Tài liệu Khảo sát các chỉ số huyết học và thời gian đông máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ THỜI GIAN ĐÔNG MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Lương Thanh Điền*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Phân tích 108 bệnh nhân TBMMN nằm điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi rút
ra những kết luận sau đây :
- Các chỉ số về hồng cầu, hematocrit và tiểu cầu đa phần không khác biệt so với các chỉ số của người
bình thường, tuy nhiên đã có sự thay đổi ít nhiều ở một số bệnh nhân. Riêng các chỉ số về bạch cầu có sự
thay đổi sâu sắc, bạch cầu có khuynh hướng tăng sau đột quị biểu hiện ở cả hai nhóm nhồi máu não và
xuất huyết não, trong đó sự biến thiên theo chiều hướng tăng bạch cầu của nhóm bệnh nhân xuất huyết
não rõ ràng hơn.
- Bước đầu tìm ra được sự thay đổi ít nhiều về thời gian đông máu ở một bộ phận bệnh nhâ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các chỉ số huyết học và thời gian đông máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC VÀ THỜI GIAN ĐÔNG MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Lương Thanh Điền*, Vũ Anh Nhị**
TÓM TẮT
Phân tích 108 bệnh nhân TBMMN nằm điều trị tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi rút
ra những kết luận sau đây :
- Các chỉ số về hồng cầu, hematocrit và tiểu cầu đa phần không khác biệt so với các chỉ số của người
bình thường, tuy nhiên đã có sự thay đổi ít nhiều ở một số bệnh nhân. Riêng các chỉ số về bạch cầu có sự
thay đổi sâu sắc, bạch cầu có khuynh hướng tăng sau đột quị biểu hiện ở cả hai nhóm nhồi máu não và
xuất huyết não, trong đó sự biến thiên theo chiều hướng tăng bạch cầu của nhóm bệnh nhân xuất huyết
não rõ ràng hơn.
- Bước đầu tìm ra được sự thay đổi ít nhiều về thời gian đông máu ở một bộ phận bệnh nhân, phần
đông số bệnh nhân còn lại không có sự thay đổi. Nếu như TQ và tỉ lệ prothrombin thay đổi nhiều hơn ở
nhóm bệnh nhân xuất huyết não, thì TCK lại thay đổi nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não.
SUMMARY
STUDY ON ALTERATIONS OF HEMATOLOGY AND COAGULATION TIME
OF CEREBROVASCULAR PATIENTS
Luong Thanh Dien, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 81 – 86
Objectives : To study on alterations of hematology and coagulation time of 108 patients including 63
cerebral infarction and 45 hemorrhage at neurology department of Cho Ray Hospital.
Methods : Prospectives study, hematological and coagulation parameters include erythrocytic cells,
white blood cells, platelets, hematocrit, PT, prothrombine rate, APTT are evaluated
Results : There has no differency in red blood cell count, platelet count, hematocrit rate between
cerebral infarction and cerebral hemorrhage. However, there is a little different in some patients. White
blood cell count after stroke is widely different among cerebral infarction and cerebral infarction,
especially increased in hemorrhage. Step by step, we find out the differency in coagulation time between
cerebral infarction and cerebral hemorrhage, PT is prolonged and prothrombine rate is decreased in
cerebral hemorrhage than cerebral infarction, APTT is prolonged in cerebral infarction than cerebral
hemorrhage.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não(TBMMN) là bệnh thần
kinh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Mỗi năm,
tại khoa Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy và các Bệnh
viện Đa Khoa các tỉnh đã tiếp nhận và điều trị cho
hàng ngàn bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Như vậy, TBMMN là một thử thách lớn với ngành
y tế, ngoài tỉ lệ tử vong cao, di chứng để lại cho người
bệnh là vấn đề đáng quan tâm : thiếu sót về vận
động, ngôn ngữ, về sinh hoạt hàng ngày cũng như
hàng loạt các vấn đề khác.
Việc điều trị TBMMN, bên cạnh việc ổn định huyết
áp, chống phù não thì việc chống kết tập tiểu cầu,
* Bộ môn Thần kinh, Trường ĐH Y Khoa Cần Thơ
** Bộ môn Thần kinh, ĐHYD Tp.HCM
Thần Kinh 81
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
chống đông tái lập lại tuần hoàn, điều chỉnh rối loạn
huyết động học sau TBMMN là vấn đề quan trọng.
Chính vì muốn tìm hiểu sự thay đổi của các chỉ
số huyết học và thời gian đông máu sau TBMMN, từ
đó có thêm thông tin về bệnh lý này và có chiến lược
điều trị hữu hiệu hơn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này với mục tiêu :
- Khảo sát một số đặc điểm quan trọng của
nhóm nghiên cứu.
- Khảo sát các chỉ số huyết học.
- Phân tích các chỉ số về thời gian đông máu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu bao gồm 108 bệnh nhân
TBMMN nằm điều trị tại Khoa Thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy từ tháng 1/2004 đến 6/2004 và thoả mãn các
tiêu chuẩn :
- Bệnh nhân thoả mãn các tiêu chuẩn lâm sàng
về chẩn đoán tai biến mạch máu não của Tổ chức Y
tế thế giới.
- Bệnh nhân được nhập viện trong vòng 48 giờ
đầu sau khởi phát.
- Bệnh nhân được làm CTScan hoặc MRI để chẩn
đoán xác định.
- Không có những bất thường về huyết học trước đó.
- Không dùng những thuốc làm thay đổi các
thành phần của các chỉ số nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân được nhập viện trễ sau 48 giờ khởi phát.
- Có bằng chứng cho thấy có các nguyên nhân
gây bệnh khác như u não, xuất huyết màng não hay
các triệu chứng mất trước 24 giờ .
- Những bệnh nhân đang dùng các loại thuốc
làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng1: Trị số trung bình của các chỉ số huyết học
Nhồi máu não Xuất huyết
não
Chung 2
nhóm
P
Hồng cầu
(M/μL)
4,446± 0,217 4.583± 0.175 4.504 ±
0.145
p>0,05
Bạch cầu
(K/μL)
11,9 ± 2,534 10,265± 0,89 11,15 ± 1,57p>0,05
Hematocrit
(%)
37,4 ±
1,58(%)
39,4
±1,36(%)
38,2 ±
1,09(%)
p>0,05
Tiểu cầu
(K/μL)
262,77±32,31 269,4±22,74 265,5± 20,9 p>0,05
Về các chỉ số huyết học : cả ba nhóm nghiên cứu
đều không có sự khác biệt.
Chỉ số hồng cầu và tiểu cầu gần với hằng số sinh
lý của người Việt Nam. Riêng bạch cầu: cả ba nhóm
đều cao hơn hằng số sinh lý của người bình thường.
Bảng 2 : So sánh tỉ lệ bệnh nhân có tế bào máu cao
ChómchungNhóm NMN Nhóm XHN P
Hồng
cầu>5.0(M/μL)
23,1% 22,23% 24,4% P=0,07
Hồng cầu
<4.0(M/μL)
22,3% 28,5% 13,4% P=0,06
Bạch
cầu>10.0(K/μL)
53,7% 44,4% 66,6% P=0,022
Tiểu
cầu>400(K/μL)
17,5% 23,8% 8,8% P=0,446
Hematocrit>42% 25% 22,23% 28,8% p =0,43
Từ kết quả bảng 2 ta thấy nhóm bệnh nhân XHN
có bạch cầu tăng cao chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm bệnh
nhân NMN, điều này phù hợp với y văn.
Tiểu cầu tăng trong nhóm NMN cao hơn hai
nhóm còn lại, nhưng thường tiểu cầu tăng ít có ý
nghĩa trên lâm sàng.
Bảng 3: Thời gian TQ theo nhóm nghiên cứu
Nhóm chung Nhóm NMN Nhóm XHN p
TQ giây 13,33 ± 0,32 13,51±0,475 13,09±056 p>0,05
TQ >15giây 18,5% 12,6% 26,6% P=0,036
TQ<70% 23,1% 15,8% 33,34% P=0,039
Bảng 3, ta thấy thời gian TQ của ba nhóm không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và không có sự
khác biệt với giá trị sinh lý bình thường.
Cũng qua bảng trên, ta thấy số bệnh nhân XHN
có thời gian TQ kéo dài hơn hơn nhóm NMN có ý
nghĩa thống kê (p=0,036). Tương tự như vậy, tỉ lệ
Chuyên đề Nội Khoa 82
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
prothrombin thấp hơn 70% của nhóm XHN cao hơn
nhóm NMN ở mức ý nghĩa (p=0,039)
Bảng 4: Thời gian TCK theo nhóm nghiên cứu
Nhóm chung Nhóm NMN Nhóm XHN p
TCK giây 31,68 ± 0,9 32,26 ± 1,0 31,56±0,9 p>0,05
TCK>35giây 23,1% 30,1% 13,3% p=0,04
Bảng 4 cho thấy thời gian TCK trung bình của ba
nhóm không có sự khác biệt nhau và không khác biệt
so với giá trị sinh lý.
Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân có thời gian TCK kéo
dài của nhóm NMN nhiều hơn nhóm XHN ở mức có
ý nghĩa thống kê (p=0,04)
Trị số trung bình TCK của nhóm nhồi máu não
có vẻ như cao hơn, tuy nhiên, sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
BÀN LUẬN
Đặc điểm về hồng cầu
Trị số trung bình của HC là 4,504±0,145 (M/μL).
So sánh giữa hai nhóm NMN và XHN ta thấy không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). So
sánh với công trình nghiên cứu của GS.Trần văn Bé
vàNguyễn Anh Trí, chúng tôi thấy không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy có thể
nói rằng trong TBMMN trị số của hồng cầu không
thay đổi so với người bình thường.
Tuy nhiên, có khoảng 23.1% số bệnh nhân có HC
tăng hơn mức sinh lý bình thường (> 5,0 M/μL), giữa
NMN và XHN không thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê(p=0,06), chúng tôi khảo sát số bệnh nhân
có HC dưới 4,0 M/μL (dưới mức sinh lý bình thường),
kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân NMN chiếm
(28,5%) nhiều hơn nhóm bệnh nhân XHN (13,4%).
Tuy vậy, có thể thấy rằng trong TBMMN ít nhiều
cũng ảnh hưởng đến dòng HC, cụ thể là nhóm bệnh
nhân NMN có tác động nhiều hơn, nghĩa là số bệnh
nhân có mức hồng cầu biến thiên nhiều hơn nhóm
bệnh nhân XHN, tuy nhiên sự khác biệt đó cũng chưa
ở mức có ý nghĩa thống kê (p = 0,07), vì vậy cần
tham khảo các công trình nghiên cứu khác để so
sánh kết quả.
Đặc điểm về bạch cầu
Bạch cầu (BC) trong TBMMN đã được nhiều tác
giã đề cập trong nhiều tài liệu khác nhau, theo sách
vỡ kinh điển, cho thấy trong TBMMN thì BC tăng cao
hơn bình thường, người ta cũng dựa vào BC tăng cao
để chẩn đoán và tiên lượng bệnh lý này. Đó cũng là ý
tưởng nghiên cứu của đề tài của tác giã Nguyễn Đức
Tuệ (15). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trị số
trung bình của BC là 11,97± 2,534K/μL, như vậy giá
trị này cao hơn rất nhiều so với hằng số sinh lý bình
thường. Dùng phép kiểm T, chúng tôi không thấy sự
khác biệt giữa NMN và XHN ( p > 0,05)
Tuy nhiên, Khi khảo sát số bệnh nhân có BC
tăng cao hơn 10,0/ K/μL, kết quả cho thấy ở nhóm
NMN có 44,4% bệnh nhân có BC tăng cao và nhóm
bệnh nhân XHN có 66,6% số bệnh nhân có tăng BC,
như vậy đã có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm này, sự
khác biệt này ở mức ý nghĩa có ý nghĩa thống kê ( p
= 0,022 ). Trở lại công trình nghiên cứu của tác giã
Nguyễn Đức Tuệ, tác giã này chỉ nghiên cứu chỉ số
BC trong XHN, kết quả cho thấy giá trị trung bình
của BC là 13,8K/μL và có 89,5% số bệnh nhân có BC
cao hơn 10,0 8K/μL. Tác giã đã kết luận BC tăng
trong XHN, có sự liên quan giữa tăng BC và dự hậu
của bệnh lý này.
Như vậy, trong XHN thì BC tăng cao hơn bình
thường và sự tăng cao này có ý nghĩa về mặc chẩn
đoán và dự hậu của bệnh nhân.
Đặc điểm về tiểu cầu
Trị số trung bình của tiểu cầu (TC) trong nhóm
nghiên cứu là 262,77 ± 32,31/ K/μL, giá trị này nằm
trong giới hạn bình thường, hơn nửa khi so sánh giữa
hai nhóm bệnh nhân NMN và nhóm bệnh nhân XHN
ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê..
Mặc khác, nếu so sánh kết quả này với các hằng số
sinh lý của người Việt Nam trưởng thành , chúng tôi
nhận thấy giá trị trung bình tiểu cầu trong mẫu
nghiên cứu không khác biệt so với các hằng số sinh lý
của người bình thường (p > 0,05).
Tuy nhiên, chúng tôi tìm tỉ lệ số bệnh nhân có
TC tăng cao hơn 400.000/mm3, kết quả có 17,5% số
bệnh nhân có TC tăng hơn giá trị bình thường, giữa
Thần Kinh 83
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
nhồi máu não ( 23,8% ) và xuất huyết não ( 8,8%) ta
thấy không có sự khác biệt lớn ở mức có ý nghĩa
thống kê ( p = 0,446 ).
Như vậy, chúng tôi có thể kết luận trong TBMMN
số lượng TC có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này
có phải là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh lý thì
chưa kết luận được, bởi vì tăng TC thường ít có ý
nghĩa trên lâm sàng hơn là giảm(14,22,33). Hơn thế nửa,
ngoài số lương TC người ta còn phải khảo sát thêm
chất lượng của nó.
Đặc điểm về hematocrit
Trị số trung bình của hematocrit (HCT) là 37,4 ±
1,58 (%), giữa nhóm bệnh nhân NMN và XHN, ta
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >
0,05), không có sự khác biệt so với các hằng số sinh
lý ( p > 0,05).
Tuy nhiên, số bệnh nhân có HCT tăng cao hơn
42%, ta thấy nhóm bệnh nhân NMN có 23,23% và
nhóm bệnh nhân XHN là 28,8%, không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giửa hai nhóm ( p = 0,43) .
Như vậy, có thể kết luận trong phạm vi nghiên
cứu này: trong TBMMN, HCT có giá trị trung bình
nằm trong giới hạn bình thường, tuy nhiên có một số
bệnh nhân có xu hướng tăng HCT cao hơn bình
thường, sự thay đổi này giống nhau trên hai nhóm
bệnh nhân NMN và nhóm bệnh nhân XHN.
Thời gian TQ
Trị số trung bình của thời gian TQ là 13,334 ±
0,32 giây, nhóm bệnh nhân NMN là 13,51 ±,0,475
giây, nhóm bệnh nhân XHN là 13,09±056 giây. Các
kết quả này vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình
thường. Mặt khác, nếu so sánh các giá trị này với các
hằng số sinh lý của người Việt Nam trưởng thành, kết
quả cho thấy giá trị trung bình này không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê( p > 0,05), giữa nhóm bệnh
nhân NMN và nhóm bệnh nhân XHN, không có sự
khác biệt ( p > 0,05)
Tìm tỉ lệ bệnh nhân có TQ kéo dài 15 giây, cho
thấy ở nhóm bệnh nhân NMN có 12,6% và nhóm bệnh
nhân XHN có 26,6%, , ta thấy có sự khác biệt lớn ở
mức ý nghĩa có ý nghĩa thống kê (p=0,036), như vậy
thì trong XHN, tỉ lệ bệnh nhân có thời gian TQ kéo dài
chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm bệnh nhân NMN.
Tỉ lệ prothrombin
Tỉ lệ prothrombin sẽ biến thiên theo thời gian TQ,
tương ứng với thời gian TQ từ 12-14 giây thì tỉ lệ
prothrombin từ 80-100%. Soi sánh tỉ lệ bệnh nhân có tỉ lệ
prthrombin <70%, kết quả cho thấy nhóm NMN có
15,8%, trong khi đó nhóm bệnh nhân XHN chiếm tới
33,34%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p = 0,039 ).
Như vậy, TQ và tỉ lệ prothrombin một lần nửa bổ
sung cho nhau, từ đó ta đi đến kết luận trong
TBMMN có rối loạn về thời gian đông máu, trong đó
nhóm bệnh nhân XHN có thay đổi nhiều hơn nhóm
bệnh nhân NMN, điều này cũng phù hợp với sách vỡ
đã đề cập.
Thời gian TCK
Trị số trung bình của thời gian TCK là 31,68 ±
0,9 giây.
Giá trị này nằm trong giới hạn bình thường. Trị
số trung bình của nhóm bệnh nhân NMN là 32,226
±1,0 giây, của nhóm bệnh nhân xuất huyết não là
31,562±0,9 giây.
Các kết quả này vẫn nằm trong giới hạn sinh lý
bình thường. Mặt khác, nếu so sánh các giá trị này
với các hằng số sinh lý của người Việt Nam trưởng
thành, kết quả cho thấy giá trị trung bình này không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê( p > 0,05), giữa
nhóm bệnh nhân NMN và nhóm bệnh nhân XHN,
không có sự khác biệt ( p > 0,05).
Nếu so sánh kết quả này với đề tài của tác giã
Nguyễn Anh Trí, ta có những nhận xét sau đây : thời
gian TCK của công trình này là 24-35 giây, chúng tôi
nhận thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
giống như kết quả của đề tài này (p>0,05).
Tìm tỉ lệ bệnh nhân có thời gian TCK kéo dài 35
giây, kết quả cho thấy ở nhóm bệnh nhân NMN có
30,1% và nhóm bệnh nhân XHN có 13,6%, ta thấy có
sự khác biệt lớn ở mức ý nghĩa có ý nghĩa thống kê
(p=0,04), như vậy thì trong NMN, tỉ lệ bệnh nhân có
thời gian TCK kéo dài chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm bệnh
nhân XHN.
Chuyên đề Nội Khoa 84
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Chính vì vậy chúng tôi rút ra kết luận : trong
TBMMN có rối loạn về thời gian đông máu (TCK),
trong đó nhóm bệnh nhân NMN có thay đổi nhiều
hơn nhóm bệnh nhân XHN.
KẾT LUẬN
Qua phađn tích 108 bệnh nhân tai biến mạch
máu não tại khoa Thần Kinh Bệnh Viện Chợ Rẫy,
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Các chỉ số về hồng cầu, hematocrit và tiểu cầu
đa phần không khác biệt so với các chỉ số của người
bình thường, tuy nhiên đã có sự thay đổi ít nhiều ở
một số bệnh nhân. Riêng các chỉ số về bạch cầu có sự
thay đổi sâu sắc, bạch cầu có khuynh hướng tăng sau
đột quị biểu hiện ở cả hai nhóm nhồi máu não và
xuất huyết não, trong đó sự biến thiên theo chiều
hướng tăng bạch cầu của nhóm bệnh nhân xuất
huyết não rõ ràng hơn.
- Bước đầu tìm ra được sự thay đổi ít nhiều về
thời gian đông máu ở một bộ phận bệnh nhân, phần
đông số bệnh nhân còn lại không có sự thay đổi. Nếu
như TQ và tỉ lệ prothrombin thay đổi nhiều hơn ở
nhóm bệnh nhân xuất huyết não, thì TCK lại thay đổi
nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân nhồi máu não.
Qua kết quả nghiên cứu này, chúng tôi thấy rõ
hơn về vai trò của các xét nghiệm huyết học và các
xét nghiệm đông cầm máu trên bệnh nhân tai biến
mạch máu não. Cần chỉ định xét nghiệm về huyết
học và đông cầm máu rộng rãi hơn trên bệnh nhân
tai biến mạch máu. Từ đó chúng ta có thể phát hiện
sớm và ngăn ngừa được những hậu quả gây ra do các
trường hợp thay đổi về huyết học cũng như đông cầm
máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Tuy nhiên đề tài này được thực hiện trong một
thời gian ngắn và với quy mô chưa đủ lớn nên còn vài
vấn đề chưa thấy rõ như mọi người đang mong đợi ví
dụ như các xét nghiệm cao hơn về tăng đông, tiền
đông máu. Chúng tôi hy vọng thời gian tới khi có
điều kiện sẽ thực hiện với quy mô rộng hơn để góp
phần vào việc phát hiện và ngăn chặn những hậu quả
do rối loạn các chỉ số huyết học và đông máu gây ra.
Từ đó góp phần làm sinh động thêm bức tranh của
bệnh lý TBMMN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Lan Vi, Khảo sát tần suất các yếu tố nguy cơ
tai biến mạch máu não, Luận văn Thạc sỹ y học năm
2004
2. Đào Thị Hồng Nga và CS, Thay đổi đông máu ở những
bệnh nhân tăng lipid máu, Tại hội nghị khoa học về
Huyết học - Truyền máu lần thứ 5, 10- 2003
3. Hoàng Khánh, Một số yếu tố nguy cơ của tai biến
mạch máu não ở người lớn tại Huế, Tạp chí Y học
TP.HCM, chuyên đề Thần kinh học số 2, tập 3 số 3, 9-
1999
4. Lê Văn Tuấn, Lê Minh, Huyết khối tĩnh mạch não,
Báo cáo sinh hoạt khoa học kỷ thuật Thần kinh học
lần thứ 15, 9- 2000
5. Nguyễn Đệ, Thái Thị Hồng, Phạm Ngọc Lân và CS,
Tình hình tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Đa
khoa Quảng Ngãi,Tập san Nội khoa 3-2000
6. Nguyễn Anh Trí và CS,Kết quả nghiên cứu các chỉ số
xét nghiệm đông máu vòng đầu ở người Việt Nam
bình thường, Tại hội nghị KH về Huyết học - Truyền
máu lần thứ năm,10 – 2003
7. Nguyễn Anh Trí, Đông máu ứng dụng trong lâm sàng,
Nhà xuất bản Y Học 2000,7-64, 82-214
8. Nguyễn Văn Đăng, Tai biến mạch máu não, Nhà xuất
bản y học , 2000,9 -33,66 -113,156-213
9. Phan Lạc Đông Phương, Khảo sát cao huyết áp
trênnbệnh nhân đột quị thiếu máu não cấp, Tạp chí Y
học TP.HCM, Hội nghị KHKT lần thứ 21, chuyên đề
Thần kinh học, tập 8, phụ bản số 1, 3-2004
10. Phạm Thanh Phong, Vũ Anh Nhị, Khảo sát rối loạn
lipid máu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não, Tạp
chí y học TP.HCM, Hội nghị KHKT lần thứ 20,
chuyên đề Thần kinh, tập 7, phụ bản số 1, 3-2003
11. Trần Công Thắng, Lê Văn Thành, Điều trị kháng
huyết khối trong thiếu máu não cục bộ, Báo cáo sinh
hoạt khoa học kỷ thuật Thần kinh học lần thứ 16, 12-
2000
12. Vũ Anh Nhị và CS, Sổ tay đột qụi, Nhà xuất bản
TP.HCM, 2004.
13. Guberman A, Cerebrovascular Disorders, An
introduction to Clinical Neurology, 373-411
14. Warlow C.P., Dennis M.S., Van Gijin J., Stroke, A
pratical guide to management, 2001, 230-240
15. Charmers J, Macmahon S, Blood pressure and stroke
prevention, science press, 1997,50-70
16. Tagliasacchi D and Carboni G, Blood Cells, April 1997
- Greenberg DA., Aminoff MJ., Simon RP., Stroke,
Clinical Neurology, second Edition, 250-281
17. Doug Tollefsen, Blood Coagulation
18.
ation.Html
19. Davies-Jones G.A.B, Sussman J.D., Neurological
Manifestation of Hematological Disorders, Neurology
and General Medicine, The third Edition, Churchill
Livingstone, 201-225
20. Arnold JL, Ischemic Stroke, 2-10
21. Saver JL., Acute ischemic Stroke, Current therapy in
Neurologic disease,2002, 200-205
Thần Kinh 85
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
22. Jesty J, Nemerson Y, The pathway of blood
coagulation, Hematology, Fifth edition, Mc Graw -
Hill, 1995, 1227-1235
23. Miletich JP., Prothrombin time - Activated partial
thromboplastin time, Hematology, Fifth edition, Mc
Graw - Hill, 1995, L82-L86
24. Simon LA, Risk factor for ischemic stroke, Stroke
1998, 1340-1345
25. Lenore NJ. Risk factor modification in Stroke
prevention, Stroke 1999, 10-20
26. Delio PR., Albers GW., Stroke as a Complication of
General Medical Disorders, Neurology and General
Medicine, The 3rd Ed, Churchill Livingstone, 1029-
1046
27. Adams RD., Victor M, Ropper AH., Cerebrovascular
disease, Principle of Neurology, 1997, the 6th ed, Vol.I,
777-840
28. Tohgi H, Takahashi H, Utsugisawa K And Sasaki K.
Antithrombotic Treatment In Ischemic
Cerebrovascular Disease
Chuyên đề Nội Khoa 86
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_chi_so_huyet_hoc_va_thoi_gian_dong_mau_tren_ben.pdf