Tài liệu Khảo sát các thể lâm sàng nhiễm nấm Cryptococcus Neoformans phát hiện với CrAg LFA máu trên bệnh nahan AIDS có TCD4+ < 100 tế bào/mm3: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 175
KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG NHIỄM NẤM
CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS PHÁT HIỆN VỚI CrAg LFA MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN AIDS CÓ TCD4+ < 100 TẾ BÀO/mm3
Nguyễn Thị Hồng Quế*, Võ Triều Lý*, Đông Thị Hoài Tâm*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Để giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng do viêm màng não nấm Cryptococcus neoformans ở
bệnh nhân AIDS, việc tầm soát sớm nhiễm C.neoformans đã được đề xuất. Từ năm 2011, test nhanh CrAg
LFA (tìm Cryptococcus Antigen bằng kỹ thuật Lateral Flow Assay) giúp tìm ra chẩn đoán nhiễm nấm
Cryptococcus với thời gian ngắn hơn so với cấy bệnh phẩm vô trùng và cho phép tầm soát nhiễm nấm
Cryptoccoccus không triệu chứng. Tại Việt Nam, chưa có báo cáo về tỉ lệ bệnh nhân mang CrAg khi điều trị
nội viện. Cũng như có các thể lâm sàng nào ở bệnh nhân được phát hiện mang CrAg? Đề tài đã được thực
hiện để khảo sát những thắc mắc này.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ CrAg LFA máu dương tính trê...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các thể lâm sàng nhiễm nấm Cryptococcus Neoformans phát hiện với CrAg LFA máu trên bệnh nahan AIDS có TCD4+ < 100 tế bào/mm3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 175
KHẢO SÁT CÁC THỂ LÂM SÀNG NHIỄM NẤM
CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS PHÁT HIỆN VỚI CrAg LFA MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN AIDS CĨ TCD4+ < 100 TẾ BÀO/mm3
Nguyễn Thị Hồng Quế*, Võ Triều Lý*, Đơng Thị Hồi Tâm*
TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Để giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng do viêm màng não nấm Cryptococcus neoformans ở
bệnh nhân AIDS, việc tầm sốt sớm nhiễm C.neoformans đã được đề xuất. Từ năm 2011, test nhanh CrAg
LFA (tìm Cryptococcus Antigen bằng kỹ thuật Lateral Flow Assay) giúp tìm ra chẩn đốn nhiễm nấm
Cryptococcus với thời gian ngắn hơn so với cấy bệnh phẩm vơ trùng và cho phép tầm sốt nhiễm nấm
Cryptoccoccus khơng triệu chứng. Tại Việt Nam, chưa cĩ báo cáo về tỉ lệ bệnh nhân mang CrAg khi điều trị
nội viện. Cũng như cĩ các thể lâm sàng nào ở bệnh nhân được phát hiện mang CrAg? Đề tài đã được thực
hiện để khảo sát những thắc mắc này.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ CrAg LFA máu dương tính trên bệnh nhân AIDS cĩ TCD4+ < 100 tế bào/mm3
điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới và mơ tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp nào cĩ
CrAg LFA máu dương tính.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang kết hợp mơ tả hàng loạt ca. Đối tượng là những bệnh nhân người lớn
nhiễm HIV cĩ CD4+ < 100 tế bào/mm3, điều trị nội trú tại khoa nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, trong thời
gian từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2018.
Kết quả: Trên 400 trường hợp được khảo sát, cĩ 55 trường hợp mang CrAg (13,8%). Đa số là nam giới
(74,5%), thuộc nhĩm tuổi từ 25-49. Cĩ 65,5% bệnh nhân mới phát hiện nhiễm HIV, 78,2% chưa điều trị ARV,
cao hơn bệnh nhân khơng điều trị ARV trong nhĩm CrAg âm (52,8%), với p < 0,001. Lí do nhập viện chủ yếu là
nhức đầu (69,1%,) và khĩ thở (7,3%). Các biểu hiện gợi ý viêm màng não là nhức đầu (88,2%), sốt (78,4%)
nhưng dấu màng não chỉ cĩ 43,1%, nhìn mờ là 37,3%. Cơng thức máu và dịch não tủy phản ứng viêm khơng nổi
bật. Các bệnh lý đi kèm: nấm miệng (39,2%), viêm phổi nghi do P. jirovecii (21,6%), lao phổi (13,7%). Dựa vào
kết quả cấy bệnh phẩm vơ trùng, thể lâm sàng được xác định là: viêm màng não đơn thuần (21 trường
hợp;38,2%), viêm màng não kèm nhiễm nấm huyết (30 trường hợp; 54,5%). Khơng cĩ trường hợp nào viêm
phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da do Cryptococcus spp. Cĩ 4 trường hợp CrAg LFA máu dương nhưng
cấy máu, dịch não tủy, nước tiểu âm tính (7,3%). Đây là những bệnh nhân trên 40 tuổi, mới phát hiện nhiễm
HIV, suy giảm miễn dịch nặng kèm nhiễm trùng cơ hội khác. Với điều trị Amphotericine B, tỷ lệ sống các bệnh
nhân là 80%.
Kết luận: Nên sử dụng CrAg LFA tầm sốt khả năng cĩ thể bị nhiễm nấm C.neoformans ở bệnh nhân HIV
cĩ TCD4+ < 100 tế bào/mm3 dù cĩ kèm với tác nhân nhiễm trùng cơ hội khác. Đặc biệt lưu ý tìm C.neoformans ở
bệnh nhân cĩ biểu hiện viêm phổi, nghi ngờ nhiễm P.jirovecii hoặc lao.
Từ khĩa: HIV/AIDS, tế bào TCD4+, Cryptococcus neoformans, CrAg LFA
ABSTRACT
CLINICAL FEATURES OF CRYPTOCOCCUS NEOFORMANS INFECTION DETECTED BY CrAg LFA
TEST ON AIDS PATIENTS WITH TCD4+ <100 CELLS/mm3
Nguyen Thi Hong Que, Vo Trieu Ly, Dong Thi Hoai Tam
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 175-180
Bộ mơn Nhiễm – Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thi Hồng Quế ĐT: 09072783704 Email: quenguyen.ped @gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 176
Background: To reduce the mortality or complications due to Cryptococcal meningitis in AIDS patients,
various strategies including early diagnosis and screening C. neoformans have been proposed. From 2011, the
rapid test CrAg LFA (for detecting Cryptococcus Antigen with Lateral Flow Assay) was used to diagnose
Cryptococcus infection with a shorter time than the standard culture from sterile specimens. There was no report
about the frequency of patients having CrAg positive among HIV inpatients in Vietnam. And what are the
clinical features of patients with CrAg LFA positive? The study was done to answer these questions.
Aims: To determine the frequency of inpatient AIDS patients with TCD4 count < 100 cells/mm3 having
CrAg LFA positive at the Hospital for Tropical Diseases and to describe the clinical features of these patients.
Methods: A prospective cross-sectional descriptive study. Participants were adult HIV patients with CD4+
< 100 cells/mm3, hospitalized at ward E, Hospital for Tropical Diseases from August 2017 to March 2018.
Results: Among 400 patients screened, 55 had CrAg test positive (13.8%). Most of them were male
(74.5%), ranging from 25-49 years old. 65.5% were newly detected HIV, 78.2% were ARV nạve. This
proportion was higher than patients without ARV in the CrAg negative group (52.8%) p < 0.001. Their main
cause of hospitalization was headache (69.1%) and hard of breathing (7.3%). Symptoms suggesting meningitis
were headache (88.2%), fever (78.4%) but meningeal signs were only 43.1%, blurred eyes 37.3%. There was no
obvious inflammatory reaction in the CBC and CSF. Other concomitant infections were: oral thrush (39.2%),
suspected P. jiroveci pneumonia (21.6%), lung TB (13.7%). According to the culture of sterile specimens, the
clinical presentations were: meningitis alone (21 cases; 38.2%), meningitis with septicemiae (30 cases; 54.5%).
There were no cases of cryptococcal pneumonia, urinary infection or skin infection. There were 4 cases of CrAg
positive without blood culture, nor CSF culture nor urine culture positive (7.3%). These are patients more than
40 years old, newly HIV detected, highly immunosuppressive, and having other opportunistic infections. Treated
with Amphotericin B, 80% of them survive.
Conclusion: Clinician should use the CrAg LFA test to screen for Cryptococcus neoformans infection in
HIV patients with CD4 count <100 cells/mm3, even if they present other opportunistic infections, especially in
those who have pneumonia due to P. jiroveci or tuberculosis.
Keywords: HIV/AIDS, TCD4+ count, Cryptococcus neoformans, CrAg LFA
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cryptococcus spp. là nấm hạt men cĩ vỏ nang
dày. Nang là một lớp polysaccharide, mang độc
lực gây bệnh, cấu tạo chủ yếu từ
glucuronoxylomannan (GXM) – đây là một
kháng nguyên vỏ, được tế bào nấm thải vào máu
và dịch não tủy. Nấm Cryptococcus cĩ trong phân
chim bồ câu, gỗ mục. Đường lây nhiễm đầu tiên
là do người hít phải bào tử nấm vào phế nang.
Tuy vào tình trạng miễn dịch ký chủ mà cĩ các
dạng: tự khỏi, tiềm ẩn, bệnh lý hơ hấp và lan tỏa
đến vị trí khác. C.neoformans thường cĩ xu
hướng xâm nhập vào phổi và hệ thần kinh trung
ương nên thể bệnh thường gặp nhất là viêm
màng não và viêm phổi(14). Trong nhiều thập kỉ
qua, tiêu chuẩn vàng để chẩn đốn nhiễm nấm
Cryptococcus là cấy mọc nấm Cryptococcus ở vị trí
vơ trùng. Từ năm 2011, test nhanh CrAg Lateral
Flow Assay mở ra cuộc cách mạng trong việc
chẩn đốn nhiễm Cryptococcus với thời gian ngắn
hơn so với cấy và cho phép tầm sốt bệnh nhân
mang CrAg khơng triệu chứng, và cĩ thể tìm
kháng nguyên phát hiện CrAg trong máu với
thời gian khoảng 22 ngày trước khi cĩ triệu
chứng viêm màng não. CrAg LFA là phương
pháp sắc ký miễn dịch cĩ độ nhạy 99,6-100% và
độ chuyên 92-100%(1,9,10,12). Nghiên cứu tác giả
Smith năm 2013 tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ mang
CrAg trên bệnh nhân AIDS cĩ TCD4+ < 100 tế
bào/mm3 điều trị ngoại trú là 4%(17).
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ CrAg LFA máu dương tính
trên bệnh nhân AIDS cĩ TCD4+ < 100 tế
bào/mm3 điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 177
Nhiệt Đới và mơ tả đặc điểm lâm sàng và cận
lâm sàng các trường hợp nào cĩ CrAg LFA máu
dương tính
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang kết hợp mơ tả hàng
loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân AIDS cĩ TCD4+ < 100 tế bào/mm3
điều trị tại khoa Nhiễm E, bệnh viện Bệnh Nhiệt
đới từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2018.
Cỡ mẫu
Được tính: n = (Z/e)2 *p*(1 – p)
Với p=0,19(16) nên số ca tối thiểu là n = 370 trường hợp.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đốn khẳng
định nhiễm HIV, cĩ TCD4+ <100 tế bào/ mm3
trong 3 tháng gần đây.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân cĩ tiền căn bệnh nấm
Cryptococcus trong 1 năm gần đây, đang điều trị
fluconazole dự phịng nhiễm nấm Cryptococcus,
khơng đồng ý chọc dị tủy sống.
Qui trình thực hiện
Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn, nếu tham
gia nghiên cứu. sẽ được làm xét nghiệm test
nhanh CrAg LFA với 1 giọt máu đầu ngĩn tay.
Nếu CrAg LFA máu dương tính, bệnh nhân sẽ
được thu thập thơng tin về tiền căn, bệnh sử, và
thăm khám lâm sàng theo mẫu thu thập số liệu.
Bệnh nhân cũng được chọc dị tủy sống để tìm
biểu hiện viêm màng não, cấy máu và cấy nước
tiểu. Nếu cĩ triệu chứng lâm sàng gợi ý (ho, sang
thương da, hạch to) bệnh nhân sẽ được lấy bệnh
phẩm tại vị trí đĩ nhằm soi, cấy tìm Cryptococcus.
Bệnh nhân sẽ được điều trị bệnh cảnh nhiễm
Cryptococcus theo phác đồ của Bộ Y Tế năm 2017.
KẾT QUẢ
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tơi thu
thập được 400 bệnh nhân HIV cĩ TCD4+ < 100 tế
bào/mm3 điều trị nội trú tại khoa Nhiễm E bệnh
viện Bệnh Nhiệt Đới và tầm sốt CrAg LFA. Cĩ
55 trường hợp LFA máu dương tính, tỉ lệ mang
CrAg là 13,8%.
Đặc điểm dân số chọn vào nghiên cứu (n=400)
Bệnh nhân nam chiếm ưu thế: 311 bệnh nhân
(77,8%), gấp 3 lần số bệnh nhân nữ. Tuổi trung
vị 36 [IQR 31-41]. Nhĩm tuổi 25 – 49 chiếm 335
trường hợp (83,8%). Trung vị số lượng TCD4+ là
17 tế bào [IQR 6-36], nhĩm TCD4+ < 50 tế
bào/mm3 chiếm ưu thế (83,8%). Và 78,2% khơng
điều trị ARV.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 178
Lý do nhập viện
Rất đa dạng, hàng đầu là sốt (27,5%), kế tiếp
là triệu chứng hơ hấp và đau đầu.
So sánh giữa 2 nhĩm LFA dương và âm
Khơng cĩ sự khác biệt về giới tính, nhĩm
tuổi, và trung vị số lượng TCD4+.
Độ tuổi bệnh nhân cĩ LFA dương trẻ hơn
nhĩm LFA máu âm (33 so 36), p = 0,03.
Tỉ lệ bệnh nhân khơng điều trị ARV nhĩm
LFA dương cao hơn nhĩm LFA âm (78,2% so
52,8%), p < 0,001.
Đặc điểm dân số cĩ Cr LFA máu dương tính
Bảng 1: Đặc điểm dân số cĩ Cr LFA máu dương
(n=55)
Đặc điểm Tần suất (%)
Giới Nam 41 (74,5)
Tuổi Trung vị
Nhĩm từ 25 – 49 tuổi
33 [IQR 27 – 40]
44 (80)
Đường lây
truyền
Quan hệ tình dục khơng an
tồn
39 (70,9)
Tình trạng
nhiễm HIV
Mới phát hiện
Số lượng TCD4
+
trung vị
TCD4
+
< 50 tế bào/mm
3
Cĩ điều trị ARV
Bệnh lý nhiễm trùng cơ hội
36 (65,5)
16 [IQR 8-29]
50 (90)
12 (21,8)
17 (30,9)
Lý do nhập
viện
Đau đầu
Sốt
Khĩ thở
38 (69,1)
6 (10,9)
4 (7,3)
Với 55 bệnh nhân này, lý do nhập viện rất đa
dạng, trong đĩ nhiều nhất là nhức đầu (69,1%)
tiếp đến là sốt (10,9%) và khĩ thở (7,3%).
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng LFA
dương bị viêm màng não (n=51)
Đặc điểm Tần suất (%)
Biểu hiện lâm
sàng
Nhức đầu 45 (88,2)
Sốt 40 (78,4)
Dấu màng não 22 (43,1)
Nhìn mờ 19 (37,3)
Rối loạn tri giác 5 (9,8)
Ho 18 (32,7)
Sang thương da 11 (20)
Cận lâm sàng
Cơng thức
máu
BC < 4000/mm
3
13 (25,5)
Lymphocyte < 1200/mm
3
40 (78,4)
Thiếu máu trung bình –
nhẹ
45 (81,8)
Ion đồ máu Natri < 135 mmol/L 42 (82,4)
Kali < 3,5 mmol/L 35 (68,6)
Đặc điểm Tần suất (%)
Dịch não tủy Bạch cầu: trung vị
(BC/mm
3
)
25 [7 – 56]
Tỉ lệ đường DNT/máu 0,41 [0,28 – 0,54]
Đạm (g/L): trung vị 0,41 [0,37 – 0,54]
Lactate (mmpl/L): trung vị 2,78 [2,23 – 4,26]
Cấy máu (+) C.neoformans
Salmonella spp
MRSA
30 (58,8)
1 (1,9)
1(1,9)
Bệnh lý đi
kèm
Herpes mơi
Viêm phổi nghi do P.jirovecii
Lao phổi
5 (9,8)
11 (21,6)
7(13,7)
Bảng 3. Đặc điểm các bệnh nhân CrAg LFA máu (+)
cấy bệnh phẩm (-) (n = 4)
Đặc điểm BN 34 BN 35 BN 50 BN 53
Tuổi 48 47 42 40
Giới Nam Nam Nam Nữ
Nhiễm
HIV
Biết nhiễm
HIV trước
đĩ (1 tháng)
Biết nhiễm
HIV trước đĩ
(2 tháng)
Mới phát
hiện
Biết nhiễm
HIV trước
đĩ (3 tuần)
Điều trị
ARV
Cĩ (3 tuần) Cĩ (2 tháng) Khơng Cĩ (3 tuần)
Bệnh lý
NTCH
Tiêu chảy
nhiễm trùng
Nhiễm nấm
huyết do
T.marneffei
Viêm phổi
nghi do
P.jirovecii
Viêm phổi
nghi do
P.jirovecii
Kết cục: tỉ lệ sống 80% (44 ca) với điều trị
Amphotercine B. Trong 11 trường hợp tử vong,
cĩ 3 trường hợp tử vong do nguyên nhân nghi
ngờ do Cryptococcus spp.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ mang CrAg trong dân số nghiên cứu
Trên thế giới, hơn 10 năm nay, ở nhiều quốc
gia các tác giả đã đề nghị tầm sốt tìm nấm
Cryptococcus spp. trên bệnh nhân nhiễm HIV. Tỉ
lệ phát hiện số người mang CrAg thay đổi tùy
theo nghiên cứu: thấp hơn với chúng tơi: ở
Ethiopia (9,1%)(11), ở Tanzania (5,1%)(21), vì họ
chọn những bệnh nhân mới biết nhiễm HIV,
tương tự như ở phịng khám ngoại trú tại VN
6% theo tác giả Smith(17); cao hơn chúng tơi: ở
Campuchia 18%(13), Uganda 19%(16) hoặc ngang
bằng chúng tơi: Nam Phi (13%)(8), Thái Lan
(13,1%)(7). Sự khác biệt này cĩ thể do tình trạng
điều trị ARV: Beyene T. và cộng sự cho thấy ở
những bệnh nhân chưa điều trị ARV, tỉ lệ mang
CrAg là 14,2% và chỉ cĩ 4,1% ở người đang điều
trị ARV(1) hoặc cịn tùy thuộc vào tỉ lệ nhiễm
Cryptococcus trong cộng đồng. Người ta đã
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 179
chứng minh mơi trường sinh thái của nấm
Cryptococcus neoformans cĩ liên quan đến sự phân
bố của cây (bạch đằng, gỗ mục) và mơi trường bị
ơ nhiễm bởi phân chim(5).
Gần đây nhất, qua bài tổng quan phân tích
gộp từ 60 nghiên cứu của tác giả Ford N, tỉ lệ
mang CrAg ở quần thể bệnh nhân HIV là 18,6%
ở những người cĩ TCD4 ≤ 200 tế bào/mm3. Và tỉ
lệ này luơn luơn cao hơn ở bệnh nhân nội trú
9,8% so với bệnh nhân ngoại trú 6,3%(6). Những
con số này dẫn đến khuyến cáo về sự cần thiết
sàng lọc tình trạng mang kháng nguyên
Cryptococcus spp. ở những bệnh nhân HIV giai
đoạn tiến triển.
Đặc điểm dân số LFA máu dương tính
Trong 55 trường hợp Cr Ag (+), 51 ca đã
được xác định thể viêm màng não (cấy DNT và
cấy máu dương tính với Cryptococcus neoformans
(Bảng 2) Các biểu hiện gợi ý viêm màng não đều
giống với các nghiên cứu trước đây (B.T.B Hanh,
N.Q.Trung)(2,15): dấu màng não chỉ cĩ 43%, phản
ứng viêm DNT khơng cao (BC DNT thấp, Lactat
DNT khơng cao), biểu hiện liệt thần kinh sọ não
hay rối loạn tri giác trong nghiên cứu chúng tơi ở
tỷ lệ thấp hơn, khả năng do được phát hiện viêm
màng não giai đoạn cịn sớm. Đáng lưu ý là biểu
hiện đường hơ hấp với triệu chứng ho: 18
trường hợp (18/55, tỉ lệ 32,7%) và các bệnh lý
nhiễm trùng cơ hội đồng mắc như lao phổi
(13,7%), viêm phổi do P.jirovecii (21,6%), làm
chúng tơi nghi ngờ nhiễm Cryptococcus đường
hơ hấp. Tuy nhiên, chúng tơi chưa phát hiện
được trường hợp nào cĩ Cryptococcus trong đàm
hoặc cấy BAL. Tác giả Harris tại Thái Lan đi
phát hiện 13,1% CrAg (+) ở các bệnh nhân nhập
viện vì nhiễm trung hơ hấp cấp, với 42,9% trong
số họ hồn tồn khơng cĩ viêm màng não do
Cryptococcus(7). Tác giả Driver J kết luận rằng
trước khi cĩ biểu hiện của dấu hiệu viêm màng
não, đa số bệnh nhân VMN nấm thường cĩ biểu
hiện khơng đặc hiệu của triệu chứng suy hơ
hấp(3). Tỉ lệ viêm phổi do C.neoformans chưa được
xác định ở nhiều quốc gia kể cả Việt Nam. Các
tác giả lưu ý rằng bệnh nhân HIV/AIDS cĩ triệu
chứng hơ hấp và mang CrAg cĩ thể bị viêm phổi
do C.neoformans do đĩ cần tầm sốt CrAg trên
bệnh nhân HIV cĩ triệu chứng hơ hấp(7,19).
Các trường hợp LFA máu dương tính nhưng
cấy bệnh phẩm (máu, dịch não tủy, nước tiểu)
khơng tìm thấy C.neoformans
Cĩ 4 trường hợp kết quả CrAg LFA máu
dương tính nhưng kết quả vi sinh âm tính (máu,
DNT, nước tiểu) và CrAg LFA thực hiện trong
DNT cũng âm tính. Tỉ lệ các tình huống này là
7,3% (Bảng 3) Đây là những tình huống khá đặc
biệt, được tác giả Vidal J E gọi là mang CrAg
khơng triệu chứng trong nghiên cứu tại Brazil(18).
Tác giả Dubbels gọi là dương tính giả, và cần
kiểm tra bằng hiệu giá kháng nguyên(4). Các
bệnh nhân này tuổi từ 40 đến 48, chủ yếu là nam
giới, TCD4+ rất thấp (thay đổi từ 10 - 35 tế
bào/mm3). 3 bệnh nhân này được dùng
Fluconazole khi CrAg LFA máu (+) với bệnh
cảnh viêm phổi nghi do P.jiroveci, và một bệnh
nhân điều trị Itraconazole do nhiễm nấm huyết
T.marneffei phối hợp. Tất cả 4 trường hợp này
khơng được theo dõi tiếp sau khi khi xuất viện
hoặc chuyển viện, để đánh giá tiếp khả năng đáp
ứng hoặc tái phát nếu họ thật sự bị nhiễm
Cryptococcus. Đây là một trong những hạn chế
của đề tài.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho phép nhận định cĩ 13,8%
bệnh nhân HIV/AIDS với TCD4+ < 100 nội viện
mang CrAg (+), và thể lâm sàng gặp nhiều nhất
là viêm màng não kèm nhiễm trùng huyết. Các
bệnh nhân này thường cĩ kèm với các nhiễm
trùng cơ hội khác, đặc biệt là các biểu hiện viêm
phổi do lao hoặc do P.jiroveci. Nên tầm sốt
CrAg và soi/cấy đàm hoặc BAL ở các bệnh nhân
này để tìm Cryptococcus spp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brouwer AE, Rajanuwong A, Chierakul W et al (2004).
“Combination antifungal therapies for HIV-associated
cryptococcal meningitis: a randomised trial”. Lancet, 363 (9423),
pp. 1764-1767.
2. Bùi Thị Bích Hạnh (2015). “Lượng giá test nhanh phát hiện
kháng nguyên nấm CrAg LFA trong chẩn đốn viêm màng não
nấm do Cryptococcus neoformans ở BN nhiễm HIV/AIDS”. Luận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 180
văn Thạc sỹ y học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh, pp.
3. Driver JA, Saunders CA, Heinze-Lacey B et al (1995).
“Cryptococcal pneumonia in AIDS: is cryptococcal meningitis
preceded by clinically recognizable pneumonia?”. J Acquir
Immune Defic Syndr Hum Retrovirol, 9 (2), pp. 168-171.
4. Dubbels M, Granger D, Theel ES (2017). “Low Cryptococcus
Antigen Titers as Determined by Lateral Flow Assay Should Be
Interpreted Cautiously in Patients without Prior Diagnosis of
Cryptococcal Infection”. J Clin Microbiol, 55 (8), pp. 2472-2479.
5. Ellis DH, Pfeiffer TJ (1990). “Ecology, life cycle, and infectious
propagule of Cryptococcus neoformans”. Lancet, 336 (8720), pp.
923-925.
6. Ford N, Shubber Z, Jarvis JN et al (2018). “CD4 Cell Count
Threshold for Cryptococcal Antigen Screening of HIV-Infected
Individuals: A Systematic Review and Meta-analysis”. Clin
Infect Dis, 66 (suppl_2), pp. S152-s159.
7. Harris JR, Lindsley MD, Henchaichon S et al (2012). “High
prevalence of cryptococcal infection among HIV-infected
patients hospitalized with pneumonia in Thailand”. Clin Infect
Dis, 54 (5), pp. e43-50.
8. Jarvis JN, Lawn SD, Vogt M et al (2009). “Screening for
cryptococcal antigenemia in patients accessing an antiretroviral
treatment program in South Africa”. Clin Infect Dis, 48 (7), pp.
856-862.
9. Jarvis JN, Percival A, Bauman S et al (2011). “Evaluation of a
novel point-of-care cryptococcal antigen test on serum, plasma,
and urine from patients with HIV-associated cryptococcal
meningitis”. Clin Infect Dis, 53 (10), pp.
1019-1023.
10. Lindsley MD, Mekha N, Baggett HC et al (2011). “Evaluation of
a newly developed lateral flow immunoassay for the diagnosis
of cryptococcosis”. Clin Infect Dis, 53 (4), pp.321-325.
11. Mamuye AT, Bornstein E, Temesgen O et al (2016). “Point-of-
Care Testing for Cryptococcal Disease among Hospitalized
Human Immunodeficiency virus–Infected Adults in Ethiopia”.
Am J Trop Med Hyg, 95 (4), pp. 786-792.
12. McMullan BJ, Halliday C, Sorrell TC et al (2012). “Clinical utility
of the cryptococcal antigen lateral flow assay in a diagnostic
mycology laboratory”. PLoS One, 7 (11), pp. e49541.
13. Micol R, Lortholary O, Sar B et al (2007). “Prevalence,
determinants of positivity, and clinical utility of cryptococcal
antigenemia in Cambodian HIV-infected patients”. J Acquir
Immune Defic Syndr, 45 (5), pp. 555-559.
14. Mitchell TG, Castađeda E, Nielsen K et al (2011).
“Environmental Niches for Cryptococcus neoformans and
Cryptococcus gattii”. Cryptococcus from human pathogen to model
yeast, pp. 237-259.
15. Nguyễn Quang Trung (2009). “Viêm màng não nấm
Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân AIDS tại Bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới năm 2004 – 2005”. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y
dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, pp.
16. Oyella J, Meya D, Bajunirwe F et al (2012). “Prevalence and
factors associated with cryptococcal antigenemia among
severely immunosuppressed HIV-infected adults in Uganda: a
cross-sectional study”. J Int AIDS Soc, 15 pp. 15.
17. Smith RM, Nguyen T A, Ha HT et al (2013). “Prevalence of
cryptococcal antigenemia and cost-effectiveness of a
cryptococcal antigen screening program--Vietnam". PLoS One, 8
(4), pp. e62213(62211-62219).
18. Vidal JE, Toniolo C, Paulino A et al (2016). “Asymptomatic
cryptococcal antigen prevalence detected by lateral flow assay
in hospitalised HIV-infected patients in Sao Paulo, Brazil”. Trop
Med Int Health, 21 (12), pp. 1539-1544.
19. Visnegarwala F, Graviss EA, Lacke CE et al (1998). “Acute
respiratory failure associated with cryptococcosis in patients
with AIDS: analysis of predictive factors”. Clin Infect Dis, 27 (5),
pp. 1231-1237.
20. Wajanga BMK, Kalluvya S, Downs JA et al (2011). “Universal
screening of Tanzanian HIV-infected adult inpatients with the
serum cryptococcal antigen to improve diagnosis and reduce
mortality: an operational study”. J Int AIDS Soc, 14 pp. 48.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_the_lam_sang_nhiem_nam_cryptococcus_neoformans.pdf