Tài liệu Khảo sát bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 53
KHẢO SÁT BỆNH THẬN MẠN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Châu Ngọc Hoa*, Châu Minh Thông**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh thận mạn là một trong những biến chứng hay gặp và nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường
típ 2. Chúng tôi cũng có mục tiêu khảo sát tỷ lệ bệnh thận mạn, tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn, đặc điểm bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn và một số yếu tố liên quan đến bệnh thận mạn như: tuổi, giới tính,
thời gian mắc bệnh, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết và thiếu máu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tại phòng khám Nội tiết
Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 06/2016. Những bệnh nhân ≥ 18 tuổi được
chẩn đoán xác định đái tháo đường típ 2 sẽ được mời tham gia nghiên cứu.
Kế...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 53
KHẢO SÁT BỆNH THẬN MẠN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Châu Ngọc Hoa*, Châu Minh Thông**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Bệnh thận mạn là một trong những biến chứng hay gặp và nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2. Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường
típ 2. Chúng tôi cũng có mục tiêu khảo sát tỷ lệ bệnh thận mạn, tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn, đặc điểm bệnh
nhân đái tháo đường típ 2 có bệnh thận mạn và một số yếu tố liên quan đến bệnh thận mạn như: tuổi, giới tính,
thời gian mắc bệnh, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, kiểm soát đường huyết và thiếu máu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tại phòng khám Nội tiết
Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 06/2016. Những bệnh nhân ≥ 18 tuổi được
chẩn đoán xác định đái tháo đường típ 2 sẽ được mời tham gia nghiên cứu.
Kết quả: Có 183 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh thận mạn: 94 (51,4%). Tỷ lệ các giai đoạn: 2,
3a, 3b, 4, 5 lần lượt: 4,4%, 25,7%, 16,4%, 3,8%, 1,1%. Tuổi trung bình 65 ± 9,2; nữ 65(69,1%). 87,2% bệnh
nhân có thời gian đái tháo đường > 5 năm. 55,3% bệnh nhân dư cân béo phì, 44,8% bệnh nhân nam hút thuốc lá.
Biến chứng tăng huyết áp thường gặp nhất với 78,1%, kế đến là rối loạn lipid máu 60,7%. Kiểu rối loạn lipid
máu thường gặp nhất giảm HDL-c 74,8%, tăng triglyceride 55%. Có mối liên quan giữa bệnh thận mạn và một
số yếu tố: tuổi, thời gian tháo đường, béo bụng dựa vào tỷ lệ vòng eo/vòng mông, tăng huyết áp và thiếu máu.
Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại phòng khám có trên
50% mắc bệnh thận mạn. Qua đó, cho thấy sự quan trọng xét nghiệm thường quy albumin niệu, độ lọc cầu thận
ước tính để tầm soát bệnh thận mạn ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Từ khóa: bệnh thận mạn, đái tháo đường típ 2, Bệnh viện Chợ Rẫy
ABSTRACT
THE SURVEY ON CHRONIC KIDNEY DISEASE IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES MELLITUS
Chau Ngoc Hoa, Chau Minh Thong
Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 53 - 57
Objectives: Chronic kidney disease is one of the most common and dangerous complication among patients
with type 2 diabetes mellitus. This study primarily aims to describe characteristics of chronic kidney disease
(CKD) in type 2 diabetes patients. We also examine the prevalence of CKD, rates of CKD stages, characteristics of
type 2 diabetics with CKD, and some CKD-related factors including age, sex, duration, obesity, tobacco smoking,
hypertension, controlled serum glucose and anemia.
Research methods: This cross-sectional study was implemented at the clinic of Endocrinology in Cho Ray
hospital from January to March, 2016. Patients under 18 years old diagnosed with type 2 diabetes would be
invited to participate.
Results: 183 patients participated in the study. The proportion of chronic kidney disease was 94
(51.4%). The rate of stage 2, 3a, 3b, 4, 5 was 4.4%, 25.7%, 16.4%, 3.8%, 1.1% respectively. The average
age was 65 ± 9.2 and 69.1% was female over 65 years old. 87.2% had diabetes for more than 5 years. 55.3%
of patients were obese, 44.8% male patients were smokers. The most common complication was
hypertension with 78.1%, followed by dyslipidemia with 60.7%. The most common type of dyslipidemia
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn
Tác giả liên lạc: ThS BS. Châu Minh Thông. ĐT:01694685544. Email: bsthong89@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 54
was low HDL-c level (74.8%) and hypertriglyceridemia (55%). There was an association between chronic
kidney disease and a number of factors, including age, duration of diabetes, abdominal obesity based on the
ratio of waist to hips ratio, hypertension and anemia.
Conclusions: Our study indicated that more than 50% of clinic type 2 diabetics had CKD, which
highlighted the importance of routine screening of nephropathy by measuring both albuminuria and eGFR
in this population.
Keywords: chronic kidney disease, type 2 diabetes mellitus, Cho Ray hospital
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển
hóa có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt ở những
nước tiên tiến và trở thành một trong những vấn
đề lớn về sức khỏe toàn cầu. Theo IDF, năm 2015
trên toàn cầu có khoảng 415 triệu người mắc
bệnh đái tháo đường và dự báo năm 2040 sẽ có
khoảng 642 triệu người(4).
Đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng
cấp tính và mạn tính nguy hiểm(14). Trong đó
biến chứng thận chiếm tỷ lệ 43,8% được xem
là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận
mạn ở các nước phát triển(13). Nhiều thống kê
cho thấy ĐTĐ chiếm gần 40% trong các
nguyên nhân gây bệnh thận mạn giai đoạn
cuối, trong đó tử vong do suy thận đái tháo
đường đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên
nhân tử vong thường gặp(1,6).
Tại Việt Nam, chỉ có một số ít nghiên cứu về
tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường,
chưa có nghiên cứu nào khảo sát bệnh thận mạn
ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, nghiên cứu
của chúng tôi được thực hiện nhằm tìm tỷ lệ
bệnh thận mạn và khảo sát một số yếu tố có liên
quan đến bệnh thận mạn ở những bệnh nhân
đái tháo đường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên
183 bệnh nhân ≥ 18 tuổi đến khám tại phòng
khám nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
01/2016 đến tháng 06/2016 và được chẩn đoán
xác định đái tháo đường típ 2.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh cấp tính, có bệnh thận
khác đã được chẩn đoán. Bất thường hệ niệu qua
siêu âm bụng, hẹp động mạch thận.
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn
theo mẫu phiếu thu thập số liệu.
Bệnh nhân sẽ được ghi nhận địa chỉ, số điện
thoại, số hồ sơ, ngày vào viện sau đó tổng hợp lại
bằng quy trình lấy mẫu bên dưới và xem xét
những trường hợp có thể thu thập lại creatinin
huyết thanh, albumin/creatinin niệu. Theo dõi
mời bệnh nhân thử lại lần 2 sau 3-6 tháng.
Số liệu sẽ được trình bài dưới dạng tần số, tỉ
lệ phần trăm. Các biến số rời được phân tích
dước dạng phép kiểm chi bình phương và
Fisher’exact test. P <0,05 được xem là sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Số liệu được xử lý bằng
phần mền SPSS 18.0.
KẾT QUẢ
Trong 6 tháng thực hiện có 183 bệnh nhân
được đưavào nghiên cứu, có 94 (51,4%) bệnh
nhân có bệnh thận mạn. Tỷ lệ các giai đoạn bệnh
thận mạn: 2, 3a, 3b, 4, 5 lần lượt 4,4%, 25,7%,
16,4%, 3,8%, 1,1%.
Trong 94 bệnh nhân mắc bệnh thận mạn có
tuổi trung bình 65 ± 9,2; nữ chiếm đa số 69,1%.
Những bệnh nhân > 60 tuổi tỷ lệ 73,4%, 45,7%
bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm,
ngoài ra còn một số đặc điểm khác được trình
bài trong Bảng 1.
Những bệnh nhân có gia đình trong người
thân mắc bệnh đái tháo đường típ 2: 31,1%. Đối
với phụ nữ đái tháo đường thai kỳ và sinh con >
4kg: 2,5% và 15,1%. Tăng huyết áp là biến chứng
thường gặp nhất kế đến là rối loạn lipid máu,
ngoài ra còn một số biến chứng khác được trình
bày trong Bảng 2.
Những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 55
tuổi càng cao tăng nguy cơ mắc bệnh thận
mạn (Bảng 3).
Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có bệnh thận
mạn
Đặc điểm Tần số (%) N = 94
Tuổi, năm (TB ± ĐLC) 65 ± 9,2
Giới
Nam 29 (30,9)
Nữ 65 (69,1)
Tuổi
<50 2 (2,1)
50-60 23 (24,5)
60-70 45 (47,9)
>70 24 (25,5)
Thời gian mắc bệnh
<5 năm 12 (12,8)
5-10 năm 39 (41,5)
> 10 năm 43 (45,7)
Chỉ số khối cơ thể
Nhẹ cân 7 (7,4)
Bình thường 35 (37,2)
Dư cân 20 (21,3)
Béo phì 32 (34)
Tỷ lệ eo/ mông
Bình thường 17 (18,1)
Béo bụng 77 (81,9)
Hút thuốc lá
Không 16 (55,2)
Có 13 (44,8)
Bảng 2. Yếu tố nguy cơ và bệnh kèm theo
Yếu tố nguy cơ Tần số (%) N = 183
Gia đình có người mắc bệnh
đái tháo đường típ 2
57 (31,1)
Phụ nữ
Đái tháo đường thai kỳ 3 (2,5)
Sinh con >4kg 18 (15,1)
Các bệnh kèm theo
Tăng huyết áp 143 (78,1)
Nhồi máu cơ tim cũ 9 (4,9)
Thiếu máu cục bô cơ tim 28 (15,3)
Suy tim 3 (1,6)
Tai biến mạch máu não 5 (2,7)
Bệnh thần kinh ngoại biên 32 (17,5)
Rối loạn chuyển hóa lipid 111 (60,7)
Kiểu rối loạn chuyển hóa lipid
Tăng cholesterol toàn phần 12 (10,8)
Tăng triglycerides 61 (55)
Tăng LDL-c 6 (5,4)
Giảm HDL-c 83 (74,8)
Hỗn hợp 18 (16,2)
Thời gian mắc bệnh càng lâu tăng nguy cơ
mắc bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 (Bảng4 ).
Bệnh nhân có béo bụng dựa vào tỷ lệ vòng
eo/vòng mông có nguy cơ mắc bệnh thận mạn
cao hơn so với bệnh nhân đái tháo đường típ 2
không có béo bụng(Bảng 5).
Bảng 3. Mối liên quan giữa bệnh thận mạn và tuổi
Nhóm tuổi Không bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Tổng OR (KTC 95%) P
< 60 62 (72,9%) 23 (27,1%) 85 (100%)
7,1 (3,7-13,6) p<0,001
≥ 60 27 (27,6%) 71 (72,4%) 98 (100%)
Bảng 4. Mối liên quan giữa bệnh thận mạn và thời gian đái tháo đường
Thời gian ĐTĐ Không bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Tổng OR (KTC 95%) P
< 10 68 (65,4%) 36 (34,6%) 104 (100%)
5,22 (2,7-9,9) p<0,001
≥ 10 21 (26,6%) 58 (73,4%) 79 (100%)
Bảng 5. Mối liên quan giữa bệnh thận mạn và béo bụng
Béo bụng Không bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Tổng OR (KTC 95%) P
Không 40 (70,2%) 17 (29,8%) 57 (100%)
3,7 (1,8-7,2) p<0,001
Có 49 (38,9%) 77 (61,1%) 126 (100%)
Bảng 6. Mối liên quan giữa bệnh thận mạn và tăng huyết áp
Tăng huyết áp Không bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Tổng OR (KTC 95%) P
Không 33 (82,5%) 7 (17,5%) 40 (100%)
7,32 (3,0-17,7) p<0,001
Có 56 (39,2%) 87 (60,8%) 143 (100%)
Bảng 7. Mối liên quan giữa bệnh thận mạn và thiếu máu
Thiếu máu Không bệnh thận mạn Bệnh thận mạn Tổng OR (KTC 95%) P
Không 74 (61,7%) 46 (38,3%) 120 (100%)
5,15 (2,6-10,2) p=0,001
Có 15 (23,8%) 48 (76,2%) 63 (100%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 56
Những bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có
kèm tăng huyết áp tăng tỷ lệ mắc bệnh thận
mạn (Bảng 6).
Những bệnh nhân kèm thiếu máu tăng nguy
cơ mắc bệnh thận mạn ở bệnh nhân đái tháo
đường típ 2 (Bảng 7).
BÀN LUẬN
Tỷ lệ bệnh thận mạn và các giai đoạn bệnh
thận mạn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
Bệnh thận mạn là biến chứng thường gặp và
nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong
nghiên cứu của chúng tới tỷ lệ bệnh thận mạn là
51,4% gần tương đương với các tác giả nước
ngoài: Kaj Metsarinne: 68,4%(12), Lu : 63,9%(10).
Tuy nhiên cao hơn so với các tác giả trong nước:
Lê Quang Anh Thư tỷ lệ bệnh thận mạn 3,7%(8),
sự khác biệt giữa chúng tôi với tác giả khác do
cách chọn mẫu(15,17).
Bảng 8. Tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn ở bệnh
nhân đái tháo đường
Giai đoạn bệnh
thận mạn
Chúng tôi Kaj Metsarinne
1 0% 8,4%
2 4,4% 44%
3a+3b 42,1% 14,9%
4+5 4,9% 1,2%
Đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường típ 2
có bệnh thận mạn
Về giới, tỷ lệ bệnh nhân nữ trong nghiên cứu
cao hơn hẳn so với nam (tỷ lệ nữ/nam là 2,2/1).
So với kết quả của các nghiên cứu khác cũng cho
kết quả tương tự.
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng
tôi là 65 ± 9,2 cao hơn so với nghiên cứu khác(8),
điều này có thể do sự khác biệt về cách chọn
mẫu. Số bệnh nhân trên 60 tuổi và thời gian đái
tháo đường trên 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất,
bệnh nhân béo phì, béo bụng chiếm tỷ lệ trên
50%. So sánh với các tác giả khác cũng cho kết
quả tương tự(7,8,16).
Thời gian mắc bệnh đái tháo đường từ 5
năm trở lên tỷ lệ cao nhất, so sánh với các
tác giả khác
Bảng 10. So sánh thời gian mắc bệnh ĐTĐ giữa các
nghiên cứu
Thời gian mắc
bệnh ĐTĐ
Chúng tôi
Lê Quang Anh
Thư
Lê Thị
Phương Huệ
<5 12,8% 21,7% 7,7%
5-10 41,5% 33% 35,4%
>10 45,7% 45,3% 56,9%
Tỷ lệ tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là 2
biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân đái
tháo đường. Trong đó, giảm HDL-c và tăng
triglycerides máu là 2 kiểu rối loạn lipid máu
thường gặp nhất, điều này phù hợp với y văn và
các nghiên cứu khác(1,11,17).
Mối liên quan giữa bệnh thận mạn với một
số yếu tố nguy cơ
Tuổi, thời gian mắc bệnh, béo bụng, tăng
huyết áp và thiếu máu.
Tỷ lệ bệnh thận mạn tăng theo tuổi, thời gian
sống càng lâu thì độ lọc cầu thận giảm, gia tăng
các yếu tố nguy cơ khác của bệnh thận như cao
huyết áp , béo phì và bệnh lý tim mạch(2,5).
Chúng tôi ghi nhận có mối tương quan chặt
giữa thời gian mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh
nhân mắc bệnh từ 10 năm trở lên nguy cơ mắc
bệnh thận mạn tăng 5,22 lần so với bệnh nhân có
thời gian mắc bệnh ngắn hơn. Cũng tương tự
nghiên cứu rút ra của tác giả Metsarinne(12).
Bệnh nhân có béo bụng dựa vào tỷ lệ vòng
eo/vòng mông chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm bệnh
nhân có bệnh thận mạn. Tương tự kết quả
nghiên cứu của tác giả Hồ Hữu Hóa(3).
Tăng huyết áp là bệnh thường xảy ra ở bệnh
nhân đái tháo đường, tăng huyết áp cũng làm
tăng nguy cơ bệnh thận mạn. Trong nghiên cứu
của chúng tôi những bệnh nhân kèm tăng huyết
áp nguy cơ mắc bệnh thận mạn tăng 7,32 lần so
với nhóm không tăng huyết áp. Kết quả này
tương đồng với các tác giả khác(9,15,18).
Chúng tôi tìm thấy sự tương quan mức độ
chặt chẽ giữa thiếu máu và bệnh thận mạn, tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học
Nội Tiết 57
bệnh nhân thiếu máu có bệnh thận mạn chiếm tỷ
lệ 76,2% cao hơn so với nhóm bệnh nhân không
có bệnh thận mạn. cũng tương tự như nghiên
cứu của tác giả Qing Ling Lu(9).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ và các giai đoạn bệnh thận mạn ở
bệnh nhân đái tháo đường típ 2
- Tỷ lệ bệnh thận mạn : 51,4%.
- Tỷ lệ các giai đoạn bệnh thận mạn 2, 3a, 3b,
4, 5 lần lượt là: 4,4%, 25,7%, 16,4%, 3,8%, 1,1%.
Một số đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường
típ 2 có bệnh thận mạn
- Tỷ lệ nữ 69,1%, nam 30,9%.
- 87,2% bệnh nhân có thời gian đái tháo
đường >5 năm, 55,3% dư cân và béo phì.
- Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là 2
biến chứng thường gặp nhất. Trong đó giảm
HDL-c và tăng triglyceride là 2 kiểu rối loạn lipid
thường gặp.
Mối liên quan giữa bệnh thận mạn với một
số yếu tố
- Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh thận mạn liên
quan đến tuổi, thời gian mắc bệnh đái tháo
đường, béo bụng, tăng huyết áp và thiếu máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Trung Quân (2014). Đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất
bản y học, tr. 275, 357.
2. Fox CS, et al. (2004). Predictors of new-onset kidney disease in
a community-based population. Jama, 291(7), pp. 844-850.
3. Hồ Hữu Hóa, Nguyễn Kim Lương (2009). Chẩn đoán sớm biến
chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung
Ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Dược
Thái Nguyên.
4. International Diabetes Federation (2015). IDF DIABETES ATLAS.
Seventh Edition, pp.13.
5. Iseki K, Iseki C, Ikemiya Y, Fukiyama K (1996). Risk of developing
end-stage renal disease in a cohort of mass screening. Kidney
international, 49(3), pp. 800-805.
6. Kochanek KD, Murphy SL, et al (2015). Deaths: Final Data for
2011. National Vital Statistics Reports, 63(3).
7. Lê Thị Phương Huệ, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2013). Nhận xét tình
trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 có bệnh thận mạn tính. Luận văn thạc sỹ y học.
Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Lê Quang Anh Thư (2000). Khảo sát các trường hợp suy thận
mạn trên bệnh nhân đái tháo đường tại trại 24 bệnh viện Chợ Rẫy.
Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh.
9. Lou QL, Ouyang XJ, Gu LB, Mo YZ, Ma R, et al. (2012).
Chronic kidney disease and associated cardiovascular risk
factors in chinese with type 2 diabetes. Diabetes Metab J, 36(6),
pp. 433-42.
10. Lu B, et al. (2008). High prevalence of chronic kidney disease in
population-based patients diagnosed with type 2 diabetes in
downtown Shanghai. Journal of diabetes and its complications,
22(2), pp. 96-103.
11. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). Nội tiết học đại cương.
Nhà xuất bản y học, tr. 475-476.
12. Metsärinne Kaj, et al. (2015). High prevalence of chronic kidney
disease in Finnish patients with type 2 diabetes treated in primary
care. Primary Care Diabetes, 9(1), pp. 31-38.
13. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases
(2014). Kidney Disease of Diabetes. National Kidney and Urologic
Diseases Information Clearinghouse, NIH Publication, 14, pp. 3925.
14. Nguyễn Khoa Diệu Vân (1999). Nghiên cứu giá trị của
microalbumin niệu trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do đái tháo
đường. Luận văn chuyên khoa II. Trường Đại học Y Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh (2009). Tỷ lệ và đặc
điểm tổn tương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại
Bệnh viện Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh. Y học thực hành,
2, tr. 644-645.
16. Phạm Thị Kim Mỹ, Ngô Văn Truyền (2015). Nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả
kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh thận
mạn bằng Irbesartan phối hợp với Amlodipin tại Bệnh viện Trường
Đại Học Y Dược Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y
Dược Cần Thơ.
17. Trịnh Thị Thái, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2013). Khảo sát biến chứng
thận và một số yế tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao
tuổi tại Bệnh viện lão khoa Trung Ương. Luận văn chuyên khoa
II. Đại học Y Hà Nội.
18. Xu L, Yu W, Huang P, Li C, Li Y, et al. (2015). The Age-
Specific Association of Waist Circumference and Risk of
Chronic Kidney Disease in Patients with Type 2 Diabetes
Mellitus in Shandong, China. Int J Endocrinol, pp. 7158.
Ngày nhận bài báo: 01/12/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khao_sat_benh_than_man_o_benh_nhan_dai_thao_duong_tip_2.pdf