Khảo sát các chỉ số huyết học của người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện truyền màu huyết học năm 2017

Tài liệu Khảo sát các chỉ số huyết học của người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện truyền màu huyết học năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 449 KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC NĂM 2017 Trương Thị Kim Dung*, Châu Trần Minh Nghĩa*, Nguyễn Thu Hồng*, Nguyễn Phương Liên*, Lê Văn Tâm*, Trần Thị Hân*, Tạ Quang Dũng*, Phạm Văn Thắng*, Phù Chí Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người hiến máu có chỉ số Hb, bạch cầu, tiểu cầu đạt tiêu chuẩn. Và mối tương quan của chỉ số Hb với các đặc điểm của đối tượng tham gia hiến máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả những người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tại khoa tiếp nhận hiến máu (TNHM), Bệnh viện Truyền máu Huyết học (BV. TMHH) từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2017. Số liệu lấy trực tiếp từ thông tin trên phiếu hiến máu tình nguyện và kết quả xét nghiệm huyết đồ của từng người tham gia nghiên cứu. Kết quả: Có 1.240 người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tha...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các chỉ số huyết học của người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện truyền màu huyết học năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 449 KHẢO SÁT CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC NĂM 2017 Trương Thị Kim Dung*, Châu Trần Minh Nghĩa*, Nguyễn Thu Hồng*, Nguyễn Phương Liên*, Lê Văn Tâm*, Trần Thị Hân*, Tạ Quang Dũng*, Phạm Văn Thắng*, Phù Chí Dũng* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người hiến máu có chỉ số Hb, bạch cầu, tiểu cầu đạt tiêu chuẩn. Và mối tương quan của chỉ số Hb với các đặc điểm của đối tượng tham gia hiến máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả những người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tại khoa tiếp nhận hiến máu (TNHM), Bệnh viện Truyền máu Huyết học (BV. TMHH) từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2017. Số liệu lấy trực tiếp từ thông tin trên phiếu hiến máu tình nguyện và kết quả xét nghiệm huyết đồ của từng người tham gia nghiên cứu. Kết quả: Có 1.240 người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tham gia nghiên cứu, trong đó, tỷ lệ nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (52,98%), có đến 62,42% nằm trong độ tuổi từ 21 đến 30 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu là sinh viên (45%) và tỷ lệ hiến máu lần đầu chỉ chiếm 28,39%, tức là tỷ lệ người hiến máu nhắc lại chiếm tỷ lệ trên 70%. Các chỉ số huyết học trung bình được khảo sát đều nằm trong giới hạn bình thường. Không có mối tương quan giữa sự thay đổi của chỉ số Hb đến các yếu tố nhóm tuổi, nghề nghiệp và số lần hiến máu. Kết luận: Tỷ lệ người hiến máu có nồng độ Hb không đạt yêu cầu là 1,7% ở nam giới và 15,7% ở nữ giới, chỉ số tiểu cầu là 3,9%, và bạch cầu là 0,9%. Người hiến máu có nồng độ Hb thấp không đạt yêu cầu không có mối tương quan đến nghề nghiệp, độ tuổi và số lần hiến máu. Từ khóa: công thức máu, người hiến máu ABSTRACT SURVEYING BLOOD COUNT OF THE BLOOD DONOR AT THE HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION HOSPITAL IN 2017 Truong Thi Kim Dung, Chau Tran Minh Nghia, Nguyen Thu Hong, Nguyen Phuong Lien, Le Van Tam, Tran Thi Han, Ta Quang Dung, Pham Van Thang, Phu Chi Dung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 449 – 454 Objective: To determine the rate of the blood donor have hemoglobin, white blood cell and platelet cell qualified. Correlation of hemoglobin with the characteristics of the blood donation. Methods: Cross-sectional study describes people who come to register for voluntary blood donation at TNHM, BV. TMHH from April to June 2017. Data is taken directly from information on voluntary blood donation registration form and blood test results of each study participant. Results: There were 1,240 people registration for research, the percentage of female was higher than male (52.98%), approximately 62.42% from 21 to 30 years old, occupation is a student (45%) and the percentage of first donation were 28.39%. The mean blood count of the donor were in normally range. There is no correlation between the change of Hb on age, occupational and the number of donations. Conclusion: The proportion of blood donors who have not reached Hb concentrations were 15.7% in female and 1.7% in male. Platelet indices are 3.9% and leukocyte indices are 0.9%. The low hemoglobin of blood donors does not correlate with occupations, ages and number of donations. *Bệnh viện Truyền máu Huyết học Tác giả liên lạc: CN. Châu Trần Minh Nghĩa ĐT: 0947 357 689 Email: chautranminhnghia@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 450 Keywords: blood count, blood donor ĐẶT VẤN ĐỀ Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm, cứ 80 người bệnh có một người cần điều trị bằng máu và các chế phẩm máu, cứ 1.000 giường bệnh cần khoảng 7.000 người cho máu(3). Từ tháng 5/2004, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), Hội truyền máu quốc tế (ISBT) đã có nghị quyết “An toàn truyền máu là chính sách ưu tiên hàng đầu” và khuyến cáo Chính phủ các nước phải có chính sách ưu tiên cho công tác truyền máu. Theo đó, người hiến máu là mắc xích quan trọng trong hệ thống truyền máu(3). Tại Việt Nam, năm 2016 toàn quốc vận động, tiếp nhận gần 1.400.000 đơn vị máu, tương đương 1,52% dân số hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại là 39,5%. Trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh đã vận động tiếp nhận 322 000 đơn vị máu, tương đương 3,51% dân số hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại là 42%. Tại Huế, năm 2015 có nghiên cứu của Phan Hoàng Duy “Nghiên cứu một số xét nghiệm huyết học của sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện tại trường Đại học Nông lâm Huế”. Nghiên cứu cắt ngang mô tả với 838 mẫu máu của sinh viên hiến máu tình nguyện vào tháng 10/2015 tại trường. Kết quả có 149 trường hợp có biểu hiện thiếu máu, chiếm tỷ lệ 17,78%, nữ nhiều hơn nam (121 trường hợp); trong đó, thiếu máu nhẹ là 14,44%, thiếu máu mức độ vừa và nặng chỉ gặp ở nữ và chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,34% và 0,12%. Lượng huyết sắc tố trung bình là 13,65%±1,57g/l, giảm số lượng hồng cầu có 38 trường hợp, chiếm tỷ lệ 4,53%(4). Để có cái nhìn tổng quát và có cơ sở khoa học về chỉ số huyết học của người hiến máu tình nguyện tại bệnh viện, nhằm có thể đánh giá và tư vấn cũng như xây dựng kế hoạch vận động hiến máu, tăng tỷ lệ người hiến máu nhắc lại, giảm thiểu tình trạng người dân đến tham gia hiến máu nhưng không hiến máu được do thiếu máu chúng tôi thực hiện đề tài khảo sát chỉ số Huyết học ở người đến hiến máu tình nguyện tại BV. Truyền máu Huyết học (BV. TMHH) năm 2017. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ người hiến máu có chỉ số Hb, bạch cầu, tiểu cầu đạt tiêu chuẩn. Mối tương quan của chỉ số Hb với các đặc điểm của đối tượng tham gia hiến máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Người hiến máu tình nguyện tại khoa Tiếp Nhận Hiến Máu (TNHM), BV. TMHH từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2017. Tiêu chuẩn chọn mẫu Người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tại chỗ ở khoa TNHM, BV. TMHH. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu toàn bộ đối với người hiến máu tình nguyện đến hiến tại khoa TNHM, BV. TMHH từ tháng 04/2017 đến tháng 06/2017. Cách thu thập số liệu Số liệu được lấy trực tiếp từ thông tin trên phiếu hiến máu tình nguyện và kết quả xét nghiệm huyết đồ của từng người tham gia nghiên cứu. Mỗi người hiến máu chỉ thu thập số liệu 01 lần trong khoảng thời gian nghiên cứu. Phương pháp xác định các chỉ số huyết học được sử dụng trong nghiên cứu này Mẫu xét nghiệm được lấy từ người đăng ký hiến máu, lấy 2 ml máu toàn phần cho vào ống có chống đông EDTA, lắc đều nhẹ nhàng, giữ trong thùng vận chuyển có bảo quản lạnh để chuyển về phòng xét nghiệm của khoa TNHM tiến hành phân tích. Mẫu được phân tích bằng máy phân tích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 451 huyết học 16 thông số ABX Micros 60, máy được hiệu chuẩn bằng bộ mẫu chuẩn Minitrol hàng ngày trước khi phân tích mẫu; tham gia chương trình ngoại kiểm định kỳ hàng tháng với Trung tâm Kiểm chuẩn xét nghiệm TP. Hồ Chí Minh. Các chỉ số huyết học được khảo sát trong nghiên cứu này(4) Bảng 1. Các chỉ số huyết học được khảo sát Stt Chỉ số huyết học Kết quả bình thường 1 Hồng cầu Nam 4,5 - 6.10 6 /mm 3 Nữ 3,8 - 5,5.10 6 /mm 3 2 Hematocrit Nam 40 - 54 % Nữ 37 - 47 % 3 Hemoglobin Nam 13 - 17 g/100ml Nữ 12 - 16 g/100ml 4 MCV 82 - 98 fl 5 MCHC 32 - 36 % 6 MCH > 27 pg 7 Tiểu cầu 150.000 – 450.000 /mm 3 8 Bạch cầu 5.000 – 10.000 /mm 3 Bất thường chỉ số huyết học được xác định khi chỉ số đo được nằm ngoài giới hạn bình thường như Bảng 1. Người được xác định là thiếu máu khi có lượng Hb giảm dưới các trị số sau: - Nam giới < 13 gam/dl máu; - Nữ giới < 12gam/ dl máu. Phương pháp phân tích thống kê Phân tích thống kê bằng phần mềm Stata 11.0. Đối với biến định tính: thống kê mô tả tần số và tỷ lệ phần trăm. Đối với các biến định lượng: sử dụng các phép thống kê mô tả đo lường độ tập trung và đo lường độ phân tán như: trung bình (mean), khoảng số liệu (range), độ lệch chuẩn (Standard deviation). Sử dụng phép kiểm Chi 2, phép kiểm ANOVA để so sánh tìm các yếu tố liên quan đến thiếu máu. KẾT QUẢ Từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2017, có 1.240 người đến đăng ký hiến máu tình nguyện tại chỗ của khoa TNHM, BV. TMHH tham gia nghiên cứu. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) Bảng 2. Đặc điểm về nhóm tuổi, nghề nghiệp và số lần hiến máu N= 1240 n % Nam 583 47,02 Nữ 657 52,98 Nhóm tuổi Từ 18 đến 20 tuổi 182 14,68 Từ 21 đến 30 tuổi 774 62,42 Từ 31 đến 40 tuổi 185 14,92 Từ 41 đến 50 tuổi 75 6,05 Từ 50 đến 60 tuổi 24 1,94 Nghề nghiệp Sinh viên 558 45 Viên chức 358 28,87 Tự do 283 22,82 Công nhân 41 3,31 Số lần đã hiến máu Chưa hiến máu 352 28,39 1 – 5 lần 736 59,35 6 – 10 lần 118 9,52 11 – 15 lần 20 1,61 Trên 15 lần 14 1,13 Nhóm ĐTNC là nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới (52,98%), nhóm tuổi chủ yếu là từ 21 đến 30 tuổi (62,42%), đa số là sinh viên (45%) và người hiến máu lặp lại (trên 70%) (Bảng 2). Bảng 3. Đặc điểm về cân nặng của ĐTNC Mean SD Min Max Cân nặng 58,97 10,60 43 97 Chỉ số về cân nặng của nhóm ĐTNC thấp nhất là 43kg (Bảng 3). Bảng 4. Đặc điểm về các chỉ số huyết học của ĐTNC N=1240 Mean SD Min Max Hồng cầu Nam 5,11 0,42 2,77 6,97 Nữ 4,45 0,36 3,54 6,62 Hemoglobin (Hb) Nam 14,84 1,03 9,4 17,9 Nữ 12,74 0,88 6,1 16,4 Hematorit (Hct) Nam 44,47 3,12 27,8 52,9 Nữ 38,16 2,52 20,9 49,6 MCV 86,55 4,84 56 100 MCH 28,93 2,08 13,4 37,5 MCHC 33,40 1,02 21,5 41,7 Bạch cầu 7,31 1,68 3,6 16,9 Tiểu cầu 271,96 53,69 53 511 Các chỉ số huyết học trung bình đều nằm trong giới hạn bình thường, chỉ số “Min” và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 452 “Max” cho ta thấy có những trường hợp thiếu máu đã được ghi nhận (Bảng 4). Mối tương quan giữa chỉ số Hb và các đặc điểm chung của nhóm ĐTNC Không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê của chỉ số Hb và các nhóm tuổi. (p >0,05) (Bảng 5). Không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số Hb và các nhóm nghề nghiệp (p>0,05) (Bảng 6). Không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số Hb và số lần hiến máu (p >0,05) (Bảng 7). Mối tương quan giữa chỉ số Hb và cân nặng của nhóm ĐTNC Có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số Hb và cân nặng của người hiến máu (p <0,05) (Bảng 8). Tỷ lệ các trường hợp có chỉ số huyết học không đạt Trong 1.240 trường hợp người đăng ký hiến máu tình nguyện, các trường hợp không đạt các chỉ số huyết học được khảo sát ghi nhận trong Bảng 9. Bảng 5. Tương quan giữa chỉ số Hb với các nhóm tuổi (N=1.240) Nhóm tuổi 18 đến 20 21 đến 30 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 tuổi p Mean ± SD 13,44 ±1,46 13,70 ±1,41 14,01 ±1,35 14,02 ±1,40 13,67 ±1,40 0,058 Bảng 6. Tương quan giữa chỉ số Hb với các nhóm nghề nghiệp Nghề nghiệp Sinh viên Viên chức Công nhân Tự do P Mean ± SD 13,52 ±1,39 13,76 ±1,31 14,04 ±1,35 14,06 ±1,53 0,06 Bảng 7. Tương quan giữa chỉ số Hb với số lần hiến máu Số lần đã hiến máu Chưa hiến máu 1 – 5 lần 6 – 10 lần 11 – 15 lần Trên 15 lần p Mean ± SD 13,75±1,51 13,65±1,38 13,97±1,38 14,33±1,32 14,42±1,18 0,07 Bảng 8. Tương quan giữa chỉ số Hb với chỉ số cân nặng (N=1.240) Cân nặng (CN) ≤ 45 kg 45kg 75kg p Mean ± SD 12,82±0,84 12,99±1,09 14,07±1,41 14,70±1,27 14,79±1,02 0.00 Bảng 9. Phân tích chỉ số Hb, số lượng Bạch cầu và số lượng Tiểu cầu nằm ngoài khoảng giá trị bình thường Stt Chỉ số Kết quả bình thường Người hiến có chỉ số không nằm trong khoảng giá trị bình thường 1 Hemoglobin Nam: 13-17 g/100ml Nữ: 12 - 16 g/100ml Nam: 8 (1,37%) Nữ: 104 (15,83%) 2 Tiểu cầu 150.000 – 450.000 /mm 3 48 (24,2%) 3 Bạch cầu 5.000 – 10.000 /mm 3 12 (6,1%) Trong các chỉ số huyết học được khảo sát, chỉ số có tỷ lệ không đạt cao nhất là Hb ở nữ (15,83%), tiếp theo là số lượng tiểu cầu (24,2%), số lượng bạch cầu (6,1%). BÀN LUẬN Qua kết quả nghiên cứu từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017, chúng tôi nhận thấy như sau: Về đặc điểm chung của nhóm ĐTNC Theo Bảng 2, có 1.240 người hiến máu tham gia nghiên cứu đăng ký hiến máu tại khoa TNHM. Trong đó tỉ lệ nam chiếm 47,02% và nữ chiếm 52,98%. Tỉ lệ hiến máu giữa nam và nữ, nữ chiếm nhiều hơn nam điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác, tỉ lệ hiến máu nữ cao hơn có thể do các đối tượng nữ giới có quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không cao. Độ tuổi hiến máu tập trung ở nhóm độ tuổi từ 21-30 chiếm 62,42%. Nhóm đối tượng này là sinh viên năm cuối và các đối tượng đã có nghề nghiệp ổn định. Ngoài ra các nhóm đối tượng khác cũng chiếm tỉ lệ cao là độ tuổi từ 18-20 là 14,68% và nhóm từ 31-40 tuổi chiếm tỉ lệ 14,92%. Nhóm đối tượng có số tuổi lớn tham gia hiến máu ít hơn. Về nghề nghiệp của nhóm đối tượng tham gia hiến máu tập trung nhiều ở sinh viên, chiếm 45%, tiếp đến là viên chức 28,87%, các đối tượng khác là 22,82%. Đối tượng công nhân chiếm rất thấp chỉ 3,31% có thể do họ không có thời gian Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 453 tham gia hiến máu do làm ca kíp hoặc có thể họ chưa hiểu về hiến máu tình nguyện. Về cân nặng theo Bảng 3 chỉ số cân nặng của người hiến máu thấp nhất là 43kg. Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chọn lựa người hiến máu theo quy định có số cân nặng là ≥42kg. Theo Bảng 4 chỉ số huyết học của người hiến máu tham gia nghiên cứu có chỉ số Hb ở nam trung bình là 14,84 g/dl và ở nữ trung bình là 12,74 g/dl. Tuy nhiên, chỉ số Hb tối thiểu có 9,4 g/dl. Có nhóm nam chiếm 1,7% có 10 người và nữ 103 người chiếm 15,7%. Theo yêu cầu về hiến máu và chỉ số Hb trung bình của người Việt Nam thì những người này là thiếu máu, có nồng độ Hb thấp <13 g/dl đối với nam và <12 g/dl đối với nữ có 113 người chiếm 17,4%. Đây là những người muốn tham gia hiến máu nhưng có chỉ số về Hb không đạt yêu cầu đều phải trì hoãn hiến máu với tỉ lệ trì hoãn hiến máu do không đạt yêu cầu là 17,4%. Tỉ lệ ngày càng phù hợp với các nghiên cứu, ở người bình thường Việt Nam có tỉ lệ Hb thấp do các nguyên nhân do dinh dưỡng, do các bệnh lý mãn tính khác. Về mối tương quan của chỉ số Hb với các đặc điểm của nhóm ĐTNC Theo Bảng 4, chỉ số Hb không đạt ở nữ cao hơn nam (nữ 15,7%, nam 1,7%) điều này cho thấy các đối tượng nữ giới có thể có chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Đặc biệt các đối tượng hiến máu đang ở độ tuổi sinh đẻ hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Như vậy trong khám tuyển chọn người hiến máu là nữ giới cần phải chú ý nhiều hơn về vấn đề thiếu máu. Theo Bảng 5, không thấy có sự tương quan về nồng độ Hb thấp hay cao liên quan đến độ tuổi của người hiến máu do đó việc hiến máu ở mọi độ tuổi do trẻ hay lớn tuổi <60 tuổi đều có thể tham gia hiến máu. Theo Bảng 6, khảo sát sự tương quan của Hb với nhóm đối tượng nghề nghiệp cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghề nghiệp sinh viên, viên chức nghề tự do hay công nhân với p >0,05. Điều này cho thấy sự thiếu hụt Hb có thể xảy ra trên mọi đối tượng nghề nghiệp. Theo Bảng 7, khảo sát sự tương quan giữa nồng độ Hb với số lần hiến máu cho thấy nồng độ Hb của người hiến máu lần đầu và hiến máu nhiều lần, hiến >15 lần sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy hiến máu theo đúng chỉ định, đúng thời gian và hướng dẫn của bác sĩ thì không ảnh hưởng đến nồng độ Hb của người cho máu, không ảnh hưởng đến sức khỏe người hiến máu. Tuy nhiên với tỉ lệ người hiến máu có tỉ lệ Hb không đạt và phải trì hoãn hiến máu là 17,4%. Điều này cho thấy cần phải kiểm tra nồng độ huyết sắc tố của người hiến máu trước khi hiến để đảm bảo sức khỏe người cho máu và đảm bảo chất lượng đơn vị máu được hiến và đảm bảo an toàn truyền máu(1). Theo Bảng 8, khảo sát sự tương quan giữa nồng độ Hb với đặc điểm cân nặng cho thấy nhóm người có cân nặng thấp thì có chỉ số Hb thấp hơn nhóm người có cân nặng cao, mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê p <0,00. Điều này cho thấy những người có cân nặng thấp có nguy cơ thiếu hụt Hb nhiều hơn những người có cân nặng cao. Do đó, trong khám tuyển chon người hiến máu cần chú ý nhiều hơn vấn đề thiếu máu ở nhóm đối tượng có cân nặng thấp. Theo Bảng 9, chỉ số về số lượng tiểu cầu <150.000/mm3 chiếm 48 (3,9%) trong tổng số 1.240 người hiến máu. Tuy nhiên, số lượng tiểu cầu này vẫn ở giới hạn cho phép sau khi hiến có số lượng tiểu cầu >100.000/mm3 vẫn đảm bảo an toàn truyền máu(1). Do đó chỉ số về tiểu cầu mặc dù ở giới hạn <150.000/mm3 là giới hạn bình thường, việc hiến máu toàn phần vẫn có thể thực hiện ở người hiến sao cho đảm bảo số lượng tiểu cầu >100.000mm3 sau hiến. Tuy nhiên, việc hiến tiểu cầu bằng máy chiết tách cần cân nhắc vì chỉ số về số lượng tiểu cầu là tiêu chuẩn bắt buộc trước hiến. Cũng theo Bảng 9, số lượng bạch cầu ở một số người hiến máu cao, có 12 người chiếm tỉ lệ 0,9%. Số lượng Bạch cầu cao thể hiện tình trạng nhiễm trùng ở người hiến máu, tuy nhiên có thể Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 454 người hiến máu đang ở giai đoạn ủ bệnh chưa thể hiện lâm sàng nên chưa thể khám thông thường phát hiện được. Tuy nhiên số lượng bạch cầu cao là chỉ số hướng đến bệnh lý ở người hiến máu nên chỉ số này cao thì người hiến máu không nên hiến máu cũng như đơn vị máu hiến không đảm bảo chất lượng. KẾT LUẬN Tỉ lệ người hiến máu có nồng độ Hb không đạt là 15,83% ở nữ và 1,37% ở nam; chỉ số tiểu cầu là 24,2% và bạch cầu 6,1%. Việc người hiến máu có nồng độ Hb thấp không đạt yêu cầu không có mối tương quan đến nghê ngiệp, độ tuổi và số lần hiến máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn hoạt động truyền máu. Thông tư 26/2013/TT-BYT. 2. Phan Hoàng Duy, Trần Văn lượng, Phan Thị Thùy Hoa, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Xuân Hùng (2016). Nghiên cứu một số xét nghiệm huyết học của sinh viên tham gia hiến máu tình nguyện trường Đại học nông lâm Huế. Y học Việt Nam, 446:231-237. 3. Thủ tướng Chính phủ (2009). Chiến lược Phát triển công tác vận động hiến máu tình nguyện giai đoạn 2009-2015 và tầm nhìn 2020. 4. Trần Văn Ngọc, Nguyễn Thị Lệ (2016). Sinh lý học y khoa, Nhà xuất bản Y học, pp.3-8. Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_cac_chi_so_huyet_hoc_cua_nguoi_hien_mau_tinh_nguyen.pdf
Tài liệu liên quan