Tài liệu Khảo sát cách xử trí song thai có tuổi thai ≥ 32 tuần đến sinh tại Bệnh Viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 75
KHẢO SÁT CÁCH XỬ TRÍ SONG THAI CÓ TUỔI THAI ≥ 32 TUẦN
ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nguyễn Thị Minh Hiếu*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quá trình sinh song thai có nhiều biến cố bất lợi, đặc biệt là với thai thứ hai. Tại Bệnh viện Từ
Dũ chưa có nghiên cứu nào khảo sát cách xử trí song thai lúc sinh cũng như các kết cục sau sinh ở mẹ và con.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mổ lấy thai, cách sinh thai thứ hai, mô tả kết cục sau sinh ở những trường hợp song
thai ≥ 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện tại khoa Sanh, khoa Hậu sản,
khoa Hậu phẫu và khoa Nhi, Bệnh viện Từ Dũ, từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018. Các sản phụ sinh song thai
≥ 32 tuần được đưa vào nghiên cứu. Sản phụ được phỏng vấn các thông tin cơ bản. Các can thiệp lúc sinh được
thu thập qua hồ sơ bệnh án. Kết cục sơ sinh được ghi nhận đến 1 tuần sau s...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát cách xử trí song thai có tuổi thai ≥ 32 tuần đến sinh tại Bệnh Viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 75
KHẢO SÁT CÁCH XỬ TRÍ SONG THAI CÓ TUỔI THAI ≥ 32 TUẦN
ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nguyễn Thị Minh Hiếu*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Quá trình sinh song thai có nhiều biến cố bất lợi, đặc biệt là với thai thứ hai. Tại Bệnh viện Từ
Dũ chưa có nghiên cứu nào khảo sát cách xử trí song thai lúc sinh cũng như các kết cục sau sinh ở mẹ và con.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mổ lấy thai, cách sinh thai thứ hai, mô tả kết cục sau sinh ở những trường hợp song
thai ≥ 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca được thực hiện tại khoa Sanh, khoa Hậu sản,
khoa Hậu phẫu và khoa Nhi, Bệnh viện Từ Dũ, từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018. Các sản phụ sinh song thai
≥ 32 tuần được đưa vào nghiên cứu. Sản phụ được phỏng vấn các thông tin cơ bản. Các can thiệp lúc sinh được
thu thập qua hồ sơ bệnh án. Kết cục sơ sinh được ghi nhận đến 1 tuần sau sinh.
Kết quả: Có 289 sản phụ sinh song thai ≥ 32 tuần được nhận vào nghiên cứu. Tỉ lệ mổ lấy thai 81,3%, KTC
95% 76,8% - 85,5%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê kết cục sơ sinh giữa nhóm sinh ngả âm đạo và
mổ lấy thai (p>0,05).
Kết luận: Mổ lấy thai trong song thai chiếm tỉ lệ cao, cần huấn luyện bác sĩ sản khoa thực hành thành thục
thủ thuật sinh song thai nhằm làm giảm tỉ lệ mổ lấy thai.
Từ khoá: song thai, ≥ 32 tuần, mổ lấy thai, song thai thứ hai
ABSTRACT
SURVEY OF MANAGEMENT IN TWIN PREGNANCIES ≥ 32 WEEKS OF GESTATION IN TU DU
HOSPITAL
Nguyen Thi Minh Hieu, Le Hong Cam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 75 - 81
Background: There could be many potential adverse events in twin birth, especially with the second twin.
At Tu Du Hospital, there has been no study on the management in twin pregnancies at birth as well as the
postnatal outcomes for mothers and newborns.
Objective: To investigate cesarean rate, management of the second twin, outcomes after birth in twin
pregnancies ≥ 32 weeks at Tu Du Hospital.
Method: A case series report were conducted at Delivery Department, Postpartum Department, Post
Surgery Department, Department of Function and Duty Of Neonatal, Tu Du Hospital, Ho Chi Minh City,
Vietnam from 01/2018 to 5/2018. We included childbearing women with twin ≥ 32 weeks. Women were
interviewed for basic information. Managements were collected through medical records. Newborn outcomes were
recorded up to one week after birth.
Result: We studied 289 twin pregnancies. Cesarean section rate was 81.3%, 95% CI 76.8% - 85.5%. No
difference was found in neonatal outcomes between vaginal birth and cesarean section.
Conclusion: Caesarean rates for twin births is high. Obstetricians must be studied and experienced in
procedures in twin vaginal delivery to reduce the incidence of caesarean section.
Keywords: twin, ≥ 32 weeks of gestation, cesarean section, second twin
*Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Minh Hiếu ĐT: 0982042879 Email: minhhieu7C@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 76
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê tại bệnh viện Từ Dũ, song thai
chiếm tỉ lệ 2,6%, tại Mỹ, tỉ lệ này ở mức 3,39%(6).
Trong quá trình sinh song thai có nhiều biến cố
bất lợi, đặc biệt là với thai thứ hai. Để đảm bảo
sức khỏe cho sản phụ và thai nhi, bác sĩ sản khoa
phải cân nhắc lựa chọn phương pháp sinh an
toàn, hạn chế tới mức thấp nhất các biến chứng
xảy ra trước, trong và sau sinh. Tỉ lệ mổ lấy thai
trong song thai đang có xu hướng tăng lên tại
Việt Nam cũng như trên thế giới(10,11,16).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ có chẩn đoán song thai ≥ 32 tuần,
sinh tại phòng sinh và phòng mổ BV Từ Dũ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn nhận
Tuổi thai ≥ 32 tuần (theo siêu âm 3 tháng đầu
hoặc dựa vào ngày kinh cuối đối với chu kì kinh
nguyệt đều 28 ngày).
Cả hai thai sống.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại
Thai dị tật bẩm sinh nặng, bất thường cấu
trúc nhiễm sắc thể (được chẩn đoán bằng nhiễm
sắc thể đồ hoặc phương pháp lai miễn dịch
huỳnh quang thông qua chọc ối) hoặc bất
thường hình thái học qua siêu âm 4 chiều.
Có bằng chứng nhiễm trùng bào thai bằng
chọc ối xét nghiệm TORCH.
Cách chọn mẫu
Chọn toàn bộ các trường hợp thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Sanh,
khoa Hậu sản, khoa Hậu phẫu, khoa Nhi, Bệnh
viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2014
đến tháng 5/2017.
Phương pháp tiến hành
Chọn các trường hợp sản phụ đã sinh song
thai ≥ 32 tuần.
Mời sản phụ tham gia nghiên cứu, kí tên
bảng đồng thuận.
Phỏng vấn vào thời điểm hậu sản ngày thứ 2
để thu thập các thông tin cơ bản.
Thu thập từ hồ sơ bệnh án các thông tin: sức
khỏe sản phụ và thai nhi, các can thiệp lúc sinh
và sau sinh, tình trạng sơ sinh.
Ghi nhận thông tin vào bảng thu thập số
liệu.
Xử lý số liệu khi kết thúc thời gian nghiên
cứu.
Phân tích và đánh giá kết quả.
Quản lý và phân tích số liệu
Nhập và quản lý số liệu bằng phần mềm
Epidata 3.1.
Phân tích số liệu được thực hiện bằng phần
mềm SPSS 23.
Phân tích thống kê: Phép kiểm Chi bình
phương, phép kiểm Fisher nếu n< 5, khoảng tin
cậy 95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2018 đến tháng 5/2018, có 306
sản phụ sinh song thai, 289 sản phụ đáp ứng tiêu
chuẩn nhận vào nghiên cứu.
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng của đối tượng trong
nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên
cứu (n = 289)
Đặc điểm Số lượng (n = 289) Tỉ lệ (%)
Tuổi trung bình (năm) 30,7 ± 5,1 (18 – 57)
Sinh ngả âm đạo 29,5 ± 5,2 (18 – 44)
Mổ lấy thai 31 ± 5 (20 – 57)
Tuổi mẹ
18-24 26 9
25-29 100 34,6
30-34 105 36,3
≥ 35 tuổi 58 20,1
Tiền thai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 77
Đặc điểm Số lượng (n = 289) Tỉ lệ (%)
Con so 171 59,2
Con rạ 118 40,8
Tiền căn điều trị vô sinh
Có thai tự nhiên 178 61,6
Bơm tinh trùng vào
buồng tử cung
16 5,5
Thụ tinh trong ống
nghiệm
95 32,9
Tuổi sản phụ từ > 35 tuổi chiếm 20 % là
nhóm tuổi thuộc thai kỳ nguy cơ cao. Đa số là
con so, điều trị vô sinh chiếm 38%.
Dạng song thai và kiểu ngôi
Dạng song thai và kiểu ngôi được trình bày
trong Bảng 2.
Bảng 2. Dạng song thai và kiểu ngôi (n = 289)
Số lượng (n= 289) Tỉ lệ (%)
Dạng song thai
Hai nhau, hai ối 158 54,7
Một nhau, hai ối 119 41,2
Một nhau, một ối 2 0,7
Không rõ 10 3,5
Kiểu ngôi thai
Hai ngôi đầu 133 46
Thai 1 ngôi đầu – thai 2
không phải ngôi đầu
95 32,9
Thai 1 không phải ngôi đầu 61 21,1
Song thai hai nhau hai ối chiếm 54,7%, hai
ngôi đầu chỉ có 46%.
Cách sinh song thai
Cách sinh song thai được thể hiện qua biểu
đồ 1.
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện cách sinh trong song thai
Chỉ định mổ lấy thai
Bảng 3. Chỉ định mổ lấy thai
Chỉ định mổ lấy thai Số lượng (n= 235) Tỉ lệ (%)
Con hiếm/ Thụ tinh trong
ống nghiệm
98 41,7
Thai chậm tăng trưởng trong
tử cung
50 21,3
Ối vỡ 48 20,4
Sẹo mổ cũ 42 17,9
Nguyên nhân khác 23 9,8
Không kèm nguyên nhân
khác
13 5,5
Sẹo mổ cũ < 24 tháng 1 0,4
Sẹo mổ cũ ≥ 2 lần 5 2,1
Thai thứ nhất không phải
ngôi đầu
36 15,3
Các nguyên nhân khác
Do nhau tiền đạo 10 4,3
Con so lớn tuổi 4 1,7
Thai trình ngưng tiến 7 3
Thai suy 5 2,1
Cổ tử cung không thuận lợi
giục sinh
3 1,3
Do song thai 1 ối 2 0,9
Đặc điểm các trường hợp sinh ngả âm đạo
Đặc điểm các trường hợp sinh ngả âm đạo
được mô tả qua Bảng 4.
Bảng 4. Đặc điểm các trường hợp sinh ngả âm đạo
Đặc điểm Số lượng (n=54) Tỉ lệ (%)
Kiểu ngôi thai
Hai ngôi đầu 40 74,1
Thai 1 ngôi đầu – thai 2
không phải ngôi đầu
13 24,1
Thai 1 ngôi mông – thai 2
ngôi đầu
1 1,9
Thai thứ hai thay đổi ngôi
sau khi sinh thai thứ nhất
9 16,7
Nơi sinh
Phòng sinh 53 98,1
Phòng mổ 1 1,9
Khoảng thời gian sinh giữa
hai thai (phút)
Trung bình Khoảng
biến thiên
5,7 ± 0,27 5 – 15
Cách xử trí Thai 1
n (%)
Thai 2
n (%)
Sinh không can thiệp 51 (94,4%) 21 (38,9%)
Forcep 2 (3,7%) 4 (7,4%)
Sinh ngôi mông 1 (1,9%) 22 (40,7%)
Sinh ngôi mông sau nội
xoay thai
0 (0%) 7 (13%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 78
Kết cục sau sinh ở mẹ và con
Kết cục sau sinh ở mẹ và con được mô tả qua
Bảng 5 và Bảng 6.
Bảng 5. Tuổi thai và cân nặng lúc sinh
Đặc điểm sơ
sinh
Trung bình Giá trị nhỏ nhất –
giá trị lớn nhất
Cân nặng (gam) 2363,3 ± 414,9 1250 – 3500
Thai thứ nhất 2387,7 ± 407,5 1250– 3500
Thai thứ hai 2338,9 ± 421,5 1300– 3500
< 2500 330 57,1%
≥ 2500 248 42,9%
32 – 33 6/7 tuần 26 9,0
34 – 36 6/7 tuần 139 48,1
37 – 39 6/7 tuần 121 41,9
≥ 40 tuần 3 1,0
Song thai sinh non < 34 tuần chiếm 57%.
Dưới 34 tuần 9%.
Bảng 6. Kết cục sau sinh ở mẹ và con
Mổ lấy thai Sinh ngả
âm đạo
P (*)
Lượng máu mất ở mẹ (ml)
Trung bình 308,7 ± 156,1 283,3 ± 215 0,004
(***)
Trung vị 300 200
Khoảng biến thiên 100 – 1400 100 – 1000
Kết cục ở con (n= 470) (n= 108)
Tuổi thai < 0,001
< 37 tuần 224 (47,7%) 84 (77,8%)
≥ 37 tuần 246 (52,3%) 24 (22,2%)
Bệnh màng trong 37 (7,9%) 17 (15,7%) 0,016
Nhập NICU 25 (23,1%) 71 (15,1%) 0,061
Suy hô hấp 54 (11,5%) 18 (16,7%) 0,147
Thở oxy qua
cannula
54 (11,5%) 20 (18,5%) 0,056
NCPAP 40 (8,5%) 15 (13,9%) 0,101
Đặt nội khí quản 2 (0,3%) 0 (0%)
Sang chấn sản khoa 2 (0,4%) 2 (1,9%) 0,16(**)
Kết quả sau sinh 7
ngày
0,081
Về với mẹ 424 (90,4%) 91 (84,3%)
Còn nằm NICU 11 (2,3%) 2 (1,9%)
Còn nằm khoa Nhi
(không phải NICU)
34 (7,2%) 15 (13,9%)
(*) Phép kiểm 2,
(**) Phép kiểm Fisher,
(***) Phép kiểm Mann – Whitney.
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu
Đa số các trường hợp sinh con so chiếm
59,2%, nhưng tuổi trung bình của sản phụ lại
khá cao 30,7 ± 5,1, trong đó tỉ lệ sản phụ lớn tuổi
(> 35 tuổi) chiếm 20,1%, kết quả này tương tự
trong nghiên cứu của Vũ Thị Hường (tại bệnh
viện Phụ sản Trung ương)(18) là 30,57 ± 5,1 và
21,4%. Y văn đã ghi nhận những phụ nữ sau
điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đối
mặt với nguy cơ mang song thai lên gấp 20 lần
so với có thai tự nhiên(2,13). Theo thống kê của
SART, tại Mỹ, trong năm 2010 có 26% thai kì sau
thụ tinh trong ống nghiệm là song thai(4). Trong
điều trị hiếm muộn thường các bác sĩ thường
chuyển hơn hai phôi để tăng tỉ lệ có thai, hiện
nay với sự tiến bộ của y học, khuynh hướng
chuyển 1 phôi ngày càng tăng, hy vọng trong
tương lai tỉ lệ song thai do TTTON sẽ giảm để
giảm những nguy cơ do song thai gây ra. Từ Dũ
và bệnh viện Phụ sản Trung ương là hai cơ sở
triển khai, phát triển kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đầu
tiên của cả nước và cũng là hai bệnh viện tuyến
cuối về sản khoa nên có sự tập trung các thai kì
nguy cơ cao, trong đó có các thai kì song thai,
đặc biệt là các thai kì sau điều trị hiếm muộn, do
đó trong nghiên cứu này sản phụ mang song
thai khá cao 38%.
Theo biểu đồ 1, tỉ lệ mổ lấy thai là 81,3%
(KTC 95% 76,8% - 85,5%) trong đó, mổ lấy thai
chủ động chiếm tỉ lệ cao nhất với 57,4%, tỉ lệ sinh
ngả âm đạo là 18,7%. Tỉ lệ mổ lấy thai tương
đương với tỉ lệ mổ lấy thai trong các nghiên cứu
của Nguyễn Trung Nam(12) (77,8% trong năm
2013 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội), Vũ Hoàng
Lan(17) (83,7% trong năm 2014 tại bệnh viện Phụ
sản Trung Ương) và Vũ Thị Hường(18) (84,2%
trong năm 2014 tại bệnh viện Phụ sản Trung
Ương). Tỉ lệ mổ lấy thai trong thai kì song thai
đã được ghi nhận tăng lên rất nhiều không
những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi trên thế
giới. Trong nghiên cứu của Henry(11) tại Mỹ,
trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2008 tỉ lệ mổ
lấy thai trong song thai đã tăng từ 53,4% lên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 79
75%. Trong nghiên cứu của Kyvernitakis A(9) ở
Đức, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến
2012, tỉ lệ mổ lấy thai đã tăng từ 59,6% lên 76,9%
trong song thai 32 - 36 tuần và tăng từ 40% lên
68,7% trong song thai ≥ 36 tuần. Nguyên nhân có
thể là do tuổi mẹ tăng lên làm nguy cơ mắc các
bệnh lý nhiều hơn, tỉ lệ điều trị hiếm muộn tăng
lên, tần suất xuất hiện vết mổ cũ nhiều hơn.
Trước đây, chỉ định mổ lấy thai còn rất hạn chế
do sự nhiễm trùng và những yếu kém trong gây
mê hồi sức, do đó, các bác sĩ sản khoa vẫn ưu
tiên sinh ngả âm đạo. Ngày nay, do sự phát triển
của kĩ thuật mổ lấy thai, phương tiện vô khuẩn,
gây mê hồi sức đã làm giảm các nguy cơ của mổ
lấy thai, đồng thời khả năng phát hiện sớm
những yếu tố không đảm bảo cho sinh ngả âm
đạo ở sản phụ và thai nhi dẫn tới chỉ định mổ
lấy thai tăng lên. Bên cạnh đó, tâm lý lo sợ nguy
cơ của song thai sinh ngả âm đạo của sản phụ và
gia đình khi sinh ít con, đặc biệt là trong các
trường hợp hiếm muộn và do tâm lý e ngại việc
đỡ sinh thai thứ hai không phải ngôi đầu của các
nhà sản khoa.
Dựa vào Bảng 3 cho thấy, các chỉ định mổ
lấy thai thường gặp là con hiếm/ thụ tinh trong
ống nghiệm (31,1%), thai chậm tăng trưởng
trong tử cung (21,3%), ối vỡ (20,4%), sẹo mổ cũ
(17,9%), thai thứ nhất không phải ngôi đầu
(15,3%). Trong các chỉ định mổ lấy thai do vết
mổ cũ, có chỉ định mổ lấy thai vì vết mổ cũ ≥ 2
lần, vết mổ cũ < 24 tháng là hợp lý, 5,5% trường
hợp có chỉ định mổ lấy thai vì song thai kèm sẹo
mổ cũ 1 lần, không kèm các yếu tố bất thường
khác là chưa hợp lý vì theo tài liệu “ Quy trình
kỹ thuật sản phụ khoa – Bệnh viện Từ Dũ
2016”(2) thì chỉ định mổ lấy thai khi tử cung có
sẹo mổ cũ trong các trường hợp sẹo mổ ở thân tử
cung hoặc sẹo mổ ngang đoạn dưới tử cung ≥ 2
lần hoặc lần mổ lấy thai trước cách chưa đủ 24
tháng. Theo tài liệu hướng dẫn về các thai kì
nguy cơ cao(5) thì song thai không phải là một
chống chỉ định của việc sinh đường âm đạo trên
vết mổ cũ. Tuy nhiên xử trí sinh song thai có vết
mổ cũ còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ
sản khoa, trong đó nếu người thực hiện kỷ thuật
không đủ kỹ năng đở sinh thai thứ hai không
phải là ngôi đầu thì nên mổ lấy thai để an toàn
cho thai nhi.
Theo Bảng 4, các trường hợp sinh ngả âm
đạo chủ yếu là song thai hai ngôi đầu, chiếm tỉ lệ
74,1%. Có 9 trường hợp thai thứ hai thay đổi
ngôi thai sau khi sinh thai thứ nhất, chiếm tỉ lệ
16,7%. Y văn ghi nhận tỉ lệ thai thứ hai thay đổi
ngôi thai sau khi sinh thai thứ nhất là từ 11% đến
20%(6,9). Đây là một tỉ lệ không nhỏ, do vậy, bác sĩ
sản khoa cũng như đội ngũ đỡ sinh một trường
hợp song thai hai ngôi đầu cần phải lưu ý, chuẩn
bị đầy đủ cho trường hợp thai thứ hai không
phải ngôi đầu cũng như phải tư vấn trước sinh
cho sản phụ và gia đình về khả năng xảy ra hiện
tượng này cũng như các biến chứng có thể gặp.
Sinh ngả âm đạo có can thiệp chủ yếu ở thai
thứ hai, sinh forceps chiếm 7,4%, sinh ngôi mông
40,7%, sinh ngôi mông sau nội xoay thai chiếm
13%. Sinh ngôi mông (bao gồm cả sinh ngôi
mông sau nội xoay thai) được thực hiện đối với
thai thứ hai ngôi mông, ngôi ngang và ngôi đầu
cao, không có trường hợp sinh giác hút vì nguy
cơ xuất huyết não ở thai non tháng khi dùng giác
hút. Không có trường hợp nào sinh thai thứ nhất
và mổ lấy thai thứ hai. Như vậy đối với song
thai hai ngôi đầu khi sinh ngã âm đạo vẫn có
trường hợp cần phải thực hiện thủ thuật vì vậy
đở song thai cần có Bs Sản khoa có kinh nghiệm,
bác sĩ nhi khoa và bác sĩ gây mê hồi sức.
Về khoảng thời gian sinh giữa hai thai: tất cả
các trường hợp sinh ngả âm đạo đều được bấm
ối, cố định thai thứ hai hoặc can thiệp thủ thuật
nội xoay đại kéo thai, cố gắng rút ngắn khoảng
thời gian sinh giữa hai thai, nên khoảng thời
gian sinh giữa hai thai đa số ≤ 10 phút (89,1%),
tối đa 15 phút, nằm trong giới hạn tối ưu của
một cuộc sinh song thai. Kết quả này tương tự
trong nghiên cứu của Nguyễn Trung Nam(12) tại
bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khoảng thời gian
sinh giữa hai thai < 10 phút chiếm 96,6%, chỉ có
3,4% > 10 phút. Như vậy, các bệnh viện phụ sản
đã thống nhất thực hành chủ động rút ngắn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 80
khoảng thời gian sinh giữa hai thai. Nếu quá 20
phút mà ngôi thai thứ hai không xuống thì phải
can thiệp. Khoảng thời gian sinh giữa hai thai
trong song thai cần được rút ngắn, tối ưu trong
khoảng 15 phút và không được kéo dài quá 30
phút(14).
Kết cục sau sinh ở mẹ: Theo bảng 5 lượng
máu mất trung bình ở nhóm mổ lấy thai (309,72
± 156,1ml) cao hơn ở nhóm sinh ngả âm đạo
(283,3 ± 215ml) (p < 0,05). Lượng máu mất trung
bình trong nhóm mổ lấy thai cao hơn trong sinh
ngả âm đạo có thể là do tổn thương các mạch
máu trong quá trình mổ, ngoài ra còn do ảnh
hưởng của các thuốc gây giãn cơ trong quá trình
vô cảm làm tử cung co hồi kém.
Kết cục sau sinh ở con: tuổi thai trung bình
lúc sinh là 36 2/7 tuần. Tỉ lệ sinh non < 37 tuần là
57,1%, cân nặng trung bình của sơ sinh là
2363,3g ± 414,9, phần lớn là sơ sinh nhẹ cân (<
2500g) chiếm 57,1%. Tuổi thai lớn nhất ghi nhận
là 40 1/7 tuần và cân nặng tối đa ở trẻ sơ sinh là
3500g, những con số này hoàn toàn phù hợp với
đối tượng nghiên cứu là song thai vì mọi vấn đề
trong sản khoa có thể thấy ở thai kì song thai trừ
thai to và thai quá ngày(15).
Sơ sinh được sinh ngả âm đạo có tỉ lệ bị
bệnh màng trong cao hơn sơ sinh được mổ lấy
thai (p < 0,05). Có thể giải thích điều này dựa
trên kết quả ở bảng 6 là do tỉ lệ sơ sinh non
tháng trong nhóm sinh ngả âm đạo cao hơn
trong nhóm mổ lấy thai (p < 0,05). Tuy nhiên,
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê kết
cục sơ sinh (về tỉ lệ suy hô hấp, sử dụng thông
khí hỗ trợ, sang chấn sản khoa, nhập NICU, và
kết cục sau 7 ngày) giữa nhóm sinh ngả âm
đạo và mổ lấy thai (p > 0,05).
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những sản phụ
mang song thai có tuổi thai ≥ 32 tuần vì có chứng
cứ cho thấy ở song thai một nhau hai ối thì tỉ
lệ thai lưu ở các thai kì ≥ 32 tuần là thấp(7),
nhiều nguy cơ của sơ sinh non tháng cũng đã
giảm đi(3), giúp việc đánh giá liên quan kết cục
của cuộc sinh với phương pháp xử trí cũng rõ
ràng hơn.
Hạn chế của nghiên cứu này là thiết kế báo
cáo loạt ca và nghiên cứu viên không tham gia
vào cách xử trí lúc sinh hay mổ, thu thập thông
tin về can thiệp lúc sinh qua hồ sơ bệnh án nên
một số biến số có thể không hoàn toàn chính xác.
Cỡ mẫu của các nhóm nhỏ, có nhóm n = 0 nên
một số biến số không phân tích được.
KẾT LUẬN
Phương pháp xử trí lúc sinh song thai
Tỉ lệ mổ lấy thai: 81,3%, KTC 95% 76,8% - 85,5%.
Cách sinh thai thứ hai: Sinh ngả âm đạo
không can thiệp 38,9%. Sinh bằng forceps
7,4%. Sinh ngôi mông 40,7%. Nội xoay sinh
ngôi mông 13%.
Khoảng thời gian sinh giữa hai thai trung
bình 5,7 ± 0,27 phút.
Kết cục và xử trí sau sinh ở mẹ và con
Ở mẹ
Máu mất trung bình sau mổ lấy thai cao hơn
sinh ngả âm đạo (p< 0,05).
Ở con
Tỉ lệ sinh non < 37 tuần là 57,1%. Tỉ lệ sơ
sinh nhẹ cân (< 2500g) chiếm 57,1%. Không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê kết cục sơ
sinh giữa nhóm sinh ngả âm đạo và mổ lấy
thai (p > 0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Từ Dũ (2016). "Quy trình kỹ thuật sản phụ khoa".
Bệnh viện Từ Dũ, pp. 2-3.
2. Bergh T, Ericson A, Hillensjo T et al (1999). "Deliveries and
children born after in-vitro fertilisation in Sweden 1982–95: a
retrospective cohort study". The Lancet, 354(9190):pp. 1579-1585.
3. Cleary-Goldman J, Mary DA (2005). "Uncomplicated
Monochorionic Diamniotic Twins and the Timing of Delivery".
PLoS Medicine, 2(6):pp. 478-479.
4. Committee on Practice Bulletins—Obstetrics (2016). "Practice
Bulletin No 169: Multifetal Gestations: Twin, Triplet, and
Higher-Order Multifetal Pregnancies". Obstetrics & Gynecology,
128(4):pp. e131-e146.
5. D'Alton ME (2015). "Protocols for High-Risk Pregnancies An
Evidence-Based Approach, Protocol 55 Twins, Triplets and
Beyond". John Wiley & Sons, Ltd, pp. 451-461.
6. Easter S, Lieberman E, Carusi D (2016). "Fetal presentation and
successful twin vaginal delivery". American Journal of Obstetrics
and Gynecology, 214(1):pp. 35.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 81
7. Hack KEA, Derks JB, Elias SG et al (2011). "Perinatal mortality
and mode of delivery in monochorionic diamniotic twin
pregnancies ≥32weeks of gestation: a multicentre retrospective
cohort study". An International Journal of Obstetrics &
Gynaecology, 118(9):pp. 1090-1097.
8. Hamilton BE, Martin JA, Osterman MJK et al (2015). "Births:
Final Data for 2014". Natl Vital Stat Rep, 64(12):1-64.
9. Houlihan C, Knuppel RA (1996). "Intrapartum Management of
Multiple Gestations". Clinics in Perinatology, 23(1):pp. 91-116.
10. Kyvernitakis A, Kyvernitakis I, Karageorgiadis A et al (2013).
"Rising Cesarean Rates of Twin Deliveries in Germany from
1990 to 2012". Zeitschrift für Geburtshilfe und Neonatologie,
217(05):pp. 177-182.
11. Lee HC, Gould JB, Boscardin JW et al (2011). "Trends in
Cesarean Delivery for Twin Births in the United States: 1995–
2008". Obstetrics & Gynecology, 118(5):pp. 1095.
12. Nguyễn Trung Nam, Nguyễn Cảnh Chương (2014). "Nghiên
cứu thái độ xử trí các trường hợp song thai tại BV Phụ sản HN
trong giai đoạn 2012-2013". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại
học Y Hà Nội, pp. 26-47.
13. Ozturk O, Bhattacharya S, Templeton A (2001). "Avoiding
multiple pregnancies in ARTE valuation and implementation of
new strategies". Human Reproduction, 16(7):pp. 1319-1321.
14. Rayburn WF, Lavin JP, Miodovnik M et al (1984). "Multiple
gestation: time interval between delivery of the first and second
twins". Obstetrics and gynecology, 63(4):pp. 502-506.
15. Unal ER, Newman RB (2017). "Multiple Gestations. Obstetrics:
Normal and Problem Pregnancies”. Elsevier, pp. 706-736.
16. Van der Garde M, Winkens B, Roumen F (2012). "Increased
elective caesarean section rate is not associated with a decreased
serious morbidity rate for twins ≥ 32 weeks’ gestation". Journal of
Obstetrics and Gynaecology, 32(5):pp. 453-457.
17. Vũ Hoàng Lan, Phạm Thị Thanh Hiền (2015). "Nghiên cứu xử
trí song thai chuyển dạ đẻ với tuổi thai từ 28 tuần trở lên tại BV
Phụ sản TW". Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội, pp. 31.
18. Vũ Thị Hường, Hồ Sỹ Hùng (2016). "Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng và thái độ xử trí song thai tại bệnh viện Phụ sản trung
ương từ 1/1/2015 đến 30/6/2015". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa
khoa, Đại học y Hà Nội, pp. 20-24.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cach_xu_tri_song_thai_co_tuoi_thai_32_tuan_den_sinh.pdf