Tài liệu Khảo sát chức năng tuyến giáp ở trẻ bị hội chứng thận hư: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở TRẺ BỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Lê Thị Ngọc Dung, Bùi Quang Nghĩa
TÓM TẮT
Mục tiêu: lượng giá rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi hội chứng thận hư.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 62 bệnh nhi hội chứng thận hư tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: có 30 bệnh nhi hội chứng thận hư lần đầu và 32 bệnh nhi hội chứng thận hư tái phát. Tuổi
trung bình là 6,9±4,4 năm tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng thận hư là phù vá tiểu ít.
Triệu chứng thường gặp nhất của suy giáp là mệt mỏi, vọp bẻ, da khô. Tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (30,6%).
Tỉ lệ chiều cao thấp ở nhóm hội chứng thận hư tái phát (68,7%) cao hơn nhóm hội chứng thận hư lần đầu
(30%) (p< 0,05). T3 trung bình là 0,71±0,43 ng/dl,T4 trung bình...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chức năng tuyến giáp ở trẻ bị hội chứng thận hư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
* Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược TP.HCM
KHẢO SÁT CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP
Ở TRẺ BỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Lê Thị Ngọc Dung, Bùi Quang Nghĩa
TÓM TẮT
Mục tiêu: lượng giá rối loạn chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi hội chứng thận hư.
Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 62 bệnh nhi hội chứng thận hư tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: có 30 bệnh nhi hội chứng thận hư lần đầu và 32 bệnh nhi hội chứng thận hư tái phát. Tuổi
trung bình là 6,9±4,4 năm tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất của hội chứng thận hư là phù vá tiểu ít.
Triệu chứng thường gặp nhất của suy giáp là mệt mỏi, vọp bẻ, da khô. Tỉ lệ suy dinh dưỡng cao (30,6%).
Tỉ lệ chiều cao thấp ở nhóm hội chứng thận hư tái phát (68,7%) cao hơn nhóm hội chứng thận hư lần đầu
(30%) (p< 0,05). T3 trung bình là 0,71±0,43 ng/dl,T4 trung bình là 3,77±1,65 μg/dl, FT4 trung bình là
0,94±0,47 ng/dl, TSH trung bình là 5,8±4,9 μUI/ml. T3, T4, FT4 thấp và TSH cao cùng với triệu chứng
lâm sàng biểu hiện tình trạng suy giáp. Có mối tương quan chặt chẽ giữa albumine máu và nồng độ các
hormone tuyến giáp.
Kết luận: cần chú ý đến tình trạng dinh dưỡng và chiều cao ở trẻ hội chứng thận hư, đặc biệt là ở
nhóm hội chứng thận hư tái phát. Cần theo dõi định kỳ chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi nghi ngờ để có
thể phát hiện suy giáp sớm và điều trị kịp thời.
SUMMARY
EVALUATION OF THYROID FUNCTION IN CHILDREN WITH NEPHROTIC
SYNDROME
Le Thi Ngoc Dung, Bui quang Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 83 – 87
Object: evaluation of thyroid disorders in children with nephrotic syndrome.
Method: a cross-sectional study in 62 children with nephrotic syndrome at Children’s Hospital No2.
Result: there were 30 children in the group with a first episode of nephrotic syndrome and 32
children in the group of relapsing nephrotic syndrome. The median age at presentation was 6,9±4,4
years. The symptoms of nephrotic syndrome were often oedema and oliguria. The symptoms of
hypothyroidism were often fatigue, cramp and dry skin. The rate of malnutrition was high (30,6%). The
rate of stunting in the group of relapsing nephrotic syndrome (68,7%) was significantly higher than in the
group with a first episode of nephrotic syndrome (30%) (p< 0,05). The mean T3 was 0,71±0,43 ng/dl, the
mean T4 was 3,77±1,65 μg/dl, the mean FT4 was 0,94±0,47 ng/dl, the mean TSH was 5,8±4,9 μUI/ml.
The low T3, T4, FT4 and elevated TSH combined with clinical manifestations presented hypothyroidism.
The thyroid hormones were significantly correlated with albuminemia.
Conclusion: the malnutrition and stunting should be considered in children with nephrotic
syndrome, particularly in the group of relapsing nephrotic syndrome. If the thyroid hormones are
routinely measured in suspected patients, the hypothyroidism can be prevented ealier by replacement
therapy.
83
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh thận phổ
biến ở trẻ em. Bệnh được đặc trưng bởi phù và tiểu
đạm. Bệnh thường diễn tiến mãn tính với các đợt tái
phát và gây thất thoát một lượng lớn chất đạm qua
nước tiểu trong đó có cả hormon thyroxin (T4) và
thyroid binding globulin (TBG)(3,4,12). Sự thất thoát
này có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của
tuyến giáp cùng sự phát triển của trẻ, và có mối
tương quan nào giữa sự thất thoát hormon tuyến giáp
này với các biến đổi thể dịch trong bệnh HCTH.
Liu (2001) đã chứng minh có liên quan giữa
lượng hormon tuyến giáp và sự chậm phát triển của
chuột bị HCTH. La Lau (1998) và Hoàng Thị Thuỷ
Yến (2002) bước đầu ghi nhận có rối loạn lượng
hormon tuyến giáp ở trẻ bị HCTH tiên phát chưa điều
trị(7,11).
Để góp phần tìm hiểu vấn đề này chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Xác định những rối loạn chức năng tuyến giáp
trong đợt cấp của hội chứng thận hư
- Xác định mối tương quan giữa nồng độ hormon
tuyến giáp với lượng đạm máu, albumine máu và
đạm niệu.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 62 bệnh nhi được chẩn đoán HCTH nhập
Khoa NTH4 – bệnh viện Nhi đồng 2 từ tháng 10 năm
2003 đến tháng 6 năm 2004.
Tiêu chí chọn bệnh
Tiêu chuẩn chọn bệnh:(3,6,8)
Phù
Đạm niệu >50mg/kg/ngày hay > 2g/m2/ngày
hay Protein niệu/ creatinine niệu > 2mg/mg
Albumin máu < 25g/l, đạm máu < 55g/l
Lipid máu tăng.
Gia đình đồng ý thực hiện
Tiêu chí loại trừ
- Trẻ bị hội chứng thận hư do các nguyên nhân
khác: viêm gan siêu vi, lupus, Schőnlein Henoch.
- Trẻ đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến chức
năng tuyến giáp.
- Trẻ được chẩn đoán suy giáp bẩm sinh, thứ
phát.
- Gia đình không đồng ý thực hiện
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích
Phương pháp thu thập số liệu” dựa trên mẫu
bệnh án
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê epi-info
2002
Định lượng nồng độ hormon được thực hiện
bằng hệ thống ADAVIA Centaur System tại Trung
Tâm Chẩn Đoán Y Khoa, Tp Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Độ tuổi khởi bệnh
Chúng tôi 6,97 ± 4,49 tuổi
Lê Nam Trà (2) 8,70 ± 3,50 tuổi
Vũ Huy Trụ (5) 7,36 ± 2,20 tuổi
Hoàng Thị Thuỷ Yên
và Hồ Viết Hiếu (7)
7,35 ± 3,33 tuổi
Phân bố về giới tính
50TH
80.6%
12 TH
19.4%
Nam
Nữ
Biểu đồ 1: Phân bố theo giới tính của mẫu nghiên
cứu (N=62).
Lê Thị Ngọc Dung (1): 3.5/1
Lê Nam Trà (2): 4/1
Makker và Heyman (14): 1,9/1
84
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng liên quan đến tình
trạng suy giáp trên bệnh nhân HCTH.
Triệu chứng Trường hợp Phần trăm (%)
Mệt mỏi 16 25,8
Chuột rút (vọp bẻ) 5 8
Sợ lạnh 1 1.6
Da khô 1 1,6
Triệu chứng khác:
hạ thân nhiệt (<360C),
nhịp tim chậm,....
0 0
Không phát hiện tuyến giáp to trên lâm sàng
(100%). Điều này có thể giải thích do hormon giáp
được dự trữ dùng trong thời gian 3 tháng (4).
Tỉ lệ SDD thời điểm trước lúc nhập viện là 30,6%
Bảng 2: Tình trạng thời điểm trước lúc nhập viện.
Lần đầu Tái phát Tổng cộng
Bình thường 22 21 43
SDD 8 (26,66%) 11 (34,37%) 19
Tổng cộng 30 32 62
Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng ở
2 nhóm trẻ HCTH lần đầu và tái phát với p>0,05.
Bảng 3: So sánh chiều cao giữa hai nhóm HCTH lần
đầu và tái phát.
Lần đầu Tái phát Tổng cộng
BT 21 10 31
Thấp 9 (30%) 22 (68,75%) 31
Tổng cộng 30 32 62
Tỉ lệ có chiều cao thấp ở nhóm HCTH tái phát
cao hơn nhóm HCTH lần đầu. Sự khác biệt này có y
nghĩa thống kê với p=0,001.
Đây có thể là biểu hiện của tình trạng suy giáp
trên bệnh nhân HCTH, hoặc do mất protein gắn với
vitamin D cùng hậu quả điều trị bằng coticoide nên
làm ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ HCTH tái
phát(15).
Cận lâm sàng
Bảng 4: Lượng đạm niệu ở hai nhóm HCTH lần đầu-
tái phát
Lượng đạm niệu trung bình
Lần đầu 119,55 ± 69,89 mg/kg/ngày
Tái phát 137,06 ± 90,85 mg/kg/ngày
p= 0,4
Lượng đạm niệu ở nhóm HCTH tái phát nhiều
hơn nhóm HCTH lần đầu, nhưng sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Nồng độ protein máu và albumin máu.
Lần đầu Tái phát
Protein 43,45 ±
8,07 g/l
43,61 ± 7,49
g/l
43,29 ± 8,71
g/l
Albumine 19,75 ±
6,55 g/l
20,27 ± 5,05
g/l
19,27 ± 7,76
g/l
p>0,05
Không có sự khác biệt về nồng độ đạm máu và
albumine máu giữa hai nhóm.
Bảng 6: Nồng độ hormon tuyến giáp của nhóm
HCTH
Lần đầu Tái phát p
T3 0,71 ± 0.43 ng/ml 0,48 ± 0,21 0,80 ± 0,47 0,08
T4 3,77 ± 1.65 μg/dl 3,94 ± 1.64 3,58 ± 1.66 0,3
FT4 0,94 ± 0.47 ng/dl 0,84 ± 0.28 1,02 ± 0.58 0,1
TSH 5,80 ± 4.9 μUI/ml 5,73 ± 4.16 5,72 ± 5.59 0,9
Kết quả khảo sát của chúng tôi ghi nhận có tình
trạng giảm nồng độ T3, T4, FT4, và tăng nồng độ
TSH tương tự với những nghiên cứu khác của Hoàng
Thị Thuỷ Yến(7), và M Ali Afrasiabi(13)
Nhưng không có sự khác biệt về nồng độ hormon
tuyến giáp giữa hai nhóm HCTH lần đầu và HCTH tái
phát, điều này có thể được giải thích do lượng đạm
máu và albumin máu giữa hai nhóm không khác
nhau, vì thời gian nghiên cứu còn ngắn nên nhóm
HCTH tái phát của chúng tôi đa phần là tái phát lần 2
(56,3%).
Bảng 7: So sánh nồng độ hormon tuyến giáp giữa hai
nhóm HCTH có đạm máu 50g/l
protein máu 50g/l p
T3 0,64 ± 0,41 ng/dl 1,25 ± 0,36 ng/ml 0,02
T4 3,45 ± 1,33 μg/dl 5,67 ± 2,41 μg/dl 0,008
FT4 0,91 ± 0,50 ng/dl 0,99 ± 0,29 ng/dl >0,05
TSH 6,11 ± 5,18 μUI/ml 3,45 ± 2,76 μUI/ml 0,1
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ
T3, T4 giữa hai nhóm có protein 20g/l.
điều này có khả năng do mất protein gắn kết gây
giảm nồng độ hormon. Không có sự khác biệt về FT4
và TSH giữa hai nhóm.
85
Bảng 8: So sánh nồng độ hormon tuyến giáp giữa hai
nhóm HCTH có albumine 20g/l
Lần đầu Tái phát p
T3 0,64 ± 0,44 ng/ml 0,90 ± 0,44 ng/ml 0,1 (n=29)
T4 3,08 ± 1,22 μg/dl 4,80 ± 1,65 μg/dl 0,000
FT4 0,86 ± 0,33 ng/dl 1,04 ± 0,66 ng/dl 0,1
TDH 6,63 ± 5,76 μUI/ml 4,48 ± 2,79 μUI/ml >0,05
Tương tự, T4 cũng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai nhóm albumin <20g/l và
>20g/l. Nồng độ T3 tuy có sự khác biệt nhưng
không có ý nghĩa thống kê có thể do cở mẫu của
chúng tôi còn thấp.
Trong nghiên cứu của Afrasiabi MA, giảm nồng
độ T3 là do mất T3 qua nước tiểu và T3 gắn kết
nhiều với albumine trong khi T3 chỉ gắn kết với
albumin #10%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi phát hiện
được khoảng 69% trường hợp giảm T3, 54,8%
trường hợp giảm T4, 40,7% trường hợp giảm FT4,
16,7% trường hợp tăng TSH trên 10μUI/ml. Điều
này cũng cho thấy có tình trạng suy giáp trên cận
lâm sàng trong lô nghiên cứu chúng tôi. Tuy
nhiên, trên lâm sàng biểu hiện của suy giáp không
rõ có thể do thời gian mất đạm còn ngắn, dự trữ
hormon tuyến giáp đủ dùng trong thời gian 3
tháng, và đa phần nhóm HCTH tái phát đều là lần
2 và thiết kế chúng tôi là cắt ngang nên không thể
theo dõi được trong suốt thời gian bệnh.
Nghiên cứu của M. Ali Afrasiabi cũng phát
hiện : bệnh nhi HCTH có biểu hiện bình giáp
trên lâm sàng và có sự giảm nồng độ hormon T3
và TGB (12).
Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều kết luận có
tình trạng suy giáp nguyên phát hay suy giáp nhẹ ở
bệnh nhi HCTH (10) và đề nghị liệu pháp hormon
thay thế nên được sử dụng sớm.
Mối tương quan giữa nồng độ hormon
tuyến giáp và albumine máu
Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy có sự tương
quan giữa nồng độ albumine máu và T3, T4, FT4. Sự
tương quan này thấy rõ và có ý nghĩa ở nhóm HCTH
lần đầu
Hệ số tương quan – r HORMON
HCTH chung Lần đầu Tái phát
T3 0,22 (p=0,2) 0,75 (p=0,06) 0,22 (p=0,3)
T4 0,57 (p=0,000) 0,67 (p=0,000) 0,53 (p=0,002)
FT4 0,1 (p=0,5) 0,5 (p=0,006) 0 (p=0,9)
TSH 0,22 (p-0,08) 0,26 (p=0,1) 0,2 (p=0,2)
Điều này cũng được thấy ở nghiên cứu của
Hoàng Thị Thuỷ Yến. (1)
Mối tương quan này yếu ở nhóm HCTH tái phát.
Điều này được giải thích bởi ảnh hưởng của
prednison làm tăng nồng độ hormon TSH gây tăng
T3, T4. Liệu pháp corticoide (prednison 1 – 2
mg/kg/ngày) gây nên tăng nồng độ TSH lên 2 lần. (9)
Qua đó chúng tôi thiết lập phương trình tương
quan giữa nồng độ T3, T4, FT4 và albumine máu.
- Phương trình tương quan giữa nồng độ
Albumine máu và T3.
Nồng độ T3 = - 0,69 + (nồng độ Albumin x
0,061)
Phương trình tương quan giữa nồng độ
Albumine máu và T4
Nồng độ T4 = - 0,562 + (nồng độ Albumine x
0,222)
Phương trình tương quan giữa nồng độ
Albumine máu và FT4
Nồng độ FT4 = 0,301 + (nồng độ Albumine x
0,026)
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu nồng độ hormon tuyến giáp
trên 62 bệnh nhi HCTH, chúng tôi nhận thấy nồng
độ hormon T3, T4, FT4 giảm rõ và TSH tăng tương
ứng theo cơ chế feedback đồng thời có sự tương
quan chặt giữa nồng độ T3, T4, FT4 và albumine
máu. Trên lâm sàng tuy chưa biểu hiện rõ tình
trạng suy giáp nhưng hai triệu chứng SDD và chiều
cao thấp là hai triệu chứng nổi bật cần được quan
tâm, đặc biệt là nhóm HCTH tái phát.
Chúng ta cần kiểm tra nồng độ T3, T4, FT4, TSH
ở trẻ bị HCTH nhất là những trường hợp bệnh diễn
tiến lâu và tái phát nhằm phát hiện tình trạng suy
giáp để có thể điều trị hormon thay thế khi cần thiết.
86
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Ngọc Dung (1996), Góp phần nghiên cứu diễn
tiến và biến chứng của hội chứng thận hư ở trẻ em.
Luận văn phó Tiến Sĩ Y Dược chuyên ngành nhi.
2. Lê Nam Trà (1994), “Hội chứng thận hư”. Cẩm nang
điều trị nhi khoa, tr. 176-180
3. Lê Nam Trà, Trần Đình Long (2000), “Hội chứng thận
hư”, Bài giảng Nhi Khoa tập 2, Bộ Môn Nhi Trường
Đại Học Y Khoa Hà Nội, tr. 155 – 167.
4. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2003), “Bướu giáp
đơn thuần”, Nội tiết học đại cương, tr. 179 – 192.
5. Vũ Huy Trụ (1996), Góp phần nghiên cứu hội chứng
thận hư ở trẻ em. Luận văn phó Tiến Sĩ Y Dược
chuyên ngành Nhi.
6. Vũ Huy Trụ (2004), “Hội chứng thận hư”, Bài Giảng
Nhi Khoa tập 2, Bộ Môn Nhi Trường Đại Học Y Dược
Tp Hồ Chí Minh, tr. 119-129.
7. Hoàng Thị Thủy Yến, Hồ Việt Hiếu. (2002), Đánh giá
chức năng tuyến giáp ở bệnh nhi HCTH nguyên phát.
Hội nghị nhi khoa toàn quốc 2002, tr. 527-531
8. Eddy AA, Symons JM (2003), “Nephrotic syndrome in
children”, The Lancet, Vol. 362, pp. 629 – 639.
9. Etling N, Fouque F. (1982), “Effect of prednisone on
serum and urinary thyroid hormone levels in children
during the nephrotic syndrome”. Helv Paediatr Acta.
37(3):pp. 257-65.
10. Ito S, Kano K, Ando T, Ichimura T. (1983), Thyroid
function in children with nephrotic syndrome. First
Department of Paediatrics, Dokkyo University School
of Medicine, Tochigi, Japan.
11. Liu JH, Yi ZW (2001), Relationship between serum
thyroid hormone and GH-IGF axis, growth failure in
nephrotic rats. Department of Pediatrics, Second
Xiangya Hospital, Central South University,
Changsha 410011, China.
12. La lau JL., Moullkart V. (1998) et coi “ La Fonction
thyroidienne danh le syndrome nephrotique”. Annales
d’endocrinologie.
13. Afrasiabi MA et al. (1979), “Thyroid function studies
in the nephrotic syndrome”. Ann Intern Med 90(3),
pp. 335-338
14. Makker MD. (1974), The idiopathic nephrotic
syndrome of childhood: A clinical reevaluation of 148
cases. Amer J Dis Child 127, pp. 830-837.
15. Orth SR., Ritz E (1998), “The Nephrotic syndrome”,
Medical progress, The New England Journal of
Medicine, pp. 1202 – 1211.
87
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_chuc_nang_tuyen_giap_o_tre_bi_hoi_chung_than_hu.pdf