Khảo sát cách dịch “Thoại đầu” tiếng Trung trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” - Nguyễn Thị Luyện

Tài liệu Khảo sát cách dịch “Thoại đầu” tiếng Trung trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” - Nguyễn Thị Luyện: 88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v Dịch thuật NGUYỄN THỊ LUYỆN*; PHAN THANH HOÀNG** *Đại học Phúc Đán, Trung Quốc,  nguyenluyen1185@gmail.com *Đại học Phúc Đán, Trung Quốc,  jack_lucky_phan@yahoo.com Ngày nhận bài: 05/10/2018; ngày sửa chữa: 28/11/2018; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Thoại đầu” (话头 huàtóu) theo “Từ điển quy phạm tiếng Trung hiện đại” của Lý Hành Kiện cho rằng “huàtóu là sự khởi đầu của lời nói hoặc chủ đề của lời nói” (李行健, 2004, tr.565). Có thể thấy ý nghĩa của “thoại đầu” giống như “khởi ngữ” của tiếng Việt. Mặt khác, giới học giả ngôn ngữ Trung Quốc lại cho rằng, “thoại đầu” là thành phần phụ ngoài câu, thường xuyên đứng ở vị trí đầu câu hoặc đầu mệnh đề, quan hệ của nó với toàn câu vô cùng rời rạc, thậm chí lược bỏ nó, câu vẫn tồn tại, ý nghĩa KHẢO SÁT CÁCH DỊCH “THOẠI ĐẦU” TIẾNG TRUNG TRONG TÁC PHẨM “HỒNG LÂU MỘNG” TÓM TẮT “Thoại đầu” trong tiếng Trung là thành phần khởi ý, thành phần phụ trợ trong câu. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát cách dịch “Thoại đầu” tiếng Trung trong tác phẩm “Hồng lâu mộng” - Nguyễn Thị Luyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
88 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v Dịch thuật NGUYỄN THỊ LUYỆN*; PHAN THANH HOÀNG** *Đại học Phúc Đán, Trung Quốc,  nguyenluyen1185@gmail.com *Đại học Phúc Đán, Trung Quốc,  jack_lucky_phan@yahoo.com Ngày nhận bài: 05/10/2018; ngày sửa chữa: 28/11/2018; ngày duyệt đăng: 25/02/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ “Thoại đầu” (话头 huàtóu) theo “Từ điển quy phạm tiếng Trung hiện đại” của Lý Hành Kiện cho rằng “huàtóu là sự khởi đầu của lời nói hoặc chủ đề của lời nói” (李行健, 2004, tr.565). Có thể thấy ý nghĩa của “thoại đầu” giống như “khởi ngữ” của tiếng Việt. Mặt khác, giới học giả ngôn ngữ Trung Quốc lại cho rằng, “thoại đầu” là thành phần phụ ngoài câu, thường xuyên đứng ở vị trí đầu câu hoặc đầu mệnh đề, quan hệ của nó với toàn câu vô cùng rời rạc, thậm chí lược bỏ nó, câu vẫn tồn tại, ý nghĩa KHẢO SÁT CÁCH DỊCH “THOẠI ĐẦU” TIẾNG TRUNG TRONG TÁC PHẨM “HỒNG LÂU MỘNG” TÓM TẮT “Thoại đầu” trong tiếng Trung là thành phần khởi ý, thành phần phụ trợ trong câu. Quan hệ của nó với toàn câu rất rời rạc, thậm chí lược bỏ thành phần này, câu vẫn có thể tồn tại được. “Thoại đầu” có rất nhiều chức năng khác nhau như: dẫn ra một quan điểm, dẫn ra tình hình mới hoặc chuyển ý Bài viết khảo sát ngữ liệu của bản gốc và bản dịch, đối chiếu “thoại đầu” và cách dịch sang tiếng Việt tương ứng của dịch giả Vũ Bội Hoàng và thu được kết quả như sau: “thoại đầu” tiếng Trung Quốc được dịch thành kết cấu chủ vị, kết cấu giới từ + danh từ, giới từ + đại từ + động từ, quan hệ từ, động từ và phó từ Bài viết hy vọng cung cấp phương thức dịch mới, đóng góp phần nhỏ trong quá trình chuyển thể từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt, vừa không mất đi ý nghĩa của nguyên tác vừa phù hợp với văn phong tiếng Việt. Từ khóa: dịch thuật, Hồng Lâu Mộng, ngữ pháp chức năng, thoại đầu của câu vẫn trọn vẹn. Thân Tiểu Long (1988, tr.366) cho rằng, “thoại đầu là thành phần khởi ý, mang tính phụ trợ cho toàn bộ câu”. Lý Phương Kiệt (1992, tr.88) cho rằng, “thoại đầu thường đứng đầu câu hoặc trước phân đoạn, nhằm dẫn ra một quan điểm nào đó, nghị luận hoặc bàn luận về một sự tình nào đó”. Đổng Tú Phương (2007, tr.74) đã bàn về chức năng và hình thức của “只 见” trong văn viết tiếng Trung Quốc và cho rằng, “thành phần đánh dấu ngôn ngữ này mang chức năng dẫn ra tình hình mới và luôn nằm ngoài kết cấu câu”. Vương Ý (2015, tr.288) khi nghiên cứu về quá trình diễn biến của “只见” đã kết luận rằng, 89KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) dịch thuật v “ “只见” đã mất đi chức năng của động từ mà chuyển hóa thành ký hiệu ngôn ngữ, vai trò chính là nêu lên tính chủ quan của lời nói”. Bài viết xét “thoại đầu” tiếng Trung như thành phần phụ của câu, không xét như “khởi ngữ” của tiếng Việt. Bài viết khảo sát ngữ liệu của bản gốc và bản dịch, đối chiếu “thoại đầu” và cách dịch sang tiếng Việt tương ứng của dịch giả Vũ Bội Hoàng và thu được kết quả như sau: “thoại đầu” chủ yếu được dịch thành kết cấu chủ vị, kết cấu giới từ + danh từ, giới từ + đại từ + động từ, quan hệ từ, động từ và phó từ... Bài viết không bàn sâu về vấn đề phiên dịch ngữ nghĩa mà tập trung đối chiếu chức năng của “thoại đầu” thông qua bản gốc và sự lý giải trong bản dịch tiếng Việt để nhìn nhận sự lý giải của bản dịch đối với “thoại đầu” tiếng Trung Quốc. 2. “THOẠI ĐẦU” MANG CHỨC NĂNG “DẪN QUAN ĐIỂM” Nhóm “thoại đầu” mang chức năng dẫn ra quan điểm nào đó thông thường bắt đầu câu bằng các từ như: “依我看” (Theo tôi thấy), “据我看来” (Như tôi thấy), “我想” (Tôi nghĩ), “我认为” (Tôi cho rằng) Nhóm này xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng”, thường được bắt đầu câu bằng các cụm từ sau: “你知道” (Ông cũng biết đấy), “你不知原故” (Cháu chưa biết rõ), “依我” (Theo ta), “依我看来” (Cứ như tôi xem), “依我的话” (Cứ như ý tao), “依我的主意” (Cứ ý ta), “依小 弟的意思” (Theo ý tôi), “依你说” (Cứ như cháu nói), “但我想” (Nhưng tôi thiết tưởng), “你们不 知” (Các ông không biết), “据我看来” (Nhưng ta xem), “据我看” (Theo tôi), “依我们愚见” (Theo ý chúng tôi) Kết cấu của nhóm này có thể là kết cấu chủ vị, như: “你知道” (Ông cũng biết đấy) hoặc “giới từ + danh từ” như: “依小弟的意思” (Theo ý tôi), “依我的话” (Theo ý tôi) hoặc “giới từ + danh từ + danh từ/đại từ + động từ”, như: “依你说” (Cứ như cháu nói), “依我看来” ( Cứ như tôi xem) Ví dụ: (1) 你知道,咱们都是老相与,不拘怎么 样,看着他爷爷的分上,胡乱应了。 Bản dịch: Ông cũng biết đấy, chỗ chúng tôi chơi thân với nhau đã lâu, bất kỳ thế nào cũng nể mặt cha nó, nên tôi cứ nhận bừa. (2) “依小弟的意思,竟先看过脉,再说的 为是。 Bản dịch: Theo ý tôi, xem mạch trước đã, rồi hãy kể bệnh. (3) 依我看来,这病尚有三分治得。 Bản dịch: Cứ như tôi xem, thì bệnh còn ba phần có thể chữa được. Nhóm này có chức năng giống như “khởi ngữ” trong tiếng Việt. Hiện nay, giới Việt ngữ học có hai quan điểm về “khởi ngữ”: Nhóm thứ nhất cho rằng, “khởi ngữ” là thành phần thứ yếu (thành phần phụ). Nhóm các tác giả có quan điểm này gồm Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Trần Ngọc Thêm Nhóm thứ hai cho rằng, khởi ngữ là “từ - chủ đề, chủ đề”. Nhóm này gồm các tác giả như: Trần Kim Phượng, Trương Văn Chình & Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tài Cẩn, I.S.Bwsstrov, N.V.Xtankevich, Nguyễn Minh Thuyết Về từ loại của “khởi ngữ” các ý kiến chưa thống nhất. Một số tác giả chủ trương chỉ có danh từ mới có khả năng làm khởi ngữ: Nguyễn Tài Cẩn (1975, tr.180): “Từ - chủ đề.được biểu thị bằng danh từ”. Nguyễn Minh Thuyết (1981, tr.55) cho rằng: “Từ - chủ đề nêu chủ đề câu nói và được biểu thị bằng danh từ có giới từ hoặc không có giới từ”. Một số tác giả khác chủ trương không chỉ danh từ mà vị từ (động từ và tính từ) có thể làm khởi ngữ: Diệp Quang Ban (1981, tr.54) cho rằng, “động từ và tính từcũng là khởi ngữ”; Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963, tr.530) nhận định: “thể từ và trạng từ đều có thể dùng làm chủ đề”. 90 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v Dịch thuật Nhóm “thoại đầu” tiếng Trung mang chức năng “dẫn quan điểm” khi dịch sang tiếng Việt vẫn giữ nguyên kết cấu, có thể là kết cấu chủ vị như: “Ông (chủ ngữ) cũng biết đấy (vị ngữ)”, có thể là “giới từ + danh từ” như: “Theo (giới từ) + ý tôi (danh từ)”, có thể là “giới từ + đại từ + động từ”, như: “cứ như (giới từ) + tôi (đại từ) + xem (động từ)” Những ví dụ trên phản ánh sự tương đồng từ kết cấu, vị trí, từ loại và thậm chí sự ngắt nghỉ giữa thành phần khởi ý với nòng cốt câu của bản dịch và bản gốc. Từ đó cho thấy, nhóm “thoại đầu” mang chức năng “dẫn quan điểm” được hiểu đúng trong bản dịch tiếng Việt. Có thể kết luận, nhóm “thoại đầu” này giống như “khởi ngữ” với chức năng là thành phần phụ của tiếng Việt. 3. “THOẠI ĐẦU” MANG CHỨC NĂNG “DẪN RA TÌNH HÌNH MỚI” Nhóm “thoại đầu” mang chức năng dẫn ra hoàn cảnh mới, tình hình mới thì nội dung trọng tâm nằm ở phía sau “thoại đầu”. Trong “Hồng Lâu Mộng”, nhóm này chủ yếu gồm các từ có kết cấu sau: “忽/只 + 动词” đứng đầu câu hoặc đứng trước mệnh đề. Ở nhóm này, “只见” xuất hiện nhiều nhất. Vương Ý (2015, tr.301) cho rằng: “chức năng của nó là dẫn ra tình hình mới, trọng điểm của câu nằm ở phía sau “只见”. Nhóm này được dịch thành ba loại từ mang ba chức năng khác nhau của tiếng Việt. Loại thứ nhất là quan hệ từ mang chức năng liên kết mệnh đề hoặc câu, loại thứ hai là động từ làm vị ngữ trong câu, loại thứ ba là phó từ làm thành tố phụ cho vị từ. 3.1. Dịch thành quan hệ từ tiếng Việt Nhóm “thoại đầu” mang chức năng “dẫn ra tình hình mới” được dịch thành quan hệ từ tiếng Việt chủ yếu có “只见”, thường đứng ở đầu câu hoặc đầu phân đoạn thứ hai của câu. Nhóm thoại đầu này chủ yếu được dịch thành quan hệ từ “thì”, có tác dụng liên kết mệnh đề hoặc câu. Chúng tôi cho rằng, quan hệ từ có vị trí khá quan trọng trong câu tiếng Việt, vì quan hệ từ không chỉ có chức năng biểu thị mối quan hệ cú pháp giữa các từ (cụm từ, câu) mà còn có chức năng biểu thị mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng. Hoàng Phê (2003, tr.937) cho rằng ““thì” biểu thị quan hệ tiếp nối giữa hai sự việc, sự việc này xảy ra xong là tiếp nối ngay đến sự việc kia.” Trong bản dịch “Hồng Lâu Mộng”, các nhóm từ này đã được dịch ra như sau: (4) 正说着,只听丫鬟们说: Bản dịch: Tập Nhân đương nói thì a hoàn vào báo. (5) 正说着,只见一群人簇着凤姐出来了。 Bản dịch: Họ đương nói chuyện thì một đám người đưa Phượng Thư ra. (6) 正说着,只见宝钗那边笑道: Bản dịch: Đương nói thì Bảo Thoa ở đằng kia cười nói: Trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng”, một số từ “只见” được dịch thành “thì”, ngoài ra còn xuất hiện bản dịch “thì (quan hệ từ) + có (động từ biểu thị sự tồn tại)”. (7) 宝钗方欲说话时,只见王夫人房内的丫 头来说: Bản dịch: Bảo Thoa đương muốn nói thêm, thì có a hoàn bên Vương phu nhân đến nói. Trong ví dụ (7), phía trước là nêu lên nội dung, phần quan trọng nằm ở phía sau, biểu đạt sự xuất hiện của một sự việc mới. Trong câu tiếng Trung của ví dụ (4), (5), (6), (7) thì nội dung trọng tâm của câu nằm ở phía sau “只见” nhưng khi dịch sang tiếng Việt, nội dung câu trở nên bình đẳng giữa hai vế câu, nội dung toàn câu biến thành câu quan hệ, từ “thì” là tác nhân nối giữa các mệnh đề đó lại và biểu đạt các sự việc xảy ra liên tiếp nhau. 91KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) dịch thuật v Theo quan điểm ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo (1991, tr.126), những trường hợp bắt buộc phải dùng “thì”: “Khi giữa các từ ngữ đặt ở chỗ tiếp xúc giữa Đề và Thuyết có thể ngẫu nhiên hình thành một mối quan hệ làm sai nghĩa của câu, làm cho câu trở thành vô nghĩa, hoặc không thành câu nữa”. Từ những câu dịch tiếng Việt (4), (5), (6), (7) cho thấy, từ “thì” dẫn ra mối quan hệ giữa hai mệnh đề và không thể lược bỏ. Trong ví dụ (5), nếu lược bỏ từ “thì”: “Họ đương nói chuyện một đám người đưa Phượng Thư ra”. Câu này sẽ được hiểu rằng: “Họ đang nói về câu chuyện một đám người đưa Phượng Thư ra”. Nội dung khác hoàn toàn so với văn bản gốc trong “Hồng Lâu Mộng”. Từ đó cho thấy, câu dịch trong tiếng Việt tương đối phụ thuộc vào quan hệ từ, nếu thiếu thành phần này thì nghĩa câu sẽ thay đổi. Có thể nói, nhóm “thoại đầu” tiếng Trung mang chức năng “dẫn ra tình hình mới” sau khi dịch thành quan hệ từ “thì” đã biến đổi chức năng, đồng thời làm thay đổi kết cấu và chức năng câu. Dịch như vậy là hiểu sai về “thoại đầu”. Chúng tôi cho rằng, trước hết phải hiểu đúng chức năng của nhóm “thoại đầu” này, từ đó tìm được cách dịch phù hợp với văn phong của người Việt. Với những “thoại đầu” mang chức năng “dẫn ra tình hình mới” có thể dịch thành “bỗng”. Xét từ phương diện ngữ nghĩa, “bỗng” biểu đạt hành động xảy ra đột nhiên, bất ngờ. Xét từ quan hệ ngữ pháp, “bỗng” có thể đứng đầu câu hoặc giữa hai mệnh đề, không chỉ phù hợp với văn phong người Việt, mà còn phù hợp với chức năng “thoại đầu” tiếng Trung và giữ nguyên được ý nghĩa trong bản gốc. 3.2. Dịch thành động từ tiếng Việt Kết cấu chính của nhóm “thoại đầu” này là “忽/只 (phó từ) + 动词 (động từ)”. Trong tiếng Trung, nhóm này đã bị chuyển hóa mang chức năng của “thoại đầu”, chứ không phải chức năng của “phó từ + động từ” nữa. Tuy vậy, nhóm này đã được dịch thành động từ thính giác hoặc động từ thị giác tiếng Việt. Những “thoại đầu” được dịch thành động từ tiếng Việt gồm có “只见”, “只听”, “忽听”, “忽 见” Thân Tiểu Long (1993) khi nghiên cứu “câu quan hệ” trong tác phẩm “Thủy Hử” cho rằng, “只见” là một loại “thoại đầu”. Ngoài ra, Lã Cát Ninh (2004) khi nghiên cứu “Hồng Lâu Mộng” đã kết luận rằng, những câu có “只见” đứng trước kết cấu câu và những câu không có “只见” đứng trước kết cấu câu đều có ý nghĩa giống nhau, “只 见” không có vai trò ngữ nghĩa. Lý Tương (2007), Tăng Kiểm Hồng (2010) cũng đã chỉ ra rằng, “只 见” có chức năng “dẫn ra tình hình mới”. Chúng tôi tiến hành đối chiếu “只 + động từ” với bản dịch tiếng Việt thì thấy phần lớn được dịch thành động từ thính giác, thị giác như: “nghe”, “thấy”, “trông”, “trông thấy” Ví dụ: (8) 进入门来,只见有十数个大橱,皆用封 条封着。 Bản dịch: Đi vào trong cửa thấy mười mấy cái tủ lớn đều niêm phong cẩn thận. (9) 翻身看时,只见袭人和衣睡在衾上。 Bản dịch: Giở mình trông ra, thấy Tập Nhân mặc cả áo nằm ngủ trên đệm. (10) 一齐来至马前,只听苇中有人呻吟。 Bản dịch: Rồi cùng đến chỗ buộc ngựa, nghe trong đám sậy có người rên rỉ. (11) 又行了半日,忽见街北蹲着两个大石 狮子,三间兽头大门,门前列坐着十来个华冠 丽服之人。 Bản dịch: Đi một lúc lâu, trông thấy đường phía bắc có hai con sư tử đá quỳ, ba gian cổng chính có chạm đầu thú, trước cửa chừng mười người mũ áo chỉnh tề đứng xếp hàng. 92 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v Dịch thuật Trong tiếng Trung, nhóm “thoại đầu” này có chức năng là dẫn ra “tình hình mới”, là thành phần phụ trợ của câu. Các “thoại đầu” sau khi được dịch thành động từ đều đã biến đổi chức năng, biến thành vị ngữ động từ, có chức năng thuật lại sự việc. Các động từ này còn có thể đứng trước kết cấu chủ vị. Ngoài ra, nhóm “thoại đầu” này còn được dịch thành kết cấu “chợt (phó từ) + động từ (thính giác/thị giác)”, biểu thị hành động xảy ra nhanh, chớp nhoáng. (12) 忽听唿的一声帘子响,晴雯又跑进来 问道: Bản dịch: Chợt nghe tiếng rèm “soạt” một cái, Tình Văn chạy vào hỏi: (13) 这士隐正痴想,忽见隔壁葫芦庙内寄 居的一个穷儒-姓贾名化,表字时飞,别号雨 村者走了出来。 Bản dịch: Sĩ Ẩn đương lúc vẩn vơ suy nghĩ, chợt trông thấy một nhà nho nghèo, ở trọ trong miếu Hồ Lô, bên cạnh nhà mình, họ Giả tên Hóa, tên chữ là Thời Phi, biệt hiệu Vũ Thôn, đi đến. Từ những câu trên cho thấy, “thoại đầu” sau khi được dịch thành động từ đã biến đổi chức năng, “thoại đầu” đã trở thành động từ chính của câu, phía sau đều là bổ ngữ. Thậm chí còn có trường hợp biến “thoại đầu” thành vị ngữ động từ chi phối toàn bộ câu, phía trước thêm vào chủ ngữ để làm rõ nghĩa câu: (14) 一直到了宁国府前,只见府门洞开, 两边灯笼照如白昼,乱烘烘人来人往,里面哭 声摇山振岳。 Bản dịch: Đến phủ Ninh, Bảo Ngọc thấy cửa phủ mở toang, đèn đuốc sáng như ban ngày, người đi lại tấp nập. Trong nhà tiếng khóc ầm lên, tưởng như rung động cả rừng núi. Bản dịch thêm vào chủ ngữ “Bảo Ngọc” mà bản gốc không có, “thoại đầu” “只见” được dịch thành “thấy” và chỉ đích danh Bảo Ngọc thấy. “只 见” trong bản gốc có ý dẫn ra nội dung phía sau chứ không phải chỉ hành động của một đối tượng nào đó. Chúng tôi cho rằng, sở dĩ bản dịch thêm vào chủ ngữ vì hiểu sai trong văn cảnh đó người “thấy” là “Bảo Ngọc” và hiểu sai chức năng của “只见” thành động từ chính của câu. Tương tự cách dịch có thể tham khảo phần 3.1, chúng tôi không nhắc lại. Ngoài ra, khi biểu đạt chức năng “dẫn ra tình hình mới” có thể dùng từ “chợt” cũng biểu đạt được ý nghĩa này. Tuy nhiên cần lưu ý về trật tự từ trong câu. 3.3 Dịch thành phó từ Nhóm “thoại đầu” mang chức năng này còn được dịch thành phó từ, nhưng có sự biến đổi về trật tự từ, vị trí của bản dịch và bản gốc khác nhau, ví dụ: (15) 忽见宝钗走来,因问: Bản dịch: Bảo Thoa chợt đến hỏi. Trong câu (15), “忽见” tu sức cho toàn bộ nội dung câu “宝钗走来,因问”, chứ không phải tu sức riêng “Bảo Thoa” hay động từ “đến hỏi” phía sau. Chúng tôi đồng ý rằng, “忽见” dịch thành “chợt” là đúng nhưng vị trí của “chợt” không phải đứng sau “Bảo Thoa” mà nên đứng đầu câu. So sánh hai cách dịch: Chợt Bảo Thoa đến hỏi. (Tự dịch) (1) Bảo Thoa chợt đến hỏi. (Bản dịch) (2) (宝钗 突然走来问) Hai cách dịch trên có sự khác biệt lớn: Câu trong bản dịch (2) “chợt” nhấn mạnh đến động từ phía sau, mà người tạo ra hành động ấy là “Bảo Thoa”, đây là câu chủ vị; còn câu trong bản dịch (1) là câu vị từ, nhấn mạnh đến toàn bộ nội dung câu phía sau “chợt”, giống chức năng trong bản gốc. 93KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) dịch thuật v Chúng tôi cho rằng, “忽见” có thể tham khảo cách dịch 3.1 hoặc dịch thành “chợt” nhưng cần lưu ý vị trí của “thoại đầu” trong bản gốc và bản dịch. Sự so sánh trên đây cho thấy, trật tự từ trong câu quyết định đến việc hiểu ý nghĩa của câu tiếng Trung và tiếng Việt. 4. “THOẠI ĐẦU” MANG CHỨC NĂNG “CHUYỂN Ý” Nhóm này thường gồm các từ sau đây: “却说”, “如今且说”, “话说”, “且说” Ví dụ: (16) 却说娇杏这丫鬟,便是那年回顾雨村 者。 Bản dịch: Nói đến Kiều Hạnh là người năm trước đã ngoảnh lại nhìn Giả Vũ Thôn. (17) 如今且说林黛玉自在荣府以来,贾母 万般怜爱,寝食起居,一如宝玉、迎春、探 春、惜春三个亲孙女倒且靠后。 Bản dịch: Nay nói Lâm Đại Ngọc từ khi đến phủ Vinh, được Giả mẫu thương yêu muôn phần, ăn ở đi đứng, nhất nhất đều như Bảo Ngọc, ngay Nghênh Xuân, Thám Xuân, Tích Xuân cũng không bằng. (18) 且说次日午间,人回道:“请的那张先 生来了。” (Bản dịch: Trưa hôm sau, người gác cửa vào trình: “Trương tiên sinh đã đến”) (19)话说史湘云跑了出来,怕林黛玉赶 上,宝玉在后忙说: (Bản dịch: Sử Tương Vân sợ Đại Ngọc đuổi theo, chạy đi ngay. Bảo Ngọc ở đằng sau nói:) Trong số những từ được dịch thì đa số dịch thành “nói đến” hoặc “nay nói”. Trong cụm từ này, “nói” là động từ trung tâm, “nói đến” là chỉ hướng, hướng câu chuyện, hướng đến người hoặc sự vật cần nhắc đến. Trong tiếng Việt, “nói đến” thường hướng đến sự việc không tích cực hoặc dùng ở thể phủ định. Ví dụ: Nói đến thế mà nó vẫn không nghe. (Hoàng Phê, 2003, tr.310). “Nói đến” còn thường đi kèm luôn thể phủ định để tạo nên cụm từ “nói gì + đến”: Anh em nó còn chẳng giúp, nói gì đến người dưng. (Hoàng Phê, 2003, tr.733). Chúng tôi cho rằng, với nhóm có chức năng “chuyển ý” rất khó để tìm kiếm được một từ ngữ phù hợp về cả chức năng và nghĩa. Nhóm này mang tính chất khá đặc thù trong ngôn ngữ của người Trung Quốc, trong tiếng Việt rất hiếm khi sử dụng nên việc lược dịch nhóm này tương đối hợp lý. 5. KẾT LUẬN Khảo sát cho thấy, “thoại đầu” được dịch thành: kết cấu chủ vị, kết cấu giới từ + danh từ (tương đương khởi ngữ tiếng Việt), quan hệ từ, động từ và phó từ. Về mặt chức năng, chỉ có “khởi ngữ” là mang trọn vẹn nội dung của “thoại đầu”, các cách dịch khác tuy hợp văn phong Việt Nam nhưng khi đối chiếu với bản gốc đã đánh mất ý nghĩa ban đầu và không đúng chức năng của “thoại đầu”. “Thoại đầu” có chức năng “dẫn ra quan điểm” được bản dịch lý giải đúng và không làm biến đổi chức năng câu. “Thoại đầu” có chức năng “dẫn ra tình hình mới” được dịch thành quan hệ từ, động từ và phó từ. Điều này cho thấy, bản dịch chưa lý giải đúng chức năng của nhóm này. Khi dịch thành quan hệ từ trong câu đã biến “thoại đầu” thành từ liên kết giữa các mệnh đề hoặc các câu với nhau; khi dịch thành động từ đã biến “thoại đầu” thành vị ngữ chính của câu; khi dịch thành phó từ, vị trí của “thoại đầu” và bản dịch không giống nhau, vì thế, “thoại đầu” trở thành thành tố phụ cho vị từ. Sự lý giải như vậy đều làm biến đổi chức năng của 94 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019) v Dịch thuật AN INVESTIGATION ON HOW TO TRANSLATE “CHINESE HUATOU” IN “THE DREAM OF RED MANSIONS” NGUYEN THI LUYEN, PHAN THANH HOANG Abstract: Chinese “Huatou” is the starting element in the sentence. Its relationship to the whole sentence structure is very fragmentary, even if this component is excluded, the sentence can still exist. “Huatou” has many different functions such as: expressing a viewpoint, introducing a new situation or transfering of new ideas... The article explores the use of “Huatou” in several authentic Chinese texts and its equivalents in the translated versions by Vietnamese translator Vu Boi Hoang. The research results demonstrate that “Huatou” is used in various structures such as preposition + adjective, adjective + adjective + verb, conjuctives, verbs and adverbs... The article hopes to provide a new translation method, contributing a small part in Chinese-Vietnamese translation vice versa, without losing the intended meaning of the original texts, in accordance with Vietnamese style. Keywords: translation, the Dream of Red Mansions, functional grammar, huatou Received: 05/10/2018; Revised: 28/11/2018; Accepted for publication: 25/02/2019 “thoại đầu” tiếng Trung và biến đổi loại hình câu. Chúng tôi cho rằng, khi gặp nhóm “thoại đầu” này có thể dịch thành “bỗng”, “bỗng nhiên” hoặc “chợt” nhưng cần lưu ý về vị trí của “thoại đầu” trong bản gốc và bản dịch. “Thoại đầu” có chức năng “chuyển ý” khó tìm được từ ngữ vừa giữ được chức năng của “thoại đầu” vừa phù hợp cách biểu đạt của tiếng Việt. Chúng tôi cho rằng, nhóm này nên lược dịch. Tiêu chuẩn của dịch là Tín, Đạt, Nhã nhưng để đạt được Đạt và Nhã thì trước hết cần phải Tín. Bài viết xem xét cách dịch thông qua ngữ pháp chức năng, hy vọng đóng góp phần nhỏ trong quá trình chuyển thể nguyên tác từ tiếng Trung sang tiếng Việt, vừa không mất đi ý nghĩa của nguyên tác, vừa phù hợp với văn phong tiếng Việt./. Tài liệu tham khảo: Diệp Quang Ban (1981), Bàn về vấn đề khởi ngữ (hay chủ đề) trong tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng: Quyển 1, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Đại học Huế, Huế. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 董秀芳 (2007), 汉语书面语中的话语标记“只见”, 南 开语言学刊, (02):74-78+155。 李芳杰 (1992), 说“话头”,语言教学与研究, (03): 88-107。 李行健 (2004), 现代汉语规范词典,外语教学 与研究出版社,语文出版社,北京。 申小龙(1988), 中国句型文化,东北师范大 学出版社,长春。 王懿 (2015), 论“只见”的功能演化,语言研 究集刊,(02):298-311+360。

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_88_94_nguyen_t_luyen_hoang_4337_2136262.pdf
Tài liệu liên quan