Khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017

Tài liệu Khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 418 KHẢO SÁT CƠ CẤU CHI PHÍ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Bùi Thị Minh Hiền*, Trần Nhật Trường**, Trần Ngọc Nhân*, Trần Thị Thanh Tuyền*, Phan Thị Thanh Nhàn**, Cù Thanh Tuyền**, Trần Thị Ngọc Vân**, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Chi phí sử dụng thuốc luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong ngân sách của cơ sở khám chữa bệnh. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc nếu được thực hiện một cách hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng khả năng được tiếp cận với thuốc, đảm bảo hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre (TTBT) giai đoạn 2010 - 2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện TTBT trong giai đoạn 2010 - 2017. Cơ cấu chi phí sử dụng thuốc đư...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 418 KHẢO SÁT CƠ CẤU CHI PHÍ SỬ DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Bùi Thị Minh Hiền*, Trần Nhật Trường**, Trần Ngọc Nhân*, Trần Thị Thanh Tuyền*, Phan Thị Thanh Nhàn**, Cù Thanh Tuyền**, Trần Thị Ngọc Vân**, Hoàng Thy Nhạc Vũ** TÓM TẮT Mở đầu: Chi phí sử dụng thuốc luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong ngân sách của cơ sở khám chữa bệnh. Việc lựa chọn và sử dụng thuốc nếu được thực hiện một cách hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng khả năng được tiếp cận với thuốc, đảm bảo hiệu quả điều trị cao và tiết kiệm chi phí. Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre (TTBT) giai đoạn 2010 - 2017. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện TTBT trong giai đoạn 2010 - 2017. Cơ cấu chi phí sử dụng thuốc được mô tả thông theo thành phần hoạt chất, đường dùng, nước sản xuất, phân loại theo nhóm tác dụng dược lý, theo generic/biệt dược gốc, theo phân loại VEN, và theo các hoạt chất thông dụng. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận tổng cộng 284 thuốc tân dược, tương ứng 125 hoạt chất khác nhau được sử dụng tại Bệnh viện TTBT giai đoạn 2010 - 2017. Trong đó, thuốc Việt Nam chiếm 77,1%; thuốc có thành phần đơn chất chiếm 94,4% số thuốc có trong danh mục thuốc. Có 65 thuốc có nguồn gốc nước ngoài, chiếm 43,5% chi phí thuốc, chủ yếu là Ấn Độ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Hungary, Úc, Hàn Quốc và Đức sản xuất. Thuốc tân dược có hai nhóm điều trị chính là nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và nhóm chống co giật động kinh, chiếm 78,0% chi phí sử dụng thuốc. Thuốc đông dược có hai nhóm lớn là nhóm an thần, định chí, dưỡng tâm và nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ, với tỉ lệ chi phí lần lượt là 63,8% và 36,2%. Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin liên quan đến đặc điểm chính của việc sử dụng thuốc nói chung và cơ cấu chi phí sử dụng thuốc nói riêng tại Bệnh viện TTBT giai đoạn 2010 - 2017. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho Bệnh viện đề ra các chính sách quản lý và sử dụng thuốc hiệu quả hơn. Từ khóa: chi phí thuốc, chống rối loạn tâm thần, chống co giật động kinh, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre ABSTRACT A SURVEY ON THE DRUGS COST STRUCTURE AT THE BEN TRE PSYCHIATRIC HOSPITAL IN THE PERIOD OF 2010 - 2017 Bui Thi Minh Hien, Tran Nhat Truong, Tran Ngoc Nhan, Tran Thi Thanh Tuyen, Phan Thi Thanh Nhan, Cu Thanh Tuyen, Tran Thi Ngoc Van, Hoang Thy Nhac Vu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 417 – 422 Background: The drugs cost always accounts for a large part of the hospitals’ budget. Optimizing drugs selection and utilization will help patients access drugs in a cost-effective way. Objectives: To investigate drugs cost structure at the Ben Tre Psychiatric Hospital in the period of 2010 - 2017. *Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ ĐT: 0913.110.200 Email: hoangthynhacvu@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 419 Methods: The descriptive cross-sectional study was conducted on the retrospective data of drugs utilization at Ben Tre Psychiatric Hospital in the period of 2010 - 2017. The drugs cost structure was described by active ingredients, routes of administration, manufacturing countries, therapeutic classes, drugs origins (generics/brand names), VEN classes, and common active ingredients. Results: There was a total of 284 modern drugs, corresponding to 125 active ingredients. Among them, 77.1% were domestic drugs and 94.4% had single active ingredient. 65 imported drugs accounted for 43.5% of the total drugs cost and commonly came from India, France, Sweden, Hungary, Australia, Korea, and Germany. Among modern drugs, antipsychotic drugs and anti-epileptic drugs were used commonly and contributed to 78.0% of the total drugs cost. Among traditional drugs, drugs belonging to Group 5 and Group 2 (classified according to the Circular No. 05/2015/TT-BYT of Vietnam Ministry of Health) were used commonly with the cost ratio at 63.8% and 36.2%, respectively. Conclusion: The study provided main characteristics of drugs utilization in general and drugs cost structure in particular at Ben Tre Psychiatric Hospital in the period of 2010 - 2017. This information is the scientific base which will help the hospital make reasonable policies of drugs management and utilization. Key words: drugs cost, antipsychotic drugs, anti-epileptic drugs, Ben Tre Psychiatric Hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2011, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 23/2011/TT-BYT về “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”, trong đó nêu rõ trách nhiệm của cán bộ y tế trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến hoạt động sử dụng thuốc nói chung và những vấn đề cần can thiệp nói riêng tại bệnh viện. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc nói chung và chi phí thuốc nói riêng tại cơ sở y tế đã được thực hiện trên thế giới(3,4) cũng như tại Việt Nam(6,7) trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, quản lý sử dụng thuốc là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác quản lý hành nghề Dược, đặc biệt là tại các cơ sở y tế có giường bệnh. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre (TTBT) là một bệnh viện chuyên khoa hạng 3, bắt đầu hoạt động khám chữa bệnh từ tháng 6 năm 2009. Chi phí dành cho thuốc luôn chiếm một tỉ lệ đáng kể trong ngân sách của Bệnh viện. Tính đến thời điểm 2018, nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc nói chung và chi phí thuốc nói riêng tại Bệnh viện TTBT chưa được thực hiện cho một giai đoạn dài, vì vậy thông tin thu được còn chưa thể hiện đầy đủ thực trạng sử dụng thuốc của Bệnh viện. Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2010 - 2017. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng thuốc tại Bệnh viện TTBT trong giai đoạn 2010 - 2017. Tổng hợp và xử lí dữ liệu: Mỗi thuốc sử dụng được thu thập thông tin về cơ số và giá thuốc để tính ra chi phí sử dụng trong từng năm. Cơ cấu chi phí sử dụng thuốc sẽ được mô tả cho thuốc tân dược và thuốc đông dược, theo từng năm và cho cả giai đoạn 2010 - 2017. Chi phí của thuốc tân dược sẽ được mô tả theo thành phần hoạt chất, đường dùng, nước sản xuất, phân loại thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, theo generic/biệt dược gốc, theo phân loại VEN và theo các hoạt chất thông dụng. Chi phí của thuốc đông dược sẽ được mô tả theo tỉ lệ chi phí sử dụng thuốc cho các nhóm điều trị chính. Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phương pháp thống kê cơ bản, thông qua tần số và tỉ lệ phần trăm. Dữ liệu được tổng hợp và xử lý thống kê bằng Microsoft Excel 2016. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 420 KẾT QUẢ Tình hình sử dụng thuốc Trong giai đoạn 2010 - 2017, có tổng cộng 284 thuốc tân dược, tương ứng 125 hoạt chất, và 13 thành phẩm thuốc đông dược đã được sử dụng tại Bệnh viện TTBT. Thuốc tân dược có hai nhóm điều trị chính là nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và nhóm chống co giật động kinh, với tỉ lệ số thuốc trong danh mục lần lượt là 14,4% và 12,2%. Thuốc đông dược có hai nhóm lớn là nhóm an thần, định chí, dưỡng tâm và nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ (Bảng 1). Xét về số lượng thuốc sử dụng trong giai đoạn 8 năm, thuốc Việt Nam chiếm 77,1%; thuốc có thành phần đơn chất chiếm 94,4% số thuốc có trong danh mục. Trong 65 thuốc nhập khẩu, chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các thuốc được sản xuất tại Ấn Độ, Pháp, Thụy Sĩ và Hungary (Hình 1). Cơ cấu chi phí sử dụng thuốc Tỉ lệ chi phí sử dụng thuốc thay đổi nhiều theo từng thời kỳ. 284 thuốc tân dược được sản xuất bởi 15 quốc gia khác nhau, trong đó thuốc do Việt Nam sản xuất chiếm 56,5% chi phí sử dụng của toàn Bệnh viện. Tỉ lệ chi phí sử dụng hàng năm của nhóm rối loạn tâm thần có xu hướng giảm và của nhóm chống co giật động kinh có xu hướng tăng qua từng năm. Có 11 hoạt chất đã có cơ số sử dụng vượt trội, chiếm 82,3% tổng chi phí sử dụng thuốc toàn Bệnh viện; trong đó, cao nhất là chi phí dành cho hoạt chất olanzapin với hàm lượng 10mg ở dạng viên (16,7%). Thuốc chống rối loạn tâm thần chiếm chiếm 39,5% về chi phí sử dụng; nhóm thuốc generic chiếm 86,9% chi phí sử dụng thuốc của toàn Bệnh viện (Bảng 2). Liên quan đến các thuốc đông dược, nghiên cứu ghi nhận nhóm an thần, định chí, dưỡng tâm có tỉ lệ chi phí trung bình là 63,8%, nhóm thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ có tỉ lệ chi phí trung bình là 36,2% trong giai đoạn 2010 - 2017 (Hình 1). Bảng 1: Mô tả đặc điểm sử dụng thuốc của một số nhóm điều trị theo nguồn gốc thuốc và theo nước sản xuất đối với các thuốc tân dược có trong danh mục thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017 Nguồn gốc thuốc Nước sản xuất Tổng Biệt dược gốc Thuốc Generic Việt Nam Nước ngoài Số thuốc tân dược (thuốc) n=9 (%) n=275 (%) n=219 (%) n=65 (%) n=284 (%) Chống rối loạn tâm thần 1 (11,1) 40 (14,5) 31 (14,2) 10 (15,4) 41 (14,4) Chống co giật động kinh 3 (33,3) 31 (11,3) 18 (8,2) 16 (24,6) 34 (12,0) Nhóm khác 5 (55,6) 204 (74,2) 170 (77,6) 39 (60,0) 209 (73,6) Chi phí sử dụng (triệu VND) n=2805 (%) n=20462 (%) n=13135 (%) n=9082 (%) n=23267 (%) Chống rối loạn tâm thần 170 (6,1) 9013 (44,0) 7583 (57,7) 1599 (15,8) 9182 (39,5) Chống co giật động kinh 2578 (91,9) 6372 (31,1) 1849 (14,1) 7100 (70,1) 8950 (38,5) Nhóm khác 57 (2,0) 5077 (24,8) 3702 (28,2) 1433 (14,1) 5135 (22,1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 421 Hình 1: Mô tả số lượng và cơ cấu chi phí sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 422 Bảng 2: Mô tả cơ cấu chi phí thuốc tân dược có trong danh mục thuốc tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 - 2017 (%) Giai đoạn Đặc điểm phân loại 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2010 - 2017 Thành phần hoạt chất Phối hợp 13,5 29,5 34,6 20,6 9,2 10,3 12,2 9,1 14,6 Đơn chất 86,5 70,5 65,4 79,4 90,8 89,7 87,8 90,9 85,4 VEN E 94,8 98,5 98,5 97,6 93,6 99,6 99,6 88,0 95,7 N 0,7 0,3 0,2 1,7 0,1 0,0 0,0 9,9 2,4 V 4,5 1,2 1,2 0,7 6,4 0,4 0,4 2,1 1,9 Nguồn gốc thuốc Biệt dược gốc 7,3 29,0 34,2 21,6 0,1 3,0 1,7 18,4 12,1 Generic 92,7 71,0 65,8 78,4 99,9 97,0 98,3 81,6 87,9 Nước sản xuất Việt Nam 68,8 65,2 52,8 55,2 69,4 57,9 40,6 58,1 56,5 Nước ngoài 31,2 34,8 47,2 44,8 30,6 42,1 59,4 41,9 43,5 Nhóm điều trị Chống co giật động kinh 22,6 36,6 42,5 44,7 29,5 41,0 33,8 44,2 38,5 Chống rối loạn tâm thần 58,5 50,9 42,5 41,6 55,4 41,8 38,4 19,9 39,5 Các nhóm khác 19,0 12,4 15,0 13,6 15,2 17,2 27,8 35,9 22,1 Hoạt chất Olanzapin 10mg 12,4 13,4 16,1 18,9 24,6 12,6 15,7 20,0 16,7 Valproat* 8,6 6,0 6,5 19,5 16,3 21,2 17,2 16,8 14,0 Valproat Natri + Valproic Acid 10,8 27,3 32,4 19,9 9,6 10,3 12,2 9,1 16,5 Risperidon 27,7 21,0 11,9 6,0 8,0 3,8 2,5 5,2 10,8 Piracetam 0,8 1,6 2,6 2,8 3,2 4,6 10,8 10,2 4,6 Clorpromazin* 9,0 10,5 5,9 8,3 9,1 4,8 4,2 3,1 6,9 Phenobarbital* 3,2 2,2 1,8 2,6 3,6 8,2 2,6 2,0 3,3 Sulpirid 7,7 4,0 4,3 2,0 2,6 1,6 2,4 2,2 3,4 Levomepromazin 0,0 0,0 1,6 2,4 3,7 3,5 2,7 2,2 2,0 Vitamin B 5,1 1,0 0,5 0,8 1,2 1,4 3,7 3,6 2,2 Haloperidol 2mg 1,2 1,5 1,5 2,5 3,8 2,3 2,1 1,8 2,1 Khác 13,5 11,5 14,9 14,3 14,3 25,7 23,9 23,8 17,7 (*) Tất cả các hoạt chất trên đều ở dạng viên, riêng 3 hoạt chất valproat, clorpromazin, phenobarbital ngoài dạng viên còn có các dạng bào chế khác. BÀN LUẬN Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên của Bệnh viện TTBT cung cấp những thông tin liên quan đến chi phí sử dụng thuốc trong một giai đoạn dài. Kết quả cho thấy các thuốc nhóm chống rối loạn tâm thần và nhóm chống co giật động kinh có tổng tỉ lệ thuốc khoảng 30% trong danh mục thuốc, nhưng mỗi nhóm chiếm đến gần 40% chi phí thuốc của toàn Bệnh viện. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây, thực hiện tại Bệnh viện Tâm thần Quảng Ninh(5) và Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng chi phí của hai nhóm thuốc này chiếm lần lượt là 63% và 96% chi phí thuốc của toàn bệnh viện(1). Tỉ lệ giữa hai nhóm thuốc có sự thay đổi theo từng bệnh viện, do sự khác nhau về đặc điểm mô hình bệnh tật các bệnh tâm thần giữa các khu vực. Ngoài ra, sự khác biệt giữa sự chênh lệch về tỉ lệ cơ số và tỉ lệ chi phí giữa hai nhóm thuốc này cũng được ghi nhận trong tất cả các nghiên cứu, vì các thuốc trong nhóm chống co giật động kinh có giá thuốc cao hơn nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần. Thuốc generic chiếm tỉ lệ lớn trong điều trị bệnh vì giá thành rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người bệnh. Kết quả 82% thuốc sử dụng tại Bệnh viện có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam cho thấy Bệnh viện thực hiện tốt chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế(2) cũng như Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 423 quy định việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện. Tuy nhiên, một số thuốc chuyên khoa tâm thần vẫn phải nhập khẩu, chủ yếu là từ Ấn Độ, chiếm 48,5% chi phí thuốc nhập khẩu. Tất cả các thuốc nhập khẩu từ Ấn Độ đều là thuốc generic; ngược lại các thuốc nhập khẩu từ Pháp đều là biệt dược gốc, chỉ chiếm 4,5% cơ số thuốc sử dụng nhưng chiếm 29,8% chi phí thuốc nhập khẩu. Thuốc đông dược có chi phí sử dụng thấp nhưng mang lại hiệu quả điều trị tốt đối với một số bệnh tâm thần, ít tác dụng phụ. Nghiên cứu ghi nhận nhóm an thần, định chí, dưỡng tâm có tỉ lệ chi phí tăng dần qua từng năm; trong khi nhóm thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ có xu hướng giảm dần tỉ lệ chi phí. Bệnh viện đã sử dụng các thành phẩm thuốc đông y nhóm an thần, định chí, dưỡng tâm từ năm 2011 thay thế các thuốc hướng tâm thần để điều trị cho người bệnh bị mất ngủ và nhóm thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy thay thế các thuốc tân dược để điều trị hỗ trợ chức năng gan. Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ trong một giai đoạn dài giúp kết quả thu được tương đối đại diện cho việc sử dụng thuốc trong điều trị tại Bệnh viện TTBT. Ngoài ra, cần có các nghiên cứu về sử dụng thuốc, phân tích chi phí điều trị một cách chi tiết hơn để thu được các thông tin đầy đủ và toàn diện về thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã cung cấp những thông tin liên quan đến đặc điểm chính của việc sử dụng thuốc nói chung và cơ cấu chi phí sử dụng thuốc nói riêng tại Bệnh viện TTBT giai đoạn 2010 - 2017. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho Bệnh viện đề ra các chính sách quản lý và sử dụng thuốc hiệu quả hơn. Nghiên cứu cần thực hiện trong giai đoạn tiếp theo để có thể so sánh và đánh giá lại kết quả thu được từ nghiên cứu này, từ đó giúp cho những nhìn nhận về tình hình sử dụng thuốc tại Bệnh viện được cập nhật và đầy đủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bành Mạnh Lực (2015). Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2014. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 4824/QĐ-BYT phê duyệt đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. 3. Evans JMM, Donnelly LA, Emslie-Smith AM, Alessi DR, Morris AD (2005). Metformin and reduced risk of cancer in diabetic patients. BMJ: British Medical Journal, 330: pp.1304– 1305. 4. Helin-Salmivaara A, Virtanen A, Vesalainen R, Grönroos JM, Klaukka T, Idänpään-Heikkilä JE and Huupponen R (2006). NSAID use and the risk of hospitalization for first myocardial infarction in the general population: a nationwide case–control study from Finland. European heart journal, 27: pp.1657-1663. 5. Hoàng Thị Thu Hương (2012). Phân tích hoạt động tồn trữ, cấp phát và cơ cấu thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần Quảng Ninh năm 2011. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa I, Đại học Dược Hà Nội. 6. Hoàng Thy Nhạc Vũ, Trần Thị Ngọc Vân và Nguyễn Thị Kim Tuyến (2016). Mô tả đặc điểm danh mục thuốc sử dụng năm 2014 tại Bệnh viện Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học Thực Hành, 60: tr.21-23. 7. Huỳnh Như, Cù Thanh Tuyền, Hoàng Thy Nhạc Vũ (2017). Đặc điểm danh mục thuốc tân dược được sử dụng tại Bệnh viện Phú Nhuận giai đoạn 2012-2017. Chuyên đề Dược, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản 21(1), trang 135-141. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_co_cau_chi_phi_su_dung_thuoc_tai_benh_vien_tam_than.pdf
Tài liệu liên quan