Tài liệu Khảo sát đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 226
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP
Nguyễn Ngọc Thanh Vân*, Châu Ngọc Hoa*
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy tim là vấn đề của sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ suy tim có xu hướng gia tăng do sự gia tăng tuổi
thọ cùng với những thành công của các phương pháp điều trị bệnh tim mạch. Trong 2 thập niên gần đây, tình
hình suy tim cấp được quan tâm do là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở người lớn tuổi, bệnh cảnh lâm
sàng suy tim cấp thường rất đa dạng, và có nhiều bệnh lý phối hợp. Các nghiên cứu về lĩnh vực này đã được đăng
tải trong tạp chí lớn như nghiên cứu AHEAD đánh giá đặc điểm bệnh nhân, nguyên nhân và các kết cục suy tim,
nghiên cứu FINN-AKVA khảo sát điều trị suy tim cấp theo khuyến cáo ESC và nghiên cứu ALARM-HF nghiên
cứu về đặc điểm và điều trị suy tim cấp ở 9 quốc gia thuộc 4 Châu lục. Các nghiên cứu giúp thầy thuốc lâm sàng
có hướng tiếp cận và điều trị suy tim cấp tốt hơn. T...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 226
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN SUY TIM CẤP
Nguyễn Ngọc Thanh Vân*, Châu Ngọc Hoa*
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy tim là vấn đề của sức khỏe cộng đồng, tỷ lệ suy tim có xu hướng gia tăng do sự gia tăng tuổi
thọ cùng với những thành công của các phương pháp điều trị bệnh tim mạch. Trong 2 thập niên gần đây, tình
hình suy tim cấp được quan tâm do là nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở người lớn tuổi, bệnh cảnh lâm
sàng suy tim cấp thường rất đa dạng, và có nhiều bệnh lý phối hợp. Các nghiên cứu về lĩnh vực này đã được đăng
tải trong tạp chí lớn như nghiên cứu AHEAD đánh giá đặc điểm bệnh nhân, nguyên nhân và các kết cục suy tim,
nghiên cứu FINN-AKVA khảo sát điều trị suy tim cấp theo khuyến cáo ESC và nghiên cứu ALARM-HF nghiên
cứu về đặc điểm và điều trị suy tim cấp ở 9 quốc gia thuộc 4 Châu lục. Các nghiên cứu giúp thầy thuốc lâm sàng
có hướng tiếp cận và điều trị suy tim cấp tốt hơn. Tại TP. Hồ Chí Minh chưa có công trình nghiên cứu về đặc
điểm bệnh phối hợp, tỷ lệ tử vong nội viện cũng như tỷ lệ tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim.
Mục tiêu nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp, tỷ lệ tử vong nội
viện cũng như tỷ lệ tái nhập viện trong 3 tháng đầu ở bệnh nhân suy tim cấp được điều trị tại BV. Nhân
dân Gia Định.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, được thực hiện trên bệnh nhân ≥ 18 tuổi
được chẩn đoán suy tim cấp tại BV. Nhân dân Gia Định trong thời gian 12/2012 – 08/2014.
Kết quả: 86 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu trong thời gian 12/2012 – 08/2014: Tuổi trung bình 62 ±
8,7, lớn nhất 91 tuổi, nhỏ nhất 27 tuổi; Nữ giới 51 (59,3%), nam giới 35 (40,7%); Thời gian nằm viện trung
bình: 12 ngày. 66% bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim trước đó, 34% bệnh nhân là suy tim mới lần đầu.
>66% là suy timmất bù cấp, suy tim cấp thể tăng huyết áp, choáng tim, phù phổi cấp,suy tim cấp-hội chứng vành
cấpvà suy tim phải đơn độc có tỷ lệ lần lượt 15,1%, 4,6%, 6,9% và 5,8% và 0,01%. Các bệnh phối hợp đi kèm suy
tim là tăng huyết áp (63,9%), bệnh mạch vành (56,97%), đái tháo đường (27,9%), bất thường chức năng thận
(26,7%), rung nhĩ (25,58%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (19,7%), tai biến mạch máu não (10,4%), van tim
(12,79%), thiếu máu mạn (60,4%). >60% bệnh nhân có 2 bệnh phối hợp. Tỷ lệ tử vong nội viện là 6,9% và tỷ lệ
tái nhập viện do suy tim trong 3 tháng đầu là 15,12%.
Kết luận: Tuổi trung bình suy tim là 67± 8,7, 66% bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim trước đó, >60%
bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp. Tỷ lệ tử vong nội viện là 6,9%, tỷ lệ tái nhập viện do suy tim trong 3 tháng
đầu là 15,12%.
Từ khoá: suy tim cấp, tử vong nội viện, tái nhập viện do suy tim
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF PATIENTS WITH ACUTE HEART FAILURE
Nguyen Ngoc Thanh Van, Chau Ngoc Hoa
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 226 - 231
Background: Heart failure is a staggering public health problem with an increasing trend in recent years
due to population ageing and medical advances in treatment for coronary heart disease. In the last 20 years, acute
heart failure has been a matter of great concern, being the leading cause for hospitalization in the elderly, with vast
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Ngọc Thanh Vân ĐT: 0989303571 Email: vanessanguyen2010@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 227
interindividual variability in clinical presentation and high rate of comorbidity. There have been a lot of researches
on acute heart failure published in prominent medical journal, such as AHEAD Main (the Acute Heart Failure
Database Main Registry) evaluating patient’s characteristics, etiologies and outcomes of heart failure; the FINN-
AKVA (Finnish Acute Heart Failure Study) accessing the ESC guideline- directed medical therapy of acute heart
failure; the ALARM- HF (The acute heart failure global survey of standard treatment) examining acute heart
failure treatment in 9 different countries from 4 distinct continents. These studies provide physicians with better
diagnostic approach and aid medical- decision making.
Objectives: We conduct this survey to investigate characteristics, in-hospital mortality as well as
rehospitalization rate within 3 months post discharge on patients with acute heart failure treated at Gia
Dinh People hospital.
Method: This was a retrospective study on adults from the age of 18 onwards diagnosed with acute heart
failure at Gia Dinh People hospital during the period from December, 2012 to August, 2014.
Results: 86 patients were eligible for the study criteria, from December, 2012 to August, 2014. Mean age
was 62 8.7, with the maximum being 91 and the minimum being 27. Female accounted for 59.3% of total
population. Mean duration of hospitalization was 12 days. 66% had previously been diagnosed with heart failure,
34% was de novo. >66% was acutely decompensated chronic heart failure. The rate for Hypertensive Acute Heart
Failure, Cardiogenic Shock, Pulmonary Edema, Acute Coronary Syndrome- Heart Failure and Isolated Right
Heart Failure was 15.1%, 4.6%, 6.9%, 5.8% and 0.01%, respectively. Common comorbidities included Arterial
Hypertension (63.9%), Coronary Heart Disease (56.97%), Type 2 Diabetes Mellitus (27.9%), Abnormal Renal
Function (26.7%), Atrial Fibrillation (25.58%), COPD (19.7%), Stroke (10.4%), Valvular Heart Disease
(12.79%), and Chronic Anemia (60.4%). >60% had at least 2 concomitant diseases. In-hospital mortality rate was
6.9%. Rehospitalization rate within 3 months post discharge was 15.12%.
Conclusion: Mean age was 62±8.7; 66% had previous history of heart failure, >60% had at least 2
concomitant disease. In-hospital mortality rate was 6.9% and rehospitalization rate within 3 months post
discharge was 15.12%.
Keyword: acute heart failure, in-hospital mortality, rehospitalization
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy tim cấp là tình trạng lâm sàng xấu đi ở
bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim trước đó
hay là biểu hiện lâm sàng đầu tiên của suy tim
mới mắc, các biểu hiện này đòi hỏi sự chăm sóc y
tế khẩn nhằm cải thiện triệu chứng và ổn định
tình trạng huyết động(4,5).
Từ 2 thập niên qua, các nghiên cứu suy tim
tập trung nhiều về đối tượng suy tim cấp, như
nghiên cứu AHEAD (Acute Heart Failure
Database), nghiên cứu EHFS II (Euro Heart
Failure Survey II), nghiên cứu ALARM-HF
(Acute Heart Failure Global Survey of Standard
Treatment). Việc nghiên cứu này góp phần chẩn
đoán và điều trị bệnh nhân tốt hơn(6,11,14,15).
Suy tim cấp mất bù chiếm 80% trường hợp,
20% là suy tim mới được chẩn đoán. Hội Tim
Châu Âu (2008 – 2012) phân suy tim cấp gồm 6
dạng: suy tim mất bù cấp trên nền suy tim mạn,
phù phổi cấp, suy tim cấp thể tăng huyết áp, suy
tim cấp – hội chứng vành cấp, choáng tim và suy
tim phải đơn độc(5).
Dù thuộc thể lâm sàng nào, các nghiên cứu
về đặc điểm suy tim cấp cho thấy >70% bệnh
nhân suy tim có ít nhất 1 bệnh lý phối hợp. Các
yếu tố nguy cơ thường gặp và có ảnh hưởng lên
tỷ lệ tử vong là rung nhĩ, bất thường chức năng
thận, đái tháo đường, thiếu máu mạn, và tuổi
>70. Càng nhiều yếu tố nguy cơ thì tử vong càng
cao, các yếu tố này được tính theo thang điểm
AHEAD: A là Rung nhĩ, H là Hemoglobine
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 228
(Nam <13g/dl; Nữ 12g/dl), E là tuổi cao 70 tuổi, D
là đái tháo đường, mỗi yếu tố nguy cơ được tính
1 điểm(14).
Sự hiện diện mỗi yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ
lệ tử vong 10% cho một năm. Ngoài ra một số
bệnh lý khác ảnh hưởng lên điều trị và thời gian
nằm viện như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành.
Tỷ lệ tử vong nội viện dao động từ 4-7% tùy
theo đặc điểm bệnh nhân và bệnh nền cơ bản.
Tại TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu vấn đề suy
tim cấp còn ít, chưa có nghiên cứu về các bệnh lý
phối hợp, tỷ lệ tử vong nội viện cũng như tỷ lệ
tái nhập viện trong 3 tháng đầu.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại Khoa
Tim mạch, bệnh viện Nhân dân Gia định nhằm
khảo sát:
Đặc điểm bệnh nhân suy tim cấp.
Tỷ lệ tử vong nội viện, và tỷ lệ tái nhập viện
trong vòng 3 tháng sau xuất viện.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả.
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi nhập viện tại Khoa Tim
mạch, BV Nhân dân Gia định được chẩn đoán
suy tim cấp.
Loại trừ các bệnh nhân không đồng ý tham
gia nghiên cứu tử vong trong vòng 24 giờ sau
nhập viện, không thu thập đủ số liệu
nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian 12/2012 – 08/2014 có
86 bệnh nhân suy tim cấp được chọn vào
nghiên cứu.
Về đặc điểm bệnh nhân
Tuổi trung bình là 62 ± 8,7, tuổi lớn nhất là
91, nhỏ nhất là 27; 51/86 là nữ chiếm tỷ lệ 59,3%,
66% là suy tim cấp đã được chẩn đoán là suy tim
trước đó, 34% là suy tim lần đầu.
Thời gian nằm viện trung bình là 12 ngày.
Nguyên nhân chính gây suy tim trong
nghiên cứu chúng tôi là tăng huyết áp, bệnh
mạch vành, hoặc phối hợp cả hai.
Hình 1. Phân bố giới tính
Hình 2. Phân loại suy tim dựa trên tiền sử suy tim
Bảng 1. Đặc điểm chung bệnh nhân
Đặc điểm Kết quả
HATT trung bình (mmHg) 130 ± 6,7
HATTr trung bình (mmHg) 76 ± 2,3
Nhịp tim > 100 lần/phút 64/86 (74,4%)
EF < 45% 47/86 (54,6%)
Creatinine >130ml/dl 23/86 (26,7%)
Na± < 130meq/l 18/86 (20,9%)
K±> 5.5 meq/l 7/86 (8,13%)
Đường huyết > 7mmol/l 31/86 (36%)
Hb (Nam < 13g/dl; Nữ < 12g/dl) 52/86 (60,4%)
BNP/Pro BNP tăng gấp 5 lần 44/86 (51,1%)
Bảng 2: Phân loại suy tim theo ESC 2008
Suy tim mất bù cấp 66
Suy tim cấp thể tăng huyết áp 15,11
Suy tim cấp – hội chứng vành cấp 5,8
Phù phổi cấp 6,9
Choáng tim 4,65
Suy tim phải đơn độc 0,01
98,47
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 229
Yếu tố thúc đẩy suy tim thường gặp nhất
là không tuân thủ điều trị, nhiễm trùng, tăng
huyết áp.
Các bệnh đồng mắc trên bệnh nhân suy
tim được ghi nhận như sau: 55/86 bệnh nhân
có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ (63,95%), thiếu
máu mạn (60,4%), bệnh mạch vành (56,97%),
đái tháo đường (27,9%), bất thường chức năng
thận (26,7%), rung nhĩ (25,58%), Tai biến mạch
máu não- cơn thoáng thiếu máu não (10,4%),
van tim (12,7%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính (19,7%).
>60% bệnh nhân có 2 bệnh lý đi kèm.
Bảng 2. Các bệnh đồng mắc trên bệnh nhân suy tim
cấp:
Bệnh
Số bệnh nhân
(%)
Tăng huyết áp 55,86 (63,9%)
Thiếu máu mạn (60,4%)
Bệnh mạch vành 49 (56,9%)
Đái tháo đường 24 (27,9%)
Bất thường chức năng thận 23 (26,7%)
Rung nhĩ 22 (25,5%)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 17 (19,7%)
Van tim 11 (12,7%)
Tai biến mạch máu não- Cơn thoáng thiếu
máu não
09 (10,46%)
Tỷ lệ tử vong nội viện là 6/86 (6,9%). Tỷ lệ tái
nhập viện trong 3 tháng là 13/86 (15,12%).
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Tuổi trung bình dân số nghiên cứu của
chúng tôi là 62± 8,7, tuổi lớn nhất 91, nhỏ nhất 27.
Trong nghiên cứu AHEAD, khảo sát trên
4000 bệnh nhân nhập viện do suy tim cấp tại các
trung tâm và bệnh viện Cộng Hòa Séc cho thấy
tuổi trung bình của bệnh nhân 71,5 ± 12,4%, nam
có độ tuổi trẻ hơn so với nữ. Nghiên cứu về suy
tim ở Phần Lan, tuổi trung bình là 67,9 ± 13,3, tại
Hàn Quốc độ tuổi của bệnh nhân suy tim cấp
vào khoảng 68,5 ± 14,5 và nghiên cứu về suy tim
tại Châu Âu, tuổi trung bình 69,9 ± 12,5(8,15).
Tuổi cao của bệnh nhân gần như là sự
tương đồng giữa các nghiên cứu về dịch tễ học
suy tim. Thật vậy, các nghiên cứu đều cho
thấy suy tim là nguyên nhân hàng đầu gây
nhập viện ở bệnh nhân > 65 tuổi. Và tỷ lệ mắc
suy tim có xu hướng tăng cao ở người > 60
tuổi,tỷ lệ suy tim là 2-4% ở dân số chung
nhưng tăng >10% ở dân số > 60 tuổi(1,16).
Về giới: trong nghiên cứu chúng tôi nữ là
59/86 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 59,3% các nghiên
cứu dịch tễ khác như đều có tỷ lệ nam cao hơn
nữ. Nghiên cứu về suy tim ở Phần Lan tỷ lệ
nam là 64,5%, trong nghiên cứu Hàn Quốc tỷ
lệ nam 53,3% và nghiên cứu EHFS II tỷ lệ nam
là 61%(10,11).
Về phân loại thể suy tim cấp
Phân loại dựa trên tiền sử suy tim, chúng tôi
ghi nhận suy tim cấp trên nền mạn là 66%. Suy
tim mới mắc lần đầu là 34%.
Các nghiên cứu về suy tim cấp trên thế giới
đều cho tỷ lệ suy tim mới mắc dao động khác
nhau, tỷ lệ này là 52,1%, 24% và 37% theo báo
cáo nghiên cứu suy tim của Hàn Quốc, nghiên
cứu AHEAD và nghiên cứu EHFS II. Các nghiên
cứu này cho thấy tỷ lệ suy tim cấp đang tăng
dần(4) so với các báo cáo dịch tễ học trước đây
cho thấy tỷ lệ mới mắc suy tim vào khoảng 20%.
Có nhiều cách phân loại suy tim cấp, do tính
đa dạng và phức tạp của hội chứng suy tim cấp
nên cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trên
thế giới, ngoài phân loại suy tim dựa trên tiền sử
suy tim trước đó người ta còn phân loại suy tim
dựa trên phân suất tống máu, dựa vào sự sung
huyết và tình trạng tưới máu ngoại biên(16,17).
Năm 2005 Hội Tim Châu Âu đưa ra 6 thể lâm
sàng, đến 2008, 2012 có sửa đổi các thể lâm sàng
bao gồm: suy tim mất bù cấp, suy tim cấp thể
tăng huyết áp, suy tim cấp- hội chứng vành cấp,
phù phổi cấp, choáng tim và suy tim phải đơn
độc: các thể lâm sàng giúp hướng điều trị khác
nhau và tiên lượng tử vong cũng khác.
Theo cách phân loại này chúng tôi ghi nhận:
Tỷ lệ suy tim mất bù cấp là 66%, suy tim cấp
thểtăng huyết áp 15,11%, suy tim cấp- hội chứng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 230
vành cấp 5,8%, choáng tim 4,65%, phù phổi cấp
(6,9%) và suy tim phải đơn độc là 0,01%.
Nghiên cứu AHEAD năm 2011 cho thấy tỷ lệ
suy tim mất bù cấp là 55,3%, suy tim- tăng huyết
áp cấp 4,4%, suy tim thể phù phổi cấp 18,4%,
choáng tim 14,7% và suy tim phải cấp là 3,3%(15).
Các dạng lâm sàng suy tim này có tỷ lệ tử vong
nội viện khác nhau trong đó choáng tim có tỷ lệ
tử vong cao nhất.
Nghiên cứu EHFS thực hiện trên 3580 bệnh
nhân với kết quả là suy tim mất bù cấp 65,4%,
suy tim thể tăng huyết áp 11,4%, phù phổi
cấp16,2%, choáng tim 3,9% và suy tim phải đơn
độc là 3,2%(11).
Nghiên cứu FINN-AKVA suy tim mất bù
cấp là 63,8%, suy tim thể tăng huyết áp 3,1%,
phù phổi cấp 26,3%, choáng tim 2,3% và suy tim
phải đơn độc là 4,8%(13).
Các nghiên cứu về suy tim cấp trên các quần
thể khác nhau, có những kết quả khác, phụ
thuộc vào bệnh nền cơ bản cũng như chăm sóc y
tế ban đầu. Khác với hội chứng suy tim mạn, các
nghiên cứu dịch tễ học về suy tim cấp chỉ mới
được quan tâm gần đây và có nhiều khác biệt(8).
Các bệnh phối hợp
Suy tim thường là do sự quá tải về thể tích,
về áp lực, sự suy giảm của chức năng co bóp tim
cũng như chức năng thư giãn, các yếu tố này có
thể đơn thuần hoặc phối hợp với nhau dẫn đến
tình trạng suy tim cấp trên lâm sàng(4,5). Chẩn
đoán suy tim cấp thường khó và cần phải xác
định các yếu tố thức đẩy suy tim cũng như các
bệnh đồng mắc vì ảnh hưởng nhiều đến điều trị,
ngày nằm viện, tiên lượng tử vong nội viện và
tiên lượng lâu dài cho bệnh nhân. Các bệnh
đồng mắc có thể do bệnh lý tim mạch như loạn
nhịp, hở van cấp, hội chứng vành cấp, hoặc
không do tim mạch như nhiễm trùng, thiếu máu
mạn, thai kỳ(3,17).
Nguyên nhân chính suy tim cấp trong
nghiên cứu của chúng tôi là tăng huyết áp,
bệnh mạch vành và sự phối hợp cả hai. Trong
nghiên cứu EHFS II nguyên nhân thường gặp
là tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tình
trạng rung nhĩ. Trong nghiên cứu AHEAD hội
chứng vành cấp và thiếu máu cơ tim là
nguyên nhân chủ yếu.
Bảng 3. Về bệnh lý phối hợp
Tỷ lệ bệnh %
Chúng
tôi
AHEAD EHFS II
Hàn
Quốc
Tăng huyết áp 55,8 72 62,5 56
Bệnh mạch vành 56,9 57 53,6 30,8
Tai biến mạch máu não
–Tăng huyết áp
10,4 14,6
Đái tháo đường týp 2 27,9 44 32,8 37,4
Rối loạn chức năng thận 26,7 30 16,8 14,3
Thiếu máu mạn 60,4
Rung nhĩ 25,5 31 4,7 22
Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
19,7 31 38,7 11,3
Van tim 12,7 19,3
Tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm tỷ
lệ > 50% trong hầu hết các nghiên cứu.
Ghi nhận khác biệt trong nghiên cứu chúng
tôi là thiếu máu mạn chiếm tỷ lệ cao 60,4%.
Tử vong và tái nhập viện
Về tỷ lệ tử vong nội viện của nghiên cứu
chúng tôi là 6,9%,tỷ lệ tử vong nội viện do suy
tim cấp khá cao dao động từ 4%-7% tùy các
nghiên cứu, có nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này là
đến 11% (ALARM HF) cách chọn mẫu trong
nghiên cứu cũng ảnh hưởng lên tỷ lệ này, ngoài
ra người ta nhận thấy trị số huyết áp tâm thu lúc
nhập viện có liên quan đến tỷ lệ tử vong, nhưng
không liên quan đến tái nhập viện(7,9).
Về tỷ lệ tái nhập viện trong khoảng thời gian
1-3 tháng sau xuất viện của chúng tôi là 15,12%.
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ này là 25-30% và
cao hơn >50% sau 1 năm.
Tái nhập viện làm cơ tim suy yếu dần và là
nguyên nhân làm suy tim nặng hơn. Vấn đề
tránh tái nhập viện được bàn nhiều đến trong
các nghiên cứu và khuyến cáo hiện nay. Có
nhiều nguyên nhân gây tái nhập viện trong đó
để đề cập đến sử dụng thuốc đúng theo khuyến
cáo, cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân và kế
hoạch tái khám sau xuất viện(2,3,12).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 231
Nghiên cứu chúng tôi có những hạn chế nhất
định, nên chỉ khảo sát tỷ lệ tái nhập viện mà
chưa phân tích đến các nguyên nhân.
KẾT LUẬN
Trong khoảng thời gian 12/2012 – 8/2014,
khảo sát và theo dõi trên 86 bệnh nhân suy tim
cấp điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định,
chúng tôi có 3 kết luận sau:
Tuổi trung bình bệnh nhân suy tim cấp là 62
± 8,7 lớn nhất 91 tuổi, nhỏ nhất 27 tuổi, 59% là nữ
giới, thời gian nằm viện trung bình là 12 ngày,
66% bệnh nhân có tiền sử suy tim trước đó.
Về phân loại thể suy tim cấp: suy tim mất bù
cấp 66%, suy tim cấp thể tăng huyết áp 15,1%,
suy tim cấp- hội chứng vành cấp 5,8%, choáng
tim 4,6%, phù phổi cấp 6,9% và suy tim phải đơn
độc 0,01%.
Nguyên nhân chính gây suy tim cấp là tăng
huyết áp, bệnh mạch vành, phối hợp cả 2 thể và
yếu tố thúc đẩy thường gặp là không tuân thủ
điều trị, nhiễm trùng, hội chứng vành cấp. Các
bệnh phối hợp trên bệnh nhân suy tim: tăng
huyết áp (63,9%), bệnh mạch vành (56,9%), thiếu
máu mạn (60,4%), đái tháo đường (27,9%), bất
thường chức năng thận (26,7%), rung nhĩ
(25,5%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (19,7%),
van tim (12,7%), và tai biến mạch máu não não-
cơn thoáng thiếu máu não (10,4%).
60% bệnh nhân có 2 bệnh lý đi kèm.
Tỷ lệ tử vong nội viện: 6,9%. Tỷ lệ tái nhập
viện trong 1-3 tháng sau xuất viện: 15,12%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa, Trần Hoà (2014).”Hội chứng suy tim cấp”.
Suy tim trong thực hành lâm sàng, 315-322. Nhà xuất bản Y học.
2. Chun S, Tu JV, Wijeysundera HC, et al. (2012).”Lifetime
analysis of hospitalizations and survival of patients newly
admitted with heart failure". Circ Heart Fail, 5 (4), 21-414.
3. Desai A. S, Stevenson L. W. (2012).”Rehospitalization for heart
failure: predict or prevent?". Circulation, 126 (4), 6-501.
4. Dickstein K, Cohen-Solal A, Filippatos G, et al. (2008).”ESC
guidelines for the diagnosis and treatment of acute and
chronic heart failure 2008: the Task Force for the diagnosis and
treatment of acute and chronic heart failure 2008 of the
European Society of Cardiology. Developed in collaboration
with the Heart Failure Association of the ESC (HFA) and
endorsed by the European”.
5. Filippatos G, Zannad F (2007).”An introduction to acute heart
failure syndromes: definition and classification". Heart Fail
Rev, 12 (2), 87-90.
6. Follath F, Yilmaz MB, Delgado JF, et al. (2011).”Clinical
presentation, management and outcomes in the Acute Heart
Failure Global Survey of Standard Treatment (ALARM-HF)".
Intensive Care Med, 37 (4), 26-619.
7. Fonarow GC, Abraham WT, Albert NM, et al
(2004).”Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in
Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE-HF):
rationale and design". Am Heart J, 148 (1), 43-51.
8. Gheorghiade M (2005).”Reassessing treatment of acute heart
failure syndromes: the ADHERE Registry". European heart
journal supplements, 7, B13-B19.
9. Gheorghiade M, Abraham WT, Albert NM, et al.
(2006).”Systolic blood pressure at admission, clinical
characteristics, and outcomes in patients hospitalized with
acute heart failure". Jama, 296 (18), 26-2217.
10. Kociol RD, Hammill BG, Fonarow GC, et al.
(2010).”Generalizability and longitudinal outcomes of a
national heart failure clinical registry: Comparison of Acute
Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE)
and non-ADHERE Medicare beneficiaries". Am Heart J, 160 (5),
92-885.
11. Lee SE, Cho HJ, et al (2014).”A multicentre cohort study of
acute heart failure syndromes in Korea: rationale, design, and
interim observations of the Korean Acute Heart Failure
(KorAHF) registry”. European Journal Heart Failure, 16, 700–
708.
12. McMurray JJ (2012).”ESC Guidelines for the diagnosis and
treatment of acute and chronic heart failure 2012". European
heart journal, 33, 1787-1847.
13. Nieminen MS, Brutsaert D, Dickstein K, et al.
(2006).”EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey on
hospitalized acute heart failure patients: description of
population". Eur Heart J, 27 (22), 26-2725.
14. O'Connor CM, Miller AB, Blair JE, et al. (2010).”Causes of
death and rehospitalization in patients hospitalized with
worsening heart failure and reduced left ventricular ejection
fraction: results from Efficacy of Vasopressin Antagonism in
Heart Failure Outcome Study with Tolvaptan (EVEREST)
program". Am Heart J, 159 (5), 841-849.e1.S
15. Siiril- Waris K, Lassus J, Melin J, Peuhkurinen K, Nieminen
MS, HarjolaVP, FINN-AKVA Study Group: Characteristics,
outcomes, and predictors of 1-year mortality in patients
hospitalized for acute heart failure. Eur Heart J 2006, 27,3011-
3017.
16. Spinar J, Jarkovsky J, Spinarova L, et al. (2016).”AHEAD score-
Long-term risk classification in acute heart failure". Int J
Cardiol, 202, 6-21
17. Spinar J, Parenica J, Vitovec J, et al. (2011).”Baseline
characteristics and hospital mortality in the Acute Heart
Failure Database (AHEAD) Main registry". Crit Care, 15 (6),
R291.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_dac_diem_benh_nhan_suy_tim_cap.pdf