Tài liệu Khảo sát các mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 157
KHẢO SÁT CÁC MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ACID URIC
VÀ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Lê Tự Phương Thuý*, Lê Thượng Vũ**, Phạm Nguyễn Vinh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ
quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết nhưng tầm soát toàn bộ
tổn thương cơ quan đích hiện ít khả thi. Nồng độ acid uric huyết thanh (AUHT) có thể có tương quan
với và giúp tiên đoán có sự hiện diện TTCQĐ.
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan nồng độ acid uric với hiện diện tổn thương cơ quan đích.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 165 bn THA nguyên phát không có các TTCQĐ lâm
sàng được nghiên cứu cắt ngang ở ở phòng khám/khoa nội tim mạch BV Nguyễn Tri Phương và Viện
Tim Tâm Đức. Nồng độ acid uric huyết thanh, chỉ số khối cơ thất trái, tỷ số albumin/creatinine, chỉ số
...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 157
KHẢO SÁT CÁC MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ACID URIC
VÀ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Lê Tự Phương Thuý*, Lê Thượng Vũ**, Phạm Nguyễn Vinh***
TÓM TẮT
Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ
quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết nhưng tầm soát toàn bộ
tổn thương cơ quan đích hiện ít khả thi. Nồng độ acid uric huyết thanh (AUHT) có thể có tương quan
với và giúp tiên đoán có sự hiện diện TTCQĐ.
Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan nồng độ acid uric với hiện diện tổn thương cơ quan đích.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 165 bn THA nguyên phát không có các TTCQĐ lâm
sàng được nghiên cứu cắt ngang ở ở phòng khám/khoa nội tim mạch BV Nguyễn Tri Phương và Viện
Tim Tâm Đức. Nồng độ acid uric huyết thanh, chỉ số khối cơ thất trái, tỷ số albumin/creatinine, chỉ số
cổ chân cánh tay (ABI), độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và/hoặc mảng xơ vữa được tầm soát.
Các mối tương quan đơn biến và đa biến bằng logistic regression được phân tích nhằm khẳng định sự
tương quan độc lập nếu có.
Kết quả: Tần suất tăng AUHT trên bn THA nguyên phát là 27,3%. Tần suất TTCQĐ không
triệu chứng: vi đạm niệu: 24,2%; dày thất trái: 41,8%; bệnh động mạch cảnh: 49,7%; bệnh động mạch
ngoại biên: 9,7%; hiện diện ít nhất 1 TTCQĐ không triệu chứng: 73,3%. Nồng độ AUHT tương quan
chặt chẽ và độc lập với vi đạm niệu (P=0,004), dày thất trái (P= 0,004), bệnh động mạch ngoại biên
(P= 0,038), hiện diện ít nhất 1 TTCQĐ không triệu chứng (P=0,007). Nồng độ AUHT cũng tương
quan độc lập với số lượng TTCQĐ (P=0,011). Bn tăng nồng độ AUHT thường có bệnh động mạch
cảnh hơn nhưng sự tương quan này chưa có ý nghĩa thống kê (P=0,24). Ở các bn THA mới chẩn đoán,
chưa điều trị; AUHT cũng tương quan độc lập với vi đạm niệu, dày thất trái, hiện diện hay không
TTCQĐ và với số lượng TTCQĐ.
Kết luận: AUHT tương quan độc lập với vi đạm niệu, dày thất trái, hiện diện hay không TTCQĐ
và số lượng TTCQĐ. Nên ghi xét nghiệm AUHT khi đánh giá bn THA nguyên phát theo hướng dẫn
Hội Tim Châu Âu.
Từ khóa: tăng huyết áp, tổn thương cơ quan đích không triệu chứng, acid uric, vi đạm niệu, dày
thất trái
ABSTRACT
INVESTIGATION OF CORRELATIONS BETWEEN URIC ACID CONCENTRATIONS AND
TARGET ORGAN DAMAGE IN PATIENTS WITH PRIMARY HYPERTENSION
Le Tu Phuong Thuy, Le Thuong Vu, Pham Nguyen Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 157 - 166
Background: Hypertension is a condition associated with high morbidity and mortality through
causing Targeted Organ Damages (TODs). Early detection of asymptomatic TODs is necessary but it
* Đại học Y khoa Phạm Ngọc ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh ***BV Tim Tâm Đức
Tác giả liên hệ: BS. CKII. Lê Tự Phương Thuý ĐT: 0903368014 Email: thuyletu@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 158
is usually not feasible to screen for all TODs. Serum uric acid levels (SUA) may be correlated with
and helps to predict the presence of TODs.
Objective: To investigate the correlation of uric acid level with the presence of target organ
damages.
Methods: A cross sectional study with 165 patients with primary hypertension in Cardiovascular
Outpatient Department or Cardiovascular Department of both Nguyen Tri Phuong Hospital and Tam
Duc Heart Institute. SUA, left ventricular mass index (LVMI), albumin-creatinine ratio (ACR), ankle
brachial index (ABI), carotid intima media thickness and/or plaque were measured. Bivariate and
multivariate logistic regression were used to look for independent correlations.
Results: The prevalence of high SUA in primary hypertensive patients was 27.3%. Frequency of
asymptomatic TODs: microalbuminuria: 24.2%; left ventricle thickening: 41.8%; carotid artery
diseases: 49.7%; peripheral artery diseases: 9.7%; presence of at least 1 asymptomatic TOD: 73.3%.
SAU were closely and independently correlated with microalbuminuria (P =.004), left ventricular
thickening (P =.004), peripheral arterial diseases (P =.038), and presence of at least 1 asymptomatic
TOD (P = 0.007). AUHT levels were also correlated independently with the number of TODs (P =
0.011). Patients with elevated SAU had more carotid artery diseases, but the correlation was not
statistically significant (P = 0.24). In newly diagnosed and untreated hypertensive patients, AUHT
was also independently correlated with microalbuminuria, left ventricular hypertrophy, presence of at
least one TODs and number of TODs.
Conclusion: AUHT correlates independently with albuminuria, left ventricular hypertrophy,
presence of at least one TODs and number of TODs. An AUHT test should be included when
evaluating primary hypertension according to the guidelines of the European Heart Association.
Keywords: hypertension, asymptomatic target organ damage, uric acid, microalbuminuria, left
ventricle hypertrophy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề tim
mạch quan trọng ở Việt Nam với tần suất
hiện mắc đạt 47,3% vào năm 2015(8). Tăng
huyết áp có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan
đích khác nhau, qua đó làm tăng nguy cơ
bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy giảm
nhận thức và suy giảm chức năng thận(13).
ESC khuyến cáo các tổn thương cơ quan
đích (TTCQĐ) nên được tầm soát nhằm xác
định rõ nguy cơ tim mạch toàn bộ nhằm
hướng dẫn quyết định các điều trị khởi đầu
và để xác định mức huyết áp mục tiêu(13).
Năm mươi lăm phần trăm (55%) bệnh nhân
tại Pháp không được tầm soát đủ bộ ba cơ
quan đích quan trọng nhất: dày thất trái,
bệnh mạch máu lớn và bệnh thận(21). Với các
cơ sở có nguồn lực hạn chế và thường xuyên
quá tải như ở Việt Nam, việc tầm soát toàn
bộ các tổn thương cơ quan đích trên tất cả
các bệnh nhân tăng huyết áp có thể là không
thực tế(8). Nồng độ AUHT được biết là có
mối liên hệ với tăng huyết áp, hội chứng
chuyển hoá, bệnh mạch vành, tai biến mạch
máu não và bệnh thận(2,13). Chính vì vậy
nhiều tác giả đã cho là có thể dùng AUHT
nhận diện những bệnh nhân có tổn thương
cơ quan đích ở giai đoạn chưa triệu chứng
để tiến hành điều trị thích hợp ngăn ngừa
các kết cục lâm sàng xấu(14). Hướng nghiên
cứu này đã được khởi động tại Việt Nam
nhưng nhóm cơ quan đích được khảo sát
còn hạn chế và số lượng nghiên cứu còn
ít(11). Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu
này với các mục tiêu chuyên biệt như sau (1)
Xác định tỷ lệ tăng acid uric trên bệnh nhân
tăng huyết áp nguyên phát, (2) Xác định tỷ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 159
lệ các tổn thương cơ quan đích không triệu
chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên
phát và (3) Khảo sát mối tương quan giữa
nồng độ acid uric huyết thanh với sự hiện
diện các tổn thương cơ quan đích không
triệu chứng trên bệnh nhân tăng huyết áp
nguyên phát.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả có phân
tích
Đối tượng nghiên cứu
Chọn toàn bộ bệnh nhân được chẩn đoán
tăng huyết áp theo tiêu chuẩn Hội Tim mạch
Việt Nam(8) đến khám hay nhập viện tại BV
Nguyễn Tri Phương và Viện Tim Tâm Đức
trong thời gian từ 1/6/2015 đến 30/5/2016,
tuổi từ 35-80 tự nguyện đồng ý tham gia
nghiên cứu. Các tiêu chuẩn loại trừ gồm (1)
Có bằng chứng lâm sàng của tăng huyết áp
thứ phát, (2) Mắc các bệnh kèm theo như đái
tháo đường, suy thận nặng (độ lọc cầu thận
< 30ml/phút), tiểu đạm đại thể, suy tim sung
huyết, bệnh van tim, hội chứng vành cấp,
bệnh mạch vành đã được chẩn đoán, bệnh
động mạch ngoại biên có triệu chứng, có âm
thổi động mạch cảnh, các bệnh cấp tính
nặng bao gồm cơn gút cấp, suy thập cấp
Bệnh kèm theo không thuốc nhóm bệnh lý
tim mạch gồm các bệnh lý bệnh tăng sinh và
ung thư, vảy nến, tiền sử ngưng thở khi ngủ
đã chẩn đoán, cường giáp hoặc suy giáp. (3)
Đang điều trị với lợi tiểu thiazide và/hoặc
lợi tiểu quai; thuốc huyết áp có losartan,
thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu
fenobibrate, thuốc chống kết tập tiểu cầu
aspirin; thuốc kháng lao pyrazinamid,
ethambutol, thuốc kháng siêu vi ritonavir,
đang điều trị các thuốc hạ acid uric bao gồm
allopurinol, febuxostat, probenecid,
benzbromazone và các chế phẩm y học cổ
truyền hạ acid uric hoặc chữa các chứng đau
khớp (kim tiền thảo, diệp hạ châu, lá đại bi,
hy thiêm, thống phong hoàn, thạch kim
thang, râu mèo). Hóa trị ung thư hoặc độc
tế bào (bao gồm cả cyclosporine và
tacrolimus). (4) Uống bia/rượu mạnh thường
xuyên và/hoặc vừa uống trước khi nhập
viện (không kể rượu vang). Chế độ ăn gây
tăng acid uric (nhiều thịt, hải sản, phủ
tạng trên 3 lần/tuần). (5) Tiển sử chẩn
đoán ngộ độc chì, nghề nghiệp hoặc tiền sử
tiếp xúc chì (làm bình ắc quy).
Cỡ mẫu
Tỷ lệ tăng acid uric trên bệnh nhân tăng
huyết áp trong các nghiên cứu ở Việt Nam
và thế giới là 8,3%-63%(10,1). Sử dụng tỷ lệ
tăng acid uric huyết thanh dự đoán là 50%
để đạt cỡ mẫu lớn nhất qua phần mềm
EpiInfo 7 với sai lầm loại 1 alpha 5%, độ
mạnh 80%, d= 0,05 thì cỡ mẫu tối thiểu là
164 bệnh nhân.
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Huyết áp được đo và phân độ THA dựa
theo phân độ của Hội Tim mạch Việt nam(8).
Siêu âm tim tính chỉ số khối cơ thất trái theo
khuyến cáo của của Hội Siêu âm tim Hoa kỳ
2007. Siêu âm động mạch cảnh khảo sát IMT
và mảng xơ vữa(13). ABI được khảo sát bằng
máy huyết áp tự động chẩn đoán bệnh động
mạch ngoại biên. AUHT được định lượng
bằng test enzyme màu (µmol/l). Vi đạm
niệu= albumin niệu (mg/L)/creatinine niệu
(g/l) nên sẽ có đơn vị là mg/g.
Các biến số nghiên cứu: chỉ số ABI: bệnh
động mạch ngoại biên không triệu chứng khi
ABI < 0,9. Chỉ số khối cơ thất trái (LVMI): dày
thất khi LVMI >115g/m2 (nam) và >95 g/m2
(nữ). bệnh lý động mạch cảnh khi độ dày nội
trung mạc động mạch cảnh (IMT: intima-
media thickness) >0,9mm và/hoặc có mảng xơ
vữa. Định lượng vi đạm niệu: dương tính khi
từ 30-300mg/g. Có tổn thương cơ quan đích là
có một trong 4 tổn thương cơ quan đích (được
khảo sát) không triệu chứng: dày thất trái,
bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch ngoại
biên và/hoặc vi đạm niệu. Acid uric huyết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 160
thanh cao khi nam > 7mg/d (420µmol/l); nữ >
6mg/dL (360 µmol/l).
Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm SPSS 15. Khảo sát
mối tương quan đơn biến bằng chỉ số tương
quan Pearson r hoặc Spearmean’s rho cho
các biến không phân bố chuẩn và đa biến
bằng logistic regression. Các kiểm định có ý
nghĩa thống kê khi trị số p < 0,05.
KẾT QUẢ
Có 180 bn được sàng lọc, nhưng chỉ có
165 bn được thu nhận vào nghiên cứu.
Các đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Trong 165 bệnh nhân có 55 nam (33,3%).
Tỷ lệ nam: nữ = 55:110 = 1:2. Tuổi trung bình
± độ lệch chuẩn 58,20 ± 9,60 (năm). BMI
23,70 ± 3,20 (kg/m2) (nằm trong khoảng quá
cân theo chỉ số BMI cho bệnh nhân châu Á).
Mức độ nặng tăng huyết áp theo Hội Tim
mạch VN: độ 1: 9 bệnh nhân (5.5%); độ 2: 55
bệnh nhân (33.3%); độ 3: 101 bệnh nhân
(61.2%). Khoảng ¼ bệnh nhân mới biết tăng
huyết áp lần đầu. Trung vị thời gian THA là
3 năm. Giảm chức năng thận không triệu
chứng (độ lọc cầu thận ước tính, hiệu chỉnh
30-60ml/phút) hiện diện trên 52 trường hợp
có tần suất 31,5%. Trung vị cholesterol toàn
phần trên 5,2mmol/L; trung vị HDL
cholesterol dưới 1,3mmol/L khẳng định trên
50% bệnh nhân có rối loạn lipid máu.
Nồng độ acid uric
Bảng 1: Nồng độ uric acid (µmol/L)
Uric acid n Trung bình Độ lệch chuẩn
Nữ 110 315,8 73,3
Nam 55 363,8 83,9
Toàn bộ 165 331,8 80,0
Nồng độ acid uric ở nam cao hơn nữ; và
khác biệt là có ý nghĩa thống kê (P<0,0005;
independent T test). Có 45 bệnh nhân được
chẩn đoán tăng acid uric máu (nam> 420
µmol/L; nữ>360 µmol/L) chiếm tỷ lệ 27,3%.
Số bệnh nhân có AUHT tăng gồm, nam có
14 ca tăng AUHT chiếm 25,5% bệnh nhân
nam; và nữ có 31 ca chiếm 28,5% bệnh nhân
nữ (tăng AUHT không khác biệt có ý nghĩa
ở nam và nữ, P=0,853).
Các tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân
THA nguyên phát
Vi đạm niệu theo ACR: Trung bình ACR
(mg/g): 19,2 ± 2,7-98,7. Có 40 bệnh nhân có
ACR từ 30-300mg/g được chẩn đoán là có vi
đạm niệu với tần suất 24,2%. Dày thất trái trên
siêu âm tim: Chỉ số khối cơ thất trái trong
nhóm nghiên cứu (g/m2) LVMI: 98,9 ± 9 21,7.
Chỉ số khối cơ thất trái ở nam cao hơn nữ; tuy
nhiên sự cao hơn này chưa có ý nghĩa thống
kê (P=0,239; independent T test). Có 69 bệnh
nhân được chẩn đoán dày thất trái (nam>
115g/m2; nữ>95g/m2) chiếm tỷ lệ 41,8%. Số
bệnh nhân có dày thất trái gồm: nam có 17 ca
tăng AUHT chiếm 30,9% bệnh nhân nam; và
nữ có 52 ca chiếm 47,3% bệnh nhân nữ. Dày
thất trái thường gặp hơn có ý nghĩa ở các bệnh
nhân nữ so với các bệnh nhân nam (P=0,045,
chi bình phương). Bệnh động mạch cảnh qua
siêu âm động mạch cảnh. Trung vị (tối thiểu-
tối đa) độ dày nội trung mạc động mạch (IMT)
động mạch cảnh phải (mm): 0,8 (0,4-2,0); trái
0,8 (0,4-2,0). Bệnh lý động mạch cảnh trong
nhóm nghiên cứu 49,7%; trong đó phải 37,6%,
trái 41,2%. Bệnh động mạch ngoại biên qua chỉ
số cổ chân-cánh tay: phải: 1,056 ± 0,107; trái:
1,066 ± 0,099. Có 9,7% bệnh nhân nghiên cứu
có bệnh động mạch ngoại biên.
Bảng 2: Số tổn thương cơ quan đích có ở mỗi
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
Biến Tần số Tần suất (%)
Không tổn thương cơ quan
đích
44 26,7
Có tổn thương cơ quan đích 121 73,3
Có 1 tổn thương cơ quan đích 61 37,0
Có 2 tổn thương cơ quan đích 39 23,6
Có 3 tổn thương cơ quan đích 16 9,7
Có 4 tổn thương cơ quan đích 05 3,0
Sự tương quan của AUHT với các tổn
thương cơ quan đích
Vi đạm niệu theo ACR và AUHT: Tỷ số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 161
albumin creatinine niệu ở cao hơn ở nhóm
có so với nhóm không tăng AUHT (30,47±
18,40 so với 22,16± 12,09; với P = 0,009;
Mann Whitney U). Khi phân tích đa biến,
AUHT có thể giúp tiên liệu có hoặc không
sự có mặt của vi đạm niệu. AUHT tương
quan có ý nghĩa thống kê với sự có mặt của
vi đạm niệu. Bệnh nhân có nồng độ acid uric
tăng 10 µmol/L thì sẽ 1,083 lần nhiều khả
năng hơn có vi đạm niệu (eB =1,008; KTC
95% 1,003-1,014; P=0,004).
Dày thất trái và AUHT: Chỉ số khối cơ
thất trái cao hơn ở 2 nhóm có so với nhóm
không tăng AUHT (108,18 ± 21,13 so với
95,37 ± 21,05; P = 0,001; independent T test).
Khi phân tích đa biến, AUHT và huyết áp
tâm thu tương quan với dày thất trái có ý
nghĩa thống kê, không phụ thuộc vào ảnh
hưởng của các yếu tố nguy cơ khác. Bệnh
nhân có nồng độ acid uric tăng 10µmol/L
tăng 1,083 lần khả năng có dày thất trái (eB
=1,008; KTC 95% 1,002-1,013; P=0,004).
Bệnh động mạch cảnh và AUHT: Có
56/120 (46,7%) bệnh nhân không tăng AUHT
có bệnh đm cảnh; nhưng có đến 26/45
(57,7%) bệnh nhân có tăng AUHT có bệnh
đm cảnh (P=0,204; chi bình phương). Bệnh
nhân có tăng AUHT thường có bệnh đm
cảnh hơn nhưng sự tương quan này không
có ý nghĩa thống kê.
Bệnh động mạch ngoại biên và AUHT:
Nồng độ AUHT ở nhóm có bệnh động mạch
ngoại biên (327,6±79,1) cao hơn nhóm không
bệnh động mạch ngoại biên (370,8±80,2)
(P=0,043). Khi phân tích đa biến, AUHT và
tuổi tương quan với bệnh động mạch ngoại
biên có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân có nồng
độ acid uric tăng 10 µmol/L tăng 1,1 lần khả
năng có bệnh động mạch ngoại biên (eB =1,010;
KTC 95% 1,001-1,019; P=0,038).
Bảng 3: Nồng độ uric acid tăng theo số tổn
thương cơ quan đích (P=0,011; Kruskal Wallis
test)
Số tổn thương cơ
quan đích
N Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
0 44 303,4 68,0
1 61 332,8 74,3
2 39 346,3 86,4
3 16 343,2 98,7
4 5 421,2 31,6
Bảng 4: Tần suất tăng acid uric tăng theo số cơ
quan đích (Gamma Kendaull tau c; P=0,001).
Số tổn thương cơ
quan đích
0 1 2 3 4
Tần suất bệnh nhân
có tăng acid uric
15,9
%
23,0
%
30,8
%
50,0
%
80,0
%
Phân tích tương quan đa biến cho thấy
có 4 yếu tố AUHT, tuổi, huyết áp tâm thu và
cholesterol tương quan đến nguy cơ tổn
thương cơ quan đích. AUHT hiện diện trong
phương trình hồi quy (P=0,015 với khoảng
tin cậy của Exp (B) 1,002-1,013 không chứa
1) và góp phần giải thích việc có hoặc không
tổn thương cơ quan đích. Vì vậy, uric acid là
yếu tố nguy cơ độc lập với việc có hay
không một trong 4 tổn thương cơ quan đích
sau khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác.
Bệnh nhân có nồng độ acid uric tăng
10µmol/L thì sẽ 1,094 lần nhiều khả năng
hơn có ít nhất một trong bốn tổn thương cơ
quan đích.
Tổn thương cơ quan đích và tăng AUHT
trong dưới nhóm các bệnh nhân tăng huyết
áp mới chẩn đoán, chưa sử dụng thuốc. Tần
suất tăng acid uric theo số cơ quan đích hiện
diện (Gamma và Kendaull tau c; P=0,003):
không TTCQĐ 0%; một 6,7%; hai 31,3% và
ba 66,7%. Nồng độ trung bình uric acid tăng
theo số tổn thương cơ quan đích (P = 0,038;
Kruskal Wallis test): không TTCQĐ 247,3;
một 308,2; hai 353,0 và ba 406,0. Phân tích
tương quan đa biến cho thấy AUHThiện
diện trong phương trình hồi quy (P=0,021
với khoảng tin cậy của Exp (B) 1,004-1,045
không chứa 1) và góp phần giải thch việc có
hoặc không tổn thương cơ quan đích. Như
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 162
vậy, AUHT là yếu tố tương quan với việc có
hay không một trong 4 tổn thương cơ quan
đích. Bệnh nhân có nồng độ acid uric tăng
10µmol/L thì sẽ 1,271 lần nhiều khả năng
hơn có tổn thương cơ quan đích trong nhóm
bn THA chưa điều trị.
BÀN LUẬN
Các đặc điểm chung của 165 bệnh nhân
nghiên cứu
Tuổi bệnh nhân trung bình là 58,2 ± 9,6
cao Azeem 55,0 ± 12,4(4); tương tự Châu
Ngọc Hoa(1) là 59,1 ± 2,8; và thấp hơn Phạm
Ngọc Kiếu(18) là 61,4 ± 15,1. Nghiên cứu
chúng tôi có tỷ lệ nam: nữ tương tự Lý Lan
Chi(12) 1:2 và Ofori(17). BMI trung bình chúng
tôi là 23,7 ± 3,2, tương tự Phạm Ngọc Kiếu(18)
23,47; và Yomushira với BMI ở nam là 23,7
và nữ là 23,1(27) nhưng thấp hơn các tác giả
Nigeria, Ý, Hy Lạp: Tsioufis(24) là 28,6kg/m2;
Ofori (17) 29,0 ± 5,0; Viazzi 26,4 ± 3,6 kg/m2(25).
Trong nhóm nghiên cứu THA độ I là 5,5%;
độ II là 33,3%, và độ III chiếm 61,2% (phân
loại của Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam(8))
gần tương tự Lý Lan Chi(12). Độ I của chúng
tôi thấp hơn của Phạm Ngọc Kiếu(18) (P
<0,001). Ofori(17) chỉ khảo sát THA nhẹ và
trung bình. Như vậy nhóm nghiên cứu chọn
những bệnh nhân THA nhập viện có độ
nặng tăng huyết áp hoặc cao hơn hoặc bằng
các nghiên cứu khác. Tần suất tăng huyết áp
chưa điều trị nhóm nghiên cứu 24,2% tương
tự Hoàng Quốc Hòa(7) 8,3% và Nguyễn Văn
Hoàng(16) 35,1%. Tần suất hút thuốc lá trong
nghiên cứu là 26,1% tương tự Tsioufis(24) là
31,8%, Gomez-Marcos 22,6%(6) (P=0,14-0,38).
Tần suất tăng AUHT trong nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
Nồng độ AUHT trung bình chúng tôi là
331,8±80,0 mol/L. Nghiên cứu chúng tôi có
nồng độ UAHT tương tự các tác giả nước
ngoài Ofori(17), Viazzi (306-379mol/L)(25) và
thấp hơn các tác giả trong nước Nguyễn Đức
Công, Đỗ Ngọc Hòa, Châu Ngọc Hoa(2) (365-
394mol/L). Trong nghiên chứu chúng tôi,
nồng độ AUHT ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa
tương tự Viazzi(25), Châu Ngọc Hoa(1), Lý Lan
Chi(12), Nguyễn Văn Hoàng(16), Lý Huy
Khanh(11)Tỷ lệ tăng AUHT trong nhóm
nghiên cứu là 27,3% tương tự các nghiên cứu
trong và ngoài nước khác (8,3-63,0%). Các lý
giải cho sự khác biệt tần suất tăng AUHT là
khác biệt trong dân số nghiên cứu về tuổi,
mức THA, chủng tộc, các thuốc sử dụng (gồm
cả các thuốc hạ áp), tình trạng sử dụng
rượu/bia, độ lọc cầu thận. Các nghiên cứu gần
đây nêu rõ tiêu chuẩn loại trừ: Lý Huy
Khanh(11) có tiêu chuẩn loại trừ là các bệnh
nhiễm trùng cấp, các bệnh hệ thống, nghiện
rượu, suy giáp, cường giáp. Nguyễn văn
Hoàng(16) loại trừ thêm các bn dùng thuốc gây
rối loạn AUHT như thuốc điều trị ung thư,
salicylate, lợi tiểu, ethambutol, pyrazynamid,
corticoid, allopurinol. So với các nghiên cứu
trong nước đã công bố khác, nghiên cứu của
chúng tôi có tiêu chuẩn loại trừ chặt chẽ nhất.
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tăng AUHT
xấp xỉ kết quả của Lý Huy Khanh(11), Nguyễn
văn Hoàng(16) và Poudel(20) vốn cũng khảo sát
trên bệnh nhân cùng chủng tộc da vàng.
Tần suất tổn thương cơ quan đích không
triệu chứng
Tỷ lệ vi đạm niệu trong nghiên cứu của
chúng tôi là 24,2% tương tự các tác giả khác
(6,7-37,7%)(2). Các kết quả khác nhau do
định nghĩa, phương pháp chẩn đoán vi đạm
niệu và các dân số nghiên cứu khác nhau.
Tỷ lệ dày thất trái trong nghiên cứu của
chúng tôi là 41,8% tương tự các nghiên cứu
khác với tỷ lệ dày thất trái dao động từ 23,5-
55,4%(19). Tỷ lệ dày thất trái thay đổi tùy
thuộc tiêu chuẩn chẩn đoán, thời gian THA,
mức độ THA, sử dụng các thuốc hạ áp góp
phần làm giảm dày thất như ức chế men
chuyển và dân số nghiên cứu(14). Tỷ lệ bệnh
động mạch cảnh của chúng tôi là 49,7%; cao
hơn hẳn kết quả của Viazzi (25) và Cuspidi(3)
do tuổi và trị số huyết áp tâm thu trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 163
nghiên cứu chúng tôi cao hơn. Tỷ lệ bệnh
động mạch ngoại biên qua chỉ số ABI trong
nghiên cứu chúng tôi là 9,7% tương tự
Yang(26). Tỷ lệ tổn thương cơ quan đích
không triệu chứng lệ thuộc khá nhiều vào số
tổn thương cơ quan đích được khảo sát.
Boivin đánh giá vi đạm niệu và dày thất trái
ghi nhận tần suất TTCQĐ là 17%. Cùng
khảo sát 3 TTCQĐ nhưng Korhonen cho tỷ
lệ 22% trong khi Viazzi và Henskens cho tần
suất lên đến 61%. Chưa có nghiên cứu nào
khảo sát 4 TTCQĐ như chúng tôi và vì vậy
tần suất có ít nhất 1 TTCQĐ của chúng tôi
đạt đến 73%.
Mối tương quan giữa nồng độ acid uric
huyết thanh và tổn thương cơ quan đích
trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Vi đạm niệu và tăng acid uric huyết thanh:
Tỷ số ACR tương quan tuyến tính với nồng độ
AUHT với r=0,184 (P=0,019) tương tự Châu
Ngọc Hoa(2) và Azeem(1). Hai nghiên cứu này
khảo sát cả nhóm bệnh nhân THA lẫn nhóm
chứng không THA nên có thể có chỉ số r cao
hơn. Tăng AUHT tương quan với hiện diện vi
đạm niệu (ACR > 30mg/g) (P<0,0005) tương tự
Ofori(17). Khi phân tích ở nhóm bệnh nhân THA
mới chẩn đoán, chưa điều trị; tăng AUHT và
hiện diện vi đạm niệu cũng có tương quan
(P=0,008). Với kết quả phân tích đa biến, nồng
độ AUHT giúp tiên lượng có hoặc không có vi
đạm niệu tương tự Pontremoli (1997)(19),
Tsioufis(24) và Martinez (2001)(14). Kết quả này
cũng đúng trên nhóm bệnh nhân tăng huyết áp
chưa điều trị. Như vậy, dù ở nhóm bệnh nhân
THA chưa hoặc đã điều trị tăng AUHT luôn
tương quan vi đam niệu.
Dày thất trái và nồng độ AUHT: Với kết
quả phân tích đơn biến, LVMI tương quan
tuyến tính với nồng độ AUHT với giá trị r=
0,303 (mối tương quan thấp; P<0,0005)
tương tự Matsumura (2006)(15) và
Shigematsu (1999)(22).
Có tăng acid uric huyết thanh: có LVMI
tăng có ý nghĩa thống kê (P=0,001) tương tự
Elsayed (2010)(5).Ở nhóm bệnh nhân THA mới
chẩn đoán, chưa điều trị; bệnh nhân có tăng
AUHT có trung bình LVMI cao hơn các bệnh
nhân không tăng AUHT có ý nghĩa (P=0,039).
Với kết quả phân tích đa biến, nồng độ AUHT
giúp tiên lượng có hoặc không có dày thất trái
độc lập với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác
trên dân số chung lẫn trên nhóm bệnh nhân
tăng huyết áp chưa điều trị tương tự Viazzi(25)
và Iwashima (2006)(9).
Bệnh động mạch cảnh và tăng AUHT:
Trong nghiên cứu này chúng tôi phát hiện
tăng AUHT có xu hướng tương quan bệnh
động mạch cảnh. Trong 165 bệnh nhân
nghiên cứu, có 56/120 (46,7%) bệnh nhân
không tăng AUHT có bệnh động mạch cảnh;
nhưng có đến 26/45 (57,7%) bệnh nhân có
tăng AUHT có bệnh động mạch cảnh. Ở 40
bệnh nhân chưa điều trị, có 21/32 (65,6%)
bệnh nhân không tăng AUHT có bệnh động
mạch cảnh; nhưng có đến 6/8 (75,0%) bệnh
nhân có tăng AUHT có bệnh đm cảnh. Bệnh
nhân có tăng AUHT thường có bệnh động
mạch cảnh hơn nhưng sự tương quan này
không có ý nghĩa thống kê (P lần lượt 0,204
và 1,000). Kết quả này tương tự Gomez-
Marcos(6) và Cuspidi(3) nhưng khác Tavil(23),
Elsayed(5), Azeem (2011)(1) và Viazzi(25).
Bệnh động mạch ngoại biên và tăng
AUHT: Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh
nhân có bệnh động mạch ngoại biên có nồng
độ AUHT tăng hơn so với nhóm không bệnh
động mạch ngoại biên (P=0,043). Đây là
nghiên cứu đầu tiên trong nước khẳng định
có mối tương quan của nồng độ AUHT với
tổn thương cơ quan đích là bệnh động mạch
ngoại biên. Khi phân tích đa biến, AUHT
tương quan với có hoặc không có bệnh động
mạch ngoại biên độc lập với các yếu tố nguy
cơ tim mạch khác phù hợp với Langlois
(2003)(10) và Yang 2007(26).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 164
Hiện diện ít nhất một trong bốn tổn
thương cơ quan đích và AUHT: Nồng độ
AUHT trung bình ở mỗi nhóm bệnh nhân có
cùng số lượng cơ quan đích tổn thương,
tăng theo số tổn thương cơ quan đích (P lần
lượt ở 165 bệnh nhân THA nguyên phát và
40 bệnh nhân THA nguyên phát mới chẩn
đoán, chưa điều trị là P=0,011 và P=0,038).
Kết quả này tương tự Cuspidi(4), Azeem(1)
(2011), Serban(22) và Ofori(8). Lầm đầu tiên
chúng tôi phát hiện bệnh nhân càng có
nhiều cơ quan đích, tần suất bệnh nhân tăng
AUHT trong nhóm (có cùng số lượng cơ
quan đích tổn thương) càng tăng (P lần lượt
ở 165 bệnh nhân THA nguyên phát và 40
bệnh nhân THA nguyên phát mới chẩn
đoán, chưa điều trị là P=0,001 và 0,003). Khi
phân tích mối tương quan đa biến, nồng độ
AUHT tương quan độc lập với các yếu tố
nguy cơ tim mạch khác cả ở nhóm bn chung
lẫn ở nhóm bệnh nhân THA nguyên phát
chưa điều trị tương tự Lý Huy Khanh(11).
Lý tưởng nhất là làm mọi xét nghiệm để
tầm soát TTCQĐ không triệu chứng cho mọi
bệnh nhân THA chưa có biến chứng lâm
sàng(13). Tuy nhiên, điều này là không khả
thi ở những nơi như các cơ sơ tuyến dưới ở
Việt nam vì xét nghiệm không sẵn có hay do
giá thành. Vì thế, việc tìm một test đơn giản,
rẻ tiền giúp sàng lọc những bệnh nhân trước
khi gửi đi làm các xét nghiệm tìm TTCQĐ
không triệu chứng sẽ giúp tiết kiệm nguồn
lực mà không bỏ sót bệnh(17). Người ta chưa
biết huyết áp lưu động 24 giờ, định lượng vi
đạm niệu qua ACR, hs CRP và AUHT xét
nghiệm nào tốt nhất để tiên lượng TTCQĐ.
Điểm mạnh của nghiên cứu: Lần đầu tiên
khảo sát tổn thương cơ quan đích trên bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát bằng chỉ số
ABI. Là nghiên cứu có số lượng tổn thương
cơ quan đích được khảo sát nhiều, và bao
phủ các nhóm tổn thương cơ quan đích
trọng yếu: bệnh mạch máu lớn, tim và thận.
KẾT LUẬN
Trên bệnh nhân THA nguyên phát, tần
suất tăng AUHT là 27,3%; tần suất tổn
thương cơ quan đích không triệu chứng là
vi đạm niệu: 24,2%, dày thất trái: 41,8%;
bệnh động mạch cảnh: 49,7%; bệnh động
mạch ngoại biên: 9,7%; ít nhất 1 tổn thương
cơ quan đích không triệu chứng: 73,3%.
Nồng độ AUHT tương quan chặt chẽ với sự
hiện diện vi đạm niệu, dày thất trái và bệnh
động mạch ngoại biên và có xu hướng tăng
ở bn có bệnh động mạch cảnh và vì vậy
tương quan với có hay không có tổn thương
cơ quan đích và với số lượng tổn thương cơ
quan đích không triệu chứng; không bị ảnh
hưởng bởi có hoặc không điều trị. Nên xét
nghiệm AUHT khi tiếp cận chẩn đoán nhằm
điều trị bn tăng huyết áp tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa, Lê Hoài Nam (2009), "Khảo sát
nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng
huyết áp và ở người bình thường",Y học Thành Phố
Hồ Chí Minh, 13(Phụ bản của số 1), 87-91.
2. ChobanianAV, BakrisGL, Black HR, Cushman WCet
al. (2003), "Seventh report of the Joint National
Committee on prevention, detection, evaluation, and
treatment of high blood pressure",Hypertension, 42.
3. Cuspidi C, Valerio C, Sala C, Meani S et al. (2007),
"Lack of association between serum uric acid and
organ damage in a never-treated essential
hypertensive population at low prevalence of
hyperuricemia",Am J Hypertens, 20(6), 678-685.
4. El Azeem HA (2011), "Asociation of hyperuricemia
and carotid intima-media thickness with target
organ damage in hypertension",Al-Azhar Assiut
Medical Journal, 9(1), 127-145.
5. Elsayed AS, Mostafa MM, Abdelkhalik A, Eldeeb
ME et al. (2010), "Hyperuricemia and its association
with carotid intima-media thickness in hypertensive
and non hypertensive patients",J Saudi Heart Assoc,
22(1), 19-23.
6. Gomez-Marcos MA, Recio-Rodriguez JI, Patino-
Alonso MC, Agudo-Conde Cet al. (2013),
"Relationship between uric acid and vascular
structure and function in hypertensive patients and
sex-related differences",Am J Hypertens, 26(5), 599-
607.
7. Hoàng Quốc Hòa (2007), "Khảo sát nồng độ acid uric
huyết thanh ở bn tăng huyết áp". Y học Thành Phố Hồ
Chí Minh, 11(Phụ bản 4 Chuyên đề Khoa học Kỹ
thuật BV NDGD), 39-43.
8. Huỳnh Văn Minh (2015), "Khuyến cáo về Chẩn
đoán, Điều trị và Dự phòng Tăng huyết áp của Hội
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 165
Tim mạch học Quốc Gia Việt Nam 2015",Khuyến cáo
về Chẩn đoán và Điều trị Tăng huyết áp 2015, 1-34.
9. Iwashima Y, Horio T, Kamide K, Rakugi H et
al.(2006), "Uric acid, left ventricular mass index, and
risk of cardiovascular disease in essential
hypertension",Hypertension, 47(2), 195-202.
10. Langlois M, De Bacquer D, Duprez D, De Buyzere M
et al. (2003), "Serum uric acid in hypertensive
patients with and without peripheral arterial
disease",Atherosclerosis, 168(1), 163-168.
11. Lý Huy Khanh, Đôn thị Thanh Thủy, Nguyễn Đức
Công (2014), "Liên quan giữa acid uric huyết thanh
với tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết
áp",Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 18(3), 325-333.
12. Lý Lan Chi, Ngô Văn Truyền (2009), "Nồng độ acid
uric huyết thanh với Lipid máu trên bệnh nhân tăng
huyết áp nguyên phát",Tạp chí y học thực hành, 682,
683, 391-394.
13. Mancia G, Fagard R, Narkiewicz K, Redon J,
Zanchetti Aet al. (2013), ESH/ESC Guidelines for the
management of arterial hypertension.
14. Martinez MA, Moreno A, Aguirre de Carcer A,
Cabrera Ret al. (2001), "Frequency and determinants
of microalbuminuria in mild hypertension: a
primary-care-based study",J Hypertens, 19(2), 319-
326.
15. MatsumuraK, Ohtsubo T, Oniki H, Fujii K, Iida M.
(2006), "Gender-related association of serum uric
acid and left ventricular hypertrophy in
hypertension",Circ J, 70(7), 885-888.
16. Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Anh Vũ (2014),
"Nghiên cứu nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh
nhân hội chứng chuyển hóa có và không có tăng
huyết áp",Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 66, 167.
17. Ofori SN, Odia OJ. (2014), "Serum uric acid and
target organ damage in essential hypertension",Vasc
Health Risk Manag, 10, 253-261.
18. Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Ngọc Trung, Ngô Văn
Truyền (2012), "Nghiên cứu nồng độ Acid Uric huyết
thanh ở người tăng huyết áp nguyên phát",Tạp chí
Nội tiết đái tháo đường(6), 695.
19. Pontremoli R, Sofia A, Ravera M, Nicolella C et al.
(1997), "Prevalence and clinical correlates of
microalbuminuria in essential hypertension: the
MAGIC Study. Microalbuminuria: A Genoa
Investigation on Complications",Hypertension, 30(5),
1135-1143.
20. Poudel B, Yadav BK, Kumar A, Jha B, Raut KB.
(2013), "Serum uric acid level in newly diagnosed
essential hypertension in a Nepalese population: a
hospital based cross sectional study",Asian Pac J Trop
Biomed, 4(1), 59-64.
21. Rossignol P, Hosseini K, Tropeano AI, Fay Ret al.
(2013), "Target organ damage assessment in French
hypertensive patients without established
cardiovascular or renal disease: results of the
PREVENT-A study",J Hypertens, 31(1), 177-185.
22. Şerban C, Drăgan S, Christodorescu R, Şuşan L et al.
(2011), "Association of Serum Uric levels and
Carotid Intima Thickness with the Numbers of
Organ Damaged in Hypertensive
Patients.",International Journal of Collaborative
Research on Internal Medicine & Public Health(3), 8-16.
23. Tavil Y, Kaya MG, Oktar SO, Sen N et al. (2008),
"Uric acid level and its association with carotid
intima-media thickness in patients with
hypertension",Atherosclerosis, 197(1), 159-163.
24. Tsioufis C, Chatzis D, Vezali E, Dimitriadis K et al.
(2005), "The controversial role of serum uric acid in
essential hypertension: relationships with indices of
target organ damage",J Hum Hypertens, 19(3), 211-
217.
25. Viazzi F, Leoncini G, Parodi D, Ratto E et al. (2005),
"Impact of target organ damage assessment in the
evaluation of global risk in patients with essential
hypertension",J Am Soc Nephrol, 16 Suppl 1, S89-91.
26. Yang X, SunK, Zhang W, Wu H et al. (2007),
"Prevalence of and risk factors for peripheral arterial
disease in the patients with hypertension among
Han Chinese",J Vasc Surg, 46(2), 296-302.
27. Yoshimura A, Adachi H, Hirai Y, Enomoto M et al.
(2014), "Serum uric acid is associated with the left
ventricular mass index in males of a general
population",Int Heart J, 55(1), 65-70.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_moi_tuong_quan_giua_nong_do_acid_uric_va_ton_th.pdf