Khảo sát chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Tài liệu Khảo sát chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 227 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Đoàn Phan Ngọc Thảo*, Nguyễn Ngọc Phúc*, Võ Duy Thông**, Bùi Thị Hương Quỳnh* TÓM TẮT Mở đầu: Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS) là bệnh mạn tính đường tiêu hoá liên quan đến rối loạn chức năng ruột, gây ra những triệu chứng khó chịu hưởng đến chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân (BN). Mục tiêu: Khảo sát CLS của BN mắc IBS và xác định các yếu tố liên quan đến CLS của BN IBS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên những BN mắc IBS được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III tại phòng khám Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018. Phỏng vấn BN bằng bộ câu hỏi IBS-QoL phiên bản tiếng Việt. Các yếu tố có liên quan đến chất lượng sống được thống kê bằng hồi quy tuyến tính ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát chất lượng sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 227 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Đoàn Phan Ngọc Thảo*, Nguyễn Ngọc Phúc*, Võ Duy Thông**, Bùi Thị Hương Quỳnh* TÓM TẮT Mở đầu: Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS) là bệnh mạn tính đường tiêu hoá liên quan đến rối loạn chức năng ruột, gây ra những triệu chứng khó chịu hưởng đến chất lượng sống (CLS) của bệnh nhân (BN). Mục tiêu: Khảo sát CLS của BN mắc IBS và xác định các yếu tố liên quan đến CLS của BN IBS. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên những BN mắc IBS được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III tại phòng khám Tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018. Phỏng vấn BN bằng bộ câu hỏi IBS-QoL phiên bản tiếng Việt. Các yếu tố có liên quan đến chất lượng sống được thống kê bằng hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 181 BN mắc IBS. Điểm CLS trung bình là 75,79 12,63. Điểm CLS ở khía cạnh Tình dục và Hình thể là cao nhất (91,44 18,70 và 90,30 12,19). Điểm CLS ở 2 khía cạnh Chế độ ăn kiêng và Cản trở hoạt động là thấp nhất (56,91 22,87 và 70,56 18,54). Việc sử dụng đồ uống có gas làm suy giảm CLS của BN mắc IBS (beta= -4,488, CI 95% (-8,676) – (-0,301), p = 0,036). Các yếu tố khác như giới tính, tuổi, thời gian bệnh, loại IBS, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, căng thẳng, hút thuốc, uống rượu, cà phê, vận động, thức khuya không liên quan đến CLS của BN IBS. Kết luận: Điểm CLS của BN IBS ở mức trung bình. Cần tư vấn BN IBS hạn chế sử dụng đồ uống có gas. Từ khóa: Hội chứng ruột kích thích (IBS), chất lượng sống (QoL), yếu tố liên quan. ABSTRACT INVESTIGATION OF QUALITY OF LIFE AND FACTORS RELATED TO QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WITH IRRITABLE BOWEL SYNDROME Doan Phan Ngoc Thao, Nguyen Ngoc Phuc, Vo Duy Thong, Bui Thi Huong Quynh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 227-233 Background: Irritable bowel syndrome – IBS is a chronic gastrointestinal disease associated with bowel dysfunction that causes uncomfortable symptoms and affects to quality of life (QoL) of patients. Objective: to investigate the quality of life (QoL) and factors related to QoL in patients with IBS. Methods: A cross-sectional study was conducted in patients diagnosed with IBS based on Rome III Criteria at the GG stroenterology clinic of the University Medical Center Ho Chi Minh City from April 2018 to June 2018. Patients were asked to complete the Vietnamese version of the IBS-QoL questionnaire. Factors related to QoL were analysed by multivariate regression models. Results: We surveyed 181 patients with IBS. The mean QoL score was 75.79 12.63. The domains with the highest score were Sexual and Body image with 91.44 18.70 and 90.30 ± 12.19, respectively. The lowest scores were 56.91 22.87 for Dietary and 70.56 18.54 for Interference with activity. Carbonated *Bộ môn Dược lâm sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Nội, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Bùi Thị Hương Quỳnh ĐT: 0912261353 Email: huongquynhtn@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 228 beverages reduced the QoL of patients with IBS (beta = -4.488, CI95% (-8.676) - (-0.301), p = 0.036). Other factors such as gender, age, duration of illness, type of IBS, educational level, marital status, stress, smoking, alcohol, coffee, exercise, staying up late at night were not related to QoL of IBS patients. Conclusions: Mean QoL score of IBS patients was not high. Healthcare provider should educate patients to refrain from drinking carbonated beverages Keywords: IBS, Quality of life, related factors ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ruột kích thích (irritable bowel syndrome - IBS) là bệnh mạn tính đường tiêu hoá liên quan đến rối loạn chức năng ruột(4). IBS được chẩn đoán theo tiêu chuẩn Rome III dựa trên những triệu chứng phổ biến như bụng đau, khó chịu ở bụng, bất thường ở hình dạng phân và tần số đi tiêu(11). IBS chiếm tỷ lệ khoảng 5-23% tổng dân số và khoảng 70% BN tới các phòng khám tiêu hóa(8). Tỷ lệ này thay đổi theo khu vực, quốc gia, giới tính, lứa tuổi. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 15-20% và ước tính tăng 1-2% mỗi năm(2,5). Trong khi đó, tỷ lệ IBS ở các nước châu Á dao động từ 2,9-15,6%(17). Mặc dù IBS không phải tình trạng nguy cấp hay nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhưng bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và cuộc sống thường ngày của BN, điều này được chỉ ra trong nghiên cứu của Monnikes H (2011)(12) và Kang SH (2011)(10). Ngoài ra, tình trạng tái phát bệnh còn ảnh hưởng đáng kể tới chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp, tới năng suất làm việc và chất lượng sống (CLS)(11). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng BN mắc IBS có CLS thấp hơn một số bệnh khác như trào ngược dạ dày-thực quản, đái tháo đường và bệnh thận giai đoạn cuối(12,18). Hiệu quả điều trị bệnh bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau vì vậy việc xác định các yếu tố liên quan đến CLS là cần thiết và quan trọng để hỗ trợ các bác sĩ can thiệp, điều trị đúng cách giúp cải thiện các vấn đề của BN. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vẫn chưa có những nghiên cứu liên quan đến CLS của BN IBS. Nghiên cứu về CLS của BN IBS đã được thực hiện nhiều ở các nước phương Tây và một số nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc(3,11,18). Nghiên cứu được tiến hành với mục đích khảo sát CLS của BN mắc IBS và xác định các yếu tố liên quan đến CLS của BN IBS. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên BN ngoại trú mắc IBS, đến khám và điều trị tại phòng khám tiêu hóa, bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu: BN được chẩn đoán mắc IBS theo tiêu chuẩn Rome III. Đủ 18 tuổi trở lên BN đồng ý tham gia nghiên cứu. Khám tại phòng khám tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ: BN không có đủ thông tin về các đặc điểm khảo sát. BN không biết chữ. BN từ chối tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu Chúng tôi muốn ước tính điểm trung bình CLS theo bộ câu hỏi IBS-QoL ở người Việt Nam, và chấp nhận sai số trong vòng 2 điểm (d = 2) với khoảng tin cậy 0,95 (tức α = 0,05) và power = 0,9 (hay β = 0,1). Trong nghiên cứu của Cho HS (2011)(3), độ lệch chuẩn của điểm trung bình của bộ câu hỏi IBS-QoL là 7,4 điểm. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 229 Như vậy, hệ số ảnh hưởng là: ES=2/7,4=0,27 và hằng số C=10,51. Áp dụng công thức để ước tính cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu: n = C/(ES)2 = 10,51/0,272 = 144 Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là 144 BN. Trên thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 181 BN. Bộ câu hỏi Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi IBS-QoL (Irritable Bowel Syndrome Quality of Life Questionaire) phiên bản tiếng Việt. Bộ câu hỏi phiên bản tiếng Việt đã được dịch thuật và điều chỉnh ra tiếng Việt theo nguyên tắc thực hành tốt quá trình dịch thuật và điều chỉnh ngôn ngữ(13). Bộ câu hỏi IBS-QoL được tác giả Pattrick và Drossman phát triển và thẩm định vào năm 1998(15). Bộ câu hỏi gồm 34 câu, đánh giá ảnh hưởng của IBS trên 8 khía cạnh: sự khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động, vẻ bề ngoài, lo lắng về sức khỏe, ăn kiêng, phản ứng của xã hội, tình dục, mối quan hệ. Mỗi khía cạnh được đo lường bởi tập hợp những câu hỏi khác nhau trong 34 câu của thang đo. Mỗi câu hỏi được đo lường theo thang đo mức độ ảnh hưởng: không ảnh hưởng, nhẹ, trung bình, nặng, cực kì nặng. Kết quả được dùng để tính điểm cho từng khía cạnh và được quy đổi thành thang 0-100, điểm càng cao tương ứng với CLS càng tốt. Tất cả các câu hỏi được tổng kết để tính điểm tổng thể và cũng được chuyển thành thang 0-100. Phân tích thống kê Dữ liệu được thống kê bằng phần mềm SPSS 20. Dữ liệu được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn (Mean ± SD) hoặc tỷ lệ phần trăm. Thống kê mô tả dược dùng để xác định tần số, tỷ lệ phần trăm, số trung bình, độ lệch chuẩn của các biến. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được dùng để xác định các yếu tố liên quan đến CLS. Kết quả được xem là có ý nghĩa khi p < 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân Tổng cộng có 181 BN thực hiện khảo sát. Đặc điểm của BN khảo sát được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Đặc điểm của BN khảo sát Đặc điểm Tần số (n=181) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 78 43,1 Nữ 103 56,9 Nhóm tuổi 18-50 123 68,0 > 50 58 32,0 Nghề nghiệp Nông dân/Công nhân 37 20,4 Trí thức/Kinh doanh 57 31,5 Nghỉ hưu/Nội trợ 49 27,1 Buôn bán 18 9,9 Khác 20 11,1 Hôn nhân Có gia đình 154 85,1 Độc thân/Ly hôn 27 14,9 Thời gian mắc bệnh < 2 năm 96 53,0 2-4 năm 49 27,1 > 4 năm 36 19,9 Loại IBS IBS thể tiêu chảy 115 63,5 IBS thể táo bón 25 13,8 IBS thể vừa tiêu chảy, vừa táo bón 36 19,9 IBS thể không tiêu chảy/táo bón 5 2,8 Trình độ học vấn Chưa tốt nghiệp trung học phổ thông 104 57,5 Tốt nghiệp trung học phổ thông 18 9,9 Cao đẳng/Đại học/Sau đại học 59 32,6 Tỷ lệ BN nữ là 56,9% nhiều hơn nam là 43,1%. Độ tuổi trung bình của toàn mẫu nghiên cứu là 43,02 ± 12,98 tuổi. BN có độ tuổi từ 18-50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm BN có độ tuổi trên 50 (68,0% so với 32,0%). BN mắc IBS-D chiếm gần 2/3 trong tổng số BN. Đa số BN có thời gian mắc bệnh dưới 2 năm, có trình độ học vấn ở mức chưa tốt nghiệp THPT và BN đã có gia đình. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 230 Lối sống, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân Đặc điểm về lối sống, thói quen sinh hoạt của BN khảo sát được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Đặc điểm lối sống, thói quen của BN Đặc điểm Tần số (n=181) Tỷ lệ (%) Căng thẳng Có 108 59,7 Không 73 40,3 Hút thuốc lá Có 19 10,5 Không 162 89,5 Uống rượu bia Không 129 71,3 Thỉnh thoảng (< 3 lần/tuần) 41 22,7 Thường xuyên ( 3 lần/tuần) 11 6,1 Cà phê Không 122 67,4 Thỉnh thoảng (< 3 lần/tuần) 33 18,2 Thường xuyên ( 3 lần/tuần) 26 14,4 Đồ uống có gas Không 130 71,8 Thỉnh thoảng (< 3 lần/tuần) 44 24,3 Thường xuyên ( 3 lần/tuần) 7 3,9 Vận động (tương đương với tập thể dục 30 phút/lần) Rất ít (< 2 lần/tuần) 76 42,0 Thỉnh thoảng (2 - 4 lần/tuần) 42 23,2 Thường xuyên (5 - 7 lần/tuần) 63 34,8 Thức khuya Có 97 53,6 Không 84 46,4 BN IBS có lo lắng, căng thẳng có tỷ lệ là 59,7%, chiếm hơn 1/2 tổng số mẫu khảo sát. Tỷ lệ BN hút thuốc lá không cao chỉ 10,5% và tất cả BN hút thuốc đều là nam giới. Đa số BN khảo sát không uống rượu bia (71,3%), không uống cà phê (67,4%), không dùng đồ uống có gas (71,8%) và ít vận động (42,0%) (Bảng 2). Khảo sát chất lượng sống của bệnh nhân IBS Kết quả điểm CLS tổng cộng và ở từng khía cạnh được trình bày trong bảng 3. Bảng 3: Điểm chất lượng sống ở các khía cạnh Khía cạnh Điểm CLS Sự khó chịu 71,93 15,63 Cản trở hoạt động 70,56 18,54 Hình thể 90,30 12,19 Lo lắng sức khỏe 70,73 18,60 Chế độ ăn kiêng 56,91 22,87 Phản ứng của xã hội 80,87 17,80 Tình dục 91,44 18,70 Mối quan hệ 85,77 16,54 Điểm tổng 75,79 12,63 Điểm CLS tổng thể của BN trong nghiên cứu là 75,79 2,63. Điểm CLS ở khía cạnh Chế độ ăn kiêng là thấp nhất (56,91 22,87). Điểm CLS thấp thứ hai là ở khía cạnh Cản trở hoạt động (70,56 18,54). Điểm CLS ở khía cạnh Hình thể và Tình dục là cao nhất (90,30 12,19 và 91,44 18,70). Các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân IBS Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các yếu tố liên quan đến CLS được trình bày trong bảng 4. Bảng 4: Mối liên quan giữa điểm chất lượng sống và các yếu tố liên quan Yếu tố liên quan Giá trị Beta CI 95% Giá trị p Giới tính 1,754 -2,686 – 6,193 0,437 Tuổi -0,071 -0,263 – 0,120 0,464 Thời gian bệnh -1,579 -4,056 – 0,862 0,202 Phân loại IBS 0,212 -1,961 – 2,385 0,848 Trình độ học vấn -0,100 -2,505 – 2,306 0,935 Tình trạng hôn nhân 3,050 -3,174 – 9,273 0,335 Căng thẳng 2,857 -0,996 - 6,711 0,145 Hút thuốc -1,686 -9,065 – 5,694 0,653 Uống rượu 1,420 -2,508 – 5,347 0,476 Cà phê 0,771 -1,991 – 3,534 0,582 Đồ uống có gas -4,488 -8,676 – (-0,301) 0,036 Vận động -1,798 -3,995 – 0,400 0,108 Thức khuya 1,818 -2,228 – 5,864 0,376 Việc sử dụng đồ uống có gas làm giảm CLS của những BN mắc (beta=-4,488, CI95% (-8,676)-(-0,301), p=0,036) ngay cả khi đã kiểm soát các yếu tố khác như giới tính, tuổi, thời gian bệnh, căng thẳng, trong phân tích đa biến. Các yếu tố khác như giới tính, tuổi, thời gian bệnh, loại IBS, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, căng thẳng, hút thuốc, uống rượu, cà phê, vận động, thức khuya không liên quan đến CLS của BN IBS. BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân Nhiều nghiên cứu trên thế giới đều cho kết quả tỷ lệ BN nữ mắc IBS cao hơn nam giới. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự các nghiên cứu khác với tỷ lệ BN nữ là Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 231 56,9% nhiều hơn nam là 43,1%. Trong một nghiên cứu của Võ TTK (2014)(16) tại bệnh viên Nhân dân Gia Định, tỷ lệ nữ cũng nhiều hơn nam (50,3% so với 49,7%). Nhiều giả thuyết khác nhau được đề xuất để giải thích cho tỷ lệ IBS cao hơn ở nữ. Park DW (2010)(14) giải thích rằng ở nữ giới, sự tổng hợp serotonin trong não và hormon nữ cao hơn ảnh hưởng đến nhu động đường ruột, tăng khả năng mắc IBS. BN có độ tuổi từ 18-50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm BN có độ tuổi trên 50 trong nghiên cứu của chúng tôi, tương tự nghiên cứu của Jang SH (2017)(9), Agarwal N (2011)(1), Liu L (2014)(11) do nhóm tuổi dưới 50 là nhóm tuổi lao động chính, có thể chịu nhiều áp lực tâm lý nên có nguy cơ mắc IBS cao hơn. BN mắc IBS thể tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,8% so với IBS thể táo bón (24,2%) và IBS thể vừa tiêu chảy vừa táo bón (25,0%) trong nghiên cứu của Cho HS (2011)(3). IBS thể tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao hơn do triệu chứng bệnh rõ ràng, không kiểm soát được vấn đề tiêu chảy nên BN phải đi khám sớm. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu khác, các thể IBS khác có thể chiếm ưu thế hơn so với IBS thể tiêu chaỷ như IBS thể vừa tiêu chảy vừa táo bón chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu của Jang SH (2017)(9) (47,7%) và trong nghiên cứu của Jamali R (2012)(7) (48%). Sự khác biệt này có thể do quá trình lấy mẫu với các tiêu chí chọn mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu. Lối sống, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân Lo lắng, căng thẳng thường gặp ở những BN mắc IBS. Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết quả tương tự. Trong nghiên cứu của Cho HS (2011)(3), điểm lo âu ở nhóm BN IBS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khỏe mạnh (6,8 4,5 so với 4,7 3,4, p < 0,05) và điểm trầm cảm ở nhóm mắc IBS cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm khỏe mạnh (7,1 4,4 so với 4,2 3,5, p < 0,05). Trong nghiên cứu của Jang SH (2017)(9), điểm lo âu GAD-7 và điểm trầm cảm PHQ-9 của BN IBS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khỏe mạnh (5,72 4,45 so với 3,14 4,15, p< 0,001 và 8,17 5,63 so với 4,65 5,17, p<0,001). Một số thực phẩm sẽ làm tăng triệu chứng khó chịu hay đau sau ăn, BN thường than phiền sau khi ăn các thực phẩm có gas, chất béo, caffein. Lối sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN hút thuốc lá không cao, đa số BN không uống rượu bia, không uống cà phê và không dùng đồ uống có gas. Nguyên nhân có thể là do BN đã được bác sĩ nhắc nhở về việc kiêng cữ những thực phẩm, những chất kích thích làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh. Khảo sát chất lượng sống của bệnh nhân IBS Điểm CLS của BN trong nghiên cứu của chúng tôi (75,79 12,63) thấp hơn điểm CLS trong nghiên cứu của Cho HS (2011)(3) khảo sát CLS của BN Hàn Quốc (78,9 7,4) và nghiên cứu của Liu L. (2014)(11) tiến hành trên các y tá làm việc tại bệnh viện ở Trung Quốc (77,18 21,93). Tuy nhiên, khảo sát của chúng tôi lại cho kết quả điểm CLS cao hơn nghiên cứu của Zhu L. (2015)(18) (71,68 18,54) do nghiên cứu của Zhu L. chỉ đo lường CLS của BN IBS-D trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tất cả các BN mắc IBS. Những BN IBS-D thường có triệu chứng trầm trọng, rõ ràng và rất cấp bách nên thường có điểm CLS thấp hơn. Điểm CLS ở khía cạnh Chế độ ăn kiêng là thấp nhất (56,91 22,87). Điểm CLS thấp thứ hai là ở khía cạnh Cản trở hoạt động (70,56 18,54). Nghiên cứu của Zhu L. (2015)(18) tiến hành khảo sát trên 227 BN IBS-D, sử dụng phiên bản tiếng Trung của bộ câu hỏi IBS-QoL, cho kết quả là khía cạnh Chế độ ăn kiêng có điểm CLS thấp nhất (53,71 26,92). Điều này phù hợp với những thói quen, sinh hoạt của BN. Ăn uống luôn là vấn đề chịu tác động dễ thấy nhất đối với BN đặc biệt là BN mắc IBS – bệnh lý đường tiêu hóa. Những BN mắc IBS phải có chế độ ăn nghiêm ngặt, theo dõi thức ăn hàng ngày để kiểm soát bệnh nếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 232 không các triệu chứng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Các triệu chứng của IBS thường kéo dài, liên tục, dễ tái phát ảnh hưởng hoạt động, công việc của BN. Chính vì thế Cản trở hoạt động là khía cạnh có điểm CLS thấp thứ hai. Điểm CLS ở khía cạnh Hình thể và Tình dục là cao nhất (90,30 12,19 và 91,44 18,70) có thể do IBS thường chỉ gây ra triệu chứng đường tiêu hóa còn vấn đề ăn mặc, đi lại ít bị ảnh hưởng. Hai khía cạnh Hình thể và Tình dục cũng có điểm cao nhất trong nghiên cứu Kang SH. (2011)(10) (87,30 13,61 và 92,42 13,41), và nghiên cứu của Zhu L. (2015)(18) (86,18 15,67 và 83,09 25,22). Nhưng điểm CLS ở 2 khía cạnh này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong 2 nghiên cứu trên do khác nhau về tỷ lệ giới tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nữ cao hơn nam (43,1% nam giới) trong khi các nghiên cứu kia tỷ lệ nam cao hơn nữ (82% nam giới trong nghiên cứu của Kang SH và 58,6% trong nghiên cứu của Zhu L). Trong nghiên cứu Zhu L. trên các BN IBS thể tiêu chảy có thời gian mắc bệnh trung bình dài hơn nghiên cứu của chúng tôi (7,00 7,32 năm so với 2,53 3,15 năm), các triệu chứng kéo dài, lặp lại liên tục làm BN suy kiệt, mệt mỏi do đó làm suy giảm CLS. Các yếu tố liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân IBS Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa đồ uống có gas với CLS. Việc sử dụng đồ uống có gas làm giảm CLS của những BN mắc IBS. Khi sử dụng đồ uống có gas BN sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình hay không điển hình của IBS. Đồ uống có gas sẽ tạo ra khí trong đường tiêu hóa, làm BN cảm thấy khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi, trào ngược dạ dày, thực quản. Ngoài ra, chính lượng khí này sẽ kích thích các thụ thể ở ruột làm tăng nhạy cảm, tăng tính thẩm thấu qua hàng rào biểu mô ruột, thay đổi vận động đường ruột(10). Do đó BN sẽ cảm thấy đau, đi tiêu với cảm giác khẩn cấp, không kiểm soát được. Ngoài ra nước ngọt có gas còn chứa một lượng đường và các chất hóa học khác nên càng làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh. Các triệu chứng xảy ra ồ ạt làm BN mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, CLS suy giảm trên nhiều khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy mà nhiều khuyến cáo trên thế giới về chế độ ăn cho BN mắc IBS đều khuyên rằng cần hạn chế thực phẩm có gas, đồ uống có gas trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng bệnh(6,10). Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế. Kích thước cỡ mẫu khảo sát nhỏ và chưa thực hiện được một số bộ câu hỏi khác để đánh giá chính xác triệu chứng và tình trạng bệnh của các BN. KẾT LUẬN Tóm lại, nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đánh giá CLS của BN mắc IBS tại Việt Nam. Việc sử dụng đồ uống có gas làm giảm CLS của những BN. Các nghiên cứu sâu hơn có thể kết hợp với các biện pháp tư vấn đặc biệt trong việc hạn chế sử dụng đồ uống có gas và nhắc nhở tuân thủ điều trị để cải thiện CLS của BN. Lời cảm ơn: Các tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Bệnh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cùng các bác sĩ và cán bộ y tế tại phòng khám Tiêu hóa, Bệnh viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho quá trình lấy mẫu tại bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal N, Spiegel B. M. (2011), "The effect of irritable bowel syndrome on health-related quality of life and health care expenditures", Gastroenterol Clin North Am, 40(1), pp. 11-19. 2. Cash BD, Chey WD (2003), "Advances in the management of irritable bowel syndrome", Curr Gastroenterol Rep, 5(6), pp. 468-475. 3. Cho HS, Park J, Lim CH, Cho YK, Lee IS, Kim SW, Choi MG, Chung IS, Chung YK (2011), "Anxiety, depression and quality of life in patients with irritable bowel syndrome", Gut Liver, 5(1), pp. 29-36. 4. Grundmann O, Yoon SL (2010), "Irritable bowel syndrome: epidemiology, diagnosis and treatment: an update for health-care practitioners", J Gastroenterol Hepatol, 25(4), pp. 691-699. 5. Hattori T, Fukudo S (2006), "Effects of gender on irritable bowel syndrome", Nihon Rinsho, 64(8), pp. 1549-1551. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 233 6. “Irritable bowel syndrome in adults: diagnosis and management", nice.org.uk, April, 2017. [Online]. Available: https://www.nice.org.uk/guidance/cg61/chapter/1- Recommendations#dietary-and-lifestyle-advice. [Accessed: April 15, 2018]. 7. Jamali R, Jamali A, Poorrahnama M, Omidi A, Jamali B, Moslemi N, Ansari R, Dolatshahi S, Ebrahimi Daryani N (2012), "Evaluation of health related quality of life in irritable bowel syndrome patients", Health Qual Life Outcomes, 10, pp. 12. 8. Jamali R, Raisi M, Matini M, Moravveji A, Omidi A, Amini J (2015), "Health related quality of life in irritable bowel syndrome patients, Kashan, Iran: A case control study", Adv Biomed Res, 4, pp. 75. 9. Jang SH, Ryu HS, Choi SC, Lee S. (2017), "Psychological Factors Influence the Irritable Bowel Syndrome and Their Effect on Quality of Life among Firefighters in South Korea", Psychiatry Investig, 14(4), pp. 434-440. 10. Kang SH, Choi SW, Lee SJ, Chung WS, Lee HR, Chung KY, Lee ES, Moon HS, Kim SH, Sung JK, Lee BS, Jeong HY (2011), "The effects of lifestyle modification on symptoms and quality of life in patients with irritable bowel syndrome: a prospective observational study", Gut Liver, 5(4), pp. 472-477. 11. Liu L, Xiao Q, Zhang Y, Yao S (2014), "A cross-sectional study of irritable bowel syndrome in nurses in China: prevalence and associated psychological and lifestyle factors", J Zhejiang Univ Sci B, 15(6), pp. 590-597. 12. Monnikes H. (2011), "Quality of life in patients with irritable bowel syndrome", J Clin Gastroenterol, 45, pp. 98- 101. 13. Nguyễn NP, Đoàn PNT, Bùi THQ, Võ DT (2018), "Thẩm định bộ câu hỏi Irritable Bowel Syndrome Quality of Life Questionaire (IBS - QoL) phiên bản tiếng Việt", Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Park DW, Lee OY, Shim SG, Jun DW, Lee KN, Kim HY, Lee HL, Yoon BC, Choi HS. (2010), "The Differences in Prevalence and Sociodemographic Characteristics of Irritable Bowel Syndrome According to Rome II and Rome III", J Neurogastroenterol Motil, 16(2), pp. 186-193. 15. Patrick DL, Drossman DA, Frederick IO, DiCesare J, Puder KL (1998), "Quality of life in persons with irritable bowel syndrome: development and validation of a new measure", Dig Dis Sci, 43(2), pp. 400-411. 16. Võ TTK. (2014), "Khảo sát tỷ lệ, các yếu tố nguy cơ và việc điều trị hội chứng ruột kích thích", Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy 17. Wang YT, Lim HY, Tai D, Krishnamoorthy TL, Tan T, Barbier S, Thumboo J (2012), "The impact of Irritable Bowel Syndrome on health-related quality of life: a Singapore perspective", BMC Gastroenterol, 12, pp. 104. 18. Zhu L, Huang D, Shi L, Liang L, Xu T, Chang M, Chen W, Wu D, Zhang F, Fang X (2015), "Intestinal symptoms and psychological factors jointly affect quality of life of patients with irritable bowel syndrome with diarrhea", Health Qual Life Outcomes, 13, pp. 49. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_chat_luong_song_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_chat_lu.pdf
Tài liệu liên quan