Tài liệu Khảo sát các di chứng và yếu tố tiên lượng sau 3 năm điều trị bệnh lí võng mạc trẻ sinh non: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 37
KHẢO SÁT CÁC DI CHỨNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SAU 3 NĂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÍ VÕNG MẠC TRẺ SINH NON
Nguyễn Thị Ngọc Nga*, Lê Đỗ Thùy Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát các kết quả và di chứng về chức năng thị
giác, cấu trúc nhãn cầu ở thời điểm 3 năm, cùng mối tương quan với các yếu tố nguy cơ trước điều trị
bệnh lí võng mạc trẻ sinh non bằng phương pháp laser quang đông, tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang có phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm các trẻ được
điều trị laser quang đông từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 và được theo dõi liên tục đến 3 tuổi. Kết
quả thị lực được đánh giá bằng bảng hình, kết quả cấu trúc nhãn cầu đánh giá thông qua khám lâm
sàng sinh hiển vi và đèn soi đáy mắt gián tiếp. Tương quan giữa yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị
phân...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các di chứng và yếu tố tiên lượng sau 3 năm điều trị bệnh lí võng mạc trẻ sinh non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 37
KHẢO SÁT CÁC DI CHỨNG VÀ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG SAU 3 NĂM
ĐIỀU TRỊ BỆNH LÍ VÕNG MẠC TRẺ SINH NON
Nguyễn Thị Ngọc Nga*, Lê Đỗ Thùy Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát các kết quả và di chứng về chức năng thị
giác, cấu trúc nhãn cầu ở thời điểm 3 năm, cùng mối tương quan với các yếu tố nguy cơ trước điều trị
bệnh lí võng mạc trẻ sinh non bằng phương pháp laser quang đông, tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ
Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang có phân tích. Mẫu nghiên cứu gồm các trẻ được
điều trị laser quang đông từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 và được theo dõi liên tục đến 3 tuổi. Kết
quả thị lực được đánh giá bằng bảng hình, kết quả cấu trúc nhãn cầu đánh giá thông qua khám lâm
sàng sinh hiển vi và đèn soi đáy mắt gián tiếp. Tương quan giữa yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị
phân tích bằng hồi quy logistic đơn biến và đa biến.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 272 mắt tương đương với 136 trẻ (72 nam, 64 nữ), với tuổi thai
trung bình lúc sinh là 29,6±2,5 tuần, cân nặng trung bình lúc sinh là 1335g±289g. Kết quả sau thời
gian theo dõi trung bình 40,2±3,5 tháng đạt được thị lực tốt 89,3%, cấu trúc võng mạc tốt 93,4%. Các
di chứng về chức năng thị giác gồm: tật khúc xạ 95% (cận thị 82,7% với độ cầu trung bình −6,2D);
bất đồng khúc xạ 35%; lé 9,9% và nhược thị 17,6%. Các di chứng về cấu trúc nhãn cầu gồm: đục giác
mạc 1,1%; đục thủy tinh thể 3,31%; dính mống 10,3%; co kéo mạch máu võng mạc 12,3%; thoái hóa
hắc võng mạc 5,2%; gai thị bất thường 5,2%; bong võng mạc 3,3%; teo nhãn 2,2%. Khảo sát tương
quan cho thấy giai đoạn bệnh (4 và thể AP-ROP) là yếu tố nguy cơ trước điều trị giúp tiên lượng cho
kết quả điều trị ở năm 3.
Kết luận: Kết quả sau 3 năm điều trị laser quang đông bệnh lí võng mạc trẻ sinh non rất khả quan
cho thấy đây là phương pháp hiệu quả giúp hạn chế tỉ lệ mù lòa do di chứng của bệnh. Bên cạnh đó
thấy rõ vai trò cần thiết của việc theo dõi trẻ lâu dài nhằm phát hiện sớm và can thiệp các di chứng
muộn về cấu trúc cũng như chức năng thị giác mà đặc biệt là tật khúc xạ.
Từ khóa: bệnh lý võng mạc, trẻ sinh non, di chứng, yếu tố tiên lượng
ABSTRACT
SEQUELAE AND RISK 3 YEARS AFTER LASER TREATMENT FOR RETINOPATHY OF
PREMATURITY
Nguyen Thi Ngoc Nga, Le Do Thuy Lan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 ‐ No 2 ‐ 2016: 36 ‐ 42
Purpose: This study evaluates laser therapy-related treatment sequelae and clinical outcomes in
patients diagnosed with retinopathy of prematurity after 3 years of follow up and the correlation
between risks of the disease and these results.
*Bệnh viện Nhi đồng 2 **Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS CK II. Lê Nguyễn Nhật Trung – ĐT: 090994054 – Email:lenhattrung74@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 38
Methods: This is a retrospective, analytic study. Clinical data are obtained from patients who
were treated by laser photocoagulation from January 2009 to December 2009 after 3 years of follow up
at the Pediatrics Department of HoChiMinh City Eye Hospital, Vietnam. Data are then categorized
according to the disease outcome and related complications.
Results: 272 eyes of 136 patients (72 males and 64 females) were assessed. Mean gestational age
was 29.6±2.5 weeks, mean birth weight was 1335g±289g, mean follow up age was 40.2±3.5 months.
Favorable visual acuity outcome was 89.3%. Favorable structural outcome was 93.4%. Visual
functional sequelae: refractive error was 95% (myopia was 82.7% with mean SE was −6.2D);
anisometropia was 35%; strabismus was 9.9%; amblyopia was 17.6%. Structural sequelae: corneal
opacity was 1.1%; cataract was 3.3%; synechiae 10.3%; retinal vessel drag was 12.3%; retinal
detachment was 3.3%. Among risks of the disease, stage 4 and AP-ROP were correlated with clinical
results at 3 years.
Conclusions: Results of this study significantly contribute to efforts to re-examine patient more
thoroughly and extensively, with a particular focus on detecting and treating changes which influence
the visual acuity of patients, especially refractive error. Importantly, our results provide further insight
into the later effects of treating the disease, as well as a valuable reference for future.
Keywords: retinopathy, prematurity, sequalae, risks
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh võng mạc trẻ sinh non có tần suất
ngày càng cao trên thế giới và tại Việt Nam. Một
trong các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
hiện nay là laser quang đông võng mạc. Dù
được điều trị thành công thì các di chứng về cấu
trúc và chức năng thị giác vẫn tiếp tục tăng lên
theo tuổi khi trẻ lớn(1,10,11,12,5,6).
Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu đều
cho thấy hiệu quả bước đầu của điều trị laser
quang đông theo tiêu chuẩn trước ngưỡng,
với thời gian theo dõi trẻ từ 3 tháng đến 1
năm. Tuy nhiên, quá trình phát triển phát
triển nhãn cầu của trẻ vẫn tiếp diễn và các di
chứng muộn có thể xảy ra gây ảnh hưởng lên
thị lực của trẻ. Do đó nghiên cứu này được
thực hiện nhằm khảo sát kết quả điều trị, các
di chứng ở thời điểm sau 3 năm điều trị bệnh
lí võng mạc trẻ sinh non bằng phương pháp
laser quang đông tại bệnh viện Mắt thành
phố Hồ Chí Minh. Đồng thời khảo sát mối
tương quan giữa một số yếu tố nguy cơ trước
điều trị với kết quả sau điều trị 3 năm.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của trẻ
bệnh võng mạc sinh non trong nghiên cứu.
Xác định kết quả sau 3 năm điều trị về: thị
lực, cấu trúc võng mạc, các di chứng về chức
năng thị giác và cấu trúc võng mạc.
Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố
nguy cơ với kết quả điều trị về thị lực và cấu
trúc võng mạc năm 3.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số chọn mẫu
Các bệnh nhân được điều trị bệnh võng mạc
trẻ sinh non bằng phương pháp laser quang
đông tại bệnh viện Mắt Tp HCM từ 1/2009 đến
12/2009.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Trẻ được điều trị và theo dõi liên tục cho
đến 3 tuổi.
Trẻ phát triển tâm thần vận động bình
thường: vận động tốt, có thể biết nêu tên đồ vật.
Trẻ hợp tác tốt để khám.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 39
Cỡ mẫu: cỡ mẫu được tính theo công thức:
Với p là tỉ lệ đạt thị lực tốt mong muốn, theo
nghiên cứu của tác giả Võ Nguyễn Uyên Thảo
là 85,2%; d sai biệt là 0,05.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích, hồi cứu.
Qui trình nghiên cứu: trẻ được tái khám và
theo dõi thường xuyên được lưu trữ hồ sơ tại
bệnh viện. Số liệu được thu thập từ hồ sơ và
theo mẫu soạn sẵn. Sau đó đưa vào thống kê
phân tích bằng phần mềm Stata.
Phương tiện nghiên cứu
Trẻ được khám võng mạc bằng đèn soi đáy
mắt gián tiếp, thị lực dưới 3 tuổi được đo bằng
bảng Teller, thị lực ở 3 tuổi được đo bằng bảng
hình.
KẾT QUẢ
Đặc điểm nền
Nghiên cứu được thực hiện trên 272 mắt
tương ứng 136 bệnh nhân, trong đó nam chiếm
53% và nữ chiếm 47%. Tuổi thai trung bình lúc
sinh là 29,64 ± 2,5 tuần ( từ 20 đến 37 tuần). Cân
nặng trung bình lúc sinh là 1335,3±289g (từ 700‐
2000g). Trẻ được theo dõi với thời gian trung
bình là 40,2 tháng.
Đặc điểm lâm sàng về bệnh lý trước điều trị
gồm các đặc điểm: vùng bệnh I chiếm 61,4%;
giai đoạn 3 chiếm 45,2%, thể bệnh AP‐ROP
chiếm 23,5%, bệnh dấu cộng chiếm 62%.
Kết quả điều trị
Về thị lực
Sau 3 năm theo dõi, phân loại thị lực tốt
(>1/10) chiếm ưu thế với 90,1% ở năm 1 và
88,2% ở năm 2 (biểu đồ 1). Đồng thời giữ ổn
định trong suốt thời gian này, sự khác biệt ở
năm 1 và năm 2 không có ý nghĩa thống kê
(p<0,05%).
Trong phân loại Tốt, mức thị lực >5/10
chiếm trên 84% trong năm 1 và năm 2. Tại năm
3, trẻ được đo thị lực bằng bảng hình, mức thị
lực tốt giảm xuống còn 35,7%.
Về cấu trúc võng mạc
Kết quả cấu trúc võng mạc tốt chiếm ưu thế
với tỉ lệ cao sau 3 năm theo dõi đều trên 90%
(biểu đồ 2). Có 4 mắt (chiếm tỉ lệ 1,55%) chuyển
từ cấu trúc tốt lúc 1 tuổi sang cấu trúc xấu lúc 3
tuổi, sự thay đổi rất ít và kiểm định cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
các năm, p<0,05.
Biểu đồ 1: Phân loại thị lực sau 3 năm
Biểu đồ 2: Phân loại cấu trúc võng mạc sau 3 năm
Các di chứng sau 3 năm theo dõi
Về chức năng thị giác
Trong nghiên cứu có 95% các trẻ sau điều trị
quang đông bệnh lý võng mạc sinh non có tiến
triển tật khúc xạ. Trong đó, 35% số trẻ có bất đồng
khúc xạ. Viễn thị chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 1/10 trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 40
mẫu nghiên cứu với độ viễn nhẹ và trung bình
(<5D), độ cầu tương đương trung bình là <1,5D,
đa số trẻ chưa cần chỉnh kính. Cận thị chiếm ưu
thế trong mẫu nghiên cứu với tỉ lệ hơn 4/5, và
độ cầu tương đương trung bình là −6,2D. Nhóm
cận thị nặng trên −5D chiếm tỉ lệ cao hơn so với
cận thị nhẹ và trung bình (54,9% so với 45,2%).
Các di chứng về chức năng thị giác khác
gồm nhược thị, lé, rung giật nhãn cầu đều xuất
hiện nhiều ở năm đầu sau điều trị, những năm
tiếp theo tỉ lệ mắc mới không nhiều (biểu đồ 3).
Trong đó, nhược thị chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với
lé và rung giật nhãn cầu. Lúc 3 tuổi số mắt
nhược thị mắc mới nhiều hơn lúc 2 tuổi và trẻ
có xu hướng không ổn định do trẻ dễ tái nhược
thị sau điều trị. Di chứng lé có tỉ lệ mắc mới giảm
dần qua từng năm rõ rệt. Sau 3 năm theo dõi thì
tỉ lệ lé là gần 10%. Rung giật nhãn cầu chỉ xảy ra
ở 2 mắt của 1 bệnh nhân lúc 1 tuổi, chiếm tỉ lệ
0,74%. Tuy nhiên trường hợp này đã hết rung
giật nhãn cầu khi trẻ lớn hơn.
Biểu đồ 3: Các di chứng chức năng thị giác sau 3
năm
Về cấu trúc nhãn cầu
Hầu hết các di chứng về cấu trúc là do tổn
thương sau điều trị nên rất khó hồi phục và
thường xuất hiện nhiều trong năm đầu theo dõi.
Tỉ suất mắc mới của các di chứng đều dưới 1,5%
mỗi năm và giảm dần qua các năm. Sự khác biệt
giữa tỉ lệ các di chứng giữa năm 1 và năm 3
không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.
Bảng 1: Các di chứng cấu trúc nhãn cầu sau 3 năm
Di chứng Năm 1
(%)
Năm 2
(%)
Năm 3
(%)
Đục giác mạc 0 0,4 1,1
Di chứng Năm 1
(%)
Năm 2
(%)
Năm 3
(%)
Dính mống 8,8 9,5 10,3
Đục thủy tinh thể 1,8 3 3,31
Vẩn đục dịch kính 4 4,8 5,15
Mạch máu co kéo 11 12,3 12,3
Thoái hóa hắc võng mạc 4,4 5,15 5,15
Sẹo võng mạc 11 11 11
Gai thị bất thường 3,6 5,15 5,15
Bong võng mạc 2,9 2,9 3,31
Teo nhãn 1,5 2,57 2,57
Dính mống chiếm tỉ lệ cao nhất trong số
các di chứng bán phần trước. Các di chứng
bán phần trước còn lại đều có tỉ lệ thấp hơn
4%. Không ghi nhận trường hợp nào trong
mẫu nghiên cứu có tiền phòng nông, hoặc
tăng nhãn áp.
Di chứng bong võng mạc xảy ra nhiều nhất
ở năm đầu đời, có 7 mắt bong toàn bộ gây di
chứng teo nhãn về sau, và 1 mắt bong võng mạc
1 phần. Tại thời điểm năm 3, chỉ xuất hiện thêm
1 mắt bị bong võng mạc một phần kèm xuất
huyết dịch kính.
Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
kết quả điều trị: Các biến số yếu tố nguy cơ bao
gồm tuổi thai, cân nặng, giới tính, kiểu thai, và
đặc điểm lâm sàng của bệnh lí được đưa vào
phương trình hồi quy logistic đơn biến nhằm
chọn ra các yếu tố có mối tương quan ý nghĩa
với kết quả thị lực và cấu trúc (p<0,05) để đưa
vào phương trình hồi quy logistic đa biến. Kết
quả cuối cùng cho thấy, giai đoạn bệnh (giai
đoạn 4 và thể bệnh AP‐ROP) là yếu tố có ý
nghĩa tiên lượng độc lập cho kết quả thị lực và
cấu trúc võng mạc sau 3 năm theo dõi, OR lần
lượt là 3,5 và 13,4; p<0,000.
BÀN LUẬN
Đặc điểm nền
Tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tuy có khác
biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê. Điều này
tương đương với các nghiên cứu của các tác giả
khác. Nghiên cứu của chúng tôi có đặc điểm
tuổi thai và cân nặng tương tự với các nghiên
cứu trong nước nhưng vẫn còn khá cao khi so
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 41
sánh với các nước tiên tiến có trình độ kỹ thuật
y tế hiện đại cứu sống được những trẻ sinh cực
non(10, 11, 12, 6, 7, 8, 9).
Kết quả điều trị
Về thị lực
Đây là một mục tiêu quan trọng trong việc
điều trị. Khi so sánh với một số nghiên cứu
nước ngoài như CRYO‐ROP điều trị bằng lạnh
đông, hoặc ET‐ROP, Piwowarczyk điều trị bằng
laser quang đông thì nghiên cứu của chúng tôi
đạt kết quả thị xấu khá thấp(10,11,12,6,7,8). Đối với các
nghiên cứu trong nước, tỉ lệ thị lực xấu trong
nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn tác giả Võ
Nguyễn Uyên Thảo ở thời điểm năm 1 và tác
giả Nguyễn Xuân Tịnh ở thời điểm năm 3(5,9).
Trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều được
chỉnh kính để có thị lực tối đa. Kết quả này là
khá tốt, điều này có thể giải thích một phần do
cách thức điều trị và theo dõi của chúng tôi
ngày càng hoàn thiện và cho thấy laser hiện nay
vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn, có lợi
ích giúp hạn chế tỉ lệ thị lực xấu của trẻ có bệnh
lí võng mạc sinh non.
Bảng 2: So sánh kết quả thị lực xấu với các nghiên
cứu khác
Tác giả 1 năm % 3 năm %
N.X.Tịnh 2007 37,7 62,5
CRYO-ROP 1993 37,8 20,1
ET-ROP 2003 14,8 24,7
N.T.Ngọc Nga 2015 9,93 11,7
Về cấu trúc võng mạc: kết quả năm 1 và
năm 3 trong nghiên cứu của chúng tôi gần
tương đồng với đa số các nghiên cứu như ET‐
ROP, tác giả Sahni và một số nghiên cứu
khác(10,11,12,6,7,8); Nghiên cứu CRYO‐ROP điều trị
bằng phương pháp lạnh đông nên kết quả thị
lực xấu cao hơn rất nhiều lần so với các nghiên
cứu của chúng tôi(6). Như vậy, kết quả cấu trúc
võng mạc trong nghiên cứu của chúng tôi cũng
khá tốt. Điều này cho thấy sự tiến bộ trong điều
trị bệnh lí tại tpHCM nói riêng và tại Việt Nam
nói chung.
Bảng 3: So sánh kết quả cấu trúc võng mạc xấu với
các nghiên cứu khác
1 năm 2 năm 3 năm
CRYO-ROP 1993 45,8 42,5
ET-ROP 2006 9 % 9,1 8,9 (6 tuổi)
Sahni 2005 7,4
N.T.Ngọc Nga (2015) 5,15 6,25 6,62
Các di chứng về chức năng thị giác và cấu
trúc
Trẻ sinh non sau điều trị laser hoặc lạnh
đông nói riêng và trẻ sinh non nói chung có tỉ lệ
tiến triển tật khúc xạ nhiều và tật khúc xạ có độ
cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Trên thế giới,
các tác giả đã đưa ra nhiều giả thuyết, chủ yếu
là giả thuyết do ảnh hưởng của điều trị lạnh
đông và quang đông tác động lên thành nhãn
cầu làm chiều dài thành nhãn cầu phát triển bất
thường. Một số yếu tố khác được các tác giả rút
ra từ các nghiên cứu khá đa dạng như: tỉ lệ bệnh
cao hơn ở vùng I, phạm vi tổn thương rộng, giai
đoạn nặng, các tổn thương võng mạc cực sau,
ngoài trục nhãn cầu dài còn do khúc xạ của thủy
tinh thể và giác mạc. Tỉ lệ cận thị và cận thị nặng
trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đồng
với một số nghiên cứu trong nước và nước
ngoài(3,10,12,6,8).
Tỉ lệ nhược thị trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu ET‐
ROP(10,12). Trong đó, chủ yếu là tỉ lệ nhược thị
1 mắt do bất đồng khúc xạ giữa 2 mắt và
nhược thị 2 mắt do cận thị độ cao > −8D. Trẻ
cần được điều trị nhược thị sớm bằng phương
pháp che mắt để tránh nhược thị sâu về sau.
Cùng với phương pháp che mắt, việc chỉnh
kính là rất quan trọng nhằm giảm thiểu
nhược thị cũng như di chứng lé do nhược thị
gây ra. Đối với di chứng lé, các nghiên cứu
nước ngoài có tỉ lệ trong khoảng 20%, cao hơn
so với nghiên cứu của chúng tôi. Theo tác giả
Sahni, bệnh lý võng mạc trẻ sinh non, tật
khúc xạ, cân nặng lúc sinh thấp, bất thường
não bộ, rung giật nhãn cầu, bất đồng khúc xạ
là những yếu tố độc lập kết hợp với lé(8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016 42
Chúng tôi thấy rằng trẻ nhược thị và lé sau
điều trị bệnh lý võng mạc trẻ sinh non do nhiều
nguyên nhân phối hợp. Việc khám phát hiện để
điều trị kịp thời là rất quan trọng. Không những
vậy, trẻ thường hay có nguy cơ tái phát trở lại
sau khi đã được kiểm soát tốt. Do vậy, theo dõi
trẻ lâu dài là một việc cần thiết.
Về các di chứng cấu trúc sau 3 năm theo dõi
trong nghiên cứu của chúng tôi xảy ra với tỉ lệ
thấp, gần tương đồng khi so sánh với nghiên
cứu nước ngoài(10,12,6,8). Di chứng về cấu trúc hầu
hết là những biến đổi ngay sau điều trịTỉ suất
mắc mới của các biến chứng mỗi năm không
quá 1,5%. Các di chứng này có thể là nguyên
nhân gây ra các bất thường về chức năng thị
giác của trẻ như lé, nhược thị, khiếm thị trong
tương lai gần.
Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và
kết quả điều trị năm 3
Thông qua phân tích hồi quy logistic đa biến
cho thấy giai đoạn bệnh là yếu tố độc lập thực
sự có giá trị tiên lượng kết quả thị lực trong
nghiên cứu của chúng tôi. Trẻ trong nhóm nặng
gồm giai đoạn 4 và AP‐ROP có tiên lượng điều
trị thấp vì tổn hại của giai đoạn nặng (bao gồm
cả bong võng mạc) laser đơn thuần thường
không đủ để tái lập lại cấu trúc cũng như chức
năng cho nhãn cầu. Riêng AP‐ROP là thể bệnh
hung hãn, diễn tiến bệnh nhanh khó tiên đoán
trước. Các tác giả nhận định vùng bệnh, giai
đoạn bệnh, bệnh dấu cộng những yếu tố nguy
cơ cao cho kết cục xấu sau điều trị. Sự không
tương quan của cân nặng và tuổi thai được tác
giả cho rằng đây là biến số phụ thuộc nhiều về
mặt sinh học và có tác động nhiều hơn khi cùng
xuất hiện với các yếu tố khác(2).
KẾT LUẬN
Ở thời điểm sau 3 năm điều trị, laser quang
đông vẫn là một phương pháp can thiệp bệnh lý
võng mạc trẻ sinh non mang lại nhiều lợi ích
hiện nay. Các di chứng về chức năng thị giác
vẫn xuất hiện trong những năm tiếp theo cho
thấy việc theo dõi trẻ thường xuyên để phát
hiện các biến chứng muộn nhằm điều chỉnh kịp
thời là việc rất quan trọng để giữ vững thị lực
tốt cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế và Bệnh viện Mắt Trung ương (2012), Nhãn khoa, Tập
1, Nhà Xuất bản Y học.
2. Eckert GU, et al. (2012), "A predictive score for retinopathy of
prematurity in very low birth weight preterm infants", Eye.
26(3), pp. 400‐406.
3. Fledelius HC et al. (2015), "Refraction and visual acuity in a
national Danish cohort of 4‐year‐old children of extremely
preterm delivery", Acta ophthalmologica. 93(4), pp. 330‐338
4. Lisa T, Kenneth WW, et al. (2006), Handbook of Pediatric Retinal
Disease, Springer, 284‐349.
5. Nguyễn Xuân Tịnh (2007), "Nghiên cứu đặc điểm tổn
thương bệnh võng mạc trẻ sinh non và hiệu quả điều trị của
Laser", Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 1, tr. 16‐21
6. Palmer EA, et al. (1993), "Multicenter Trial of Cryotherapy for
Retinopathy of Prematurity: 3 1/2 Years outcome ‐ Structure
and Function", Arch Ophthalmology. 111, pp. 339‐344
7. Piwowarczyk A (2006), "Comparison of treament results for
retinopathy of prematurity by diode laser photocoagulation
and cryotherapy ‐ four years of observation", Acta
ophthalmologica. 13(3), pp. 184‐187.
8. Sahni J, Subhedar NV, and Clark D (2005), "Treated
threshold stage 3 versus spontaneously regressed
subthreshold stage 3 retinopathy of prematurity: a study of
motility, refractive, and anatomical outcomes at 6 months
and 36 months", British journal of ophthalmology. 89(2), pp.
154‐159.
9. Trần Thị Phương Thu và Võ Nguyễn Uyên Thảo (2010),
"Đánh giá kết quả chức năng thị giác sau một năm điều trị
bệnh lý võng mạc trẻ sinh non bằng Laser quang đông", Tạp
chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 31‐35.
10. William VG et al. (2004), "Final results of the Early Treatment
for Retinopathy of Prematurity (ETROP) randomized trial",
Transactions of the American Ophthalmological Society. 102, p.
233.
11. William VG, et al. (2006), "The Early Treatment for
Retinopathy of Prematurity Study: structural findings at age
2 years", The British journal of ophthalmology. 90(11), p. 1378
12. William VG, et al. (2010), "Final visual acuity results in the
early treatment for retinopathy of prematurity study",
Archives of ophthalmology. 128(6), p. 663.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 03/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 15/04/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_di_chung_va_yeu_to_tien_luong_sau_3_nam_dieu_tr.pdf