Khảo sát chỉ tiêu Arsen vô cơ, coliform tổng số và Escherichia Coli của các mẫu nước đóng chai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Khảo sát chỉ tiêu Arsen vô cơ, coliform tổng số và Escherichia Coli của các mẫu nước đóng chai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 116 KHẢO SÁT CHỈ TIÊU ARSEN VÔ CƠ, COLIFORM TỔNG SỐ VÀ ESCHERICHIA COLI CỦA CÁC MẪU NƯỚC ĐÓNG CHAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hà*, Ngô Kiến Đức* TÓM TẮT Mở đầu: Số lượng các hãng nước đóng chai trên thị trường gia tăng nhanh chóng, kéo theo đó là sự khó khăn trong việc kiểm soát về chất lượng của các cơ quan chức năng, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Thực hiện đề tài "Khảo sát chỉ tiêu Arsen vô cơ, coliform và Escherichia coli (E. coli) của các mẫu nước đóng chai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh " giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng nước đóng chai đang lưu hành trên thị trường TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Định lượng arsen vô cơ và đánh giá chỉ tiêu coliform tổng số, E. coli của một số mẫu nước đóng chai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Kết quả thử nghiệm chất lượng nước uống đóng chai được đánh giá qua tiêu chuẩn được quy định tron...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chỉ tiêu Arsen vô cơ, coliform tổng số và Escherichia Coli của các mẫu nước đóng chai trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 116 KHẢO SÁT CHỈ TIÊU ARSEN VÔ CƠ, COLIFORM TỔNG SỐ VÀ ESCHERICHIA COLI CỦA CÁC MẪU NƯỚC ĐÓNG CHAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Hà*, Ngô Kiến Đức* TÓM TẮT Mở đầu: Số lượng các hãng nước đóng chai trên thị trường gia tăng nhanh chóng, kéo theo đó là sự khó khăn trong việc kiểm soát về chất lượng của các cơ quan chức năng, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Thực hiện đề tài "Khảo sát chỉ tiêu Arsen vô cơ, coliform và Escherichia coli (E. coli) của các mẫu nước đóng chai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh " giúp chúng ta có cái nhìn sơ bộ về chất lượng nước đóng chai đang lưu hành trên thị trường TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Định lượng arsen vô cơ và đánh giá chỉ tiêu coliform tổng số, E. coli của một số mẫu nước đóng chai trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Kết quả thử nghiệm chất lượng nước uống đóng chai được đánh giá qua tiêu chuẩn được quy định trong QCVN 06-1:2010/BYT. Đánh giá cảm quan mẫu nước thông qua chỉ tiêu pH. Định lượng arsen vô cơ trong mẫu thử bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử kỹ thuật lò graphit (GFAAS), tiến hành qua hai bước: thẩm định quy trình định lượng, sau đó tiến hành xác định nồng độ arsen trong mẫu thử nghiệm. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform và E. coli trong mẫu nước đóng chai bằng phương pháp dùng màng lọc, phát hiện vi khuẩn coliform bằng thử nghiệm oxidase và xác định vi khuẩn E. coli bằng phản ứng indol. Kết quả: Về chỉ tiêu pH, có 43,3% mẫu có pH < 6,5. Về chỉ tiêu arsen vô cơ, quy trình phân tích được thẩm định đạt yêu cầu và thu được kết quả như sau: khoảng áp dụng định lượng (đường chuẩn): 0,5 – 30,0 µg/l, giới hạn phát hiện: 0,0003 µg/l; giới hạn định lượng: 0,0009 µg/l; độ đúng: tỷ lệ % thu hồi nằm trong khoảng 85 – 115%, RSD% ≤ 10%; độ lặp lại: RSD% ≤ 10%. Tất cả mẫu thử nghiệm đều có nồng độ arsen nằm trong giới hạn cho phép (≤ 10 µg/l). Phương pháp dùng màng lọc được áp dụng đạt kết quả tốt với tỷ lệ thu hồi cao > 80%. Về chỉ tiêu coliform, 23,33% mẫu không phát hiện vi khuẩn, 26,66% mẫu phát hiện vi khuẩn nhưng không phải coliform, 50% mẫu nhiễm coliform trong đó 6,67% không đạt chỉ tiêu coliform tổng số. Không phát hiện E. coli trong bất kỳ mẫu nào. Kết luận: Tất cả các mẫu đều đạt chỉ tiêu arsen vô cơ và E. coli trong nước. Trong đó 6,67% mẫu thử nghiệm không đạt chỉ tiêu coliform tổng số. Từ khóa: arsen, coliform, E. coli, GFAAS, nước uống đóng chai ABSTRACT EVALUATION OF INORGANIC ARSENIC, TOTAL COLIFORM BACTERIA AND THE PRESENCE OF ESCHERICHIA COLI IN BOTTLED WATER SAMPLES IN HO CHI MINH CITY AREA Le Thi Ha, Ngo Kien Duc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 116 – 124 Background - Objective: In the present, the amount of bottled drinking water brands consecutively increase. Moreover, the quality control of the authorities for these products was still limited that makes the *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Ngô Kiến Đức ĐT: 0903055357 Email: ngokienduc@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 117 consumers confused. Based on this situation, our study was performed to evaluate primarily the quality of bottled water samples in Ho Chi Minh city. Method: They were evaluated quality index according QCVN 06-1:2010/BYT. Their pH index were tested. The concentration of inorganic arsenic was quantified by graphite furnace atomic absorption spectroscopy method, which had been validated before. The detection and enumeration of total coliform and Escherichia coli (E. coli) were conducted by membrane filtration method. The presence of coliform and E. coli were respectively tested using oxidase reagent and indol reagent. Results: There were 13 bottled drinking water samples possessed pH < 6.5. The validation of the arsenic analysis process showed following these results: linearity ranged from 0.5 – 30.0 µg/l; limit of detection was 0.0003 µg/l; limit of quantification was 0.0009 µg/l; recovery was approximately 85 – 115%; the RSD% of repeatability was less than or equal 10%. All of samples contained arsenic in permissible limit (≤ 10 µg/l). Membrane filtration method possessed a high recovery rate (> 80%). On the other hand, there were 23.33% samples without the presence of bacteria, 26.66% samples (with the presence of other bacteria and without coliform, 50% samples with the presence of coliform, therein 6.67% samples exceeded permissible limit of total coliform. None of samples presented E. coli. Conclusion: All of bottled water samples possessed permissible limit of the amount of arsenic and E. coli. There were 6.67% samples exceeded limit of total coliform. Key words: arsen, coliform, E. coli, GFAAS, bottled water MỞ ĐẦU Trong những năm trở lại đây, thị trường nước uống đóng chai ở Việt Nam phát triển với sự đa dạng về sản phẩm. Tuy nhiên kèm theo sự bùng nổ này là những vấn đề về chất lượng, và vệ sinh kém khiến cơ quan chức năng khó khăn trong kiểm soát cũng như gây hoang mang cho người tiêu dùng. Hiện nay, trên thị trường tràn lan nhãn hiệu nước uống đóng bình, đóng chai dán nhãn là tinh khiết, là nước suối thiên nhiên. Tuy nhiên, không phải cơ sở sản xuất nào cũng có sự đầu tư nghiêm túc trong quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh cho sản phẩm. Đồng thời rất khó để kiểm soát chất lượng vì cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ nhân lực và điều kiện để giám sát theo dõi một cách thường xuyên và hiệu quả. Mặc dù nhiều cơ sở khi mang mẫu nước đi xét nghiệm đều đạt tiểu chuẩn về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm cũng như chỉ tiêu lý hóa, nhưng vấn đề đặt ra là liệu sau khi đã đăng ký chất lượng và đi vào hoạt động, việc sản xuất và bảo quản các sản phẩm nước đóng chai sau đó có tuân thủ quy trình đảm bảo chất lượng hay bị thả nổi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Đề tài được thực hiện với mong muốn cung cấp thông tin sơ bộ về chất lượng một số mẫu nước đóng chai đang lưu hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, giúp cho người tiêu dùng nhận thức đúng hơn về sản phẩm nước uống mình đã và đang sử dụng. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 30 mẫu nước đóng chai được thu thập chủ yếu tại các khu vực quanh bệnh viện và bến xe trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nguyên vật liệu Hóa chất - Cồn 96o. - Nước muối sinh lý NaCl 0,9%. - Dung dịch acid nitric đậm đặc – Merck - Nước trao đổi ion (suất điện trở ≥16 MΩ.cm) - DD chuẩn: H3AsO4 trong HNO3 0,5 M nồng độ 1000 mg/l – Merck. - DD cải biến nền: Palladium nitrat Pd(NO3)2 10 µg/ml Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 118 Dụng cụ - trang thiết bị Bảng1: Dụng cụ - trang thiết bị Dụng cụ Hãng Số hiệu Tủ Laminar ESCO AHC – 4A1 Tủ LAMINAR ESCO Streamline - Class II Biological Safety Cabinet Máy UV-VIS GENEQUANT 1300 Nồi hấp HIRAYAMA HV-110 Tủ ấm SHELLAB USA RI28-2 Máy lắc ủ nhiệt STUART S1500 Máy đo pH CRISON Tủ sấy PANASONIC MOV 212 Tủ sấy MEMMERT Germany 100 lít UFB 500 Màng lọc SARTORIUS STEDIM Cellulose nitrat 11403--47--ACN Máy hút chân không VACUMBRAND MZ-2C-NT Máy vortex STUART SA8 Máy quang phổ hấp thu nguyên tử (AAS) SHIMADZU AA-6300 Lò graphit SHIMADZU GFA-EX7i Bộ bơm mẫu tự động Shimadzu ASC-6000 Bếp cách thủy MEMMERT WB29 Bình khí argon Cân phân tích SARTORIUS BP 221S (chính xác tới 0,1mg) Thiết bị khác - Máy lọc nước trao đổi ion. - Dụng cụ thủy tinh: bình định mức, pipet, cốc có mỏ Tất cả dụng cụ thủy tinh dùng trong phân tích arsen trong mẫu được ngâm vào dung dịch acid nitric 10% trong 24 giờ, tráng sạch 3 lần bằng nước trao đổi ion, sấy khô trước khi dùng. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật - Môi trường thạch đậu nành TSA. -Môi trường lactose với natri heptadecylsulfat – TM Media. - Môi trường tryptophan. Thuốc thử - Thuốc thử Kovac’s. - Giấy tẩm thuốc thử oxidase - Công ty Nam Khoa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đánh giá pH Đo pH bằng máy đo pH CRISON tại Lab Vi sinh công nghệ - Khoa Dược Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Lấy mẫu để đo arsen vô cơ Lấy mẫu vô bình thủy tinh bosilicat được rửa trước bằng HNO3 10 % (v/v) và tráng bằng nước. Thêm ngay 20 ml HCl vô 1000 ml mẫu nước. (Nếu pH của mẫu vẫn lớn hơn 2 thì thêm HCl nữa cho tới khi pH < 2). Định lượng arsen bằng phương pháp GFAAS (tiến hành tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc – mỹ phẩm - thực phẩm TP. Hồ Chí Minh). Mẫu thử Các mẫu thử (250 ml) được cô đến cắn trong cốc có mỏ bằng bếp cách thủy. Thêm chính xác 1 ml PdCl2 10 µg/ml và 4 ml HNO3 0,5% vào cốc đựng mẫu đã được cô đến cắn. Hòa tan cắn. Mẫu trắng DD HNO3 0,5% pha từ dd HNO3 đậm đặc và nước trao đổi ion. Mẫu chuẩn DD arsen chuẩn 1 (10 mg/l): hút chính xác 1 ml dd arsen 1000 mg/l cho vào bình định mức 100 ml. Pha loãng bằng HNO3 0,5% đến vạch. DD arsen chuẩn 2 (100 µg/l): hút chính xác 1 ml Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 119 dd chuẩn arsen 1 cho vào bình định mức 100 ml. Pha loãng bằng HNO3 0,5% đến vạch. Các thông số máy và chương trình nhiệt độ tối ưu Bảng 2: Điều kiện đo arsen trong mẫu nước bằng kỹ thuật GFAAS Điều kiện Thông số Cuvet graphit Ống graphit phủ pyrolytic Loại đèn nền BGC-D2 Cường độ đèn (mA) 12 Bước sóng (nm) 193,7 Độ rộng khe sáng (nm) 0,7 Nồng độ acid nitric (%) 0,5 Chất cải biến nền Pd(NO3)2 10 µg/ml Thể tích mẫu (µl) 10 Thể tích dd nền (µl) 2 Bảng 3: Chương trình nhiệt độ phân tích arsen Giai đoạn Nhiệt độ ( o C) Thời gian (giây) Tốc độ dòng (l/phút) Sấy mẫu 1 150 20 0,10 2 250 10 0,10 Tro hóa 1 600 10 1,00 2 600 10 1,00 3 600 3 0,00 Nguyên tử hóa 2200 2 0,00 Làm sạch lò 2500 2 1,00 Thẩm định quy trình định lượng arsen trong nước bằng phương pháp GFAAS(3) Khảo sát tính tuyến tính Chuẩn bị dãy các dd mẫu chuẩn với 6 mức nồng độ như Bảng 4. Bảng 4: Pha dd chuẩn xây dựng đường tuyến tính 1 2 3 4 5 6 DD arsen 100 µg/l (ml) 0,5 1 5 10 20 30 PdCl2 10 mg/l (ml) 20 20 20 20 20 20 HNO3 0,5% vừa đủ 100 ml Nồng độ (µg/l) 0,5 1 5 10 20 30 Lập đường chuẩn có dạng: ŷ = a.x + b và khảo sát mức độ tuyến tính giữa nồng độ và độ hấp thu arsen. Yêu cầu: nồng độ arsen và độ hấp thu tương quan tuyến tính khi r ≥ 0,995. Sử dụng “phân tích hồi quy” với trắc nghiệm t kiểm tra ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy và trắc nghiệm F kiểm tra tính thích hợp của phương trình hồi quy. Khảo sát độ lặp lại Áp dụng quy trình định lượng trên với hai mẫu thử, mỗi mẫu thử chuẩn bị 6 cốc dd đo. Mỗi cốc tiến hành đo 1 lần. Yêu cầu : RSD ≤ 10%. Khảo sát độ đúng Tạo các mẫu thử thêm chuẩn có 3 mức nồng độ khác nhau với nồng độ chất chuẩn thêm vào lần lượt là 8 µg/l, 12 µg/l, 16 µg/l. Mỗi mức nồng độ tiến hành với 3 mẫu thử. Mỗi mẫu thử tiến hành đo 1 lần. Yêu cầu : phương pháp được chấp nhận đạt độ đúng khi tỷ lệ thu hồi (%) nằm trong khoảng 85,0 - 115,0% (µg/l) và RSD ≤ 10%. Tỷ lệ thu hồi (%) = Giới hạn phát hiện (LOD) SD: Độ lệch chuẩn của đường hồi quy Giới hạn định lượng (LOQ) SD: Độ lệch chuẩn của đường hồi quy Định lượng arsen trong mẫu khảo sát Mỗi mẫu tiến hành đo 02 lần. Kết quả: nồng độ arsen được tính theo công thức: C: nồng độ arsen trong mẫu đo tính theo đường chuẩn (µg/l) Phương pháp màng lọc đếm coliform tổng số và phát hiện E. coli Môi trường (1) Môi trường lactose với heptadecylsulfat (2) Thạch Trypton đậu nành (TSA) (3) Môi trường chứa tryptophan Chuẩn bị mẫu(5) Đối với mẫu thể tích nhỏ (500 ml, 1500 ml): đựng trong chai thành phẩm. Đối với mẫu thể tích lớn (5 lít, 7,5 lít, 19 lít): lấy 500ml mẫu từ chai thành phẩm vào bình chứa mẫu bằng thủy tinh dung tích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 120 500ml đã được hấp tiệt trùng. Tiến hành lọc ngay sau khi lấy mẫu. Thử nghiệm áp dụng phương pháp màng lọc thông qua tỷ lệ thu hồi E. coli trên màng lọc Môi trường nuôi cấy Lactose với Natri heptadecylsulfat. Thiết kế thí nghiệm Chuyển khóm E. coli đã được phân lập vào môi trường NaCl 0,9%. Pha loãng mẫu bằng NaCl 0,9%. Chọn độ pha loãng có lượng vi khuẩn khoảng 103 vi khuẩn/ml (phương pháp định lượng gián tiếp vi sinh vật bằng phương pháp đo mật độ quang) tiến hành khảo sát . - Mẫu 1: nước RO hấp vô trùng ở 121 °C trong 15 phút. Lọc 250 ml mẫu bằng phương pháp dùng màng lọc đường kính ɸ =47 mm, cỡ lỗ 0,45 µm (mẫu trắng). - Mẫu 2: cấy vào 02 đĩa petri mỗi đĩa 100 µl. Dùng que trải trải đều vi khuẩn trên mặt thạch. - Mẫu 3: hút 100 µl vào 250 ml mẫu trắng. Lọc 250 ml mẫu trong một lần bằng phương pháp dùng màng lọc. Tiến hành 02 lần. - Mẫu 4: hút 100 µl vào 250 ml mẫu trắng. Chia 250 ml mẫu thành hai phần dùng lọc trong 02 lần (mỗi lần khoảng 100-150 ml) trên 01 màng lọc bằng phương pháp dùng màng lọc. Tiến hành 02 lần. Ủ các đĩa petri ở (36 ± 2) °C trong 18-24 giờ. Tiến hành đếm số khuẩn lạc mọc trong đĩa petri. Đánh giá tỷ lệ thu hồi vi khuẩn trên màng, được tính bằng tỷ lệ số khóm mọc trên màng so với số khóm vi khuẩn mọc trên đĩa petri. Tiến hành thử nghiệm xác định trên mẫu khảo sát Lọc Dùng nước cất vô trùng thấm ướt giấy lọc. Lọc áp suất giảm 250 ml mẫu qua màng lọc với bộ lọc thủy tinh xốp. Ủ và xác định Bước 1 Đặt màng trên đĩa agar lactose và ủ ở 37 C trong (21 ± 3) giờ. Bước 2 Kiểm tra và đếm tất cả các khuẩn lạc dương tính với lactose, nhưng không quan tâm đến kích thước. Bước 3 Cấy tiếp tất cả các khuẩn lạc đặc trưng (hoặc tối thiểu 10 khuẩn lạc) thu được lên môi trường thạch TSA, ủ ở (36 ± 2) C trong 18-23 giờ và tiến hành thử oxidase: dùng que cấy gỗ cấy một phần khuẩn lạc vi khuẩn lên giấy lọc được tẩm thuốc thử oxidase. Màu xanh đậm xuất hiện trong 10 giây là phản ứng dương tính. Bước 4 Tiến hành tiếp với những khóm cho thử nghiệm oxidase âm tính: cấy qua môi trường chứa tryptophan trong ống nghiệm và ủ ở 44 C trong 18-24 giờ và kiểm tra sự sinh ra indol bằng cách thêm 0,2-0,3 ml thuốc thử Kovac’s. Mẫu đỏ thẫm trên bề mặt môi trường xác định sự sinh ra indol. Đọc kết quả Các khuẩn lạc có phản ứng oxidase âm tính là vi khuẩn coliform. Các khuẩn lạc có phản ứng oxidase âm tính và phản ứng indol dương tính là E. coli. Hình 1: Thử nghiệm oxidase Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 121 Hình 2: Thử nghiệm sinh indol KẾT QUẢ Chỉ tiêu pH: pH: Có 43,3% (n=13) mẫu nước có pH nằm ngoài khoảng 6,5-8,5 (theo TCVN 6096:2004(2) và khuyến cáo của WHO(6)). Định lượng arsen vô cơ Kết quả thẩm định quy trình phân tích arsen bằng phương pháp GFAAS Xây dựng đường chuẩn: Đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thu vào nồng độ arsen được trình bày ở hình 3. Hình 3: Đồ thị biểu diễn độ hấp thu theo nồng độ arsen Phân tích hồi quy t0 = 715598,0635 > t0,05 = 2,7764 Hệ số a có ý nghĩa thống kê. |t0| = 6507,2034 > t0,05 = 2,7764 Hệ số b có ý nghĩa thống kê. F = 5,1208 ×1011 > F0,05 =7,7086 Bác bỏ giả thuyết H0: Phương trình hồi quy có ý nghĩa. Kết luận Vậy phương trình ŷ = 0,0032x - 0,0004 thích hợp. Giới hạn phát hiện (LOD) Giới hạn định lượng (LOQ) Khảo sát độ chính xác Tiến hành trên 02 mẫu thử M-1 và S-6 Bảng 5: Kết quả khảo sát độ lặp lại Mẫu Độ hấp thu Nồng độ (µg/l) Kết quả thống kê M-1 0,0091 2,9908 = 3,2258 SD = 0,1887 RSD % = 5,85 0,0105 3,4294 0,0099 3,2415 0,0094 3,0848 0,0096 3,1475 0,0106 3,4607 S-6 0,0114 3,7113 = 3,8158 SD = 0,1004 RSD % = 2,63 0,0114 3,7113 0,0119 3,8680 0,0119 3,8680 0,0116 3,7740 0,0122 3,9619 Kết luận Kết quả trong bảng 5 cho thấy phương pháp thử có độ lặp lại đạt yêu cầu của quy trình phân tích (RSD (%) < 10%). Khảo sát độ đúng Tiến hành đánh giá độ đúng của phương pháp trên 02 mẫu M-1 và S-6 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 122 Bảng 6: Kết quả khảo sát độ đúng Mẫu Nồng độ As trong mẫu (µg/l) Lượng As thêm vào (µg/l) Tỷ lệ thu hồi (%) RSD (%) M-1 3,2258 8,0000 105,1377 3,27 3,2258 8,0000 110,2277 3,2258 8,0000 103,5715 3,2258 12,0000 91,7585 0,87 3,2258 12,0000 92,8026 3,2258 12,0000 91,2360 3,2258 16,0000 93,2920 2,09 3,2258 16,0000 94,6626 3,2258 16,0000 97,2076 S-6 3,8158 8,0000 102,0694 4,35 3,8158 8,0000 108,7269 3,8158 8,0000 111,0756 3,8158 12,0000 90,2354 1,86 3,8158 12,0000 93,6296 3,8158 12,0000 92,3238 3,8158 16,0000 104,8759 1,33 3,8158 16,0000 102,1353 3,8158 16,0000 103,7016 Kết luận Kết quả trong bảng 6 cho thấy phương pháp thử có đúng đạt yêu cầu của quy trình phân tích với: Tỷ lệ thu hồi trong khoảng 85,0-115,0%, RSD (%) < 10%. Định lượng arsen vô cơ trong mẫu thử Thử nghiệm tiến hành trên 30 mẫu thử. Đo lặp lại ít nhất 02 lần trên mỗi mẫu thử. Tất cả mẫu thử đều có nồng độ arsen nằm trong giới hạn cho phép (<10 µg/l). Đếm coliform tổng và phát hiện E. coli Kết quả khảo sát tỷ lệ thu hồi E. coli bằng phương pháp màng lọc Bảng 7: Kết quả khảo sát tỷ lệ thu hồi E. coli bằng phương pháp dùng màng lọc Số khuẩn lạc Tỷ lệ thu hồi (%) Phương pháp dùng màng lọc Phương pháp trải đĩa 45 (mẫu 3) 55 (mẫu 2) 81,82 48 (mẫu 4) 55 (mẫu 2) 87,27 Nhận xét Mẫu 1 (mẫu trắng) không có khóm vi khuẩn mọc trên mặt giấy lọc. Mẫu 4 (lọc 2 lần) có tỷ lệ thu hồi cao hơn mẫu 3 (lọc 1 lần): 87,27% so với 81,82%. Kết quả đếm coliform tổng và E. coli - Tất cả mẫu khảo sát đều không có sự hiện diện của E. coli. - Trong 30 mẫu khảo sát, có 7 mẫu (23,33%) không mọc khóm vi khuẩn. - Trong 23 mẫu mọc lên khóm vi khuẩn, 08 mẫu vi khuẩn không phải là coliform, 15 mẫu có coliform. - Trong 15 mẫu có coliform, có 13 mẫu đạt (< 250 CFU/250 ml) và 02 mẫu không đạt chỉ tiêu (> 500 CFU/250 ml) về coliform tổng số. BÀN LUẬN Chỉ tiêu pH Kết quả thu được cho thấy có 43,3% (n=13) mẫu có pH nằm ngoài khoảng 6,5-8,5 và có xu hướng pH acid. Mặc dù độ pH thường không có tác động trực tiếp đến người sử dụng, nhưng nó là một trong những thông số hoạt động quan trọng nhất về nước. pH càng thấp tính ăn mòn càng mạnh (có thể dẫn tới ăn mòn đường ống dẫn), vì vậy kiểm soát pH là cần thiết trong các giai đoạn khử trùng nước bằng clo(1,2). Chỉ tiêu arsen vô cơ Kết quả thẩm định quy trình định lượng arsen trong nước bằng phương pháp GFAAS cho thấy phương pháp có ưu điểm độ nhạy cao, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng rất nhỏ, tiến hành nhanh, độ đúng và độ chính xác cao. Vì độ nhạy cao nên phương pháp có độ ổn định thấp, đồng thời yêu cầu máy móc, trang thiết bị hiện đại và cần loại đèn đặc hiệu đối với nguyên tố xác định, thêm vào đó đòi hỏi người phân tích phải có kiến thức, nắm vững về phương pháp và cách vận hành máy quang phổ hấp thu nguyên tử. Vì arsen hữu cơ ít gây độc trên cơ thể con người hơn arsen vô cơ, thử nghiệm trong đề tài không tiến hành vô cơ hóa mẫu, do đó nồng độ arsen đo được là arsen vô cơ có trong mẫu nước uống đóng chai. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 123 Qua kết quả định lượng arsen trong 30 mẫu khảo sát, mặc dù tất cả các mẫu có nồng độ arsen vẫn đạt chỉ tiêu (≤ 10 µg/l) nhưng chứng tỏ vẫn có sự hiện diện của arsen trong nước, có thể do nguồn nước nhiễm arsen ở mức độ rất nhỏ, quá trình xử lý nước chưa hoàn toàn loại bỏ được arsen. Vì vậy cần chú ý xem xét đánh giá nguồn nước cũng như kỹ thuật, trang thiết bị dụng cụ trong quy trình xử lý nước để đảm bảo thành phẩm không chứa arsen nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Chỉ tiêu coliform tổng và E. coli Tỷ lệ thu hồi E. coli cao do đó có thể tiến hành áp dụng phương pháp dùng màng lọc để đếm và phát hiện coliform tổng và E. coli. Mẫu 4 (lọc 2 lần) có tỷ lệ thu hồi cao hơn mẫu 3 (lọc 1 lần): 87,27% so với 81,82% có thể do công suất của máy hút chân không nhỏ đồng thời do màng lọc có kích thước lỗ lọc bé (0,45 µm) làm giảm lực hút nên khi hút với lượng mẫu lớn thì lực hút đối với lượng nước nhiều hơn (250 ml) sẽ thu hồi vi khuẩn trên màng lọc ít hơn so với khi hút với lượng mẫu nhỏ hơn (100-150 ml). Đồng thời khi tiến hành lọc nhiều lần đối với mẫu 4 có khả năng xuất hiện sai số trong thử nghiệm sinh học do sự chồng chéo của các khóm nên số lượng khóm thu được có thể nhỏ hơn thực tế. Qua thực nghiệm cho thấy phương pháp xác định coliform tổng bằng phương pháp dùng màng lọc cho kết quả nhanh chóng, dễ thực hiện, ít tốn kém môi trường và thuốc thử cũng như cho kết quả trực tiếp bằng cách đếm số lượng khóm vi khuẩn mọc trên màng lọc. Tuy nhiên do đối tượng vi sinh vật nên không có thời gian chính xác để quan sát khóm vi khuẩn trên màng lọc, thực nghiệm cho thấy nếu nuôi cấy chưa đủ thời gian thì khóm chưa hiện rõ màu trên mặt giấy lọc, trong khi nếu để càng lâu thì khóm vi khuẩn càng phát triển mạnh và đổi màu gây khó khăn cho việc đếm số lượng khóm vi khuẩn, do đó cần kiểm tra thường xuyên khóm vi khuẩn nuôi cấy. Trong 30 mẫu khảo sát, có 07 mẫu không phát hiện vi khuẩn (23,33%), 08 mẫu (26,66%) vi khuẩn không phải coliform, 15 mẫu (50%) nhiễm coliform trong số đó có 2 mẫu không đạt chỉ tiêu coliform tổng số. Hầu hết các mẫu đều đạt chỉ tiêu coliform tổng số: trong 18 mẫu có thể tích nhỏ (500 ml, 1500 ml) có 1 mẫu không đạt (5,55%); 12 mẫu có thể tích lớn (5 lít, 7,5 lít, 19 lít) có 1 mẫu không đạt (8,33%). Tỷ lệ mọc vi khuẩn trên môi trường nuôi cấy lactose ở mẫu có thể tích lớn là 100% (12/12) cao hơn ở mẫu có thể tích nhỏ với tỷ lệ là 6,11% (11/18). Tỷ lệ nhiễm coliform ở nhóm mẫu thể tích lớn là 50% (6/12), ở mẫu thể tích nhỏ là 44,44% (8/18). Môi trường nuôi cấy chúng tôi sử dụng là môi trường lactose không chọn lọc. Đây là môi trường chứa: peptone, chất chiết thịt bò và chất xuất nấm men cung cấp các hợp chất nitơ, cacbon, vitamin và axit amin; Bromothymol xanh là một chỉ thị pH, làm môi trường nuôi cấy có màu xanh; Lactose là đường có thể lên men; Natri heptadecylsulfat giúp ức chế hầu hết các vi khuẩn gram dương. Do chỉ ức chế vi khuẩn gram (+) phát triển, vi khuẩn gram (-) vẫn mọc được trên môi trường nuôi cấy. Dựa trên thực nghiệm quan sát, khóm có màu vàng ngay cả ở môi trường sau mặt thạch là coliform điển hình và E. coli, coliform không điển hình cho khóm có màu xanh, đỏ nhưng có kích thước lớn hơn hẳn so với nhóm vi khuẩn khác, dự đoán các vi khuẩn khác có thể là Pseudomonas (khóm màu nâu); Proteus mirabilis, Proteus vulgaris và Salmonella (khóm màu xanh) Thực tế khi cấy thử trên môi trường TSA và thạch Cetrimid, có 2 mẫu nghi ngờ nhiễm Pseudomonas, vì vậy cần tiến hành xác định những chỉ tiêu vi sinh còn lại trong bộ QCVN Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 124 06-1:2010 trên những mẫu nước có xuất hiện khóm vi khuẩn không phải coliform. Do điều kiện đề tài, môi trường lactose sử dụng trong quá trình thực hiện không bổ sung thêm 2,3,5 - triphenyltetrazolium chlorid (TTC) nhằm phát hiện coliform dễ dàng và nhanh chóng hơn ở bước xác định, vì khóm vi khuẩn đặc trưng sẽ hiện màu vàng trên môi trường thạch và không làm giảm màu TTC. Tóm lại, nguyên nhân những mẫu đạt chỉ tiêu mà vẫn có sự hiện diện của coliform và những mẫu không đạt có thể do nguồn nước nguyên liệu hay quy trình sản xuất không tuân thủ điều kiện vệ sinh. KẾT LUẬN Trong 30 mẫu thử nghiệm có phát hiện arsen nhưng tất cả đều đạt yêu cầu về chỉ tiêu arsen trong nước uống đóng chai (≤ 10 µg/l). Trong 30 mẫu thử nghiệm, tất cả đều không có E. coli và có 02 mẫu (6,67%) không đạt chỉ tiêu coliform tổng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bartram J, Ballance R (1996), Water Quality Monitoring - A Practical Guide to the Design and Implementation of Freshwater Quality Studies and Monitoring Programmes, E & FN Spon, New York, p. 183. 2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2004), Tiêu chuẩn Việt Nam về Nước uống đóng chai (TCVN 6096-2004). 3. Bộ Y Tế (2013), "Phụ lục 8: Danh mục các qui trình thẩm định", Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc. 4. De Zuane's J (1997), Handbook of Drinking Water Quality, 2nd Ed, John Wiley & Sons Inc., NewYork, pp. 25-29. 5. Tiêu chuẩn Việt Nam (1995), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu (TCVN 5993: 1995). 6. WHO (2004), Guidelines for Drinking-water Quality: Vol.1 Recommendation, 3rd ed, WHO, Geneva, pp. 211, 426. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_chi_tieu_arsen_vo_co_coliform_tong_so_va_escherichi.pdf
Tài liệu liên quan