Tài liệu Khảo sát cấu trúc của truyện cổ tích Bình Phước theo lý thuyết cấu trúc chức năng của V.Ia.Propp: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017
42
Khảo sát cấu trúc của truyện cổ tích Bình Phước
theo lý thuyết cấu trúc chức năng của V.Ia.Propp (*)
Studying Binh Phuoc’s fairy tales using structural – Fuctional theory by V.Ia.Propp
TS. La Mai Thi Gia
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
La Mai Thi Gia, Ph.D.
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của chúng tôi trong bài viết này là khảo sát 35 truyện cổ tích Bình Phước
để xác định các yếu tố tường thuật đơn giản nhất không thể phân chia được trong nội dung truyện kể
theo cấu trúc 31 chức năng nhân vật hành động trong công trình Hình thái học truyện cổ tích (1928) của
nhà nghiên cứu văn học dân gian người Nga V.Ia.Propp. Chúng tôi khảo sát để tìm ra cấu trúc đặc
trưng, những chức năng được chú trọng và ít được chú trọng qua số lần chúng xuất hiện trong các câu
chuyện kể, khả năng có th...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát cấu trúc của truyện cổ tích Bình Phước theo lý thuyết cấu trúc chức năng của V.Ia.Propp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017
42
Khảo sát cấu trúc của truyện cổ tích Bình Phước
theo lý thuyết cấu trúc chức năng của V.Ia.Propp (*)
Studying Binh Phuoc’s fairy tales using structural – Fuctional theory by V.Ia.Propp
TS. La Mai Thi Gia
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
La Mai Thi Gia, Ph.D.
University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của chúng tôi trong bài viết này là khảo sát 35 truyện cổ tích Bình Phước
để xác định các yếu tố tường thuật đơn giản nhất không thể phân chia được trong nội dung truyện kể
theo cấu trúc 31 chức năng nhân vật hành động trong công trình Hình thái học truyện cổ tích (1928) của
nhà nghiên cứu văn học dân gian người Nga V.Ia.Propp. Chúng tôi khảo sát để tìm ra cấu trúc đặc
trưng, những chức năng được chú trọng và ít được chú trọng qua số lần chúng xuất hiện trong các câu
chuyện kể, khả năng có thể thay thế được của các chức năng, nhóm các motif làm nên chức năng trong
truyện cổ tích Bình Phước (rộng ra là truyện cổ tích Nam Bộ) có gì khác biệt so với sự xuất hiện của
chúng trong truyện cổ tích của cả nước nói chung.
Từ khóa: truyện cổ tích, cấu trúc chức năng, V.Ia. Propp, Bình Phước.
Abstract
In this our article, we study 35 fairy tales of Binh Phuoc to identify their simplest irreducible narrative
elements by structure of 31 fuctions in Morphology of the Folktale (1928), written by Russian folklorist
V.Ia.Propp. We study Binh Phuoc’s fairy tales to find the specific structure of them, some functions are
important and some others are not important through the number of times they appear in fairy tales, all
possible replacements of functions, group of motifs which create plots of Binh Phuoc’s fairy tales (and
fairy tales of South Vietnam), and to compare them with fairy tales of Vietnamese in general.
Keywords: fairy tales, structural – fuctional theory, V.Ia.Propp, Binh Phuoc.
1. Mở đầu
Lý thuyết cấu trúc chức năng của nhà
folklore học người Nga V.Ia.Propp trong
nghiên cứu truyện cổ tích từ khi mới xuất
hiện cho đến nay đã được ứng dụng rộng
rãi ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở
nước ta, vấn đề cấu trúc của truyện cổ tích
chỉ thực sự được đặt ra vào những năm 80
của thế kỷ XX, dù trước đây khi quan sát
các nhóm truyện kể dân gian, đặc biệt là
với truyện cổ tích thần kỳ người ta đã thấy
được sự giống nhau giữa chúng, sự lặp lại
những hành động của các nhân vật chính
trong những truyện kể khác nhau Tiếp
nhận lý thuyết đã lâu nhưng các nhà nghiên
cứu nước ta vẫn còn từng bước dè dặt khi
nghiên cứu truyện cổ tích theo phương
pháp phân tích cấu trúc chức năng, do đó
LA MAI THI GIA
43
mà những kết quả ứng dụng chúng ta có
được vẫn còn ít ỏi. Những trường hợp ứng
dụng rõ nhất cần phải kể đến là Tiểu luận
sau đại học Nghiên cứu kết cấu truyện cổ
tích thần kỳ Việt theo lý thuyết hình thái
học của Vlađimia Iacôplêvich Prốp của
Trần Đức Ngôn (1981), công trình Cổ tích
thần kỳ người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt
truyện (1994) của Tăng Kim Ngân, công
trình Truyện cổ tích thần kỳ Việt đọc theo
hình thái học truyện cổ tích của V.Ia.Propp
(2006) của Đỗ Bình Trị, cùng một số bài
viết riêng lẽ trên các tạp chí chuyên ngành
của các tác giả khác, trong đó có một bài
viết “Nghiên cứu motif tái sinh trong
truyện cổ tích Việt Nam theo lý thuyết cấu
trúc chức năng” (2008) của chính chúng tôi
Nội dung của các nghiên cứu này
thường được triển khai với hai phần chính,
phần đầu là tóm tắt và giới thiệu công trình
Hình thái học truyện cổ tích thần kỳ của
Propp cùng một số nhận xét của các nhà
nghiên cứu folklore về công trình này.
Phần thứ hai, các tác giả trình bày cách ứng
dụng của mình đối với truyện cổ tích thần
kỳ Việt Nam theo sơ đồ 31 chức năng của
Propp. Nhìn chung các tác giả cũng chỉ
mới dừng lại ở việc so sánh, đối chiếu, xem
các hành động của nhân vật truyện cổ tích
thần kỳ Việt Nam có tầng suất và thứ tự
xuất hiện trong cốt truyện như thế nào so
với sơ đồ 31 chức năng của Propp. Sau đó
mỗi tác giả đưa ra những nhận xét của
mình về sự tương ứng của các chức năng
nhân vật hành động trong truyện cổ tích
thần kỳ Việt Nam so với sơ đồ đó, đồng
thời phát hiện ra một vài những hành động
“khác” có trong truyện cổ tích Việt Nam
mà không được Propp đưa ra trong sơ đồ
31 chức năng. Hoặc các tác giả còn phát
hiện ra được những hành động quan trọng
tạo nên diễn biến cốt truyện không thuộc
chức năng của nhân vật chính mà là vai trò
của các nhân vật đối thủ hoặc nhân vật trợ
thủ chẳng hạn. Có thể thấy rằng tất cả các
công trình nghiên cứu truyện kể dân gian ở
Việt Nam có ứng dụng phương pháp phân
tích cấu trúc chức năng của Propp đều chỉ
mới dừng lại ở những bước như trên.
Tiếp tục công việc của người đi trước,
chúng tôi ứng dụng lý thuyết cấu trúc chức
năng trong quá trình khảo sát truyện cổ tích
thần kỳ của tỉnh Bình Phước, trong khuôn
khổ của một bài báo, chúng tôi chọn ra 35
truyện trong số gần 1000 truyện thô do
sinh viên Khoa Văn học & Ngôn ngữ,
trường Đại học KHXH&NV, TPHCM sưu
tầm được trong 2 chuyến thực tập điền dã
các năm 2008 và 2009. Đây là một phần
nhỏ của công việc mà chúng tôi hướng tới
là khảo sát cấu trúc đặc trưng của truyện cổ
tích Nam Bộ như bao gồm các tỉnh như An
Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà
Vinh Chúng tôi dùng chính những tài
liệu điền dã do các thế hệ sinh viên sưu tầm
được trong khoảng 15 năm trở lại đây (có
tỉnh tư liệu đã được in thành sách và công
bố rộng rãi, có tỉnh tư liệu còn ở dạng thô)
nhằm tìm ra được nét đặc trưng trong cấu
trúc truyện cổ tích Nam Bộ không chỉ so
với mô hình cấu trúc chức năng của
V.Ia.Propp mà còn so với cấu trúc của
truyện cổ tích Việt Nam nói chung mà hai
nhà nghiên cứu Tăng Kim Ngân và Đỗ
Bình Trị đã thực hiện cách đây 10 năm và
hơn 30 năm (2006 và 1994).
Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
của chúng tôi trong bài viết này là triển
khai khảo sát 35 truyện cổ tích Bình Phước
theo sơ đồ 31 chức năng nhân vật hành
động của V.Ia.Propp để tìm ra cấu trúc đặc
trưng, những chức năng được chú trọng và
ít được chú trọng qua số lần chúng xuất
KHẢO SÁT CẤU TRÚC CỦA TRUY N CỔ TÍCH BÌNH PHƯỚC THEO LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
44
hiện trong các câu chuyện kể, khả năng có
thể thay thế được một cách đa dạng của các
chức năng, nhóm các motif làm nên chức
năng trong truyện cổ tích Bình Phước
(rộng ra là truyện cổ tích Nam Bộ) có gì
khác biệt so với sự xuất hiện của chúng
trong truyện cổ tích của cả nước nói chung.
Cuối cùng, việc khảo sát cấu trúc truyện cổ
tích Bình Phước của chúng tôi không chỉ là
một việc làm đơn thuần có tính hình thái
cấu tạo mà là thao tác chuẩn bị cho việc
nghiên cứu những gốc rễ lịch sử của hàng
loạt những motif thể hiện ra trong mỗi
chức năng, tìm hiểu nguồn gốc hình thành
motif và ý nghĩa giá trị của nó trong việc
tạo nên chủ đề truyện cổ tích thần kỳ.
2. Cấu trúc của 35 truyện cổ tích
Bình Phước theo sơ đồ 31 chức năng của
V.Ia.Propp
Chức năng 1: Một trong các thành
viên gia đình đi vắng (Định nghĩa: Sự
vắng mặt, ký hiệu e)
Chức năng này trong sơ đồ của Propp
được thể hiện dưới ba dạng e1, e2 và e3,
toàn bộ các dạng thức này đều xuất hiện
trong 29/35 truyện cổ tích Bình Phước mà
chúng tôi khảo sát, đông đảo nhất là dạng
e
1
xuất hiện trong 19 truyện với nội dung
nhấn mạnh chức năng sự vắng mặt là cái
chết của bố mẹ như giới thiệu hoàn cảnh
khởi đầu: Nhà kia có hai anh em, mẹ mất
sớm (Năm chàng trai khỏe); Làng kia, có
một chàng trai mồ côi cả cha và mẹ (Chàng
mồ côi); Họ đều mồ côi cả cha lẫn mẹ
(Chàng Crông và nàng Tăng Hin); Người
cha qua đời từ lâu (Sự tích cái dây thắt
lưng) Dạng e2 và e3 (các thành viên của
gia đình đi vắng) xuất hiện với các hình
thức như: Chàng trai đi xuống ruộng gặt
lúa (Con của con dao); Hai chị em rủ nhau
vào rừng bắt bướm (Chàng dê); Các chàng
rể đi vào rừng đốn cây để làm nhà (Sọ
Dừa); Người chồng đi lên rừng đốn gỗ
(Phò mã gầy); Cùng nhau ra đồng chăn
trâu (Chuyện ma quỷ bắt dơi) Đặc biệt
có những câu chuyện mà hoàn cảnh khởi
đầu thể hiện dưới cả hai dạng của chức
năng e là vừa có thành viên gia đình đi
vắng, vừa có sự qua đời của bố mẹ như
trong truyện Đực rựa (cha mẹ mất sớm; hai
vợ chồng người em chỉ biết lên rừng đốn
củi), truyện Hai anh em mồ côi (mẹ mất
sớm; hai anh em lên rừng đào củ để ăn),
truyện Chàng Ngo (cha mẹ mất sớm; chàng
đi chặt ống tre về nấu rượu), truyện Chàng
mồ côi (cha mẹ mất sớm, chàng vào rừng
bẫy thú, xuống miền dưới mua muối về
cho em ăn)
Chức năng 2: Với các nhân vật bị
cấm đoán (Định nghĩa: Sự cấm đoán: ký
hiệu b)
Chức năng này chỉ xuất hiện trong
2/35 truyện mà chúng tôi khảo sát và đều
thuộc dạng b2 trong sơ đồ của V.Ia.Propp,
sự cấm đoán thể hiện là mệnh lệnh như bắt
đi làm cỏ trong truyện Chàng mồ côi, hay
là lời đề nghị “hãy đi kiếm chồng đi” trong
truyện Sọ dừa.
Chức năng 4: Đối thủ tiến hành dò
la (Định nghĩa: Sự dò la, ký hiệu v)
Chức năng này được tìm thấy trong 11
truyện cổ tích Bình Phước và thể hiện dưới
cả ba dạng v1, v2, v3 như trong sơ đồ của
Propp bao gồm cả việc dò la để tìm nơi ẩn
nấp của nhân vật hay nơi cất giấu vật quý
(v
1) như: “mụ hỏi chàng từ đâu đến” (Đèn
thần); “Mẹ con đâu?” (Nàng Út ống tre);
“cô tiên hỏi đôi cánh đâu” (Thằng Phjia).
Dạng v2 – dò la để tìm hiểu nạn nhân: “tại
sao anh ngồi khóc vậy?” (Con của con
dao); “Tại sao cháu trầm mình xuống hồ?”
(Sự tích hoa thủy tiên); “Tại sao cô bị rơi
xuống vực” (Chàng dê)... Và dạng v3 – dò
la qua một nhân vật khác trong các truyện
LA MAI THI GIA
45
Hoàng tử rắn và Người lấy rắn.
Chức năng 5: Những tin tức cấp cho
đối thủ về nhạn nhân của hắn (Định
nghĩa: Sự bộc lộ, ký hiệu w)
Chức năng này xuất hiện trong 11
truyện với đầy đủ ba dạng bộc lộ theo sơ
đồ, dạng w1 – đối thủ nhận được câu trả lời
gián tiếp về câu hỏi của mình thể hiện dưới
các nội dung như “Tôi là người nhưng bị
mụ phù thủy biến thành gà” (Chàng gà);
“bà đừng có đi, ông ta ăn thịt hết ba đứa
con rồi” (Chuyện ăn thịt người). Dạng w2 –
bộc lộ ngược thể hiện trong các truyện Sự
tích hoa thủy tiên (Chàng trai bằng kể lại
sự tình cho ông lão nghe) hay Chàng
Crông và nàng Tăng hin (cô út hỏi thì anh
trả lời). Dạng w3 được tìm thấy duy nhất
trong truyện Chàng Dê (ngay trong đêm
tân hôn, dê hóa lại thành người).
Chức năng 6: Đối thủ tìm cách lừa
nạn nhân của mình để chiếm lấy nạn
nhân hay chiếm lấy tài sản của nạn nhân
(Định nghĩa: Sự lừa dối, ký hiệu g)
Chức năng 6 chỉ xuất hiện trong 4 câu
chuyện và được thể hiện ở cả 3 dạng: g1
(của cải trong nhà thuộc cái là của anh,
không thuộc cái là của em (Đực rực); "Gái
ơi, đi với cha nhé, giúp cha một tay"
(Chuyện ăn thịt người). Hay dạng g2 – đối
thủ hóa phép, thể hiện trong truyện Chuyện
ma bò (ma bò hóa thành người chồng rồi
gùi rau về nhà), Dạng g3 – dùng vũ lực để
lừa dối như trong truyện Hai chị em Ji
Băng và Ji Bay (mụ buộc họ phải để lại tất
cả xiêm váy và trang sức), trong truyện này
còn xuất hiện thêm chức năng lừa dối ở
dạng g1 (mụ malai Ji Kra tới rủ hai chị em
đi hái trái cây trong rừng).
Chức năng 7: Nạn nhân bị lừa và do
đó vô tình giúp đỡ cho quân thù (Định
nghĩa: Sự tiếp tay, ký hiệu g’)
Hai truyện cổ tích Bình phước có chứa
đựng chức năng này là Hai chị em Ji Băng
và Ji bay và Chuyện ăn thịt người, trong ba
dạng thức của chức năng sự tiếp tay theo
sơ đồ của Propp thì hai truyện cổ tích ở
trên đều thuộc dạng g1 là nhân vật nghe
theo tất cả những lời thuyết phục của đối
thủ. Trong truyện Chuyện ăn thịt người thì
cô chị làm theo lời thuyết phục của người
cha, còn truyện Hai chị em Ji Băng và Ji
bay thì hai chị em phải nhận lời đề nghị
của mụ ma lai vì sợ mụ ăn thịt.
Chức năng 8: Đối thủ gây tai họa
cho một người trong gia đình hay gây
thiệt hại cho anh ta (Định nghĩa: Việc
làm hại, ký hiệu A)
Theo Propp, chức năng này là vô cùng
quan trọng bởi vì nó tạo nên sự vận động
của câu chuyện cổ tích và được xem là
điểm nút tạo diễn biến bất ngờ trong mạch
truyện, chính vì vậy mà chức năng việc
làm hại này được thể hiện rất sinh động với
gồm 19 dạng thức mà Propp đã liệt kê ra
được. 17/35 truyện cổ tích Bình Phước có
chứa chức năng này, được thể hiện ở các
dạng A1 như đối thủ sai người đến bắt cóc
(Chàng Ngo); A
2
: lén trộm đôi cánh của
nàng để trên bờ (truyện Con của con dao,
Thằng Phjia); A5: anh giành hết gia tài của
em (Sự tích hoa thủy tiên); A9: người vợ
xui chồng mang con bò vào rừng sâu (Hai
anh em mồ côi); A13: đối thủ báo cho cả
làng đến giết con gà đi (Chàng gà); A14:
người cha giết đứa con để ăn thịt; con ma
bò núp sau bụi tre nhảy ra để giết anh ta
(Chuyện ăn thịt người, Con ma bò).
Chức năng 8a: Một trong những
thành viên của gia đình thiếu một cái gì
đó và muốn có một cái gì đó (Định
nghĩa: Sự thiếu thốn, ký hiệu a)
Trong sơ đồ của Propp, chức năng này
được thể hiện dưới sáu dạng khác nhau
nhưng trong nội dung 10 truyện cổ tích
KHẢO SÁT CẤU TRÚC CỦA TRUY N CỔ TÍCH BÌNH PHƯỚC THEO LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
46
Bình Phước có chứa đựng chức năng này,
chúng tôi chỉ tìm được 3 dạng thể hiện sự
thiếu thốn, dạng a1 – cô gái rời khỏi nhà để
kiếm chồng hay do được người khác đến
hỏi cưới (Sọ dừa, Chàng dê, Người lấy
rắn); hay dạng a2 – cần có một biện pháp
thần kỳ để thay đổi rắc rối hiện tại như
trong truyện Phò mã gầy hay Sự tích cái
dây thắt lưng; dạng a5 là dạng thiếu thốn có
tính chân thực của cuộc sống xã hội thực tế
như hoàn cảnh khởi đầu của câu truyện là
nhân vật chính có đời sống khổ cực; hết
sạch tiền bạc; cuộc sống nghèo đói vất vả
(Chàng mồ côi, Đực rựa, Truyện Ông ông
anh hùng).
Chức năng 9: Tai họa và sự thiếu
thốn được loan báo. Người ta yêu cầu
hay ra lệnh cho nhân vật chính rằng họ
thả hoặc phái anh ta đi. (Định nghĩa: Sự
làm môi giới, yếu tố liên kết, ký hiệu V)
Chức năng này bao gồm 7 dạng thức,
tuy nhiên chỉ có 2 dạng thức là xuất hiện
trong 4 truyện cổ tích Bình Phước, dạng
V
1
: nhân vật chính được phái đi giết 3 con
yêu tinh (Ba chàng trai khỏe) hay ra đi để
đánh giặc ngoại xâm (Đèn thần). Dạng V3;
người anh hùng phi ngựa ra đi tìm nơi ẩn
nấp của con yêu quái (Chàng Phan Dùng)
hay đi đánh rồng lửa (Cậu bé đá).
Chức năng 10: Người đi tìm đồng ý
hay quyết định chống đối lại (Định
nghĩa: Sự chống đối bắt đầu, ký hiệu S)
Chức năng sự chống đối bắt đầu chỉ
thể hiện dưới một dạng và được tìm thấy
trong 2 truyện cổ tích Bình Phước mà
chúng tôi khảo sát là Đèn thần (nhân vật
chính đòi được nhà vua gả công chúa mới
đi chiến đấu với kẻ thù để cứu nàng về) và
Cậu bé đá (Dù bị cấm đoán nhưng nhân
vật vẫn quyết liệt đòi đi chiến đấu chống
lại rồng lửa)
Chức năng 11: Nhân vật chính từ
giã nhà mình (Định nghĩa: Sự từ giã, ký
hiệu ↑)
14 truyện cổ tích Bình Phước có chứa
đựng chức năng này và hành động từ giã
gia đình để đi đến một nơi khác được thể
hiện rất đa dạng như: đi chu du thiên hạ
(Ba chàng trai khỏe); đi giúp nước (Đèn
thần); đi đến nơi khác sinh sống (Chàng
mồ côi); lên kinh ứng thí (Chàng Dê); đi
lang thang (Chim cu gáy); bỏ nhà ra đi
(Chàng trai và con trăn), có việc phải đi xa
(Người lấy rắn); ẵm con qua nhà mẹ ruột
(Chuyện ma bò).
Chức năng 12: Nhân vật bị thử
thách, bị gạn hỏi, bị tra khảo và điều đó
chuẩn bị cho anh ta có được phương tiền
thần kỳ hay người giúp đỡ (Định nghĩa:
Chức năng thử thách của người cho –
Ký hiệu Đ)
Chức năng này có 17 dạng thức thể
hiện và xuất hiện trong 18/35 truyện cổ
tích Bình Phước, các dạng thử thách bao
gồm thử thách giết yêu tinh (Ba chàng trai
khỏe); muốn cứu được vợ phải chôn cất
con chim (Sự tích khăn đỏ và áo có dấu
ấn); lấy nước sạch ở xa đem về trong chiếc
gàu thủng đáy (Hai chị em Ji Băch và Ji
Bay); vượt qua cuộc thi nấu ăn ngon; may
áo đẹp và đánh trận (Nàng Út ống tre); xây
một cái đình bằng gỗ tốt (Phò mã gầy); xây
một lâu đài tráng lệ (Thần dừa)
Chức năng 13: Nhân vật chính phản
ứng lại hành động của con người sẽ cho
(Định nghĩa: Phản ứng của nhân vật
chính, ký hiệu G)
17 truyện cổ tích Bình Phước có chứa
đựng chức năng này và chỉ thể hiện được
4/10 dạng thức biểu hiện trong sơ đồ của
Propp. Phản ứng của nhân vật chính được
thể hiện trong các truyện này là cắt cổ mụ
vợ mà bỏ vào cối xay lúa (Năm chàng trai
khỏe); bắn cung vào tim đối thủ khiến nó
LA MAI THI GIA
47
ngã gục xuống chết (Chàng Phan Dùng);
Chém đứt đôi đầu và thân của mụ yêu tinh
(Sự tích con đĩa); dìu bà cụ ra bìa rừng cho
bà uống nước (Sự tích cái dây thắt lưng);
xé vạt áo gói xác chim (Sự tích khăn đỏ và
áo có dấu ấn); giết chết con ma (Chuyện
ma lai)
Chức năng 14: Phương tiện thần kỳ
được nhân vật chính sử dụng (Định
nghĩa: Sự có được biện pháp thần kỳ, ký
hiệu Z)
Theo sơ đồ của Propp, chức năng này
có 8 dạng biểu hiện và 12 truyện cổ tích
Bình Phước trong khảo sát của chúng tôi
tập trung thể hiện ở 4 dạng thức là z1, z2, z3
và z
6
. Các phương tiện thần kỳ mà nhân vật
chính sử dụng có thể là cây đèn thần trong
truyện Đèn thần, thanh gươm báu trong
truyện Sự tích con đĩa, một đàn chim trời
trong Hai chị em Ji Băch và Ji Bay, ông
tiên ban cho bông hoa cúc trong Sự tích
hoa cúc, dây thài lai bên suối trong Sự tích
cái dây thắt lưng hay quả trứng thần kỳ nở
ra chim và từ chim biến thành trâu trong
truyện Chàng mồ côi
Chức năng 15: Nhân vật đi đến
được chỗ đến hay được dẫn tới nơi có
cái vật cần tìm (Định nghĩa: Sự di
chuyển về không gian giữa vương quốc;
Ký hiệu R)
Sáu dạng thức của chức năng di
chuyển được tìm thấy trong 10 truyện cổ
tích mà chúng tôi khảo sát, sự di chuyển đó
có thể là leo từ trên cây xuống để tìm đến
chiếc liều (Năm chàng trai khỏe), phi ngựa
đến nơi yêu quái ẩn nấp (Chàng Phan
Dùng), vượt qua bảy ngọn núi mới đuổi kịp
và tìm về hang của mụ yêu tinh (Sự tích
con đĩa), nhân vật thấy mình bay bỗng như
chim, mở mắt ra đã thấy mình đứng trước
một ông tiên (Sự tích khăn đỏ và áo có dấu
ấn), đi đến một nơi thật xa để tìm nước
trong không bị vẫn đục (Hai chị em Ji
Băch và Ji Bay)
Chức năng 16: Nhân vật và đối thủ
của anh ta tham gia dự một cuộc giao
tranh trực tiếp (Định nghĩa: Giao tranh;
Ký hiệu B)
Chức năng sự giao tranh mà chúng tôi
tìm được trong 5 truyện cổ tích Bình Phước
thường được miêu tả là những cuộc gia tranh
hết sức quyết liệt giữa nhân vật chính và đối
thủ, đó cũng là dạng giao tranh đầu tiên B1
theo sơ đồ của Propp - đánh nhau với đối thủ
là con vật hay người hoặc yêu tinh, ma
quáinhư con rắn trong truyện Người lấy
rắn, mụ yêu tinh trong truyện Sự tích con
đĩa và Ba chàng trai khỏe; con ma giả làm
người trong truyện Năm chàng trai khỏe.
Chức năng 18: Đối thủ bị đánh bại
(Định nghĩa: Sự chiến thắng; Ký hiệu P’)
Chức năng này có sáu dạng thức
nhưng chỉ có một hình thức duy nhất xuất
hiện trong 5 truyện thuộc phạm vi khảo sát
của chúng tôi, nghĩa là dạng thức P'1 - đối
thủ bị đánh bại trong một cuộc chiến đấu
với nhân vật chính như tên ma bị xuyên từ
hậu môn lên đến đỉnh đầu (Năm chàng trai
khỏe); giết được ba con yêu tinh và cứu
được ba nàng công chúa (Ba chàng trai
khỏe); khuất phục được rồng lửa và cỡi
rồng bay đi (Cậu bé đá); chém mụ yêu tinh
đầu lìa khỏi cổ (Sự tích con đĩa)...
Chức năng 19: Tai họa ban đầu hay
sự thiếu thốn được khắc phục (Định
nghĩa: Sự khắc phục tai họa hay khắc
phục sự thiếu thốn; Ký hiệu L)
Dù chỉ xuất hiện trong 5 truyện cổ tích
Bình Phước nhưng 5/11 dạng biểu hiện của
chức năng này đã xuất hiện trong cả 5
truyện. Trong truyện Chàng Ngo, tai họa
được khắc phục bằng cách người vợ hiện
lên từ viên ngọc sáng và hai vợ chồng lại
được hạnh phúc như xưa; trong truyện
KHẢO SÁT CẤU TRÚC CỦA TRUY N CỔ TÍCH BÌNH PHƯỚC THEO LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
48
Chàng gà thì ông trời làm phép cho người
chồng sống lại; trong truyện Thằng Phjia,
người vợ tiên đã tìm thấy đôi cánh của
mình và bay về trời hay trong truyện Đực
rựa, vì thương số phận hẩm hiu thiệt thòi,
nghèo khổ của người em thật thà nên thần
núi đã sai bầy khỉ đến khiêng người em thả
vào một thung lũng toàn là vàng...
Chức năng 20: Nhân vật chính trở
về (Định nghĩa: Trở về; Ký hiệu ↓)
9 truyện cổ tích Bình Phước có chứa
đựng chức năng này và biểu hiện dưới
những hình thức trở về rất đa dạng như
người anh trở về làng (Người lấy rắn); hai
chị em về sống với bà ngoại (Hai chị em Ji
Băch và Ji Bay); chàng dê từ kinh đô về
nhà (Chàng dê); nhân vật mang chiến
thắng về cho đất nước (Thần Đèn); chàng
trai tạm biệt tiên ông rồi quay về quê
hương (Sự tích khăn đỏ và áo có dấu ấn);
ba chàng trai tài giỏi về tới kinh đô (Ba
chàng trai khỏe)...
Chức năng 21: Nhân vật bị truy nã
(Định nghĩa: Sự truy nã; Ký hiệu Pr)
Chức năng này có bảy dạng hình thức
nhưng chỉ có một dạng thức cùng xuất hiện
trong hai truyện cổ tích Bình Phước. Trong
truyện Ma bò, để truy nã nhân vật chính
ma bò đã lần theo dấu vết và đi tìm, trong
truyện Chàng Ngo thì tên trưởng làng tức
giận cho người đến đạp phá nhà chàng.
Chức năng 22: Nhân vật chính thoát
khỏi sự truy nã (Định nghĩa: Sự thoát
khỏi; Ký hiệu Sp)
Dù trong sơ đồ của Propp chức năng
này được biểu hiện hết sức đa dạng với
mười dạng thức nhưng chúng tôi chỉ tìm
thấy 1/35 truyện cổ tích Bình Phước có
chứa chức năng này, đó là truyện Chàng
Ngo (chức năng đi kèm với chức năng sự
truy nã đã xuất hiện nay trước nó), để thoát
khỏi sự truy nã, nhân vật chính đã nhờ đến
phép thuật của vợ để gọi muôn thú trong
rừng đến giúp mình thoát khỏi truy đuổi
của kẻ thù.
Chức năng 25: Nhân vật chính được
giao nhiệm vụ khó khăn (Định nghĩa:
Nhiệm vụ khó khăn; Ký hiệu D)
Những nhiệm vụ khó khăn của chức
năng này mà chúng tôi tìm thấy được trong
5 truyện cổ tích Bình Phước là nhân vật
phải diệt trừ yêu quái để đem lại cuộc sống
bình yên cho dân làng (Chàng Phan Dùng);
người vợ không được chỉ tay vào những bọt
nước trắng tinh (Chàng rắn); người chồng
phải nhuộm cho thật đỏ vuông vải trắng để
đưa được vợ về lại với mình (Sự tích khăn
đỏ và áo có dấu ấn); chàng trai phải giết
được giặc và cứu được công chúa (Truyện
ông ông anh hùng); Phjia phải leo lên được
nhà trời bằng một sợi dây leo thì mới được
gặp lại vợ (Thằng Phjia)...
Chức năng 26: Nhiệm vụ được giải
quyết (Định nghĩa: Sự giải quyết; Ký
hiệu r)
Cùng với việc nhận lấy nhiêm vụ khó
khăn, chức năng tiếp theo của nhân vật
chính là giải quyết nhiệm vụ đó và chức
năng này chỉ thấy xuất hiện trong 3/35
truyện cổ tích Bình Phước, ở truyện Chàng
Phan Dùng thì người dân có được cuộc
sống bình yên sau khi chàng diệt trừ yêu
quái; người chồng trong Sự tích khăn đỏ và
áo có dấu ấn đã đưa được vợ trở về sau
mấy thàng trời ròng rã nhuộm khăn. Trong
Truyện Ông ông anh hùng, nàng công chúa
được giải cứu sau khi bầy hổ thay chàng
giết sạch giặc ngoại xâm
Chức năng 27: Nhân vật chính được
nhận ra (Định nghĩa: Sự nhận ra; Ký
hiệu Y)
Trong trường hợp này việc nhận ra
làm thành một chức năng tương ứng với
việc đánh dấu và nhân vật chính thường
LA MAI THI GIA
49
được nhận ra dựa vào một dấu hiệu từ sự
đánh dấu đó. Truyện Ba chàng trai khỏe,
nàng công chúa đã nhận ra được gương
mặt của người anh hùng đã cứu mình,
người mẹ trong truyện Chàng trai và con
trăn lại chỉ nhận ra con trai khi về đến nhà
của chàng; hay cả làng vô cùng ngạc nhiên
khi nhận ra Bù trong hình dạng của một cô
gái thắt đáy lưng ong xinh đẹp tuyệt trần
(Sự tích cái dây thắt lưng)...
Chức năng 29: Nhân vật chính
mang một diện mạo mới (Định nghĩa: Sự
chuyển; Ký hiệu T)
11 truyện cổ tích trong nhóm truyện
mà chúng tôi khảo sát có chứa chức năng
này và được thể hiện trong hai dạng thức
nhân vật có được diện mạo mới nhờ vào
các hành động pháp thuật và dựng lên được
một lâu đài kì diệu. Như Sọ dừa cởi bỏ lốt
thành một chàng trai tuấn tú trong truyện
Sọ Dừa; Cậu bé vụt đứng dậy rồi vươn vai
thành một chàng trai cao lớn khôi ngô
trong Cậu bé đá; Chàng trai xây được một
lâu đài nguy nga và trở thành phò mã
(Thần Dừa); Thằn lằn hóa thân thành một
cô gái xinh đẹp tuyệt trần (Nàng Út ống
tre), Chim cởi bỏ lốt thành một chàng trai
(Chim cu gáy); Chàng dê cũng từ bỏ lốt dê
thành một con người khỏe mạnh khôi ngô
(Chàng dê).
Chức năng 30: Kẻ thù bị trừng trị
(Định nghĩa: Sự trừng trị; Ký hiệu H)
Tương ứng với kiểu kết thúc có hậu
thường thấy trong kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam, việc kẻ hiền gặp lành kẻ ác gặp
ác là một triết lý mà dân gian luôn trung
thành thể hiện trong truyện cổ tích, cho nên
có đến 16/35 truyện cổ tích Bình phước có
chứa đựng chức năng này. Trong truyện Sự
tích con đĩa, yêu tinh bị giết chết máu văng
ra khắp nơi và hóa thành loài đĩa chuyên
hút máu người hay nhân vật tên trưởng
làng gian ác đã bị trừng trị trong truyện
Chàng Ngo. Con khỉ hung hăng trong
truyện Chàng mồ côi chết không kịp ngáp.
Vì tham lam giành giật và nhiều phen hại
chính em ruột của mình nên cuối cùng
người anh bị thú dữ xé xác (Đực rựa).
Người chị vợ của Sọ Dừa sau nhiều lần
hãm hại em gái không thành công đã bị
vạch mặt và xấu hổ bỏ xứ ra đi (Sọ dừa).
Mụ yêu tinh chuyên lừa gạt để ăn thịt các
cô gái hiền lành đã bị cọp vồ đến chết (Hai
chị em Ji Băch và Ji Bay). Và kết cục của
người cha độc ác là trở thành nạn nhân của
bầy rắn (Chuyện ăn thịt người).
Chức năng 31: Nhân vật chính kết
hôn và làm vua (Định nghĩa: Kết hôn;
Ký hiệu C)
Nhân vật chính kết hôn hoặc lên ngôi
vua cũng là một kiểu kết thúc có hậu
thường thấy trong kho tàng truyện cổ tích
khắp nơi trên thế giới và trong khảo sát của
chúng tôi cũng có đến 20 truyện cổ tích
chứa đựng chức năng này. Các nhân vật
trong truyện Đèn thần, Ba chàng trai khỏe,
Hoàng tử gầy, Phò Mã rắn được kết hôn
với công chúa và lên ngôi vua. Các nhân
vật nam chính trong truyện Thằng Phjia,
Sọ dừa, Chàng dê, Chàng gà, chàng Ngo,
Chàng mồ côi sau khi trải qua rất nhiều
thử thách, cuối cùng cũng lấy được vợ và
sống hạnh phúc đời đời.
3. Nhận xét chung
Để tiện theo dõi và so sánh đối chiếu,
chúng tôi lập sơ đồ liệt kê thứ tự của các
chức năng trong 35 truyện cổ tích Bình
Phước theo những ký tự mà chúng được ký
hiệu trong sơ đồ 31 chức năng của Propp
như sau:
Sơ đồ kí hiệu 31 chức năng nhân vật
truyện cổ tích thần kỳ của V.Ia.Propp:
ebb'vwgg'AaVS↑ĐGZRBKP'L↓PrSpX
FDrYOTHC
KHẢO SÁT CẤU TRÚC CỦA TRUY N CỔ TÍCH BÌNH PHƯỚC THEO LÝ THUYẾT CẤU TRÚC CHỨC NĂNG
50
Cấu trúc của 35 truyện cổ tích Bình
Phước được kí hiệu hoá:
1. Năm chàng trai khỏe:
e
2
A
9
v
1
w
1↑R2Đ3G3B1P’1H
2. Ba chàng trai khỏe:
e
3
A
5↑V1Đ1G1R2B1K1P’1↓YHC
3. Chàng Phan Dùng : e1A6V3Z3Đ9G9Dr
4. Đèn thần : ↑ v1w1A15SV1Đ9Z3G9↓C
5. Cậu bé đá: e1A6ST1R2B1P’1
6. Sự tích con đĩa: e3Z1R1Đ9G9Z2B1P’1H
7. Chàng Ngo: e2e3CA1L1Pr1Sp1H
8. Chàng mồ côi (1) e2e3w1Ce3A14↓HO
9. Chàng mồ côi (2): e2b2w1a5Z1Đ2w1↑CH
10. Hai anh em mồ côi: e2e3A9T2H
11. Ba anh em: e2G7Đ7R2L3↓
12. Đực rựa (1): e2g1A5↑a5L6↓FHC
13. Sự tích hoa thủy tiên: e2A5↑v2w2
14. Sọ Dừa: b2a1e3CĐ1G1v1Z3T1
15. Thần dừa: Ca1Đ1Z3G1T2
16. Nàng Út ống tre: v3Đ1G1Z3T1
17. Phò mã gầy: e1a2T1Đ7Z1G7CH
18. Chàng gà (1): e2a1T1w1CA14L9
19. Chàng dê: e3v2a1Cw3T1↑↓H
20. Chàng trai và con trăn: e3A13↑Y
21. Hoàng tử rắn: e3v3w2↑DT1CH
22. Chuyện chim cu gáy: ↑CR2T1
23. Sự tích khăn đỏ và áo có dấu ấn:
e
3Đ2G2Z2R1Z2D↓r
24. Sự tích cái dây thắt lưng:
e
2
a
2Đ3G3Z2YT1
25. Sự tích hoa cúc: Đ2G2Z2
26. Truyện ông ông anh hùng: e2a5↑DrDrC
27. Con của con dao: e3v2A2CL7H
28. Thằng Phjia: A2CL7DOH
29. Chàng Crông và nàng Tăng Hin:
e2v2w2CĐ5G1R3
30. Hai chị em Ji Băch và Ji Bay:
e2g1g’1g3A5↑Đ1G1R2Z6H↓C
31. Chuyện ăn thịt người:
e1g1g’1A14g1A14w1H
32. Con ma lai: e2Đ7G7
33. Chuyện ma lai: e2Đ7G7
34. Con ma bò: e1A14g2↑Pr1
35. Chuyện ma quỷ bắt dơi: e3v1w1OH
Sau khi khảo sát cấu trúc của 35
truyện cổ tích Bình Phước, chúng tôi nhận
thấy có 5 chức năng trong sơ đồ 31 chức
năng của Propp không xuất hiện trong nội
dung của nhóm truyện này, đó là các chức
năng: b' (Sự vi phạm); K (Sự đánh dấu), X
(Chuyến viếng thăm bí mật), F (Những đòi
hỏi không căn cứ), O (Sự vạch mặt). Số
chức năng xuất hiện trong truyện trung
bình từ 8 đến 10 chức năng, nhiều nhất là
14 chức năng ở truyện Ba chàng trai khoẻ,
14 chức năng ở truyện Hai chị em Ji Băch
và Ji Bay và ít nhất là 3 chức năng trong
truyện Sự tích hoa cúc và 4 chức năng
trong hai truyện Chuyện chim cú gáy,
Chàng trai và con trăn. Đồng thời các
dạng thức biểu hiện của mỗi chức năng
trong truyện cũng tương đối thống nhất
giữa các truyện với nhau chứ không có sự
biểu hiện đa dạng và sinh động như trong
những hình thức mà Propp đưa ra. Bên
cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy thứ tự
xuất hiện của các chức năng trong truyện
cổ tích Bình Phước mà chúng tôi khảo sát
cũng tương ứng với thứ tự của chúng trong
sơ đồ của Propp, thứ tự của các chức năng
không thay đổi và chúng tôi cũng chưa
phát hiện thêm được chức năng nào khác
ngoài 31 chức năng trong phạm vi 35
truyện mà chúng tôi khảo sát.
Sau bước khảo sát để khám phá ra đặc
điểm cấu trúc của 35 truyện cổ tích bằng
cách miêu tả những phương thức thi pháp
thuần túy, chúng tôi sẽ tiến đến việc giải
thích cội nguồn lịch sử của truyện cổ tích
theo phương pháp phân tích nguồn gốc lịch
sử để tìm ra bản chất thể loại và sự độc đáo
mang tính lịch sử của thể loại này. Vấn đề
này chúng tôi xin được tiếp tục trình bày
trong một bài viết khác.
LA MAI THI GIA
51
Chú thích:
* Bài báo nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên
cứu khoa học cấp trường, mã số T2016/01.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản truyện kể dân gian Bình Phước do
Khoa Văn học & Ngôn ngữ, ĐHKHXH & NV,
TP.HCM sưu tầm điền dã năm 2008 và 2009.
2. La Mai Thi Gia (2008), “Nghiên cứu mô típ
tái sinh trong truyện kể dân gian các dân tộc
Việt Nam theo hướng cấu trúc chức năng”,
Tập san Khoa học Xã hội, trường ĐHKHXH
& NV – tháng 12. 2008.
3. La Mai Thi Gia (2015); Motif trong nghiên
cứu truyện kể dân gian: Lý thuyết và ứng
dụng; Nxb ĐHQG HN.
4. Tăng Kim Ngân (1994), Cổ tích thần kỳ người
Việt - đặc điểm cấu tạo cốt truyện. Nxb Khoa
học Xã hội, H.
5. Đỗ Bình Trị (2006), Truyện cổ tích thần kỳ
người Việt đọc theo hình thái học của truyện
cổ tích của V.la.Propp, Nxb ĐHQG TP.HCM.
6. Tuyển tập V.Ia.Propp (2003), Nhiều tác giả
dịch, tập I. Nxb Văn hóa dân tộc.
Ngày nhận bài: 03/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 118_7868_2215170.pdf