Tài liệu Khảo sát các bệnh tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 284
KHẢO SÁT CÁC BỆNH TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN
BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Vy*, Phạm Ngọc Thùy Trang*, Nguyễn Văn Tân*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang lọc máu chu kỳ (LMCK) có nhiều
biến chứng nguy hiểm trong đó biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở
nhóm đối tượng này. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng ở những BN đang LMCK có nguy cơ cao vôi
hóa và xơ vữa mạch máu, từ đó nguy cơ bệnh tim mạch cao gấp 5-30 lần so với người không mắc BTMGĐC.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh tim mạch trên BN
BTMGĐC đang LMCK tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang, tiến cứu. Thực hiện trên 128 BN BTMGĐC đang LMCK tại
bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí M...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát các bệnh tim mạch ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 284
KHẢO SÁT CÁC BỆNH TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN
BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐANG LỌC MÁU CHU KỲ
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Vy*, Phạm Ngọc Thùy Trang*, Nguyễn Văn Tân*
TĨM TẮT
Mở đầu: Bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang lọc máu chu kỳ (LMCK) cĩ nhiều
biến chứng nguy hiểm trong đĩ biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở
nhĩm đối tượng này. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng ở những BN đang LMCK cĩ nguy cơ cao vơi
hĩa và xơ vữa mạch máu, từ đĩ nguy cơ bệnh tim mạch cao gấp 5-30 lần so với người khơng mắc BTMGĐC.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ (YTNC) của bệnh tim mạch trên BN
BTMGĐC đang LMCK tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang, tiến cứu. Thực hiện trên 128 BN BTMGĐC đang LMCK tại
bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 09/2017.
Kết quả: Đối tượng tham gia nghiên cứu cĩ tuổi trung bình là 64,7 ± 15,1, với nữ giới chiếm 47,7%. bệnh
tim mạch cĩ tần suất cao nhất trong nhĩm BN BTMGĐC đang LMCK là tăng huyết áp (92,2%), theo sau là phì
đại thất trái (50,8%). Các yếu tố tim mạch được xác định là: tuổi, huyết áp cao và tăng cholesterol tồn phần.
Kết luận: Bệnh tim mạch phổ biến ở BN BTMGĐC là tăng huyết áp và yếu tố tim mạch gồm tuổi cao, huyết
áp cao và tăng cholesterol tồn phần.
Từ khĩa: bệnh tim mạch, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, tỉ lệ, yếu tố nguy cơ
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS FOR CARDIOVASCULAT DISEASE IN PATIENTS WITH
END-STAGE RENAL DISEASE ON HEMODIALYSIS
Nguyen Thanh Vy, Pham Ngoc Thuy Trang, Nguyen Van Tan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 ‐ No 1‐ 2018: 280 ‐ 284
Background: Cardiovascular disease (CVD) is the main cause of death among patients with end-stage renal
disease (ESRD) on hemodialysis.
Objectives: The aims of this study were to examine the prevalence of and risk factors for CVD in patients
with ESRD on hemodialysis in Thong Nhat hospital – Ho Chi Minh City.
Method: Cross-sectional study. 128 participants ESRD on hemodialysis were examined in Thong Nhat
hospital – Ho Chi Minh City, from Janiary 2017 to September 2017.
Results: The main cardiovascular abnormalities found in the study were hypertension (92.2%), followed by
left ventricular hypertrophy (50.8%). The risk factors for CVD were age, increased blood pressure and increased
total cholesterol level.
Conclusion: The common CVD in patients with ESRD on hemodialysis were hypertension. Age, increased
blood pressure and increased total cholesterol level were significantly associated with an increased risk for CVD
among this population.
* Bộ mơn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thanh Vy ĐT: 0915424018 Email: mdnguyenthanhvy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 285
Key words: cardiovascular disease, end-stage renal disease, prevalence, risk factors
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) là
vấn đề sức khỏe tồn cầu. Hiện nay, trên thế giới
cĩ khoảng 1,5 triệu người mắc BTMGĐC đang
được điều trị thay thế thận và ước đốn con số
này sẽ tăng lên gấp đơi vào năm 2020. Người ta
dự báo rằng, cứ mỗi một BN được điều trị thay
thế thận thì cĩ tới 100 người mắc bệnh tim mạch
ở các giai đoạn khác nhau đang sinh sống trong
cộng đồng. Những BN điều trị thay thế thận cĩ
nhiều biến chứng như thiếu máu, nhiễm trùng,
cường cận giáp thứ phát, suy dinh dưỡng...
trong đĩ biến chứng tim mạch là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu, chiếm 43 ‐ 52 % các
trường hợp(12). Bên cạnh một số yếu tố nguy cơ
tim mạch thường gặp như tăng huyết áp (THA),
rối loạn lipid máu (RLLM), đái tháo đường
(ĐTĐ)(13), BN suy thận mạn cịn cĩ các yếu tố
nguy cơ (YTNC) khác liên quan đến tình trạng
ure máu cao như tình trạng quá tải dịch, viêm
mạn tính, rối loạn chuyển hĩa canxi – phospho,
thiếu máu, suy dinh dưỡng giảm albumin máu(1,
11). Tất cả những yếu tố này đã gĩp phần làm
tăng tỉ lệ bệnh tim mạch (BTM) và tử vong do
tim mạch ở những BN này. Tại Việt Nam, theo
số liệu thống kê, cĩ khoảng 6 triệu người bị bệnh
thận mạn tính, chiếm khoảng 6,73% dân số.
Trong đĩ, cĩ khoảng 800.000 BN ở tình trạng
BTMGĐC cần điều trị thay thế nhưng chỉ cĩ 10%
bệnh nhân (BN) được điều trị lọc máu. Trên thực
tế, tỉ lệ này cĩ thể cao hơn và ngày càng gia tăng.
Với mục đích tìm hiểu những yếu tố nguy cơ tim
mạch và biến chứng tim mạch đặc thù trong
nhĩm đối tượng BN BTMGĐC đang lọc máu
chu kỳ (LMCK), chúng tơi đã tiến hành nghiên
cứu: “Khảo sát các bệnh tim mạch ở BN bệnh
thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ tại
bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.” Kết
quả của nghiên cứu này cĩ thể gĩp phần hữu ích
cho các bác sĩ tim mạch và các bác sĩ thận học
lâm sàng trong quản lý và chăm sĩc tối ưu cho
BN BTMGĐC đang LMCK.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên nhĩm BN BTMGĐC đang LMCK tại
bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh:
Xác định tỉ lệ các bệnh lý tim mạch.
Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang, tiến cứu.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN BTMGĐC đang LMCK tại bệnh viện
Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời
gian từ tháng 01/2017 đến tháng 09/2017.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN khơng đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Thu thập số liệu
Tất cả BN BTMGĐC đang LMCK tại bệnh
viện Thống Nhất thỏa tiêu chuẩn chọn và tiêu
chuẩn loại trừ đều được chọn vào nghiên cứu.
BN được hỏi bệnh, khám lâm sàng và thu thập
hồ sơ: triệu chứng, bệnh lý nền mạn tính, YTNC,
các xét nghiệm chẩn đốn và điều trị.
Chúng tơi dựa vào các yếu tố sau để xác định
biến số trong nghiên cứu: bệnh mạch vành đã
được chẩn đốn bằng chụp mạch vành cĩ can
thiệp hoặc cĩ kết quả chụp MSCT mạch vành;
phì đại thất trái được đánh giá thơng qua chỉ số
khối cơ thất trái dựa trên siêu âm tim qua thành
ngực; tăng huyết áp khi đã được chẩn đốn từ
trước hoặc đang điều trị bằng thuốc hạ áp; suy
tim được chẩn đốn từ trước hoặc hiện tại kết
quả siêu âm tim cĩ phân suất tống máu giảm
dưới 50%; rối loạn nhịp gồm ba bệnh: rung nhĩ,
cuồng nhĩ và suy nút xoang, được chẩn đốn
bằng điện tâm đồ do bác sĩ chuyên ngành nhịp
tim học đọc hoặc những BN suy nút xoang cĩ
đặt máy tạo nhịp.
Đối với mục tiêu xác định yếu tố nguy cơ,
chúng tơi quy ước các biến số gồm: béo phì với
BN cĩ chỉ số khối cơ thể ≥ 23 kg/m2; tăng canxi-
phospho máu khi tích số Ca. P ≥ 55 mg2/dL2;
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 286
cholesterol tồn phần ≥ 6,2 mmol/L; LDL‐
cholesterol ≥ 2,58 mmol/L; HDL‐cholesterol <
1,03 mmol/L; triglyceride ≥ 2,26 mmol/L.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 16.0. Biến định lượng cĩ
phân phối chuẩn: mơ tả bằng trung bình ± độ
lệch chuẩn, so sánh bằng phép kiểm T‐test. Biến
định lượng khơng cĩ phân phối chuẩn: mơ tả
bằng trung vị (tứ phân vị 25; tứ phân vị 75), so
sánh bằng phép kiểm Mann‐Whitney. Khảo sát
các yếu tố tim mạch: các biến được phân tích đơn
biến bằng phép kiểm χ2 để xác định YTNC tiềm
ẩn và đạt p < 0,05 sẽ được phân tích hồi quy
logistic đa biến.
KẾT QUẢ
Chúng tơi thu thập được dữ liệu của 128 đối
tượng thỏa tiêu chuẩn nhận bệnh tham gia vào
nghiên cứu.
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
ĐẶC ĐIỂM n (%) TB ± ĐLC
Nữ 61 (47,7)
Tuổi 64,7 ± 15,1
Người cao tuổi 86 (67,2)
Thời gian chạy thận (tháng) 49,7 ± 36,2
Số lần lọc máu (lần/tuần) 2,7 ± 0,6
Tỉ lệ các bệnh lý tim mạch
Chúng tơi xác định được các bệnh tim mạch
thường gặp nhĩm BN đang LMCK, và ghi nhận
tăng huyết áp là bệnh cĩ tần suất cao nhất với
118 BN (92,2%), tiếp theo là phì đại thất trái với
65 BN (50,8%) (xem Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Tỉ lệ các bệnh lý tim mạch trên BN
BTMGĐC đang LMCK
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tơi, tỉ lệ
phì đại thất trái ở hai giới cĩ sự khác biệt đáng kể
(p<0,001) với nữ là 72,1% và nam 31,3%. Các
bệnh tim mạch khác khơng cĩ khác biệt cĩ ý
nghĩa thống kê giữa hai giới.
Yếu tố nguy cơ tim mạch
Bảng 2. Phân tích đơn biến các yếu tố nguy cơ tim mạch
Yếu tố χ
2
p
Giới 0,01 0,90
Tuổi 23,99 0,001
Béo phì 1,24 0,27
Tăng huyết áp 74,28 <0,001
Đái tháo đường 0,81 0,37
Tăng canxi-phospho máu 0,03 0,87
Tăng cholesterol tồn phần 3,77 0,05
Tăng LDL-cholesterol 0,01 0,93
Giảm HDL-cholesterol 0,18 0,67
Tăng triglyceride 0,06 0,81
Các yếu tố tim mạch ở BN BTMGĐC đang
LMCK gồm: tuổi cao, huyết áp cao và tăng
cholesterol tồn phần (xem Bảng 2).
Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến các YTNC tim mạch
Yếu tố p OR 95% CI
Giới 0,91 0,91 0,12 – 7,04
Đái tháo đường 0,37 2,62 0,28 – 127,05
Tăng canxi-phospho máu 0,87 0,87 0,11 – 6,77
Tăng cholesterol tồn phần 0,05 0,13 0,01 – 7,99
Tăng LDL-cholesterol 0,93 0,93 0,13 – 10,67
Giảm HDL-cholesterol 0,67 1,42 0,18 – 11,01
Tăng triglyceride 0,81 1,30 0,14 – 64,01
Nghiên cứu của chúng tơi chưa xác định
được các YTNC tim mạch trên BN BTMGĐC
đang LMCK qua phân tích hồi quy đa biến.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ bệnh tim mạch
Nghiên cứu của chúng tơi trên 128 BN
BTMGĐC đang LMCK tại bệnh viện Thống nhất
và ghi nhận được tăng huyết áp là bệnh cĩ tần
suất cao nhất (92,2%), tiếp theo là phì đại thất trái
(50,8%), bệnh mạch vành (20,3%), suy tim
(20,3%), rối loạn nhịp (10,2%) và tai biến mạch
máu não (9,4%). Tăng huyết áp (THA) là một
biến chứng thường gặp ở BN bệnh thận mạn.
Tần suất THA tăng theo sự giảm độ lọc cầu thận
(GFR). Tần suất mới mắc THA cao hơn đáng kể
ở những BN LMCK. Trong 69 đơn vị lọc máu tại
Hoa Kỳ, gần 86% BN LMCK bị THA và tỉ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 287
kiểm sốt huyết áp của các BN này chỉ được
30%(4). Nguyên nhân THA ở BN LMCK cĩ nhiều
nguyên nhân phối hợp gồm quá tải dịch, hoạt
hĩa hệ RAS, tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm và
tăng chất ức chế nitric oxide trong máu. Thường
những BN này cần từ 3 loại thuốc hạ áp trở lên
để kiểm sốt huyết áp.
Yếu tố nguy cơ tim mạch
Chúng tơi ghi nhận các yếu tố tim mạch ở
BN BTMGĐC đang LMCK trong nghiên cứu là:
tuổi cao, tăng huyết áp và tăng cholesterol tồn
phần. Một số yếu tố cĩ thể điều chỉnh trên từng
cá thể, hứa hẹn tiềm năng giảm thiểu và phịng
ngừa nguy cơ tim mạch trên nhĩm BN này, từ
đĩ cĩ thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho BN
đang LMCK.
Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tơi xác dịnh
được tuổi cao là yếu tố tim mạch (χ2 23,99; p =
0,001). Tuổi là YTNC quan trọng nhất đối với
BTM, và nguy cơ tăng gấp 3 lần mỗi 10 tuổi(3).
Nguyên nhân tuổi tác làm tăng nguy cơ bệnh
tim mạch cĩ thể giải thích do nồng độ cholesterol
máu tăng theo tuổi(9) và mối liên quan giữa tuổi
và sự thay đổi tính chất cơ học và cấu trúc của
thành mạch, dẫn đến mất tính đàn hồi động
mạch từ đĩ cĩ thể đưa đến bệnh mạch vành(8).
Tăng huyết áp
Huyết áp cao cũng là một trong các yếu tố
tim mạch ở BN LMCK (χ2 74,28; p < 0,001). Theo
Foley và cộng sự, huyết áp cứ tăng mỗi 10
mmHg ở BN LMCK, nguy cơ phì đại thất trái
tăng 48%, bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng 39%
và suy tim sung huyết tăng 44%(4).
Đái tháo đường
BN đái tháo đường cĩ nguy cơ cao bị hội
chứng vành cấp, và gia tăng tần suất suy tim mới
mắc. Kiểm sốt đường huyết kém làm tăng nguy
cơ tử vong ở BN lọc máu. Hướng dẫn của NKF‐
K/DOQI khuyến cáo HbA1C <7% đối với BN đái
tháo đường cĩ bệnh thận mạn(5).
Tăng cholesterol tồn phần
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy
tăng cholesterol tồn phần là nguy cơ tim mạch
(χ2 3,77; p = 0,05). Một số nghiên cứu ở BN
BTMGĐC chỉ ra mối quan hệ giữa nồng độ
cholesterol máu và nguy cơ tử vong, đặc biệt là ở
những BN khơng cĩ dấu hiệu suy dinh dưỡng
và viêm(10).
Một nghiên cứu về chuyển hĩa cholesterol ở
BN chạy thận nhân tạo (CTNT) cĩ kèm hoặc
khơng kèm bệnh mạch vành cho thấy bệnh nhân
CTNT cĩ nồng độ cholesterol thấp hơn những
người khơng CTNT và sự hấp thu cholesterol
của họ lại tăng lên nhằm bù trừ. Tuy nhiên sự
tổng hợp cholesterol cao, tương quan với chỉ số
khối cơ thể cao là một yếu tố tiên lượng độc lập
cho sự xuất hiện bệnh mạch vành ở BN CTNT(6).
Trong lọc máu, mối liên quan giữa
chlolesterol tồn phần và LDL‐C theo đường
cong hình chữ U: BN cĩ nồng độ LDL‐C
>100mg/dL (2,6 mmol/L) sẽ tăng nguy cơ biến cố
tim mạch, nhưng với nồng độ thấp, biểu hiện
qua tình trạng suy dinh dưỡng, cũng làm tăng
tần suất tử vong. Quá trình lọc máu, các thơng số
liên quan đến CTNT làm thay đổi tình trạng rối
loạn lipid máu ở BN như loại màng lọc, loại dịch
lọc, sử dụng thuốc kháng đơng, thuốc gắn kết
phosphate. Việc sử dụng màng lọc polysulfone
high‐flux và màng cellulose triacetate làm giảm
nồng độ triglycerid và tăng apolipoprotein A1 và
nồng độ HDL‐C(6). Sử dụng chất kháng đơng
heparin kéo dài làm phĩng thích lipoprotein
lipase từ bề mặt nội mơ làm giảm lipoprotein
lipase và suy giảm dị hĩa triglyceride giàu
lipoprotein.
Các nguy cơ tim mạch khác
Thĩi quen sinh hoạt
BN đang LMCK mạn tính thường ít hoạt
động hơn và cĩ mức hoạt động thấp hơn ngay cả
so với nhĩm người khỏe mạnh cĩ lối sống tĩnh
tại. Ngồi ra, hút thuốc cĩ mối liên quan đến
tăng nguy cơ bệnh tim ở BN lọc máu(2, 14).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 288
Urê huyết và liệu pháp thay thế thận
Urê huyết và các liệu pháp thay thế thận dẫn
đến tăng đáng kể chất oxy hĩa, sản phẩm của
mảnh vỡ bổ thể và cytokine, tăng các phân tử kết
dính trong tế bào nội mạc, và các yếu tố tiền
viêm(7). Những yếu tố này cĩ thể tạo mơi trường
cơ hội để phát triển nhanh xơ vữa động mạch.
Rối loạn chuyển hĩa chất khống
Ở BN lọc máu, tăng lượng canxi nhập vào
(dùng làm chất kết hợp với phospho để điều trị
chứng tăng phospho huyết và cĩ thể dẫn đến
tăng sản phẩm canxi‐phospho máu) cĩ thể trực
tiếp làm tăng vơi hĩa động mạch vành. Những
quan sát này làm tiền đề cho K/DOQI khuyến
cáo duy trì sản phẩm canxi‐phospho máu dưới
55 mg2/dL2 ở BN chạy thận.
KẾT LUẬN
Bệnh tim mạch thường gặp trong nhĩm BN
đang LMCK ở bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ
Chí Minh là tăng huyết áp. Yếu tố tim mạch
nhĩm dân số này gồm tuổi, huyết áp cao và tăng
cholesterol tồn phần. Kết quả này gĩp phần
hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng tim mạch và thận
học trong quản lý và chăm sĩc cho bệnh nhân
BTMGĐC đang LMCK, đồng thời giúp cho các
nhà lâm sàng thấy được tầm quan trọng trong
việc tầm sốt và kiểm sốt tốt các YTNC tim
mạch ở các bệnh nhân BTMGĐC đang LMCK.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anavekar NS & Pfeffer MA (2004). Cardiovascular risk in
chronic kidney disease. Kidney International, 66, S11‐S15.
2. Di Benedetto A, Marcelli D, D'andrea A, Cice G, D'isa S,
Cappabianca F & Pergamo O (2005). Risk factors and
underlying cardiovascular diseases in incident ESRD patients.
Journal of nephrology, 18(5), 592‐598.
3. Finegold JA, Asaria P & Francis DP (2013). Mortality from
ischaemic heart disease by country, region, and age: statistics
from World Health Organisation and United Nations.
International journal of cardiology, 168(2), 934‐945.
4. Foley RN, Parfrey PS, Harnett JD, Kent GM, Murray DC & Barre
PE (1996). Impact of hypertension on cardiomyopathy,
morbidity and mortality in end‐stage renal disease. Kidney
international, 49(5), 1379‐1385.
5. Foundation NK (2012). KDOQI clinical practice guideline for
diabetes and CKD: 2012 update. American Journal of Kidney
Diseases, 60(5), 850‐886.
6. Fukushima M, Miura SI, Mitsutake R, Fukushima T, Fukushima
K & Saku K (2012). Cholesterol metabolism in patients with
hemodialysis in the presence or absence of coronary artery
disease. Circulation Journal, 76(8), 1980‐1986.
7. Hưrl WH (2004). Atherosclerosis and uremic retention solutes.
Kidney international, 66(4), 1719‐1731.
8. Jani B & Rajkumar C (2006). Ageing and vascular ageing.
Postgraduate medical journal, 82(968), 357‐362.
9. Jousilahti P, Vartiainen E, Tuomilehto J & Puska P (1999). Sex,
age, cardiovascular risk factors, and coronary heart disease.
Circulation, 99(9), 1165‐1172.
10. Kilpatrick RD, McAllister CJ, Kovesdy CP, Derose SF, Kopple JD
& Kalantar‐Zadeh K (2007). Association between serum lipids
and survival in hemodialysis patients and impact of race. Journal
of the American Society of Nephrology, 18(1), 293‐303.
11. Knutsen R, Knutsen SF, Curb JD, Reed DM, Kautz JA & Yano K
(1988). The predictive value of resting electrocardiograms for 12‐
year incidence of coronary heart disease in the Honolulu Heart
Program. Journal of clinical epidemiology, 41(3), 293‐302.
12. Li H & Wang S (2013). Cardiovascular disease in hemodialysis
patients. Hemodialysis. InTech.
13. Sarnak MJ & Levey AS (2000). Epidemiology, diagnosis, and
management of cardiac disease in chronic renal disease. Journal
of thrombosis and thrombolysis, 10(2), 169‐180.
14. Shah DS, Polkinghorne KR, Pellicano R & Kerr PG (2008). Are
traditional risk factors valid for assessing cardiovascular risk in
end‐stage renal failure patients?. Nephrology, 13(8), 667‐671.
Ngày nhận bài báo: 24/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_cac_benh_tim_mach_o_benh_nhan_benh_than_man_giai_do.pdf