chụp hình võng mạc – đái tháo
đường cho từng bệnh nhân, bảng thị lực Snellen
5m, sinh hiển vi, kính soi đáy mắt 3 mặt gương
Goldmann, máy chụp hình màu đáy mắt.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
57,63. Tỉ lệ nữ (71,81%) cao hơn nam (29,19%),
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,00, χ2
test). Thời gian mắc bệnh trung bình là 4,99
năm. Tỉ lệ tiền căn gia đình có người mắc đái
tháo đường là 35,64% và týp 2 đái tháo đường
là 93,09% khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê
với nhóm còn lại (p = 0,00, χ2 test). HbA1C
trung bình nhóm nghiên cứu là 7,05%. Tỉ lệ có
điều trị liên tục là 48,4% nhỏ hơn không điều
trị liên tục là 51,6%, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,72, χ2 test) và
tăng huyết áp kèm theo là 53,19% khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với nhóm không có
tăng huyết áp (p = 0,42, χ2 test).
Đặc điểm hình thái võng mạc bệnh võng
mạc đái tháo đường trên chụp hình màu
đáy mắt
Số mắt không có tổn thương bệnh võng mạc
đái tháo đường là 101 mắt, tỉ lệ 26,86%. Số mắt có
tổn thương bệnh võng mạc đái tháo đường
không tăng sinh là 225 mắt, tỉ lệ 59,84%, trong đó
bệnh võng mạc đái tháo đường không tăng sinh
nhẹ là 56 mắt 14,89%, bệnh võng mạc đái tháo
đường không tăng sinh trung bình là 146 mắt
38,82%, bệnh võng mạc đái tháo đường không
tăng sinh nặng là 23 mắt 6,12%, bệnh võng mạc
đái tháo đường tăng sinh là 50 mắt, chiếm tỉ lệ
13,31%.
Hình 1. Tỉ lệ, phân loại bệnh võng mạc đái tháo
đường trong mẫu nghiên cứu
Triệu chứng chiếm tỷ lệ cao trong bệnh võng
mạc đái tháo đường là vi phình mạch (73,09%)
và xuất tiết võng mạc (55,27%), thấp nhất là bong
võng mạc với 5 mắt (1,82%).
Hình 2. Hình thái võng mạc trên chụp hình đáy mắt
Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
bệnh lý võng mạc đái tháo đường
Các biến số yếu tố nguy cơ bao gồm thời
gian mắc bệnh đái tháo đường, kiểm soát đường
huyết, tăng huyết áp và việc thay đổi chế độ ăn
được đưa vào phương trình hồi quy logistic đơn
biến nhằm chọn ra các yếu tố có mối tương quan
ý nghĩa với sự xuất hiện bệnh võng mạc đái tháo
đường (p<0,05) để đưa vào phương trình hồi
quy logistic đa biến. Kết quả cuối cùng cho thấy,
việc thay đổi chế độ ăn là yếu tố có ý nghĩa tiên
lượng độc lập cho sự xuất hiện bệnh lý võng mạc
đái tháo đương tăng sinh, OR là 34,04 với KTC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 197
95%8,151-142,125(p<0,00).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tể học dân số nghiên cứu
Tuổi đời
Tuổi đời trung bình theo nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu trong
nước nhưng cao hơn nghiên cứu của Wang –
WQ. Điều này có thể do công tác tầm soát và
phát hiện sớm biến chứng mắt của bệnh đái tháo
đường ở nước ta chưa thực hiện một cách chủ
động và thường quy.
Bảng 1.So sánh các nghiên cứu về tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường phân bố theo tuổi đời
Võ Thị Hoàng Lan
(6)
Nguyễn Thị Tuyết Minh
(3)
Wang WQ
(7)
Huỳnh Nên Mơ
Tuổi đời trung bình 56,7 ± 11,0 58,9 ± 0,6 53,6 ± 0,7 57,63 ± 6,76
Thời gian mắc bệnh
Tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường có thời
gian mắc bệnh dưới 5 năm trong nghiên cứu này
cao hơn so với tác giả F.Bacin(1). Điều này có thể
do thời điểm phát hiện bệnh đái tháo đường ở
nước ta muộn hơn so với các nước trên thế giới
hoặc thời gian mắc bệnh thật sự của bệnh võng
mạc đái tháo đường tại Việt Nam cao hơn so với
thế giới. Để xác định rõ vấn đề này, cần có
những nghiên cứu trên diện rộng hơn trong thời
gian tới.
Bảng 2. So sánh các nghiên cứu về thời gian mắc bệnh trung bình
Năm Thời gian mắc bệnh trung bình Tỷ lệ % BLVMĐTĐ
F.Bacin
(1)
1989 < 10% trước 5năm
Nguyễn Thị Tuyết Minh
(3)
1999 3,9 năm 36,5% trước 3 năm
Võ Thị Hoàng Lan
(6)
2000 4,23 năm 55,45% trước 3 năm
Huỳnh Nên Mơ 2016 4,99 năm 58,51% trước 5 năm
Kiểm soát đương huyết
Tỉ lệ bệnh nhân có HbA1C <=6% trong
nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của
tác giả Jerry gần tương đồng nhau. Nhưng tỉ lệ
HbA1C từ 6.1%-7.5% trong mẫu chúng tôi cao
hơn trong mẫu nghiên cứu của Uyên Duyên
và Jerry và tỉ lệ HbA1C >7.5% của chúng tôi
thấp hơn nghiên cứu của Uyên Duyên. Trong
nghiên cứu của tác giả Uyên Duyên thực hiện
trên 82 bệnh nhân, tỉ lệ bệnh nhân có HbA1C
<=6% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng
tôi, điều đó cũng chứng tỏ rằng bệnh nhân đã
kiểm soát được đường huyết tốt hơn thì biến
chứng bệnh võng mạc đái tháo đường cũng ít
hơn.
Bảng 3. Sự phân phối HbA1C theo các tác giả
Nồng độ
HbA1C
Uyên Duyên
(4)
Jerry và cs
(2)
Huỳnh Nên
Mơ
6% 4,9% 15,4% 12,23%
6.1% - 7.5% 51,2% 51,9% 61,17%
>7.5% 43,9% 26,9% 26,6%
Số bệnh nhân 82 52 188
Bệnh võng mạc đái tháo đườngphân bố
theo giai đoạn lâm sàng
Qua nghiên cứu376 mắt ở 188 bệnh nhân
có 275 mắt được chẩn đoán bệnh võng mạc đái
tháo đường (chiếm 73,14%) trong đó có 50 mắt
tổn thương giai đoạn tăng sinh (chiếm 13,3%)
và 225 mắt tổn thương giai đoạn không tăng
sinh (59,84%). Bệnh võng mạc đái tháo đường
không tăng sinh trong nghiên cứu của chúng
tôi chiếm tỷ lệ 86,69%, phù hợp với kết quả
nghiên cứu của Võ Thị Hoàng Lan(6) và
Nguyễn Thị Tuyết Minh(3).
Triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và
hoàng điểm
Tỉ lệ các hình thái tổn thương võng mạc
khá tương đồng với nghiên cứu của Uyên
Duyên do cùng sử dụng máy chụp hình đáy
mắt để nghiên cứu và khả năng phát hiện các
tổn thương võng mạc của máy chụp hình màu
đáy mắt có độ nhạy và độ đặc hiệu cao(4), chỉ
nhầm lẫn trên một vài vi phình mạch hay xuất
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 198
huyết dạng chấm, nhưng không ảnh hưởng
đến phân loại trong bệnh võng mạc đái tháo
đườngkhông tăng sinh nên không ảnh hưởng
đến việc điều trị. Trong nghiên cứu của chúng
tôi, các tổn thương tại võng mạc tăng rõ rệt ở
nhóm bệnh võng mạc đái tháo đường tăng
sinh so với nhóm bệnh võng mạc đái tháo
đường không tăng sinh. Theo nghiên cứu của
Uyên Duyên thì việc phát hiện bệnh võng mạc
đái tháo đường tăng sinh bằng chụp hình màu
võng mạc có độ nhạy là 91%, độ đặc hiệu 97%.
Sussman và cộng sự(5) ghi nhận rằng khả năng
phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường tăng
sinh trên hình màu có độ nhạy là 88,6%.
Bảng 4. So sánh các nghiên cứu về tỷ lệ hình thái lâm
sàng bệnh võng mạc đái tháo đường theo giai đoạn
lâm sàng
Nguyễn Thị
Uyên Duyên
(4)
Huỳnh Nên Mơ
Vi phình mạch 66,67% 73,09%
Xuất tiết võng mạc 56,79% 55,27%
Xuất huyết võng mạc 55,56% 31,64%
Tĩnh mạchchuỗi hạt /
quai tĩnh mạch
38,89% 38,90%
Bất thường vi mạch
máu trong võng mạc
16,17% 16,73%
Tân mạch 22,22% 18,18%
Bong võng mạc 1,23% 1,82%
Xuất huyết dịch kính /
trước võng mạc
12,35% 12,36%
Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
bệnh võng mạc đái tháo đường
Trong nghiên cứu của chúng tôi khi sử dụng
hồi qui đa biến cho thấy thời gian mắc bệnh đái
tháo đường và việc thay đổi chế độ ăn là quyết
định có liên quan đến sự hiện diện bệnh võng
mạc đái tháo đường tăng sinh, mặc dù phân tích
đơn biến cho thấy kiểm soát đường huyết
(HbA1C cao) và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ
bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Theo
đó nhóm không tuân thủ việc thay đổi chế độ ăn
có nguy cơ bệnh võng mạc đái tháo đườngtăng
sinh gấp 34 lần nhóm có thay đổi chế độ ăn. Điều
này cho thấy kiểm soát đường huyết không tốt
và tăng huyết áp là hệ quả của việc không tuân
thủ điều trị theo chế độ ăn của bệnh nhân đái
tháo đường. Đó là lý do thay đổi chế độ ăn là
yếu tố quyết định dẫn đến sự hiện diện của bệnh
võng mạc đái tháo đường tăng sinh. Vì vậy
nhằm giúp cho bệnh nhân đái tháo đường duy
trì được huyết áp lý tưởng, kiểm soát tốt đường
máu để đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa biến
chứng, cần phải tư vấn cho bệnh nhân chế độ
dinh dưỡng hợp lý và mức độ luyện tập thể lực
phù hợp.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường ở các
nhóm: Không bệnh võng mạc đái tháo đường:
26,86%, bệnh võng mạc đái tháo đường không
tăng sinh nhẹ: 14,89%, bệnh võng mạc đái tháo
đường không tăng sinh trung bình: 38,82%, bệnh
võng mạc đái tháo đường không tăng sinh nặng:
6,12%, bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh:
13,31%. Các tỉ lệ hình thái võng mạc: vi phình
mạch: 73,09%, xuất huyết: 31,64%, xuất tiết:
55,27%, tĩnh mạch chuỗi hạt: 38,9%, bất thường
vi mạch máu: 16,73%, tân mạch: 18,18%, bong
võng mạc: 1,82%, xuất huyết dịch kính:
12,36%.Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh võng
mạc đái tháo đường là thời gian mắc bệnh đái
tháo đường và việc thay đổi chế độ ăn. Nhóm
không thay đổi chế độ ăn có nguy cơ bệnh võng
mạc đái tháo đường tăng sinh cao gấp 34 lần
nhóm thay đổi chế độ ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bacin F, Kantelip B, Menerath JM, Boulmier A(1989),
“Reùtinopathie diabeùtique: eùtude clinique et traitement”,
Ophthamologie, 1-24.
2. Jerry DC, JNC clinical team, et al (2005), “Nonmydriatic digital
imaging alternative for annual retinal examination in persons
with previously documented no or mild diabetic retinopathy”,
American Journal of Ophthamology, 140 (4), pp.667.e1-e8.
3. Nguyễn Thị Tuyết Minh (1999), ”Khảo sát lâm sàng Bệnh lý võng
mạc đái tháo đường ở bệnh viện Chợ Rẫy”. Luận văn thạc sĩ Y học,
Đại học Y dược TPHCM năm 1999.
4. Nguyễn Thị Uyên Duyên (2006), Ứng dụng kỹ thuật chụp hình
màu võng mạc để phát hiện bệnh lý võng mạc đái tháo đường,
Trường Đại học Y dược TPHCM, Luận văn Thạc sĩ Y học.
5. Sussman EJ, et al (1982), “Diagnosis of diabetic eye disease”,
JAMA,247, pp.3231-4.
6. Võ Thị Hoàng Lan (2000), Khảo sát Bệnh lý võng mạc đái tháo
đường bằng chụp mạch huỳnh quang tại bệnh viện Chợ Rẫy,
Trường Đại học Y dược TPHCM, Luận văn Thạc sĩ Y học.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 199
7. Wang WQ (1998), “Changing prevelence of retinopathy in
newlydiagnosed non-insulin dependent diabetes mellitus
patients in Hongkong”, Diabetes-Res-Cli-Pract, 185-191.
Ngày nhận bài báo: 08/02/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_benh_vong_mac_dai_thao_duong_tai_benh_vien.pdf